Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1905/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 13 tháng 9 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ, BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 31/01/2013 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2013;

Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 106/TTr-STP ngày 5/9/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này:

1. Thay thế 07 thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 của UBND tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (chi tiết có danh mục đính kèm).

2. Bãi bỏ 02 thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 của UBND tỉnh, về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (chi tiết có danh mục đính kèm)..

Điều 2. Trên cơ sở nội dung công bố tại Quyết định này, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức niêm yết và triển khai áp dụng thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; bãi bỏ Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành ở tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Cục KSTTHC – BTP (b/c);
- Sở Tư pháp;
- Báo Đắk Lắk, Đài PTTH tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- P.Nội chính;
- TT Công báo, Website tỉnh;
- Lưu: VT, TH.

CHỦ TỊCH




Hoàng Trọng Hải

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ, BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1905/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của UBND tỉnh Đăk Lăk)

PHẦN I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ, BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

I. THAY THẾ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CÔNG BỐ TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 1665/QĐ-UBND NGÀY 31/7/2012 CỦA UBND TỈNH.

Số TT

Tên thủ tục hành chính thay thế

Thủ tục hành chính bị thay thế

1

Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch

Thủ tục số 3 mục I, phần II, Quyết định số 1665/QĐ-UBND

2

Cấp lại bản chính giấy khai sinh

Thủ tục số 1 mục II, phần II, Quyết định số 1665/QĐ-UBND

3

Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên; xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi

Phần thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên; xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch tại thủ tục số 6 mục II, phần II, Quyết định số 1665/QĐ-UBND

4

Điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi

Phần điều chỉnh hộ tịch tại thủ tục số 6 mục II, phần II, Quyết định số 1665/QĐ-UBND

5

Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản tiếng nước ngoài, giấy tờ văn bản song ngữ hoặc giấy tờ văn bản bằng tiếng Việt.

Từ thủ tục số 2 đến thủ tục số 5, mục II, phần II, Quyết định số 1665/QĐ-UBND

6

Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản tiếng nước ngoài văn bản song ngữ hoặc các giấy tờ văn bản tiếng Việt; chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt, từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

7

Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng

8

Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản

II. BÃI BỎ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CÔNG BỐ TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 1665/QĐ-UBND NGÀY 31/7/2012 CỦA UBND TỈNH

Số TT

Tên thủ tục hành chính

Số hiệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Lý do bãi bỏ

1

Công nhận, cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật cấp huyện

 

Việc công nhận, cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật không phải là TTHC được thực hiện theo yêu cầu của các cá nhân tổ chức có liên quan, vì theo quy định tại Điều 10, Quy định về Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật được ban hành kèm theo Quyết định số 45/2011QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh, thì hàng năm từ ngày 01/01 đến ngày 31/01, các cơ quan tổ chức có liên quan chỉ giới thiệu để cơ quan Tư pháp xem xét trình UBND cùng cấp công nhận và cấp thẻ. Do đó, việc giới thiệu của các cơ quan tổ chức và việc xem xét, tổng hợp và trình UBND huyện của cơ quan Tư pháp không phải là TTHC.

2

Đổi, cấp lại Thẻ Báo cáo viên pháp luật cấp huyện

 

Việc xem xét đề nghị cấp lại Thẻ Báo cáo viên pháp luật của cơ quan tư pháp không đáp ứng được các tiêu chí của TTHC theo quy định.

 

PHẦN II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

1. Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

Bước 2: Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì viết Phiếu tiếp nhận và hẹn trả hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn công dân bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Phòng Tư pháp thực hiện việc cấp bản sao giấy tờ hộ tịch.

Bước 4: Công dân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thời gian: các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ, Lễ theo quy định). Buổi sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 00 phút. Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Công dân trực tiếp hoặc gửi yêu cầu cấp bản sao bằng văn bản qua đường bưu điện cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Văn bản yêu cầu cấp bản sao;

- Bản chụp, Bản chính hoặc bản sao các giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ trước đây (trường hợp không có bản chính hoặc bản sao các giấy tờ hộ tịch đã được cấp trước đây thì phải có giấy tờ chứng minh hoặc chứng cứ chứng minh đã đăng ký hộ tịch trước đây (số đăng ký; ngày, tháng, năm đăng ký...).

- Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc là người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền của người được cấp bản chính; cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị em ruột, người thừa kế của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết thì phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh là người có quyền yêu cầu cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

* Ghi chú : Việc cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch được thực hiện cùng thời điểm đăng ký các sự kiện hộ tịch, đương sự không cần chuẩn bị hồ sơ để làm căn cứ.

d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.

f) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện, thị xã, thành phố.

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

h) Lệ phí: 3.000 đồng/bản.

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao các giấy tờ hộ tịch.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hộ tịch.

- Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 của Chính phủ về thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP;

- Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hôn nhân gia đình và chứng thực;

- Nghị quyết số 03/2009/NQ-HĐND ngày 10/7/2009 của HĐND tỉnh về mức thu Lệ phí bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính chứng thực chữ ký trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

2. Cấp lại bản chính Giấy khai sinh

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

Khi nộp hồ sơ, công dân cần xuất trình bản chính các giấy tờ sau đây để kiểm tra:

- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó;

- Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch.

- Trong trường hợp người có yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc yêu cầu cấp giấy tờ khác về hộ tịch mà không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch thì phải có Giấy ủy quyền (trừ trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền, nhưng phải có giấy tờ chứng minh về mối quan hệ nêu trên).

- Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.

Bước 2: Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì viết Phiếu tiếp nhận và hẹn trả hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn công dân bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Phòng Tư pháp thực hiện xác minh hồ sơ và trình chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố quyết định.

Bước 4: Công dân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thời gian: các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ Lễ theo quy định). Buổi sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 00 phút . Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Công dân trực tiếp nộp hoặc gửi yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh bằng văn bản qua đường bưu điện đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai (theo mẫu quy định);

- Bản chính giấy khai sinh cũ (nếu có).

- Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực.

- Giấy ủy quyền: đối với trường hợp người có yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc yêu cầu cấp giấy tờ khác về hộ tịch mà không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch thì phải có Giấy ủy quyền (trừ trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền, nhưng phải có giấy tờ chứng minh về mối quan hệ nêu trên).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: trong ngày (nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo), trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn kéo dài không quá 03 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân.

e) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.

f) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện, thị xã, thành phố.

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo mẫu TP/HT-2012-TKCLBCGKS (Ban hành kèm theo Thông tư 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng số, biểu mẫu hộ tịch)

h) Lệ phí: 5.000 đồng/trường hợp.

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản chính giấy khai sinh (cấp lại).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trong trường hợp bản chính giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch mà sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP;

- Nghị quyết số 09/2007/NQ-HĐND ngày 13/4/2007 của HĐND tỉnh Đắk Lắk về mức thu các loại phí và lệ phí;

- Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;

- Thông tư 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng số, biểu mẫu hộ tịch.

 

Mẫu TP/HT-2012- TKCLBCGKS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

TỜ KHAI CẤP LẠI BẢN CHÍNH GIẤY KHAI SINH

Kính gửi: (1)

Họ và tên người khai:

Nơi thường trú/tạm trú: (2)

Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3)

Quan hệ với người được cấp lại bản chính Giấy khai sinh:

Đề nghị (1).................................................................................... cấp lại bản chính Giấy khai sinh cho người có tên dưới đây:

Họ và tên: ...................................................................................  Giới tính:

Ngày, tháng, năm sinh:

Nơi sinh: (4)

Dân tộc: ...............................................................................  Quốc tịch:

Nơi thường trú/tạm trú: (2)

Họ và tên cha: …………………………………………………………………….

Dân tộc: ………………………. Quốc tịch: ........................Năm sinh …………..

Nơi thường trú/tạm trú: (5)…………………… ……………………………………

Họ và tên mẹ: ……………………………………………………………………...

Dân tộc: ...................... ......Quốc tịch: ....................... .Năm sinh …………………

Nơi thường trú/tạm trú: (5)…………………………………………………………...

Đã đăng ký khai sinh tại: ............................................................................... ..

ngày ....................................................................................  tháng ........  năm

Theo Giấy khai sinh số: (6)...............................Quyển số (6):.......................................

Lý do xin cấp lại:

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình

Làm tại: .......................................................... , ngày ....  tháng ..........  năm

 

Người khai

(ký và ghi rõ họ tên)

...................................................

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.

(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.

(4) Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, thì ghi tên bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: bệnh viện Phụ sản Hà Nội). Trường hợp trẻ em sinh tại cơ sở y tế, thì ghi tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Trường hợp trẻ em sinh ngoài bênh viện và cơ sở y tế, thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh), nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Trường hợp trẻ em được sinh ra ở nước ngoài, thì nơi sinh được ghi theo tên thành phố, tên nước, nơi trẻ em đó được sinh ra (ví dụ: Luân Đôn, Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai-len; Bec-lin, Cộng hòa liên bang Đức).

(5) Ghi nơi thường trú/tạm trú của bố, mẹ tại thời điểm đăng ký khai sinh cho con; cách ghi thực hiện theo hướng dẫn tại điểm (2)

(6) Chỉ khai khi biết rõ.

3. Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên; xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

Khi nộp hồ sơ, công dân cần xuất trình bản chính các giấy tờ sau đây để kiểm tra:

- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó;

- Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch.

- Trong trường hợp người có yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc yêu cầu cấp giấy tờ khác về hộ tịch mà không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch thì phải có Giấy ủy quyền (trừ trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền, nhưng phải có giấy tờ chứng minh về mối quan hệ nêu trên).

- Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực

Bước 2: Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì viết Phiếu tiếp nhận và hẹn trả hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn công dân bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đã đăng ký khai sinh trước đây và Quyết định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính trình Chủ tịch UBND cấp huyện ký

Bước 4: Công dân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thời gian làm việc: các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ Lễ theo quy định). Buổi sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 00 phút . Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

b) Cách thức thực hiện: Công dân có thể nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai (theo mẫu);

- Bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch;

- Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính (trường hợp xác định lại giới tính thì phải nộp Giấy chứng nhận y tế do Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính theo quy định của Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính).

- Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

- Đối với việc thay đổi họ, tên, cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có ý kiến đồng ý của người đó thể hiện trong Tờ khai; trường hợp xác định lại dân tộc cho con dưới 15 tuổi phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc xác định lại dân tộc cho con.

- Giấy ủy quyền: đối với trường hợp người có yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc yêu cầu cấp giấy tờ khác về hộ tịch mà không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch thì phải có Giấy ủy quyền (trừ trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền, nhưng phải có giấy tờ chứng minh về mối quan hệ nêu trên).

Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì các giấy tờ có trong hồ sơ phải là bản sao có chứng thực.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

- Đối với thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính: không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần xác minh thì được kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc.

- Đối với bổ sung hộ tịch: được thực hiện ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân.

e) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.

f) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện, thị xã, thành phố.

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo mẫu TP/HT-2012-TKTĐ,CCHT (Ban hành kèm theo Thông tư 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng số, biểu mẫu hộ tịch.)

h) Lệ phí: 25.000 đồng/trường hợp.

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính; bản chính Giấy khai sinh và giấy tờ hộ tịch được bổ sung.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

* Điều kiện thay đổi họ, tên:

- Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

+ Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

+ Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

+ Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

+ Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

+ Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

+ Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

+ Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

- Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

- Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.

* Điều kiện xác định lại dân tộc :

- Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ.

- Người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau đây:

+ Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

+ Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là ai.

- Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên yêu cầu xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của người chưa thành niên đó.

* Điều kiện xác định lại giới tính:

Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.

* Điều kiện cải chính hộ tịch: được thực hiện đối với những nội dung đã đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.

* Điều kiện bổ sung hộ tịch: Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật dân sự năm 2005;

- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP;

- Nghị Quyết 09/2007/NQ-HĐND ngày 13/4/2007 của HĐND tỉnh Đắk Lắk về mức thu các loại phí và lệ phí.

- Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;

- Thông tư 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng số, biểu mẫu hộ tịch.

 

Mẫu TP/HT-2012-TKTĐ,CCHT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ VIỆC THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH, BỔ SUNG HỘ TỊCH XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC, XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH TRONG GIẤY KHAI SINH

Kính gửi: (1)

Họ và tên người khai:

Nơi thường trú/tạm trú: (2)

Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3)

Quan hệ với người được thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính:

Đề nghị (1).................................đăng ký việc (4)……………cho người có tên dưới đây

Họ và tên: .........................................................................................................  Giới tính:

Ngày, tháng, năm sinh:.........................................................................

Dân tộc:.............................................................Quốc tịch:................................

Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3)

Nơi thường trú/tạm trú: (2)

Đã đăng ký khai sinh tại:................................ngày........... tháng ........... năm

Theo Giấy khai sinh số: ....................................................... Quyển số:

từ:(5)

thành: (5)

Lý do:

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Làm tại: .......................................................... , ngày .......  tháng .......  năm

Ý kiến của người được thay đổi họ, tên (nếu người đó từ đủ 9 tuổi trở lên); xác định lại dân tộc (nếu người đó từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi)

.................................................................

.................................................................

............................................................................

                                       (ký, ghi rõ họ tên)

Người khai

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính trong Giấy khai sinh.

(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú thì gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.

(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.

(4) Ghi rõ loại việc thực hiện (ví dụ: thay đổi Họ).

(5) Ghi rõ nội dung thay đổi, ví dụ: Từ Nguyễn Văn Nam

Thành Vũ Văn Nam

4. Điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

Khi nộp hồ sơ, công dân cần xuất trình bản chính các giấy tờ sau đây để kiểm tra:

- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó;

- Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch.

- Trong trường hợp người có yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc yêu cầu cấp giấy tờ khác về hộ tịch mà không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch thì phải có Giấy ủy quyền (trừ trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền, nhưng phải có giấy tờ chứng minh về mối quan hệ nêu trên).

- Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.

Bước 2: Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì viết Phiếu tiếp nhận và hẹn trả hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn công dân bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Cán bộ hộ tịch ghi vào sổ đăng ký hộ tịch và mặt sau của bản chính giấy tờ hộ tịch nội dung điều chỉnh.

Bước 4: Công dân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thời gian làm việc: các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ Lễ theo quy định). Buổi sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 00 phút . Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

b) Cách thức thực hiện: Công dân có thể trực tiếp nộp hồ hoặc gửi qua đường bưu điện tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai theo mẫu TP/HT-2012-TKĐCHT (ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BTP của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.

- Bản chính giấy khai sinh, nếu nội dung điều chỉnh không liên quan đến Giấy khai sinh thì phải xuất trình các giấy tờ khác làm căn cứ cho việc điều chỉnh.

- Giấy ủy quyền: đối với trường hợp người có yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc yêu cầu cấp giấy tờ khác về hộ tịch mà không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch thì phải có Giấy ủy quyền (trừ trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền, nhưng phải có giấy tờ chứng minh về mối quan hệ nêu trên).

Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì các giấy tờ có trong hồ sơ phải là bản sao có chứng thực.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

Được thực hiện ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

e) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.

f) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo mẫu TP/HT-2012-ĐCHT(Ban hành kèm theo Thông tư 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng số, biểu mẫu hộ tịch.)

h) Lệ phí: 25.000 đồng/trường hợp.

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy tờ hộ tịch được điều chỉnh.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

* Điều kiện điều chỉnh hộ tịch:

- Điều chỉnh nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh,.

- UBND cấp huyện thực hiện việc điều chỉnh hộ tịch trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch trước đây do UBND cấp xã thực hiện, nhưng Sổ hộ tịch chỉ còn lưu tại UBND cấp huyện.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP;

- Nghị Quyết số 09/2007/NQ-HĐND ngày 13/4/2007 của HĐND tỉnh Đắk Lắk về mức thu các loại phí và lệ phí.

- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;

- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng số, biểu mẫu hộ tịch.

 

Mẫu TP/HT-2012-TKĐCHT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

TỜ KHAI ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG TRONG CÁC GIẤY TỜ HỘ TỊCH KHÁC

(Không phải là Giấy khai sinh)

Kính gửi: (1)

Họ và tên người khai:

Nơi thường trú/tạm trú(2)

Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3)

Quan hệ với người được Điều chỉnh hộ tịch:

Đề nghị (1)    điều chỉnh (4)............................................................... cho người có tên dưới đây:

Họ và tên: ...................................................................... Giới tính:

Ngày, tháng, năm sinh:

Dân tộc: ............................................................ Quốc tịch:

Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế:

Nơi thường trú/tạm trú:

Đã đăng ký (5)………………..tại……………….. ngày …… tháng ….. năm ………..

Theo (6):.........................................Số:................................Quyển số:

từ (7) ………………………………………..thành (7) :

Lý do:

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Làm tại: ............................................., ngày ....... tháng ........ năm

 

Người khai

(Ký, ghi rõ họ tên)

Các giấy tờ kèm theo (nếu có) để chứng minh nội dung điều chỉnh .................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện việc điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ hộ tịch khác (không phải là Giấy khai sinh).

(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.

(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.

(4) Ghi rõ nội dung và loại giấy tờ cần điều chỉnh (ví dụ: ngày chết trong Giấy chứng tử).

(5) Ghi rõ loại việc đã đăng ký (ví dụ: khai tử).

(6) Ghi rõ loại giấy tờ cần điều chỉnh (ví dụ: Giấy chứng tử).

(7) Ghi rõ nội dung điều chỉnh, ví dụ: Từ: chết ngày 10/4/2010

Thành: chết ngày 15/4/2010

5. Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản tiếng nước ngoài, giấy tờ văn bản song ngữ hoặc giấy tờ văn bản bằng tiếng Việt.

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

Bước 2: Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì viết Phiếu tiếp nhận và hẹn trả hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn công dân, tổ chức bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Phòng Tư pháp thực hiện việc chứng thực.

Bước 4: Công dân, tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thời gian: các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ Lễ theo quy định). Buổi sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 00 phút . Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Công dân, tổ chức nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Bản sao giấy tờ cần chứng thực;

- Bản chính (để đối chiếu).

* Số lượng hồ sơ: Theo yêu cầu của công dân, tổ chức.

d) Thời hạn giải quyết: Thực hiện chứng thực ngay trong buổi làm việc đó; nếu số lượng bản sao nhiều thì việc chứng thực có thể được hẹn lại để chứng thực sau nhưng không quá 2 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.

f) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

h) Lệ phí: 2.000 đồng/trang, từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu 1.000 đồng/ trang, tối đa thu không quá 80.000 đồng/bản.

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao chứng thực.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao từ bản chính không được thực hiện chứng thực trong các trường hợp sau đây:

- Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo.

- Bản chính đã bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung.

- Bản chính không được phép phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.

- Đơn, thư và các giấy tờ do cá nhân tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Các giấy tờ, văn bản khác mà pháp luật quy định không được sao.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;

- Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007;

- Nghị quyết số 03/2009/NQ-HĐND ngày 10/7/2009 của HĐND tỉnh Đắk Lắk về mức thu lệ phí bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

- Nghị định 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 về sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

6. Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản tiếng nước ngoài, văn bản song ngữ hoặc các giấy tờ văn bản tiếng Việt; chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt, từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người yêu cầu chứng thực chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

Khi nộp hồ sơ, người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của bản thân.

Bước 2: Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì viết Phiếu tiếp nhận và hẹn trả hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu chứng thực bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Phòng Tư pháp thực hiện chứng thực chữ ký và chuyển kết quả lại cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 4: Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thời gian: các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ Lễ theo quy định). Buổi sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 00 phút . Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện:

- Người yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

- Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Chứng minh dân nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác;

- Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký vào đó;

- Giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt hoặc từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Thực hiện chứng thực ngay trong buổi làm việc đó; trường hợp cần phải xác minh làm rõ nhân thân của người yêu cầu chứng thực thì thời hạn trên được kéo dài thêm nhưng không được quá 3 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.

f) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

h) Lệ phí: 5.000 đồng/trường hợp.

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký của người dịch.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người dịch phải là người thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch (Người dịch có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch; Người dịch có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên tại nước ngoài đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch);

- Người dịch phải cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch;

- Trang đầu tiên của bản dịch phải được ghi rõ chữ "BẢN DỊCH" vào chỗ trống phía trên bên phải. Nếu bản dịch có từ hai trang trở lên thì phải đánh số trang theo thứ tự và phải đóng dấu giáp lai giữa các tờ. Bản dịch phải được đính kèm với bản sao của giấy tờ cần dịch

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;

- Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP;

- Nghị quyết số 03/2009/NQ-HĐND ngày 10/7/2009 của HĐND tỉnh Đắk Lắk về mức thu lệ phí bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

- Nghị định 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 về sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký

7. Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người yêu cầu chứng thực chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

Khi nộp hồ sơ, người yêu cầu chứng thực xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra:

- Bản chính giấy tờ tuỳ thân đối với cá nhân, giấy tờ đối với tổ chức;

- Bản chính giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản.

Bước 2: Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì viết Phiếu tiếp nhận và hẹn trả hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu chứng thực bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thời gian: các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ Lễ theo quy định). Buổi sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 00 phút . Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Người yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản đã được soạn thảo sẵn (Trường hợp người yêu cầu chứng thực chưa soạn thảo hợp đồng thì có thể đề nghị Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả soạn thảo hợp đồng - và phải trả chi phí cho người soạn thảo hợp đồng);

- Bản chụp giấy tờ tuỳ thân đối với cá nhân, giấy tờ đối với tổ chức;

- Bản chụp giấy tờ để chứng minh quyền sử hữu, quyền sử dụng đối với tài sản trong trường hợp hợp đồng liên quan đến tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: không quá 3 ngày làm việc đối với hợp đồng đơn giản, không quá 10 ngày làm việc đối với hợp đồng phức tạp, không quá 30 ngày làm việc đối với hợp đồng đặc biệt phức tạp, kể từ khi thụ lý.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.

f) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

h) Lệ phí: 40.000 đồng/trường hợp.

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng thực hợp đồng, giao dịch.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực;

- Thông tư liên tịch số 62/2013/TTLT-BTC-BTP ngày 13/5/2013 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý và sử dụng lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch.

8. Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

Khi nộp hồ sơ, người yêu cầu chứng thực xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra:

- Di chúc;

- Bản chính giấy tờ tuỳ thân đối với cá nhân, giấy tờ đối với tổ chức;

- Bản chính giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;

- Giấy tờ để chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Bước 2: Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì viết Phiếu tiếp nhận và hẹn trả hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn công dân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố xem xét xử lý hồ sơ và trình UBND cùng cấp quyết định.

Bước 4: Công dân, tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thời gian: các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ Lễ theo quy định). Buổi sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 00 phút . Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Công dân, tổ chức nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu chứng thực;

- Văn bản thoả thuận phân chia di sản, khai nhận di sản;

- Bản chụp giấy tờ tuỳ thân đối với cá nhân, giấy tờ đối với tổ chức;

- Bản chụp di chúc, bản chụp giấy tờ để chứng minh quyền sử hữu, quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: không quá 3 ngày làm việc đối với hợp đồng đơn giản, không quá 10 ngày làm việc đối với hợp đồng phức tạp, không quá 30 ngày làm việc đối với hợp đồng đặc biệt phức tạp, kể từ khi thụ lý.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.

f) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

h) Lệ phí: tính trên giá trị di sản

- Di sản dưới 50 triệu đồng lệ phí 50.000 đồng;

- Di sản 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì lệ phí 100.000 đồng;

- Di sản từ trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng lệ phí 300.000 đồng;

- Di sản từ trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng lệ phí 500.000 đồng;

- Di sản từ trên 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng lệ phí 1000.000 đồng;

- Di sản từ trên 2 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng lệ phí 1.200.000 đồng;

- Di sản từ trên 3 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng lệ phí 1.500.000 đồng;

- Di sản từ trên 4 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng lệ phí 2.000.000 đồng;

- Di sản từ trên 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng lệ phí 2.500.000 đồng;

- Di sản từ trên 10 tỷ đồng lệ phí 3.000.000 đồng;

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chứng thực.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người, thì họ có quyền yêu cầu chứng thực văn bản thoả thuận phân chia di sản, khi không có tranh chấp.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;

- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực;

- Thông tư liên tịch số 62/2013/TTLT-BTC-BTP ngày 13/5/2013 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý và sử dụng lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch./.