Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 1959/2006/QĐ-UBND

Huế, ngày 22 tháng 8 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỆ PHÍ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 15 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
Căn cứ Nghị quyết 6b/2006/NQ-HĐND ngày 28/7/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành phí đấu giá tài sản và lệ phí hộ tịch;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh như sau:

1. Đối tượng nộp lệ phí: công dân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật.

2. Các trường hợp được miễn lệ phí hộ tịch:

- Miễn lệ phí hộ tịch về đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi cho công dân thuộc các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.

- Miễn lệ phí hộ tịch về đăng ký khai sinh cho trẻ em của hộ nghèo.

3. Cơ quan thu lệ phí: Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến hộ tịch cho công dân, gồm:

- Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND xã);

- Uỷ ban nhân dân các huyện và thành phố Huế;

- Sở Tư pháp.

4. Mức thu lệ phí: Theo phụ lục chi tiết đính kèm.

5. Quản lý và sử dụng:

Toàn bộ số lệ phí hộ tịch thu được được quản lý và sử dụng như sau:

a) Cơ quan thu lệ phí được giữ lại 30% trên tổng số lệ phí thực thu để chi cho công tác tổ chức thu, gồm:

- Chi thanh toán cho cá nhân trực tiếp thực hiện công việc thu lệ phí: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn), trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định;

- Chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện thu lệ phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí ... theo tiêu chuẩn định mức hiện hành;

- Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp thực hiện việc thu lệ phí;

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thu lệ phí;

- Sau khi đảm bảo các khoản chi phí quy định nêu trên, khoản lệ phí còn lại được bổ sung vào nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị để sử dụng theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Thông tư số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Liên Bộ Tài chính - Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP.

b) Nộp ngân sách nhà nước 70% (Bảy mươi phần trăm) trên tổng số lệ phí thực thu theo quy định sau đây:

- Đơn vị thu lệ phí hộ tịch thực hiện kê khai tiền lệ phí thu được từng tháng theo mẫu quy định và nộp cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong 05 ngày đầu của tháng tiếp theo.

- Thời hạn nộp tiền vào ngân sách nhà nước chậm nhất không quá 15 ngày của tháng tiếp theo (theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng); đơn vị thu lệ phí hộ tịch thuộc cấp nào quản lý thì nộp vào ngân sách cấp đó.

- Cơ quan Thuế trực tiếp quản lý có nhiệm vụ kiểm tra tờ khai, đối chiếu với số biên lai thu đã phát hành và đã sử dụng để xác định chính xác số tiền lệ phí đã thu, số phải nộp và thông báo cho đơn vị thu lệ phí hộ tịch .

- Cơ quan thu lệ phí hộ tịch thực hiện thanh toán số phải nộp ngân sách theo thông báo của cơ quan Thuế, nếu nộp chưa đủ thì phải nộp tiếp số còn thiếu vào ngân sách theo thời hạn ghi trong thông báo, nếu nộp thừa thì được trừ vào số nộp của kỳ tiếp sau.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huế, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Lý

 

PHỤ LỤC:

MỨC THU LỆ PHÍ HỘ TỊCH
(Kèm theo Quyết định số 1959/2006/QĐ-UBND ngày 22/8/2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Đvt: đ/trường hợp (hoặc bản sao)

STT

Công việc thực hiện

Mức thu

A

Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại UBND xã, phường, thị trấn

 

1

Khai sinh

 

 

- Đăng ký khai sinh

3.000

 

- Đăng ký khai sinh quá hạn

3.000

 

- Đăng ký lại việc sinh

5.000

2

Kết hôn

 

 

- Đăng ký kết hôn

10.000

 

- Đăng ký lại việc kết hôn

20.000

3

Khai tử

 

 

- Đăng ký khai tử quá hạn

3.000

 

- Đăng ký lại việc tử

5.000

4

Nuôi con nuôi

 

 

- Đăng ký việc nhận nuôi con nuôi

10.000

 

- Đăng ký lại việc nhận nuôi con nuôi

20.000

5

Giám hộ

 

 

- Đăng ký việc giám hộ

5.000

 

- Đăng ký chấm dứt, thay đổi giám hộ

5.000

6

Đăng ký nhận cha, mẹ, con

10.000

7

Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi.

25.000

8

Xác nhận tình trạng hôn nhân

3.000

9

Các việc đăng ký hộ tịch khác

 

 

- Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc

4.000

 

- Xác nhận các giấy tờ hộ tịch

3.000

 

- Ghi vào sổ hộ tịch các thay đổi hộ tịch khác bao gồm: xác định cha, mẹ, con (do Toà án xác định); thay đổi quốc tịch; ly hôn; huỷ việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi và những sự kiện khác do pháp luật quy định.

5.000

B

Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại UBND các huyện và thành phố Huế

 

1

Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi.

25.000

2

Các việc đăng ký hộ tịch khác

 

 

- Cấp lại bản chính giấy khai sinh

5.000

 

- Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc

4.000

 

- Xác nhận các giấy tờ hộ tịch

3.000

 

- Ghi vào sổ hộ tịch các thay đổi hộ tịch khác bao gồm: xác định cha, mẹ, con (do Toà án xác định); thay đổi quốc tịch; ly hôn; huỷ việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi và những sự kiện khác do pháp luật quy định.

5.000

C

Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài thực hiện tại Sở Tư pháp

 

1

Khai sinh

 

 

- Đăng ký khai sinh

25.000

 

- Đăng ký khai sinh quá hạn

25.000

 

- Đăng ký lại việc sinh

50.000

2

Kết hôn

 

 

- Đăng ký kết hôn

500.000

 

- Đăng ký lại việc kết hôn

1.000.000

3

Khai tử

 

 

- Đăng ký khai tử quá hạn

25.000

 

- Đăng ký lại việc tử

50.000

4

Nuôi con nuôi

 

 

- Đăng ký việc nuôi con nuôi

1.000.000

 

- Đăng ký lại việc nuôi con nuôi

2.000.000

5

Đăng ký nhận con ngoài giá thú

1.000.000

6

Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch

25.000

7

Ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

50.000

8

 Giám hộ

 

 

- Đăng ký giám hộ

25.000

 

- Đăng ký chấm dứt, thay đổi giám hộ

25.000

9

Các việc đăng ký hộ tịch khác

 

 

- Cấp lại bản chính giấy khai sinh

25.000

 

- Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc

7.000

 

- Xác nhận các giấy tờ hộ tịch

10.000

 

- Ghi vào sổ các thay đổi khác bao gồm: xác định cha, mẹ, con (do Toà án xác định); thay đổi quốc tịch;ly hôn; huỷ việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi và những sự kiện khác do pháp luật quy định.

20.000

Mức thu lệ phí quy định nêu trên đã bao gồm các chi phí hồ sơ liên quan đến việc giải quyết đăng ký hộ tịch.