UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2018/QĐ-UBND | Lai Châu, ngày 09 tháng 5 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 28 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 65/2016/NĐ CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe;
Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT - BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ Giao thông Vận tải Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá quá thấp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 21/5/2018 và thay thế Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 30/09/2013 của UBND tỉnh Lai Châu về việc Ban hành Quy chế quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá quá thấp và Quyết định số 28/2017/QĐ-UBND ngày 09/08/2017 của UBND tỉnh Lai Châu về việc sửa đổi, bổ sung một số điểu của Quy chế quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá quá thấp ban hành kèm theo Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 30/09/2013 của UBND tỉnh Lai Châu.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE MÔ TÔ HẠNG A1 CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CÓ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA QUÁ THẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 20/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Lai Châu)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này chỉ áp dụng cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá quá thấp có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu có nhu cầu học và thi lấy giấy phép lái xe môtô hạng A1.
2. Đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá quá thấp là những người: Không biết nói tiếng Việt hoặc biết nói nhưng nói chậm, hiểu chậm tiếng Việt, biết đọc chậm nhưng không biết viết hoặc viết chậm chữ Việt hoặc hoàn toàn không biết đọc, biết viết.
3. Quy chế này không áp dụng cho các đối tượng sau đây:
- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các tổ chức kinh tế - xã hội, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan chính quyền các cấp, cán bộ chiến sỹ thuộc các đơn vị lực lượng vũ trang.
- Người có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh khác.
- Các đối tượng có trình độ văn hoá từ lớp 5/12 trở lên.
- Các đối tượng sinh từ năm 1991 trở về sau.
- Các đối tượng học và thi lấy giấy phép lái xe các hạng khác ngoài hạng A1.
Điều 2. Quy định về địa điểm, thời gian tuyển sinh, mở lớp, giáo viên giảng dạy
1. Địa điểm đào tạo, sát hạch
- Địa điểm tổ chức đào tạo được tổ chức tại trung tâm các huyện, thành phố hoặc trung tâm các xã có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải.
- Địa điểm sát hạch tổ chức tại thành phố, trung tâm các huyện, xã có đủ điều kiện. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với các huyện Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ (trừ cụm xã Nậm Mạ) có khoảng cách với thành phố Lai Châu dưới 100 km tổ chức sát hạch tại thành phố Lai Châu.
2. Thời gian mở lớp theo đề nghị của cơ sở đào tạo và được Sở Giao thông Vận tải chấp thuận bằng văn bản.
3. Sau khi được Sở Giao thông Vận tải chấp thuận, các cơ sở đào tạo phối hợp với các huyện, thành phố tiến hành tuyển sinh, lập danh sách lớp học, số lượng học viên, thời gian, địa điểm học gửi Sở Giao thông Vận tải để báo cáo.
4. Quy định số lượng học viên không vượt quá 35 người/01 lớp, trường hợp số lượng lớn phải chia thành nhiều lớp.
5. Quy định về phòng học lý thuyết, sân học thực hành theo tiêu chuẩn chung của Bộ Giao thông Vận tải.
6. Giáo viên giảng dạy phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và biết nói tiếng dân tộc thiểu số, nếu không có giáo viên nói tiếng dân tộc thiểu số cơ sở đào tạo phải thuê người phiên dịch, kinh phí thuê do cơ sở đào tạo tự chi trả.
Điều 3. Về mức thu học phí và các khoản lệ phí khác
1. Thực hiện mức thu học phí và lệ phí do cơ sở đào tạo tự xây dựng mức học phí quy định tại Thông tư liên tịch số 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27 tháng 5 năm 2011 của Liên Bộ: Tài chính - Giao thông Vận tải.
2. Nghiêm cấm cơ sở đào tạo thu thêm học phí hoặc các khoản lệ phí khác ngoài quy định. Nghiêm cấm bán các loại tài liệu hồ sơ cho học viên quá mức giá quy định.
Điều 4. Quy định về điều kiện tuyển sinh
Là người đảm bảo sức khoẻ theo quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ và thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 Quy chế này.
Điều 5. Nội dung đào tạo lý thuyết
1. Chương trình đào tạo: Áp dụng giảng dạy theo chương trình đào tạo lái xe tại Thông tư số 12/2017/TT - BVTGT ngày 15/04/2017 của Bộ Giao thông Vận tải Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
2. Cơ sở đào tạo biên soạn giáo án giảng dạy theo quy định và nội dung giáo án tăng thêm 02 tiết tập trung sâu vào hệ thống biển báo hiệu đường bộ, điều kiện để tham gia giao thông, quy tắc giao thông đường bộ, các hành vi bị nghiêm cấm, ý thức đạo đức người tham gia giao thông và điều kiện đường sá, địa hình của tỉnh để phù hợp trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá quá thấp.
3. Lớp học cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn quá thấp phải giảng dạy riêng, thời gian giảng lý thuyết là 10 tiết và thực hành tay lái là 04 tiết.
Điều 6. Nội dung đào tạo thực hành
1. Giảng theo giáo trình đã ban hành và cần phải nhấn mạnh thêm về tốc độ chạy xe trên đường, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đi đường đèo dốc, tránh vượt, chuyển hướng đúng quy tắc đường bộ, đi đúng làn đường, phần đường quy định.
2. Phải hướng dẫn cụ thể về cấu tạo xe, cách điều khiển xe trên đường, các biện pháp đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường.
3. Tập trung giảng dạy kỹ năng lái xe trong hình liên hoàn, kỹ năng lái xe trong hình có lắp thiết bị chấm điểm tự động và trực tiếp giáo viên phải đi mẫu.
Điều 7. Trình tự, thủ tục, hồ sơ tuyển sinh (theo Điều 9 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ Giao thông Vận tải).
Cá nhân có nhu cầu học và thi lấy giấy phép lái xe môtô hạng A1 đảm bảo các quy định tại Điều 4 Quy chế này, nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ sở đào tạo lái xe.
Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định của Bộ Giao thông Vận tải.
2. Bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
3. Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
4. Chụp ảnh trực tiếp tạo cơ sở đào tạo hoặc kèm theo 02 ảnh (3x4) kiểu ảnh chứng minh thư khi đến nộp hồ sơ.
1. Sử dụng phương pháp giảng dạy trực quan, chủ yếu bằng hình ảnh, bằng động tác mẫu, bằng chỉ dẫn và hỏi đáp. Khi giảng dạy yêu cầu phải có đầy đủ hình ảnh mẫu về những vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
2. Trong quá trình giảng giáo viên cần phải có nhiều ví dụ cụ thể sinh động nhằm làm cho học viên dễ hiểu, dễ nhớ.
3. Dành thời gian để hướng dẫn nhắc nhở học viên về quy chế thi và hình thức thi.
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP SÁT HẠCH
1. Đề thi giao Sở Giao thông Vận tải soạn thảo, ban hành và thống nhất quản lý trên cơ sở bộ đề thi chung của Tổng cục Đường bộ Việt Nam được lược bớt một số câu không liên quan đến tình hình thực tế tại Lai Châu.
2. Cấu trúc đề thi sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1 dựa trên cấu trúc đề thi giấy phép lái xe hạng A1 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (có lược bớt một số câu) gồm 14 câu trong đó: Có 04 câu về khái niệm và quy tắc giao thông (02 về khái niệm, 01 câu quy tắc, 01 câu về tốc độ), có 01 câu về văn hoá và đạo đức người lái xe, 06 câu về biển báo, 03 câu sa hình.
3. Bộ đề gồm 40 đề thi được đánh số từ 01 đến 40, thẻ soi lỗ chấm thi có 14 câu được đục lỗ do Ban Quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe thống nhất quản lý và sử dụng theo quy định.
4. Mỗi câu hỏi có từ 2 đến 4 đáp án trong đó có từ 01 đến 02 đáp án đúng.
5. Áp dụng thể thức đảo đề theo quy định của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước mỗi kỳ thi sát hạch để bảo đảm tính khách quan trong kỳ thi.
Điều 10. Hình thức và phương pháp thi lý thuyết
1. Hình thức thi lý thuyết: Tổ chức thi theo hình thức là trắc nghiệm trên giấy và vấn đáp.
2. Phương pháp thi lý thuyết:
2.1. Phương pháp thi trắc nghiệm trên giấy áp dụng đối với thí sinh là người biết đọc, biết viết chậm. Phương pháp này thực hiện theo quy trình của Bộ Giao thông Vận tải và hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
2.2. Phương pháp thi vấn đáp áp dụng đối với thí sinh là người không biết đọc, biết viết, trình tự tiến hành kỳ thi như sau:
- Sát hạch viên tiếp nhận hồ sơ thí sinh dự sát hạch, bộ đề và đáp án sát hạch.
- Số lượng sát hạch viên tham gia hỏi vấn đáp do tổ trưởng tổ sát hạch sắp xếp cho phù hợp kỳ thi.
- Mỗi sát hạch viên gọi 01 thí sinh mỗi đợt theo hồ sơ, kiểm tra nhận dạng, đối chiếu chứng minh thư nhân dân.
- Sát hạch viên kê khai các trích ngang trong giấy thi cho thí sinh.
- Thí sinh tự chọn rút đề thi trong số bộ đề in sẵn, 01 sát hạch viên hỏi và giúp thí sinh đánh dấu theo đáp án mà thí sinh lựa chọn.
- Thời gian hỏi và trả lời của thí sinh tối đa là 15 phút cho 14 câu, đúng từ 10/14 câu trở lên là đạt yêu cầu.
- Sát hạch viên hỏi xong yêu cầu thí sinh điểm chỉ vào bài thi và chuyển bài thi cho sát hạch viên được phân công chấm thi lý thuyết. Sát hạch viên chấm điểm bằng thẻ soi lỗ, sau khi chấm xong bài thì công bố kết quả ngay cho thí sinh biết.
Điều 11. Hình thức và phương pháp thi thực hành
Thí sinh đạt lý thuyết được dự thi thực hành theo quy trình của Bộ Giao thông Vận tải và hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Điều 12. Xét công nhận trúng tuyển và cấp giấy phép lái xe
1. Kết thúc kỳ sát hạch, tổ sát hạch tổng hợp kết quả và trình Giám đốc Sở Giao thông Vận tải ra quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch kèm theo danh sách thí sinh trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định của Bộ Giao thông Vận tải.
2. Thí sinh không đạt lý thuyết lần một thì được đăng ký thi lại và phải tham gia đào tạo cùng với các lớp đạo tạo của kỳ kế tiếp.
3. Thí sinh thi không đạt thực hành lần 1 thì được bảo lưu kết quả lý thuyết hoặc đăng ký thi lại thực hành lần 2 ở kỳ kế tiếp. Trường hợp thi lại thực hành không đạt thì phải đăng ký thi lại kỳ sau không được bảo lưu kết quả lý thuyết.
1. Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.
2. Nơi trả giấy phép lái xe sẽ được thông báo ngay khi học viên đến dự thi.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân các dân tộc thiểu số được tham gia giao thông thuận lợi, đúng quy định và tạo ra sự hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, đồng thời tránh lạm dụng chủ trương ưu tiên của Đảng và chính sách của Nhà nước, yêu cầu các Sở, ban, ngành, các địa phương phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, tổ chức triển khai thực hiện tốt Quy chế này.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải
1. Chủ động lập kế hoạch và phối hợp với cơ sở đào tạo, các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn về lịch học và thi, địa điểm học và thi, thông báo rộng rãi để Nhân dân biết tham gia.
2. Soạn đề thi, thẻ soi lỗ chấm thi đúng chương trình, giáo trình đào tạo trên cơ sở bộ đề thi của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Tổ chức kỳ thi đúng thời gian, địa điểm và đảm bảo có chất lượng, đúng quy định.
3. Chỉ đạo cơ sở đào tạo lái xe biên soạn chương trình và giáo án giảng dạy theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Quy chế này.
4. Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện quy chế.
5. Hàng năm Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm tổng hợp báo cáo trước UBND tỉnh về tình hình thực hiện Quy chế này.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo
1. Chỉ cơ sở đào tạo lái xe đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo hạng A1 trở lên và đủ các điều kiện về giáo viên, về trang thiết bị và cơ sở vật chất mới được đào tạo cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá quá thấp.
2. Cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm đảm bảo về chất lượng đào tạo; thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giảng dạy, đội ngũ giáo viên, chú trọng đào tạo giáo viên là người biết tiếng dân tộc.
3. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn rà soát, lập danh sách những người dân có nhu cầu học và thi lấy giấy phép lái xe đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Quy chế này.
4. Chủ động soạn giáo trình, giáo án giảng dạy, tổ chức đào tạo đúng nội dung, chương trình theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải trong đó chú trọng chất lượng đào tạo về Luật Giao thông đường bộ.
Điều 17. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành có liên quan
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, các ban ngành có liên quan có trách nhiệm tổ chức việc triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát tình hình thực hiện Quy chế này tại các địa phương.
Điều 18. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố
1. Phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông Vận tải và các Sở, ban, ngành chức năng thường xuyên thông tin tuyên truyền về chế độ chính sách ưu tiên của Nhà nước cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá quá thấp học và thi giấy phép lái xe môtô đảm bảo theo đúng quy định. Thông báo rộng rãi lịch học và sát hạch đến các thôn, bản, địa phương.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho Sở Giao thông vận tải, cơ sở đào tạo về cơ sở, vật chất để tổ chức đào tạo, sát hạch như: Phòng học, phòng thi và sân bãi.
3. Chỉ đạo các phòng, ban chức năng phối hợp với cơ sở đào tạo lái xe môtô trong tỉnh tổ chức tuyển sinh đúng thời gian, đảm bảo đúng đối tượng, tránh lợi dụng chính sách ưu tiên để thực hiện sai Quy chế này.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND xã, phường, thị trấn thống kê, rà soát và xác nhận cho đối tượng là đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá quá thấp có nhu cầu học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 phải đúng đối tượng và trình độ văn hóa theo quy định và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nội dung xác nhận, tránh tình trạng người dân lợi dụng chính sách của Nhà nước để làm sai lệch thông tin.
Điều 19. Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn
1. Tuyên truyền, vận động Nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá quá thấp ở địa phương nói riêng đăng ký đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 theo quy định.
2. UBND xã, phường, thị trấn phân công cán bộ phụ trách việc rà soát, thống kê các cá nhân đồng bào thiểu số có trình độ văn hoá quá thấp có nhu cầu học và thi lấy giấy phép lái xe trong địa bàn mình quản lý và phối hợp với cơ sở đào tạo lập danh sách đề nghị Sở Giao thông Vận tải tổ chức đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe.
3. Căn cứ vào lịch học và lịch thi đã được đồng ý, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo đến các cá nhân đồng bào thiểu số đó để biết tham dự học và thi lấy giấy phép lái xe.
4. UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thống kê và xác nhận đúng trình độ học vấn của các cá nhân đồng bào dân tộc thuộc địa bàn mình quản lý. Nghiêm cấm việc UBND xã, phường, thị trấn xác nhận không đúng về trình độ học vấn hoặc xác nhận khi không rõ, khai man về trình độ học vấn để lợi dụng học và thi theo Quy chế này.
5. Nghiêm cấm UBND xã, phường thu thêm tiền lệ phí thống kê, xác nhận trình độ học vấn cho cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn quá thấp có nhu cầu học và thi lấy giấy phép lái xe.
Các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện Quy chế này thì được xem xét, khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
1. Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của Quy chế này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Người khai man hồ sơ để được dự học và thi theo quy định tại Quy chế này nếu phát hiện sẽ bị xử lý bằng hình thức lập Biên bản cảnh cáo trước toàn thể thí sinh đến dự thi và huỷ kết quả thi, huỷ bỏ toàn bộ hồ sơ học và thi không cho phép dự đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe trong 12 tháng.
3. Cán bộ thuộc cơ sở đào tạo thực hiện không đúng quy định này bị xử lý kỷ luật theo Thông tư số 06/2012/TT-BGTVT ngày 08 tháng 03 năm 2012 và Thông tư số 84/2015/TT - BGTGT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Giao thông Vận tải.
4. Cán bộ sát hạch vi phạm các quy định của Quy chế này và các quy định khác, cố ý gây phiền hà, sách nhiễu hoặc thông đồng cùng người khác để làm sai quy định của Quy chế này sẽ bị xử lý kỷ luật theo Thông tư số 06/2012/TT-BGTVT ngày 08 tháng 03 năm 2012 và Thông tư số 84/2015/TT - BGTGT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Giao thông Vận tải.
Điều 22. Trách nhiệm thi hành.
Sở Giao thông Vận tải Lai Châu có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này. Các nội dung khác về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa thấp không được quy định tại Quy chế này thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
- 1 Quyết định 26/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp do tỉnh Lai Châu ban hành
- 2 Quyết định 28/2017/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp kèm theo Quyết định 26/2013/QĐ-UBND do Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành
- 3 Quyết định 15/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiếu số không biết đọc, viết tiếng Việt do tỉnh Lai Châu ban hành
- 4 Quyết định 15/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiếu số không biết đọc, viết tiếng Việt do tỉnh Lai Châu ban hành
- 1 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe
- 3 Quyết định 43/2015/QĐ-UBND sửa đổi bổ sung một số điều Quy định việc quản lý xe mô tô, xe gắn máy sản xuất tại nội địa đưa vào tiêu thụ trong Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo kèm theo Quyết định 09/2015/QĐ-UBND do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 4 Thông tư 84/2015/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 06/2012/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Quyết định 34/2014/QĐ-UBND về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1 cho đồng bào là người dân tộc có trình độ văn hóa thấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 8 Quyết định 14/2014/QĐ-UBND Quy chế đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 9 Quyết định 87/2013/QĐ-UBND về Quy chế đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1 cho đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá quá thấp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 10 Thông tư 06/2012/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 11 Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 12 Luật giao thông đường bộ 2008
- 1 Quyết định 43/2015/QĐ-UBND sửa đổi bổ sung một số điều Quy định việc quản lý xe mô tô, xe gắn máy sản xuất tại nội địa đưa vào tiêu thụ trong Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo kèm theo Quyết định 09/2015/QĐ-UBND do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 2 Quyết định 34/2014/QĐ-UBND về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1 cho đồng bào là người dân tộc có trình độ văn hóa thấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 3 Quyết định 14/2014/QĐ-UBND Quy chế đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4 Quyết định 87/2013/QĐ-UBND về Quy chế đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1 cho đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá quá thấp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận