- 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 7 Thông tư 01/2019/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8 Thông tư 08/2019/TT-BGTVT quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 11 Quyết định 21/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 20/2012/QĐ-UBND quy định trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa sử dụng vốn sự nghiệp giao thông đối với công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Quyết định 10/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 20/2012/QĐ-UBND quy định trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa sử dụng vốn sự nghiệp giao thông đối với công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 12 Quyết định 3204/QĐ-UBND năm 2020 về công bố Đơn giá, dịch vụ quản lý, bảo trì đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 13 Quyết định 31/2021/QĐ-UBND quy định về lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ, đường thủy nội địa địa phương thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Ninh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2021/QĐ-UBND | Kiên Giang, ngày 07 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy;
Căn cứ Thông tư số 01/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, bảo trì công trình đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 08/2019/TT-BGTVT ngày 28 tháng 02 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 603/TTr- SGTVT ngày 21 tháng 7 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định việc tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa trong phạm vi quản lý của tỉnh Kiên Giang.
Các nội dung khác không quy định tại Quyết định này thực hiện theo Thông tư số 01/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, bảo trì công trình đường thủy nội địa.
2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa trong phạm vi quản lý của tỉnh Kiên Giang.
Điều 2. Lựa chọn công việc và danh mục tuyến luồng đường thủy ưu tiên để bố trí vốn thực hiện
1. Công việc ưu tiên gồm: Khắc phục thiên tai, bão lũ; sự cố công trình; bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa, khối lượng các dự án chuyển tiếp từ năm trước sang năm sau; sửa chữa, bổ sung các công trình đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa, xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa; thanh thải luồng, thanh thải chướng ngại vật; kiểm định đánh giá khả năng chịu lực của các công trình kè, đập giao thông; báo hiệu đường thủy nội địa; xây dựng định mức và đơn giá về quản lý, bảo trì; xây dựng quy trình bảo trì và các công việc cần thiết khác.
2. Tuyến luồng đường thủy nội địa ưu tiên: Luồng đường thủy nội địa có lưu lượng vận tải lớn đóng vai trò trục chính, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh.
Điều 3. Lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa
1. Lập kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa
a) Hàng năm, căn cứ vào tình trạng công trình đường thủy nội địa, các thông tin về quy mô và kết cấu công trình, lịch sử sửa chữa bảo trì, các dữ liệu khác về các công trình đường thủy nội địa, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình bảo trì, định mức kinh tế - kỹ thuật, Sở Giao thông vận tải lập kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa trước ngày 30 tháng 5 cho năm sau.
b) Kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải có các thông tin: Danh mục, hạng mục công trình; khối lượng chủ yếu, kinh phí thực hiện; quy mô và giải pháp kỹ thuật sửa chữa, bảo trì; thời gian, phương thức thực hiện và mức độ ưu tiên. Kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa được lập theo Biểu mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, bảo trì công trình đường thủy nội địa.
2. Thẩm định kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa
Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, Sở Giao thông vận tải tổng hợp, thẩm tra kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa gửi Sở Tài chính thẩm định nhu cầu quản lý, bảo trì cho năm sau; thống nhất công việc, danh mục ưu tiên cho phép chuẩn bị đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa
Trước ngày 30 tháng 7 hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa;
4. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa
Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung công trình sửa chữa ngoài kế hoạch bảo trì đã phê duyệt, Sở Giao thông vận tải trình Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương danh mục bổ sung và tổng hợp kế hoạch bảo trì điều chỉnh bổ sung gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
5. Căn cứ vào kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và quy định về danh mục tuyến, luồng đường thủy ưu tiên tại Điều 2, Sở Giao thông vận tải tổ chức lập, thẩm định, trình Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật trước ngày 31 tháng 10 hàng năm.
6. Phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường thủy nội địa
a) Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình đường thủy nội địa, Sở Giao thông vận tải tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì.
b) Đối với các công trình đã đưa vào khai thác, Sở Giao thông vận tải phê duyệt quy trình bảo trì công trình đối với hệ thống công trình đường thủy nội địa.
c) Quy trình bảo trì công trình đường thủy nội địa phải được phê duyệt sau 30 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Điều 4. Thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa
1. Căn cứ kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm được phê duyệt; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì, quy trình bảo trì công trình được duyệt, Sở Giao thông vận tải tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bảo trì công trình.
2. Sửa chữa đột xuất công trình đường thủy nội địa được thực hiện như sau:
a) Đối với công trình, bộ phận công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy nổ hoặc những tác động thiên tai đột xuất khác, cần thiết phải tiến hành sửa chữa khẩn cấp mà không có trong kế hoạch bảo trì được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Giao thông vận tải quyết định phê duyệt, tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo an toàn giao thông và an toàn công trình;
b) Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí, phương thức thực hiện và hoàn thiện hồ sơ theo quy định đối với các trường hợp sửa chữa đột xuất quy định tại điểm a khoản này; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện sửa chữa đột xuất công trình đường thủy nội địa để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo trì hàng năm.
Điều 5. Chế độ báo cáo thực hiện công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa
1. Sở Giao thông vận tải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh định kỳ từng quý trước ngày 05 tháng 3, 6 và 9; báo cáo năm trước ngày 05 tháng 12.
2. Nội dung báo cáo thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, bảo trì công trình đường thủy nội địa.
Điều 6. Trách nhiệm quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa
1. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
a) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh định kỳ từng quý trước ngày 05 tháng 3, 6 và 9; báo cáo năm trước ngày 05 tháng 12 (Nội dung báo cáo thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, bảo trì công trình đường thủy nội địa).
b) Tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa thuộc phạm vi toàn tỉnh.
c) Tổ chức lập, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán công trình bảo dưỡng thường xuyên hàng năm.
d) Tiếp nhận hệ thống sơ đồ tuyến báo hiệu, tổ chức giao thông và hồ sơ các hệ thống mốc đo đạc, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng sau khi dự án đầu tư các công trình đường thủy nội địa hoàn thành đưa vào sử dụng.
đ) Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Trách nhiệm của Sở Tài chính:
a) Hàng năm bố trí dự toán kinh phí từ nguồn ngân sách để thực hiện công tác quản lý, bảo trì công trình đường thủy nội địa; thẩm định kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa.
b) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa theo quy định tại Quyết định này và pháp luật có liên quan.
3. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Phê duyệt và chịu trách nhiệm những nội dung về báo cáo kinh tế kỹ thuật.
b) Phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật theo quy định tại điểm a khoản này.
1. Sở Giao thông vận tải; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố; cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hay cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế thì các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh về Sở Giao thông vận tải để nghiên cứu, tổng hợp và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 2021./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 21/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 20/2012/QĐ-UBND quy định trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa sử dụng vốn sự nghiệp giao thông đối với công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Quyết định 10/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 20/2012/QĐ-UBND quy định trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa sử dụng vốn sự nghiệp giao thông đối với công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 2 Quyết định 3204/QĐ-UBND năm 2020 về công bố Đơn giá, dịch vụ quản lý, bảo trì đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 3 Quyết định 31/2021/QĐ-UBND quy định về lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ, đường thủy nội địa địa phương thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Ninh
- 4 Quyết định 02/2022/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động, bảo trì công trình đường thủy nội địa và vùng nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế