ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2013/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 10 tháng 9 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội; Luật số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/6/2006;
Căn cứ Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định về dạy thêm, học thêm;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1165/TTr-SGDĐT-GDTrH ngày 30/8/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về dạy thêm, học thêm chương trình phổ thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2122/2007/QĐ-UBND ngày 11/6/2007 của UBND tỉnh ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; hiệu trưởng các trường và thủ trưởng các cơ sở giáo dục; các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 20/2013/QĐ-UBND,ngày 13 tháng 9 năm 2013 của UBND tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Văn bản này quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý giáo dục và các ngành liên quan trong việc quản lý dạy thêm, học thêm có thu tiền, trách nhiệm của người dạy thêm và cơ sở tổ chức dạy thêm, học thêm; thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; việc thu, quản lý và sử dụng tiền học thêm; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2. Các nội dung khác về hoạt động dạy thêm, học thêm được áp dụng theo Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với người dạy thêm, người học thêm và các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc có liên quan đến hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 3. Nguyên tắc dạy thêm, học thêm
1. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, bổ sung, nâng cao kiến thức; ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông, ôn thi tốt nghiệp, ôn thi tuyển sinh đại học, cao đẳng; bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục nhân cách cho học sinh, không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
2. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa.
3. Không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh và gia đình học sinh học thêm.
4. Thời gian học thêm: không quá 3 buổi/tuần đối với học sinh trung học cơ sở, không quá 4 buổi/tuần đối với học sinh trung học phổ thông. Mỗi buổi học thêm không quá 3 tiết. Không tổ chức dạy thêm, học thêm các bộ môn văn hóa vào buổi tối, ngày chủ nhật và các ngày nghỉ lễ theo quy định.
5. Mỗi lớp học thêm không quá 40 học sinh. Học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau.
Điều 4. Các trường hợp không được dạy thêm, học thêm
1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
2. Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học đã được học 2 buổi/ngày, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Thẩm quyền cấp phép và thời gian thẩm định cấp và sử dụng giấy phép dạy thêm
1. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm đối với học sinh ở cấp trung học phổ thông.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là UBND cấp huyện) ủy quyền cho Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ở cấp trung học cơ sở và tiểu học (chỉ cấp giấy phép cho học sinh tiểu học đối với các môn nghệ thuật, thể thao, kỹ năng sống. Không cấp giấy phép học thêm các bộ môn văn hóa).
3. Thời gian cấp và sử dụng giấy phép dạy thêm, học thêm
a) Trong thời hạn 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm. Trường hợp không được cấp phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Thời hạn của giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm tối đa là 24 tháng kể từ ngày ký.
Điều 6. Mức thu và quản lý, sử dụng tiền học thêm trong nhà trường
1. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường
a) Mức thu
- Bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống ở tiểu học: theo thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh đảm bảo thu đủ bù chi.
- Cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông: do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường nhưng không vượt quá mức 4.000 đ/1 học sinh/1 tiết (tương đương với 12.000 đ/học sinh/buổi).
Mức thu này áp dụng đối với mức lương tối thiểu là 1.150.000 đ (tính theo chế độ làm ngoài giờ bình quân của giáo viên trung học). Khi Nhà nước thay đổi mức lương tối thiểu, mức thu này sẽ được điều chỉnh tỉ lệ với quy định trên.
b) Sử dụng tiền học thêm
- Tỉ lệ 80% tiền học thêm chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm.
- Tỉ lệ 15% tiền học thêm chi cho công tác quản lý, tổ chức lớp học, mua sắm thiết bị, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.
- Tỉ lệ 5% tiền học thêm chi trả tiền điện, nước... phục vụ dạy thêm, học thêm.
c) Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.
2. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
Do thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm với người học và phải báo cáo cấp quản lý có thẩm quyền cấp giấy phép dạy thêm, học thêm.
Điều 7. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
1. Hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục, các cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành có liên quan và của chính quyền các cấp.
2. Khi phát hiện có trường hợp vi phạm Quy định về dạy thêm, học thêm, cơ quan có thẩm quyền phải lập biên bản xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, chỉ đạo, triển khai việc thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường trung học phổ thông, các cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đúng các quy định về dạy thêm, học thêm.
3. Cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn toàn tỉnh; thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc và các tổ chức do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp phép.
5. Thu hồi giấy phép dạy thêm đối với học sinh cấp trung học phổ thông nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm. Thu hồi giấy phép dạy thêm đối với cấp tiểu học, trung học cơ sở trên phạm vi toàn tỉnh, nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.
Điều 9. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo
1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, chỉ đạo, triển khai việc thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm; chịu trách nhiệm về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm cấp tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn theo quy định.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các trường tiểu học, trung học cơ sở và cơ sở giáo dục; tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đúng các quy định về dạy thêm, học thêm.
3. Cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện.
5. Thu hồi giấy phép dạy thêm đối với cấp tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.
Điều 10. Trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường và thủ trưởng các cơ sở giáo dục
1. Tổ chức, quản lý chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học; kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm, học thêm.
2. Chịu trách nhiệm về chương trình, nội dung kế hoạch, chất lượng dạy thêm, học thêm; quản lý, sử dụng đúng mục đích cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã
Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý khi phát hiện vi phạm theo quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của các ngành liên quan
Các sở, ban, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về dạy thêm, học thêm; phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục trong công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc dạy thêm, học thêm tại địa phương.
Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm
1. Thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến việc dạy thêm, học thêm.
2. Quản lý và đảm bảo quyền của người học thêm, người dạy thêm.
3. Quản lý, lưu giữ và xuất trình khi được thanh tra, kiểm tra hồ sơ dạy thêm, học thêm bao gồm: hồ sơ cấp giấp phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm; danh sách người học thêm; thời khóa biểu dạy thêm; đơn xin học thêm, hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành, giáo án, bài soạn,….
4. Chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
5. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của chính quyền, của cơ quan có trách nhiệm quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm; thực hiện báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý.
Điều 14. Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề cần thiết điều chỉnh, bổ sung, các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, tổng hợp báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết./.
- 1 Quyết định 2122/2007/QĐ - UBND quy định về dạy thêm học thêm chương trình phổ thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 2 Quyết định 05/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về dạy, học thêm chương trình phổ thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 3 Quyết định 05/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về dạy, học thêm chương trình phổ thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 1 Quyết định 43/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 04/2013/QĐ-UBND về dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2 Quyết định 06/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 15/2013/QĐ-UBND về dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 3 Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về quản lý dạy, học thêm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy, học thêm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 6 Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 7 Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 8 Luật Giáo dục 2005
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 43/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 04/2013/QĐ-UBND về dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2 Quyết định 06/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 15/2013/QĐ-UBND về dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 3 Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về quản lý dạy, học thêm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh