- 1 Luật Báo chí 2016
- 2 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 3 Nghị định 72/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại
- 4 Quyết định 2434/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị định 118/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam
- 6 Quyết định 1669/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt "Đề án phát triển báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8 Chỉ thị 09/CT-TTg năm 2021 về nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Thông tư 41/2020/TT-BTTTT hướng dẫn về việc cấp giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in và báo điện tử, tạp chí điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, thực hiện hai loại hình báo chí, mở chuyên trang của báo điện tử và tạp chí điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san do Bộ Thông tin và Truyền Thông ban hành
- 10 Công văn 733/TTg-KGVX năm 2021 về tiếp tục thực hiện Quyết định 1669/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Quyết định 1269/QĐ-BTTTT năm 2021 về Bộ Tiêu chí chất lượng đối với sản phẩm trên báo in, báo điện tử thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 12 Thông tư 18/2021/TT-BTTTT về Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động báo in, báo điện tử do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1976/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2021 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại;
Căn cứ Nghị định số 118/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 2434/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1669/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam”;
Căn cứ Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 - 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phát triển báo in Việt Nam News, tạp chí in Báo ảnh Việt Nam và báo điện tử VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam thành các báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia, hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin đối ngoại theo đường lối, chủ trương của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước ta.
2. Các sản phẩm thông tin đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam đạt được các tiêu chí cụ thể sau đây:
a) Báo Việt Nam News (VNS):
- Tăng số lượng, chất lượng tin, bài chuyên sâu và các chuyên trang, chuyên mục, đảm bảo chất lượng thông tin và đạt hiệu quả cao về tuyên truyền đối ngoại.
- Phát triển nguồn bạn đọc báo e-paper VNS; đưa báo in kết hợp e-paper và báo điện tử trở thành sản phẩm chủ lực của VNS. Hoàn thiện các phiên bản e-paper và tăng cường thông tin đa phương tiện trên các nền tảng internet, di động, mạng xã hội để bổ trợ cho báo in.
- Mở rộng địa bàn truy cập của báo đến các khu vực trọng điểm trên thế giới, các nước lớn và tăng lượng truy cập so với giai đoạn trước.
b) Báo ảnh Việt Nam:
- Phát hành miễn phí Báo ảnh Việt Nam (bản in) từ 140 nước tăng lên 160 nước, ưu tiên độc giả vùng biên giới Việt Nam với Lào, Trung Quốc và các nước khu vực Mỹ Latinh nhằm tăng cường sự hiện diện, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến độc giả quốc tế. Số lượng phát hành các ngữ cụ thể như sau:
Báo tiếng Anh | 8.000 cuốn/tháng; |
Báo tiếng Trung Quốc | 5.000 cuốn/tháng; |
Báo tiếng Tây Ban Nha | 5.000 cuốn/tháng; |
Báo tiếng Lào | 3.000 cuốn/tháng; |
Báo tiếng Khmer | 3.000 cuốn/tháng, từ năm 2023. |
- Phát hành Báo ảnh Việt Nam để làm công tác dân vận, tuyên truyền đối ngoại tại các cửa khẩu biên giới; qua các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài đến độc giả nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài.
- Từ sau năm 2025, Báo ảnh Việt Nam sẽ giảm dần số lượng in và phát hành bản giấy (mỗi năm giảm khoảng 10% so với năm trước) và phát triển Báo ảnh Việt Nam điện tử với 10 ngôn ngữ, có giao diện hiện đại, ngang tầm khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu thông tin đối ngoại.
c) Báo điện tử VietnamPlus:
- Nâng cao chất lượng biên tập, biên dịch trên báo điện tử VietnamPlus; phấn đấu trở thành báo điện tử tích hợp nhiều loại hình thông tin nhất, đi đầu về ứng dụng công nghệ mới vào quy trình sản xuất thông tin điện tử, đáp ứng yêu cầu của độc giả.
- Xây dựng phiên bản tiếng Hàn Quốc trên Báo điện tử VietnamPlus từ năm 2023; phiên bản tiếng Nhật Bản từ năm 2026; phiên bản tiếng Đức từ năm 2029 và phát trên mạng Internet thông qua Cổng thông tin điện tử của Thông tấn xã Việt Nam để cung cấp cho hệ thống truyền thông và độc giả sử dụng ngôn ngữ tiếng Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức.
- Đưa VietnamPlus trở thành 1 trong 5 báo điện tử Việt Nam có lượng truy cập cao nhất từ nước ngoài, trọng tâm nhắm đến các địa bàn: Bắc Mỹ, Châu Âu, ASEAN và Australia.
1. Nâng cao số lượng và chất lượng thông tin:
a) Nâng cao số lượng và chất lượng thông tin đối ngoại, thông tin kịp thời, có sức thuyết phục về tình hình đất nước và con người Việt Nam.
b) Không ngừng đổi mới về nội dung thông tin, tăng số lượng, chất lượng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề phù hợp với đặc thù của từng địa bàn, nhu cầu của từng nước và theo lĩnh vực để thu hút độc giả. Tăng cường sử dụng chuyên gia nước ngoài có chuyên môn, trình độ ngôn ngữ báo chí để nâng cao chất lượng biên tập, biên dịch và tăng lượng thông tin đối ngoại viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài để phù hợp văn phong, ngôn ngữ và hấp dẫn độc giả.
c) Sản xuất các sản phẩm thông tin đa phương tiện theo xu hướng báo chí mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ số, cung cấp thông tin lên các trang mạng xã hội để thu hút độc giả.
2. Công tác quảng bá và phát hành sản phẩm:
a) Đa dạng hóa các kênh phát hành của báo in thông qua các kênh ngoại giao, du lịch, đầu tư, hợp tác trao đổi thông tin với các hãng thông tấn báo chí quốc tế... Phát triển mạnh báo in dưới dạng điện tử (e-paper), báo điện tử để mở rộng phạm vi phát hành đến những địa bàn xa, đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm.
b) Xây dựng kế hoạch quảng bá, tuyên truyền cho các sản phẩm báo chí đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam theo đối tượng, mục tiêu từng giai đoạn. Tận dụng tối đa các kênh truyền thông xã hội nhằm lan tỏa thông tin, tiết kiệm chi phí và phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ, sự thay đổi về phương thức tiếp cận thông tin của độc giả.
3. Kỹ thuật và công nghệ:
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ báo chí hiện đại; đầu tư trang thiết bị và công nghệ đáp ứng yêu cầu làm báo hiện đại, đa phương tiện ở tất cả các khâu: Sản xuất, biên tập, quản lý, lưu trữ, chế bản điện tử, quản lý điều hành...
4. Nhân lực:
a) Xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm thông tin đối ngoại chuyên nghiệp, vững vàng về bản lĩnh chính trị, đạo đức của người làm báo, thành thạo ngoại ngữ, có kiến thức chuyên môn sâu, tâm huyết với nghề.
b) Thường xuyên đào tạo lại và bồi dưỡng kỹ năng làm báo hiện đại cho các phóng viên, biên tập viên.
5. Hợp tác quốc tế:
Đẩy mạnh hợp tác, trao đổi thông tin quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực với các hãng thông tấn lớn trên thế giới để tăng cường trao đổi, chia sẻ các sản phẩm thông tin đối ngoại của Thông tấn xã Việt Nam tới các đối tượng độc giả ở nước ngoài và nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho phóng viên làm thông tin đối ngoại.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN: Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho Thông tấn xã Việt Nam để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 - 2030.
1. Thông tấn xã Việt Nam:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
b) Hàng năm xây dựng dự toán kinh phí gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
c) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương định hướng thông tin đối ngoại cho các sản phẩm thông tin đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam trong từng giai đoạn.
2. Trách nhiệm của các bộ, ngành chức năng:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông: Kiểm tra, đôn đốc, định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện của Thông tấn xã Việt Nam.
b) Bộ Tài chính: Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước bố trí kinh phí thực hiện phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 - 2030 của Thông tấn xã Việt Nam theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; phối hợp kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
c) Bộ Ngoại giao: Hỗ trợ phóng viên Thông tấn xã Việt Nam hoạt động tại địa bàn nước ngoài và hợp tác, cung cấp thông tin về các sự kiện đối ngoại, hỗ trợ trong công tác phát hành các sản phẩm thông tin đối ngoại quốc gia ra nước ngoài.
d) Bộ Quốc phòng: Hợp tác quảng bá, tuyên truyền và hỗ trợ Thông tấn xã Việt Nam trong việc phát hành các sản phẩm thông tin đối ngoại quốc gia tại các cửa khẩu biên giới.
Các bộ, ngành chức năng khác và các cơ quan báo chí, xuất bản triển khai thực hiện Quyết định này theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các cơ quan báo chí, xuất bản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1 Thông tư 41/2020/TT-BTTTT hướng dẫn về việc cấp giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in và báo điện tử, tạp chí điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, thực hiện hai loại hình báo chí, mở chuyên trang của báo điện tử và tạp chí điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san do Bộ Thông tin và Truyền Thông ban hành
- 2 Công văn 733/TTg-KGVX năm 2021 về tiếp tục thực hiện Quyết định 1669/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 1269/QĐ-BTTTT năm 2021 về Bộ Tiêu chí chất lượng đối với sản phẩm trên báo in, báo điện tử thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4 Thông tư 18/2021/TT-BTTTT về Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động báo in, báo điện tử do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5 Quyết định 276/QĐ-TTg năm 2022 về thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành