Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 19/2001/QĐ-BKHCNMT

Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 19/2001/QĐ-BKHCNMT NGÀY 11 THÁNG 6 NĂM 2001 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 5 NĂM 2001-2005: "NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC"

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 82/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ chủ yếu và Danh mục các Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005;
Xét đề nghị của các Ông, Bà Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học và công nghệ nông nghiệp, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt mục tiêu, nội dung chủ yếu của Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005: "Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh học", Mã số: KC. 04 (Phụ lục kèm theo).

Điều 2: Các Ông, Bà Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học và công nghệ nông nghiệp, Vụ Vụ trưởng Kế hoạch, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Chu Tuấn Nhạ

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC

MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 5 NĂM 2001-2005: "NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC", MÃ SỐ: KC.04
(Kèm theo Quyết định số 19/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường )

a. Mục tiêu:

- Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ về công nghệ sinh học làm cơ sở cho tiếp nhận, thích nghi, làm chủ, cải tiến và phát triển công nghệ sinh học.

- Phát triển các công nghệ cơ bản làm cơ sở cho nghiên cứu phát triển các công nghệ sản phẩm.

- Áp dụng công nghệ sinh học hiện đại phục vụ phát triển nông nghiệp, y tế và xây dựng nền công nghiệp sinh học.

b. Nội dung chủ yếu:

- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử phục vụ chọn tạo giống cây trồng (nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen tạo giống cây trồng năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận).

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao phát triển công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học chăm sóc và bảo vệ cây trồng nông nghiệp (phân bón sinh học tổng hợp, thuốc sâu sinh học đa chức năng, KIT chẩn đoán bệnh cây trồng, công nghệ miễn dịch cho cây trồng).

- Nghiên cứu phát triển công nghệ chọn tạo giống vật nuôi, bảo tồn vốn gen và đa dạng sinh học bằng công nghệ sinh học (nghiên cứu kỹ thuật di truyền phân tử trong chọn tạo giống vật nuôi năng suất cao, công nghệ cloning, giống thuỷ sản sạch bệnh).

- Nghiên cứu sản xuất chế phẩm bảo vệ vật nuôi bằng kỹ thuật công nghệ sinh học (vac xin mới cho vật nuôi, KIT chẩn đoán bệnh vật nuôi và kháng sinh).

- Nghiên cứu phát triển công nghệ bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm bằng công nghệ sinh học (công nghệ mới trong bảo quản nông sản bằng công nghệ sinh học, chế biến thứ phẩm nông sản làm thức ăn chăn nuôi, chế biến nông sản, thực phẩm thành hàng hoá giá trị cao cho người).

- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất vac xin và chế phẩm sinh học mới phục vụ con người (vac xin mới thế hệ 2 cho người, chế phẩm y sinh học cho người, kỹ thuật ADN trong chẩn đoán hình sự, sinh phẩm chẩn đoán cho người).

- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ sinh học xử lý ô nhiễm môi trường (xử lý ô nhiễm chất thải rắn, lỏng đô thị và công nghiệp, xử lý dư lượng thuốc sâu trong đất và nước ngầm bằng công nghệ sinh học).