Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
---------

Số: 192/2006/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

(PHẦN XÂY DỰNG)

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước.
Căn cứ Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung.
Căn cứ Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng ban hành theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Căn cứ văn bản số 2221/BXD-KTTC ngày 23/10/2006 của Bộ Xây dựng về việc thoả thuận định mức một số công tác xây dựng.
Căn cứ Quyết định số 191/2006/QĐ-UBND ngày 25/10/2006 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Bảng giá ca máy và thiết bị thi công trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Xét đề nghị của Liên sở: Xây dựng, Tài chính, Giao thông công chính, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên Môi trường và Nhà đất tại Tờ trình số: 1779/TTr-LS ngày 24 tháng 10 năm 2006.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này tập “Đơn giá dự toán xây dựng công trình thành phố Hà Nội - Phần xây dựng”.

Tập Đơn giá xây dựng công trình thành phố Hà Nội - Phần xây dựng là cơ sở để xác định giá trị dự toán, tổng dự toán, giá gói thầu và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc vốn ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 2: Quyết định này thay thế các Quyết định: Số 24/1999/QĐ-UB ngày 15/04/1999 về việc ban hành Đơn giá giá xây dựng cơ bản Thành phố Hà Nội; số 143/2003/QĐ-UB ngày 03/11/2003 về việc ban hành Đơn giá giá xây dựng cơ bản Thành phố Hà Nội (bổ sung một số thành phần công tác cho tập Đơn giá giá xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Quyết định số 24/1999/QĐ-UB) của UBND Thành phố Hà Nội và áp dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực áp dụng từ ngày 01 tháng 12 năm 2006.

Điều 4: Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các Quận, Huyện; các Chủ đầu tư các công trình xây đựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội và các tổ chức, các nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
Như điều 4
TT HĐND thành phố
CT UBND thành phố
Các PCT UBND thành phố
Văn phòng Chính phủ
Các Bộ: Xây dựng, Tài chính
Các PVP, tổ CV
Lưu: VT.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Hoàng Ân

 

THUYẾT MINH VÀ QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

ĐƠN GIÁ XÂY ĐỰNG CÔNG TRÌNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

(PHẦN XÂY DỰNG)

(Ban hành theo Quyết định số 192/2006/QĐ-UBND ngày 25/10/2006 của UBND thành phố Hà Nội)

I. NỘI DUNG ĐƠN GIÁ XÂY DỤNG CÔNG TRÌNH - PHẦN XÂY DỤNG

Đơn giá xây dựng công trình - Phần Xây dựng là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp, bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như 1m3 tường gạch, 1m3 bê tông, lm2 lát gạch, 1 tấn cốt thép, l00m dài cọc.v.v... từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng (kể cả những chi phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật).

1. Đơn giá xây dựng công trình Phần Xây dựng được xác định trên cơ sở

- Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước.

- Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung.

- Thông tư số 12/2006/TT-BLĐTBXH ngày 14/9/2006 của Bộ Lao động thương binh và xã hội về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh tiền lương và phụ cấp lương trong doanh nghiệp theo Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ.

- Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng ban hành theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

- Văn bản số 2221/BXD-KTTC ngày 23/10/2006 của Bộ Xây dựng về việc thoả thuận định mức một số công tác xây dựng.

- Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 của Bộ Xây dựng về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công.

- Thông tư số 03/2006/TT-BXD ngày 22/5/2005 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2005/TT-BXD, Thông tư số 04/2005/TT-BXD và Thông tư số 06/2005/TT-BXD của Bộ Xây đựng.

- Bảng giá ca máy và thiết bị thi công ban hành theo Quyết định số 191/2006/QĐ-UBND ngày 25/10/2006 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.

- Bảng giá vật liệu xây dựng đến chân công trình theo mặt bằng giá quý III năm 2006 (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

- Các văn bản khác theo quy định của Nhà nước.

2. Đơn giá xây dựng công trình gồm các chi phí sau

a) Chi phí vật liệu

Là giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bố phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

Chi phí vật liệu quy định trong Tập đơn giá bao gồm chi phí hao hụt vật liệu ở khâu thi công; Riêng đối với các loại cát xây dựng đã tính chi phí hao hụt do độ dôi của cát.

Giá vật liệu xây dựng trong đơn giá tính theo Bảng giá vật liệu đến chân cóng trình trên địa bàn Hà Nội theo mặt bằng giá quý III năm 2006 và chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

b) Chi phí nhân công

Chi phí nhân công trong đơn giá bao gồm lương cơ bản, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các chi phí theo chế độ đối với công nhân xây dựng mà có thể khoán trực tiếp cho người lao động để tính cho một ngày công định mức. Theo nguyên tắc này chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản được xác định như sau:

Chi phí nhân công trong đơn giá được tính với mức lương tối thiểu là 450.000 đồng/tháng theo Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung áp bậc tiền lương theo bảng lương A.1 thang lương 7 bậc, Ngành 8 - Xây dựng cơ bản - Nhóm 1 ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Phụ cấp lưu động ở mức 20% tiền lương tối thiểu, một số khoản lương phụ (Nghỉ lễ, tết, phép...) bằng 12% lương cơ bản và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% so với tiền lương cơ bản.

Đối với các công trình xây dựng được hưởng thêm khoản lương phụ, phụ cấp lương và các chế độ chính sách khác chưa tính trong thành phần đơn giá xây dựng công trình đã nêu Ở trên hoặc phụ cấp lưu động Ở mức cao hơn 20% thì được bổ sung thêm các khoản này vào chi phí nhân công trong bảng tổng hợp giá trị dự toán xây dựng công trình.

Chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng công trình - Phần Xây dựng được tính cho loại công tác xây dựng của các công trình thuộc nhóm I. Đối với các công tác xây dựng của các công trình thuộc các nhóm khác của bảng lương A. 1.8 thì được chuyển đổi theo hệ số sau:

Thuộc nhóm II: Bằng 1,062 so với chi phí nhận công trong đơn giá xây dựng công trình - Phần Xây dựng.

Thuộc nhóm III: Bằng 1,170 so với chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng công trình - Phần Xây dựng.

c) Chi phí máy thi công

Là chi phí sử dụng các loại máy thi công chính trực tiếp thực hiện (kể cả máy và thiết bị phụ phục vụ) để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

Chi phí máy và thiết bị thi công được tính dựa trên mức hao phí máy thi công và giá ca máy và thiết bị thi công ban hành theo Quyết định số 191/2006/QĐ-UBND ngày 25/10/2006 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.

3. Kết cấu tập đơn giá xây dựng công trình - Phần Xây dựng

Tập đơn giá xây dựng công trình - Phần Xây dựng bao gồm 11 chương, phân theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng và được mã hoá thống nhất theo hệ mã 2 chữ cái đầu và 5 số tiếp theo như quy định trong Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng ban hành theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Chương I: Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng

Chương II: Công tác đào, đắp đất, đá, cát

Chương III: Công tác đóng cọc, ép cọc, nhổ cọc, khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi

Chương IV: Công tác làm đường

Chương V: Công tác xây gạch đá

Chương VI: Công tác bê tông tại chỗ

Chương VII: Công tác sản xuất và lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn

Chương VIII: Sản xuất, lắp dựng cấu kiện gỗ

Chương IX: Sản xuất, lắp dựng cấu kiện sắt thép

Chương X: Công tác làm mái, làm trần và các công tác hoàn thiện khác

Chương XI: Các công tác khác

Mỗi loại đơn giá công tác xây lắp được trình bày tóm tắt thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công và được xác định theo đơn vị tính phù hợp để thực hiện công tác xây dựng đó.

- Các thành phần hao phí trong đơn giá được xác định theo nguyên tắc sau:

+ Hao phí vật liệu chính được xác định trên cơ sở định mức theo quy định Nhà nước và giá vật liệu, vật tư đến chân công trình chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

+ Hao phí vật liệu khác như vật liệu làm giàn giáo xây, vật liệu phụ khác được tính bằng tỷ lệ % của vật liệu chính.

+ Hao phí nhân công là hao phí lao động chính và phụ được tính bằng số ngày công và tiền lương một ngày công (bao gồm tiền lương theo cấp bậc thợ và một số phụ cấp khác) theo cấp bậc thợ bình quân của công nhân trực tiếp xây dựng.

+ Hao phí máy và thiết bị thi công chính được tính bằng số lượng ca máy sử dụng và giá ca máy và thiết bị thi công của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành. Hao phí máy và thiết bị thi công khác được tính bằng tỷ lệ % của hao phí máy và thiết bị thi công chính.

II. QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

1 - Đơn giá Xây dựng công trình - Phần xây dựng -là cơ sở xác định giá trị dự toán, tổng dự toán, giá gói thầu và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2- Đối với những công tác xây dựng sử dụng loại vật liệu khác với loại vật liệu được chọn để tính trong đơn giá thì Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu xây dựng căn cứ vào các chứng từ, hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua bán để điều chỉnh bù trừ chi phí vật liệu khi lập dự toán, tổng dự toán công trình và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của việc này (Giá vật liệu sử dụng vào công trình là giá đến chân công trình chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

3- Một số công tác trong các mã hiệu đơn giá chỉ tính chi phí nhân công và máy thi công, chưa tính vật liệu như: Công tác đóng, ép cọc các loại; Công tác ốp lát; công tác làm trần bằng tấm thạch cao, tấm nhựa hoa văn... thì Chủ đầu tư căn cứ vào yêu cầu thiết kế, yêu cầu về kỹ thuật, lựa chọn các loại vật liệu, sản phẩm để tính chi phí vật liệu vào đơn giá.

4- Chiều cao công tác xây lắp ghi trong đơn giá (< 4m; <16m; <50m; >50m) là chiều cao công trình tính từ cốt ±0,00 theo thiết kế và là cơ sở để áp dụng đờn giá. Trường hợp công trình có các đơn nguyên, khối nhà, hạng mục có chiều cao khác nhau thì từng đơn nguyên, khối nhà, hạng mục áp dụng đơn giá theo chiều cao của đơn nguyên, khối nhà, hạng mục đó.

Các khối lượng của các công tác xây lắp trong đơn giá không quy định chiều cao như công tác trát, láng, ốp, lắp dựng cửa… nhưng thi công ở độ cao lừ 16m trở lên (tương đương với tầng 6 trở lên) thì được áp dụng đơn giá bốc xếp và vận chuyển lên cao.

Trong quá trình sử dụng tập đơn giá xây dựng công trình, nếu gặp vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Sở Xây dựng Hà Nội để nghiên cứu, tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội giải quyết.