- 1 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 5 Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1954/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 21 tháng 8 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến Kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến Kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Thực hiện Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 15/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 124 /TTr-LĐTBXH ngày 13/8/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 04 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Hòa Bình.
(Có phụ lục chi tiết kèm theo)
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị có liên quan:
1. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý sau khi được Chính phủ, Bộ, ngành thông qua.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, Ngành liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1954/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
1. Thủ tục giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi người có công từ trần
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời gian giải quyết: Kiến nghị giảm thời gian giải quyết thủ tục từ 10 ngày làm việc xuống còn 08 ngày làm việc.
- Lý do: Đây là thời gian đủ để giải quyết TTHC này. Việc cắt giảm thời hạn giúp giải quyết TTHC nhanh hơn cho cá nhân, tổ chức.
1.2 Kiến nghị thực thi
Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Sửa đổi thời gian thực hiện thủ tục được quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 40 của Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân như sau: “Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng tuất và ra quyết định trợ cấp” thành “Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 8 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng tuất và ra quyết định trợ cấp”.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 13.293.500 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 11.096.700 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 2.196.800 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 17%.
2.1. Nội dung đơn giản hóa
- Thực hiện giảm thời gian giải quyết thủ tục này thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã từ 5 ngày làm việc xuống còn 4 ngày; cấp tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) từ 5 ngày giải quyết xuống còn 4 ngày giải quyết.
- Lý do: Đây là thời gian đủ để giải quyết TTHC này. Việc cắt giảm thời hạn giúp giải quyết TTHC nhanh hơn cho cá nhân, tổ chức.
2.2 Kiến nghị thực thi
Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính:
- Sửa đổi thời gian thực hiện thủ tục được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 17/2014/TT BLĐTBXH-BTC ngày 01/8/2014 của Bộ Lao động - TB&XH và Bộ Tài chính như sau:
Tại điểm e, khoản 2 sửa: “Gửi danh sách kèm theo hồ sơ của người hưởng trợ cấp về Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công khai danh sách đề nghị người hưởng trợ cấp” thành “Gửi danh sách kèm theo hồ sơ của người hưởng trợ cấp về Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công khai danh sách đề nghị người hưởng trợ cấp”.
Tại điểm c, khoản 4 sửa: “Thẩm định hồ sơ người hưởng trợ cấp; tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về việc giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào, Căm- pu-chia theo mẫu số 04 kèm theo Danh sách người hưởng trợ cấp theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận danh sách và hồ sơ người hưởng trợ cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện” thành “Thẩm định hồ sơ người hưởng trợ cấp; tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về việc giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào, Căm-pu-chia theo mẫu số 04 kèm theo Danh sách người hưởng trợ cấp theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận danh sách và hồ sơ người hưởng trợ cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện”.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 14.808.720 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 13.270.960 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.537.760 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10%.
3.1. Nội dung đơn giản hóa
- Thực hiện giảm thời gian giải quyết thủ tục này thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã từ 15 ngày giải quyết xuống còn 13 ngày giải quyết.
Lý do: Đây là thời gian đủ để giải quyết TTHC này. Việc cắt giảm thời hạn giúp giải quyết TTHC nhanh hơn cho cá nhân, tổ chức.
3.2 Kiến nghị thực thi
Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Sửa đổi thời gian thực hiện thủ tục được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 8 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội như sau: Sửa “Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt) thực hiện xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày, trừ những thông tin liên quan đến HIV của đối tượng” thành “Trong thời hạn 13 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt) thực hiện xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày, trừ những thông tin liên quan đến HIV của đối tượng”.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 49.592.760 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 43.441.720 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.151.040 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12%.
4. Thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hòa Bình
4.1. Nội dung đơn giản hóa
- Thực hiện giảm số thời gian giải quyết thủ tục này thuộc thẩm quyền của Trung tâm Công tác Xã hội từ 07 ngày giải quyết xuống còn 05 ngày giải quyết..
Lý do: Đây là thời gian đủ để giải quyết TTHC này. Việc cắt giảm thời hạn giúp giải quyết TTHC nhanh hơn cho cá nhân, tổ chức.
4.2 Kiến nghị thực thi
Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Sửa đổi thời gian thực hiện thủ tục được quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 43 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội như sau: Sửa “Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn, người đứng đầu cơ sở quyết định dừng trợ giúp xã hội” thành “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn, người đứng đầu cơ sở quyết định dừng trợ giúp xã hội”.
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 45.693.440 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 34.270.080 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 11.423.360 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25%./.
- 1 Quyết định 2332/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- 2 Quyết định 1934/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre
- 3 Quyết định 1268/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- 4 Quyết định 1695/QĐ-UBND năm 2022 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ