ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1886/QĐ-UBND | Bình Dương, ngày 13 tháng 07 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại tờ trình số 948/TTr-SXD ngày 19 tháng 6 năm 2012 về việc xin phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Nam Tân Uyên tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Nam Tân Uyên tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với những nội dung sau:
1. Vị trí, ranh giới, quy mô:
a. Vị trí: Đô thị Nam Tân Uyên nằm ở khu vực phía Đông của tỉnh Bình Dương.
b. Quy mô diện tích: 19.249,20ha.
c. Ranh giới:
- Đông giáp: sông Đồng Nai, bên kia sông là tỉnh Đồng Nai.
- Tây giáp: đô thị Thủ Dầu Một và đô thị Nam Bến Cát.
- Nam giáp: Đô thị Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An và thị xã Thuận An.
- Bắc giáp: các xã Tân Bình, Bình Mỹ, Tân Lập thuộc huyện bắc Tân Uyên.
2. Tính chất đô thị:
Đến năm 2030, Nam Tân Uyên được xác định là đô thị công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Sau năm 2030, Nam Tân Uyên là đô thị dịch vụ - công nghiệp - du lịch; là đầu mối giao thông đường bộ và cảng quan trọng của Bình Dương. Phấn đấu tới năm 2030, đô thị Nam Tân Uyên là một quận của thành phố Bình Dương - đô thị loại I.
3. Quy mô dân số:
- Năm 2011, dân số đô thị Nam Tân Uyên là 182.063 người. Trong đó: dân số nội thị là 85.540 người và dân số ngoại thị là 96.523 người.
- Đến năm 2020, dân số đô thị Nam Tân Uyên khoảng 270.000 người. Trong đó: dân số nội thị là 207.900 người và dân số ngoại thị là 62.100 người.
- Đến năm 2030, dân số đô thị Nam Tân Uyên khoảng 400.000 người. Trong đó: dân số nội thị là 344.000 người và dân số ngoại thị là 56.000 người.
4. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chủ yếu:
4.1. Quy mô đất xây dựng:
Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị khoảng 100-130m2/người.
- Năm 2011: diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 1.500ha.
- Đến năm 2020: diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 3.510ha.
- Đến năm 2030: diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 5.200ha.
4.2. Tầng cao xây dựng:
- Khu vực hiện hữu cải tạo: 3 tầng.
- Khu vực xây mới: trung bình từ 3 đến 9 tầng.
4.3. Các chỉ tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật: áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
5. Định hướng phát triển không gian và kiến trúc cảnh quan đô thị:
5.1. Hướng phát triển đô thị:
- Đô thị Nam Tân Uyên có mối quan hệ thuận, kết nối chặt chẽ với các đô thị khác của đô thị Bình Dương và các tỉnh thành khác xung quanh, đặc biệt kết nối về không gian với thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai).
- Đô thị cảng - du lịch Tân Ba - Cù lao Thạnh Hội là đô thị quan trọng của đô thị Nam Tân Uyên, phát triển về cảng hàng hóa, khu đô thị sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.
- Từng bước chuyển đổi chức năng, cơ cấu sử dụng đất để phát triển đô thị và các khu công nghiệp tập trung.
- Các không gian đô thị bên trong đô thị Nam Tân Uyên bao gồm: các khu vực chỉnh trang, các khu vực xây mới và những khu biệt thự vườn ven sông Đồng Nai.
- Phát huy và bảo tồn cảnh quan đặc trưng, cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề tổ chức không gian đô thị sinh thái. Phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hài hòa giữa không gian xây dựng và không gian cảnh quan, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
5.2. Phân khu chức năng:
a. Định hướng quy hoạch các khu chức năng ngoài đô thị:
* Định hướng quy hoạch các khu sản xuất:
Duy trì các khu - cụm công nghiệp tại các vị trí hiện hữu như: Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Khu công nghiệp Tân Bình, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 2, cụm công nghiệp - dịch vụ Uyên Hưng, cụm công nghiệp Thành phố Đẹp, cụm công nghiệp Thái Hòa, các khu sản xuất hiện hữu tại Khánh Bình, Hội Nghĩa.
* Định hướng quy hoạch kho tàng, bến bãi: tập trung tại các khu công nghiệp và cảng sông Thạnh Phước.
* Định hướng quy hoạch các khu dịch vụ:
- Khu du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng:
+ Khu du lịch sinh thái Mekong-Golf-Villas tại cù lao Bạch Đằng.
+ Định hướng quy hoạch các công viên - văn hóa thể thao tại các khu vực đất thấp ven sông Đồng Nai và suối Cái, suối Con, suối Thợ Ụt, suối Bà Phó, suối Ông Đông, rạch cầu Ông Hựu, rạch Tổng Bảng, suối Bà Tùng,...
* Định hướng quy hoạch sử dụng đất khác (mặt nước):
- Khai thác các sông, suối để tổ chức các khu vui chơi giải trí.
- Cảng vận chuyển hàng hóa: cảng sông Thạnh Phước.
- Định hướng quy hoạch các bến tàu hành khách - du lịch trên sông Đồng Nai: cù lao Bạch Đằng, cù lao Thạnh Hội.
b. Định hướng quy hoạch các trung tâm đô thị:
* Trung tâm hành chính của đô thị:
Tại khu vực trung tâm huyện hiện nay và mở rộng tại giao lộ ĐT747 - ĐT746 (trục Thủ Dầu Một - Uyên Hưng).
* Trung tâm thương mại, chợ:
- Nâng cấp các Trung tâm thương mại hiện hữu tại Uyên Hưng, Tân Phước Khánh.
- Xây dựng mới các Trung tâm thương mại tại Thái Hòa, Thạnh Phước, khu trung tâm các xã và trung tâm các khu cửa ngõ vào các khu công nghiệp tại Khánh Bình, Tân Hiệp.
- Các chợ hiện hữu sẽ được tồn tại, sau này sẽ chuyển đổi thành trung tâm dịch vụ cấp phường.
* Công trình giáo dục:
- Trường phổ thông cơ sở: diện tích từ 1 - 1,5ha.
- Ngoài 3 trường phổ thông trung học hiện hữu sẽ xây dựng 3 trường phổ thông trung học mới tại:
+ Khu vực gắn với Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng.
+ Khu vực Vĩnh Tân, Tân Bình.
+ Thái Hòa.
- Xây dựng mới các trường dạy nghề tại:
+ Uyên Hưng: khu vực giao lộ ĐT747 - ĐT746 (trục Thủ Dầu Một – Uyên Hưng).
+ Thái Hòa.
+ Tân Phước Khánh.
+ Tân Hiệp.
* Công trình y tế:
- Bệnh viện đa khoa hiện hữu tại Uyên Hưng sẽ nâng quy mô từ 100 giường lên 200-300 giường, cần diện tích 3 - 5ha.
- Bệnh viện đa khoa xây dựng mới tại Thái Hòa, diện tích 3 - 5ha.
- Nâng cấp trang thiết bị và quy mô số giường của phòng khám đa khoa tại Khánh Bình.
* Trung tâm văn hóa:
- Trung tâm văn hóa thể thao hiện hữu tại Uyên Hưng.
- Công viên Đô thị dự kiến quy hoạch tại giao cắt đường Đại lộ Nam Tân Uyên và trục Thủ Dầu Một - Uyên Hưng giáp suối Cái, diện tích từ 30 - 50ha.
- Công viên phía Nam tại khu vực giữa Thái Hòa và Tân Phước Khánh kết hợp với hồ cảnh quan, diện tích từ 15 - 20 ha.
- Công viên dọc suối Cái là phần đất nằm bên trong đường ven suối và các nhánh của suối Cái. Sau khi xây dựng đường ven sông, sẽ cải tạo một số khu vực ven sông đủ điều kiện thành các công viên giải trí, diện tích khoảng 50ha.
- Công viên cấp phường: các phường xã không tiếp giáp với suối Cái và sông Đồng Nai sẽ quy hoạch xây dựng 1 công viên cho mỗi phường với diện tích khoảng 5ha.
c. Định hướng quy hoạch các khu đô thị: Đô thị Nam Tân Uyên được phân làm 7 khu đô thị:
* Khu đô thị số 1:
- Vị trí: khu vực trung tâm Uyên Hưng.
- Diện tích: 1000ha, dân số: 50.000 người, mật độ xây dựng chung khu ở hiện trạng cải tạo là 60-65%, tầng cao trung bình 2-3,5 tầng, tầng cao tối đa 11 tầng.
- Chức năng: trung tâm hành chính của đô thị Nam Tân Uyên, trung tâm dịch vụ, ngân hàng, bưu chính - viễn thông, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, văn hóa thể thao, y tế, dạy nghề và dân cư.
* Khu đô thị số 2:
- Vị trí: khu vực xã Thạnh Phước - Khánh Bình.
- Diện tích: 1180ha, dân số: 50.000 người, mật độ xây dựng chung khu đô thị là 30-60%, tầng cao trung bình 2-3,5 tầng, tầng cao tối đa 11 tầng.
- Chức năng: là khu đô thị cảng.
* Khu đô thị số 3:
- Vị trí: khu vực Tân Phước Khánh - Thái Hòa hiện hữu.
- Diện tích: 1425 ha, dân số: 80.000 người, mật độ xây dựng chung khu đô thị là 45-70%, tầng cao trung bình 1,5-3,5 tầng, tầng cao tối đa 11 tầng.
- Chức năng: là đô thị dịch vụ - thương mại - văn hóa.
* Khu đô thị số 4:
- Vị trí: khu vực trung tâm đô thị Nam Tân Uyên.
- Diện tích: 1605ha, dân số: 25.000 người, mật độ xây dựng chung khu đô thị là 60-65%, tầng cao trung bình 2-3,5 tầng, tầng cao tối đa 9 tầng.
- Chức năng: là đô thị - thương mại dịch vụ - văn hóa - vui chơi giải trí.
* Khu đô thị số 5:
- Vị trí: khu vực phía Bắc đường vành đai 4 vùng thành phố Hồ Chí Minh.
- Diện tích: 1440ha, dân số: 45.000 người, mật độ xây dựng chung khu đô thị là 40-60%, tầng cao trung bình 1,5-3,5 tầng, tầng cao tối đa 9 tầng.
- Chức năng: là khu đô thị mới hiện đại.
* Khu đô thị số 6:
- Vị trí: Đông giáp Đại lộ Nam Tân Uyên, Tây giáp suối Cái.
- Diện tích: 2375ha, dân số: 40.000 người, mật độ xây dựng chung khu đô thị là 40-60%, tầng cao trung bình 2-3,5 tầng, tầng cao tối đa 9 tầng.
- Chức năng: là đô thị dịch vụ - thương mại - văn hóa.
* Khu đô thị số 7:
- Vị trí: khu vực Đông Bắc.
- Diện tích: 1640ha, dân số: 10.000 người, mật độ xây dựng chung khu đô thị là 60-65%, tầng cao trung bình 2-3,5 tầng, tầng cao tối đa 9 tầng.
- Chức năng: là đô thị công nghiệp thương mại.
5.3. Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị:
- Xây dựng biểu tượng hoặc các khối công trình kiến trúc ấn tượng cho đô thị Nam Tân Uyên tại cửa ngõ đô thị (điểm đầu các tuyến đường chính đô thị kết nối với khu vực xung quanh).
- Xây dựng các tổ hợp kiến trúc cao tầng: tại các khu trung dịch vụ tổng hợp cao cấp để tạo không gian kiến trúc, tiết kiệm đất xây dựng và nâng mật độ dân cư.
- Hình thành kiến trúc đô thị dọc các đường chính đô thị như: Đại lộ Thủ Dầu Một - Uyên Hưng, Đại lộ Nam Tân Uyên, ĐT746, ĐT747A, ĐT747B.
- Sông Đồng Nai và suối Cái là trục cảnh quan quan trọng, cần phải được cải tạo và khai thác thành cảng hàng hóa, bên du lịch công viên, trồng cây xanh cách ly bảo vệ ven sông, có những đoạn cần được xây dựng cần kè bờ để tránh sạt lở và tăng vẻ đẹp mỹ quan cho đô thị .
6. Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
6.1. Quy hoạch giao thông:
a. Hệ thống đường giao thông đối ngoại:
* Đường bộ:
- ĐT742, ĐT746, ĐT747A, ĐT747B (mặt cắt 3-3): lộ giới rộng 42m. Trong đó: nền đường rộng 2x12m, dãi phân cách rộng 2m, vỉa hè rộng 2x8m. Chỉ giới đường đỏ là 21m (tính từ tim đường).
- Đường Vành đai 4 (mặt cắt 1-1): lộ giới rộng 74,5m. Trong đó: dãi phân cách giữa rộng 3m, nền đường chính rộng 2x18,75m, đường gom rộng 2x8m, dãi phân cách giữa đường chính và đường gom rộng 2x2 m, vỉa hè rộng 2x7m. Chỉ giới đường đỏ rộng 37,25m (tính từ tim đường).
- Đại lộ Nam Tân Uyên, Đại lộ Thủ Dầu Một - Uyên Hưng - Biên Hòa, (mặt cắt 2-2): lộ giới rộng 74m. Trong đó: dãi phân cách giữa rộng 8m (để có thể bố trí đường sắt đô thị), nền đường chính rộng 2x15m, đường gom rộng 2x8m, dãi phân cách giữa đường chính và đường gom rộng 2x2 m, vỉa hè rộng 2x8m. Chỉ giới đường đỏ rộng 37m (tính từ tim đường).
- Bến xe khách:
+ Bến xe khách tại Uyên Hưng và Thái Hòa: quy mô diện tích 1,5-2 ha.
+ Bến xe khách tại Hội nghĩa: quy mô 2 ha.
- Bến xe tải: Các khu - cụm công nghiệp phải dành quỹ đất để bố trí bãi đậu xe tải với tỷ lệ 1ha/100ha đất của toàn khu - cụm công nghiệp.
* Đường sắt:
Đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh đi ngang qua đô thị Nam Tân Uyên ở phía Đông của Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương, giao cắt khác cote với các đường ngang của đô thị.
Trạm khách: trạm Tân Vĩnh Hiệp và trạm Hòa Lợi.
* Đường thủy:
- Cảng Thạnh Phước: quy mô 64ha, gồm 16 cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu và xà lan từ 1000 - 2000 tấn. Công suất bốc dỡ của cảng bình quân đạt 5 triệu tấn/năm.
- Xây dựng các bến thủy chở khách tại cù lao Thạnh Hội và cù lao Bạch Đằng để phục vụ nhu cầu giao thông đi lại và du lịch.
b. Hệ thống giao thông đô thị:
* Đường trục chính đô thị:
- Đại lộ Nam Tân Uyên, Đại lộ Thủ Dầu Một - Uyên Hưng - Biên Hòa, ĐT742, ĐT746, ĐT747A và ĐT747B cũng là các đường trục chính đô thị Nam Tân Uyên.
- Đường từ Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương đi cảng Thạnh Phước (mặt cắt 2-2): lộ giới rộng 74m. Trong đó: Dãi phân cách giữa rộng 8m (để có thể bố trí đường sắt đô thị), nền đường chính rộng 2x15m, đường gom rộng 2x8m, dãi phân cách giữa đường chính và đường gom rộng 2x2 m, vỉa hè rộng 2x8m. Chỉ giới đường đỏ rộng 37m (tính từ tim đường).
* Đường trục đô thị (đường TĐT, mặt cắt 4-4), bao gồm đường TĐT số 1, đường TĐT số 2, đường TĐT số 3, đường TĐT số 4, đường TĐT số 4B, đường TĐT số 5, đường TĐT số 6, đường TĐT số 7, đường TĐT số 8: lộ giới rộng 41m. Trong đó: dãi phân cách rộng 3m, nền đường rộng 2x11m, vỉa hè rộng 2x8m. Chỉ giới đường đỏ rộng 20,5m (tính từ tim đường).
* Đường liên khu vực (mặt cắt 5-5): lộ giới rộng 33m. Trong đó: dãi phân cách rộng 2m, nền đường rộng 2x8,5m, vỉa hè rộng 2x7m. Chỉ giới đường đỏ rộng 16,5m (tính từ tim đường).
* Đường chính khu vực (mặt cắt 6-6): lộ giới rộng 33m. Trong đó: nền đường rộng 14m, vỉa hè rộng 7m. Chỉ giới đường đỏ rộng 14m (tính từ tim đường).
* Bãi đậu xe:
Bố trí bãi đậu xe trong các khu đô thị, đơn vị ở, nhóm nhà ở, khu - cụm công nghiệp, với chỉ tiêu diện tích giao thông tĩnh khoảng 3,5m2/người.
* Nút giao thông:
Tất cả các nút giao thông giữa: các đường đối ngoại, trục chính đô thị, đường vành đai phải là nút giao thông khác cote.
* Các cầu lớn bắt qua sông Đồng Nai:
- Cầu Bạch Đằng hiện hữu.
- Cầu Thạnh Hội hiện hữu.
- Cầu Bạch Đằng 2 dự kiến nối liền với đường dẫn cầu Bạch Đằng hiện hữu, vượt sông Đồng Nai tại khu vực bến đò từ cù lao Bạch Đằng - Biên Hòa ở giữa cù lao Bạch Đằng, nối với huyện Vĩnh Cửu, theo đường ĐT768 kết nối với đường Đồng Khởi để vào trung tâm TP. Biên Hòa.
- Cầu Thạnh Hội 2 vượt sông Đồng Nai tại đoạn giữa cù lao Thạnh Hội, nối với thành phố Biên Hòa.
- Cầu Thái Hòa vượt sông Đồng Nai nối giữa ĐT747A với ĐT768 (Biên Hòa).
* Hệ thống giao thông công cộng:
- Hệ thống xe buýt.
- Hệ thống đường sắt đô thị:
+ Tuyến thứ 1: kết hợp với tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh.
+ Tuyến thứ 2: đi theo đại lộ Thủ Dầu Một - Uyên Hưng - Biên Hòa.
+ Tuyến thứ 3: đi theo đại lộ Nam Tân Uyên.
+ Tuyến thứ 4: đi theo đường từ Khu liên hợp CN-DV-ĐT Bình Dương đi cảng Thạnh Phước.
6.2. Quy hoạch san nền: Cao độ địa hình đô thị Nam Tân Uyên biến thiên từ +2m đến + 39m. Định hướng san nền như sau:
- Chủ yếu giữ địa hình tự nhiên, chỉ đào đắp nền khi cần thiết phải tạo mặt bằng để xây dựng.
- Khống chế cao độ xây dựng:
+ Khu vực phía đất cao giữa theo địa hình tự nhiên, san lấp cục bộ, tạo hướng dốc xuống các sông, suối hiện hữu.
+ Khu vực có cao độ thấp, trũng (ven sông Đồng Nai): đắp nền để đảm bảo không bị ngập úng.
6.3. Quy hoạch cấp điện:
Tổng công suất tiêu thụ của đô thị bao gồm công nghiệp và dân dụng đến năm 2020 khoảng 487 MW, đến năm 2030 khoảng 727 MW.
Nguồn điện lưới quốc gia qua các đường điện cao thế 500KV, 220KV, 22KV; các trạm cao thế 220/110KV-2x250MW, 110/22KV.
6.4. Quy hoạch cấp nước:
* Tổng nhu cầu cấp nước cho toàn đô thị đến năm 2020 khoảng 98.200 m3/ngày.đêm, đến năm 2030 khoảng 134.700m3/ngày.đêm.
* Nguồn cấp nước từ các nhà máy nước Dĩ An, Uyên Hưng, Nam Tân Uyên, Tân Hiệp.
* Mạng lưới đường ống cấp nước:
- Hệ thống cấp nước trong các khu-cụm công nghiệp: do chủ đầu tư khu-cụm công nghiệp xây dựng theo thiết kế riêng.
- Hệ thống cấp nước đô thị: thiết kế theo các vòng khép kín để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hệ thống dựa trên cơ sở mạng lưới đã có.
+ Xây mới các tuyến ống cấp nước kết nối với các nhà máy nước.
+ Xây mới các tuyến ống cấp nước trên các đường liên khu vực, đường tỉnh ĐT, đường huyện ĐH với các tuyến ống cấp nước Æ200 ¸ Æ600, cấp nước cho khu vực phía bắc.
+ Các tuyến ống cấp nước hiện hữu tại các thị trấn chuyển thành hệ thống phân phối.
6.5. Quy hoạch thoát nước mưa:
* Đô thị Nam Tân Uyên chia ra làm 5 lưu vực thoát nước mưa:
- Lưu vực số 1 (từ ĐT746, ĐT747 đến đường Thủ Biên - Bố Lá): được xây dựng mới kết hợp với các tuyến cống và mương hiện hữu của thị trấn Uyên Hưng, hướng thoát nước xuống suối cầu Ông Hựu và sông Đồng Nai.
- Lưu vực số 2 (từ ĐT747B đến suối Bà Phó): được xây dựng mới bằng cống tròn bê tông cốt thép; hướng thoát nước xuống suối Bà Phó, suối Ông Đông để thoát ra suối Cái trước khi đổ ra sông Đồng Nai.
- Lưu vực số 3 (từ suối Bà Phó đến suối Cái): được xây dựng mới bằng cống tròn, cống hộp bê tông cốt thép, hướng thoát nước xuống suối Bà Phó và suối Cái trước khi thoát ra sông Đồng Nai.
- Lưu vực số 4 (khu vực xã Khánh Bình): kết hợp xây dựng mới bằng cống tròn, cống hộp bê tông cốt thép với hệ thống cống thoát nước hiện hữu của Khu công nghiệp Nam Tân Uyên; hướng thoát nước xuống suối Ông Đông, suối Giữa, rạch Tổng Bảng trước khi thoát ra sông Đồng Nai.
- Lưu vực số 5 (khu vực thị trấn Tân Phước Khánh và thị trấn Thái Hòa): kết hợp xây dựng mới bằng cống tròn, cống hộp bê tông cốt thép với hệ thống cống thoát nước hiện hữu; hướng thoát nước xuống suối Con, suối Giữa, suối Hố Đá, suối Cái trước khi thoát ra sông Đồng Nai.
* Các cống thoát nước mưa chính được quy hoạch trên các hè đường chính đô thị.
6.6. Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
* Thoát nước thải: Lượng nước thải cần thu gom và xử lý đến năm 2020 khoảng 72.300 m3/ngày.đêm, đến năm 2030 khoảng 96.200m3/ ngày.đêm. Nước thải công nghiệp phải được xử lý triệt để; xây dựng hệ thống cống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt.
* Xử lý chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Bình Dương.
* Nghĩa trang: Định hướng lâu dài, nghĩa trang hiện hữu sẽ được di dời về các huyện phía bắc.
6.7. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc:
* Số thuê bao cố định dự kiến đến năm 2030 khoảng 74.116 máy. Số máy điện thoại cố định là 75.000 máy, điện thoại di động là 300.000 máy.
* Hệ thống truyền dẫn: sử dụng song song 2 phương thức truyền bằng cáp quang (sử dụng chính) và truyền bằng viba (dự phòng).
7. Đánh giá môi trường chiến lược:
7.1. Những vấn đề ảnh hưởng tới môi trường nước, đất, không khí bao gồm:
- Nguồn gây ô nhiễm không khí do sản xuất từ các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, do giao thông vận tải, do sinh hoạt của con người.
- Gia tăng tiếng ồn do hoạt động của các phương tiện giao thông , dân số phát triển, tiếng ồn do các hoạt động xây dựng.
- Nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, nước thải sản xuất từ các nhà máy.
- Rác thải sinh hoạt; rác thải công nghiệp, đặc biệt rác từ các nhà máy sản xuất dệt nhuộm, mạ kim loại và các nhà máy sản xuất hóa chất.
7.2. Các giải pháp quản lý, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm:
* Biện pháp và công nghệ xử lý nước thải:
- Các công trình dân dụng phải có bể tự hoại xây dựng đúng quy cách, nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư được thu gom từ các công trình với mạng lưới thoát nước thải chung của đô thị đưa về trạm xử lý theo QCVN 14-2008/BTNMT trước khi xả ra môi trường thiên nhiên.
- Nước thải từ các nhà máy trong khu - cụm công nghiệp được thu gom đưa về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 24-2009/BTNMT trước khi thải ra môi trường tự nhiên.
- Từng bước chuyển dần các nhà máy nằm xen kẽ trong các khu dân cư về các khu - cụm công nghiệp tập trung.
* Xử lý chất thải rắn:
- Thu hồi rác trên các tuyến đường trong các khu nhà ở đưa đến khu xử lý rác của tỉnh, khuyến khích người dân phân loại rác tại nguồn.
- Đối với các khu - cụm công nghiệp, nguồn rác thải phải tuân thủ theo các quy tắc về bảo quản và xử lý chất thải nguy hại.
* Biện pháp chống ồn và xử lý khí thải:
- Hạn chế sử dụng than, dầu; khuyến khích dùng khí tự nhiên (gas) để nấu ăn.
- Bố trí trồng cây xanh bên đường và các vành đai cây xanh cách ly giữa các khu - cụm công nghiệp và dân cư theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
- Cấm lưu hành xe quá niên hạn sử dụng, phát sinh nhiên liệu khí đốt, gây ồn lớn, rò rỉ đầu máy,...
- Lắp đặt hệ thống thiết bị thu gom xử lý khí thải trong từng nhà máy.
- Đặt các điểm quan trắc môi trường trong khu - cụm công nghiệp và dân cư.
* Các biện pháp khống chế khi thi công xây dựng:
- Giảm lượng bụi phát tán bằng cách tưới, rửa các tuyến đường xung quanh khu vực thi công. Sử dụng phương tiện vận chuyển đất thừa và vật liệu xây dựng phù hợp, có biện pháp che chắn thích hợp.
- Hoàn trả nguyên trạng mặt bằng ngay sau khi hoàn thành việc xây dựng. Sử dụng các thiết bị thi công phù hợp không vượt quá các chỉ tiêu về tiếng ồn và khói bụi.
* Biện pháp giáo dục tuyên truyền và xây dựng pháp luật.
8. Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2020:
8.1. Hình thành bước đầu bộ khung hạ tầng đô thị Nam Tân Uyên:
Xác định, cắm mốc lộ giới và đầu tư xây dựng từng bước các tuyến đường chính: Đại lộ Nam Tân Uyên, Đại lộ Thủ Dầu Một - Uyên Hưng - Biên Hòa, đường từ Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương đi cảng Thạnh Phước, ĐT742, ĐT746, ĐT747A, ĐT747B.
8.2. Hình thành bước đầu các trung tâm đô thị:
- Hình thành trung tâm đô thị tổng hợp đô thị Nam Tân Uyên tại Uyên Hưng; trung tâm - khu phố thương mại tại thị trấn Thái Hòa, Tân Phước Khánh; trung tâm thương mại hiện đại mới phục vụ công nhân tại các khu - cụm công nghiệp.
- Tạo quỹ đất, từng bước hình thành trung tâm hành chính dịch vụ của các phường.
8.3. Khuyến khích chuyển đổi sản xuất hoặc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các cơ sở công nghiệp ngoài khu - cụm công nghiệp thành các cơ sở dịch vụ, nhà ở công nhân,...
8.4. Từng bước thực hiện “tự điều chỉnh đất” trong các khu dân cư hiện hữu.
8.5. Kêu gọi đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch, nhà ở.
- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng, tỷ lệ 1/100.000.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, tỷ lệ 1/25.000.
- Bản đồ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ 1/25.000.
- Sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn đô thị, tỷ lệ 1/25.000.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng đô thị theo các giai đoạn quy hoạch, tỷ lệ 1/25.000.
- Sơ đồ định hướng phát triển giao thông đến năm 2030 - tầm nhìn đến 2050, tỷ lệ 1/25.000.
- Sơ đồ định hướng chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng đến năm 2030 - tầm nhìn đến 2050, tỷ lệ 1/25.000.
- Sơ đồ định hướng cấp nước đến năm 2030 - tầm nhìn đến 2050, tỷ lệ 1/25.000.
- Sơ đồ định hướng thoát nước thải - quản lý chất thải rắn và nghĩa trang đến năm 2030 - tầm nhìn đến 2050, tỷ lệ 1/25.000.
- Sơ đồ định hướng phát triển cấp điện đến năm 2030 - tầm nhìn đến 2050, tỷ lệ 1/25.000.
- Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống thông tin liên lạc đến năm 2030 - tầm nhìn đến 2050, tỷ lệ 1/10.000.
- Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược, 1/25.000.
- Thuyết minh tổng hợp.
Điều 2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân huyện Tân Uyên:
1. Phối hợp với đơn vị tư vấn lập thủ tục trình Bộ xây dựng công nhận đô thị Nam Tân Uyên là đô thị loại IV và trình Chính phủ nâng cấp đô thị Nam Tân Uyên thành thị xã Tân Uyên.
2. Phối hợp với đơn vị tư vấn soạn thảo và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, ban hành Quy định về quản lý quy hoạch kiến trúc theo đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Nam Tân Uyên, chương trình phát triển đô thị Nam Tân Uyên.
3. Tổ chức công bố, công khai quy hoạch chung xây dựng đô thị Nam Tân Uyên gồm:
- Sơ đồ định hướng phát triển không gian.
- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất.
- Các bản vẽ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
4. Triển khai quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 các đơn vị hành chính của đô thị Nam Tân Uyên.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Uyên, Thủ trưởng các cơ quan ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2130/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)
- 2 Quyết định 1929/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng trung tâm xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định theo hướng đạt chuẩn đô thị loại V
- 3 Quyết định 3052/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị trung tâm xã Giao Thạnh huyện Thạnh Phú do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4 Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 5 Quyết định 4919/QĐ-UBND năm 2009 về việc duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị Tây Bắc, huyện Củ Chi và Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6 Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 7 Nghị quyết số 01/2008/NQ-HĐND về việc nhiệm vụ điều chỉnh đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị quận 6 đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân quận 6 ban hành
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Nghị quyết số 01/2008/NQ-HĐND về việc nhiệm vụ điều chỉnh đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị quận 6 đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân quận 6 ban hành
- 2 Quyết định 4919/QĐ-UBND năm 2009 về việc duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị Tây Bắc, huyện Củ Chi và Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Quyết định 3052/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị trung tâm xã Giao Thạnh huyện Thạnh Phú do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4 Quyết định 1929/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng trung tâm xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định theo hướng đạt chuẩn đô thị loại V
- 5 Quyết định 2130/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)