- 1 Luật Chứng khoán 2019
- 2 Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 37/2020/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh
- 5 Quyết định 757/QĐ-BTC năm 2021 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Thông tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
SỞ GIAO DỊCH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/QĐ-HĐTV | Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2022 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ NIÊM YẾT VÀ GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Căn cứ Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;
Căn cứ Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 58/2021/TT-BTC ngày 12 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;
Căn cứ Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán;
Căn cứ Quyết định số 757/QĐ-BTC ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam;
Căn cứ Công văn số 1667/UBCK-PTTT ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc chấp thuận ban hành Quy chế Niêm yết và giao dịch hợp đồng tương lai;
Căn cứ Nghị quyết số 18/NQ-HĐTV ngày 10 tháng 5 năm 2022 của Hội đồng thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam;
Theo đề nghị của Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Niêm yết và giao dịch hợp đồng tương lai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN |
NIÊM YẾT VÀ GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/QĐ-HĐTV ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Hội đồng thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam)
Chương I
Quy chế này quy định về hoạt động niêm yết và giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đối tượng áp dụng của quy chế này là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh, tư vấn và cung cấp các dịch vụ liên quan đến hợp đồng tương lai tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Điều 3. Giải thích từ ngữ và viết tắt
Ngoài các từ ngữ đã được giải thích trong Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 158/2020/NĐ-CP), Thông tư số 58/2021/TT-BTC ngày 12 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là Thông tư số 58/2021/TT-BTC), các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Biên độ dao động giá là giới hạn dao động của giá hợp đồng tương lai quy định trong ngày giao dịch, tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu.
2. Hệ số chuyển đổi là tỷ lệ hoán đổi trái phiếu cơ sở sang trái phiếu chuyển giao tại mức lãi suất danh nghĩa của trái phiếu giả định của hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tại ngày thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ.
3. Hệ số nhân hợp đồng tương lai là hệ số dùng để xác định quy mô hợp đồng tương lai.
4. Hệ thống giao dịch là hệ thống công nghệ thông tin dùng cho hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
5. Hệ thống giao dịch trực tuyến của thành viên là toàn bộ hoặc một phần hệ thống máy tính của thành viên kết nối với hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội để thực hiện giao dịch trực tuyến.
6. Hệ thống nhập lệnh của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là một phần của hệ thống giao dịch, bao gồm hệ thống máy tính tại phòng nhập lệnh của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và hệ thống máy tính giao dịch từ xa do thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh sử dụng để nhập lệnh trực tiếp vào hệ thống giao dịch.
7. Giá giao dịch là mức giá của hợp đồng tương lai được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc hình thành từ kết quả giao dịch thỏa thuận.
8. Giao dịch trực tuyến là việc thành viên sử dụng hệ thống giao dịch trực tuyến của thành viên kết nối với hệ thống giao dịch để thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai theo các quy định hiện hành về giao dịch chứng khoán phái sinh.
9. Giá tham chiếu của hợp đồng tương lai là giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước.
10. Mức chênh lệch giá là chênh lệch giữa giá mua và giá bán trên thị trường tại cùng một thời điểm.
11. Ngày niêm yết là ngày Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội niêm yết một hợp đồng tương lai.
12. Phương thức thanh toán bằng chuyển giao tài sản cơ sở là phương thức thanh toán có sự chuyển giao trái phiếu của người bán cho người mua hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ để nhận lại một khoản tiền bằng giá trị thanh toán cuối cùng tại ngày thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ.
13. Phương thức thanh toán bằng tiền là phương thức thanh toán không chuyển giao tài sản cơ sở mà chỉ thanh toán phần chênh lệch bằng tiền do biến động giá hợp đồng tương lai tại ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai.
14. Quy mô hợp đồng tương lai là giá trị danh nghĩa bằng tiền của mỗi hợp đồng tương lai (đối với hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu); là số lượng hoặc giá trị tài sản cơ sở sẽ được chuyển giao hoặc thanh toán giữa các bên khi thực hiện hợp đồng tương lai (đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ).
15. Thành viên gồm thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh và thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh.
16. Tháng đáo hạn là tháng mà hợp đồng tương lai đáo hạn và được tất toán.
17. Danh sách trái phiếu có thể chuyển giao là danh mục các trái phiếu chuyển giao do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội phối hợp với Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam xây dựng và công bố.
18. Tiêu chuẩn trái phiếu chuyển giao là các điều kiện để lựa chọn trái phiếu vào danh sách trái phiếu có thể chuyển giao.
Điều 4. Nguyên tắc chung về niêm yết hợp đồng tương lai
1. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành Mẫu hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu và Mẫu hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP và khoản 3 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Thông tư số 58/2021/TT-BTC.
2. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cấp mã giao dịch cho hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP.
3. Khi một hợp đồng tương lai đáo hạn, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cấp mã giao dịch và niêm yết hợp đồng tương lai có thời gian đáo hạn mới vào ngày giao dịch kế tiếp ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai đáo hạn.
Điều 5. Nội dung mẫu hợp đồng tương lai
1. Nội dung mẫu hợp đồng tương lai do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 14 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP; khoản 3 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Thông tư số 58/2021/TT-BTC, bao gồm các điều khoản sau:
a) Tên hợp đồng tương lai.
b) Mã giao dịch.
c) Tài sản cơ sở.
d) Quy mô hợp đồng tương lai.
đ) Hệ số nhân hợp đồng tương lai.
e) Ngày niêm yết.
g) Phương thức giao dịch.
h) Tháng đáo hạn.
i) Thời gian giao dịch.
k) Bước giá.
l) Đơn vị yết giá.
m) Giá tham chiếu.
n) Biên độ dao động giá.
o) Giới hạn lệnh.
p) Giới hạn vị thế (theo Quy chế nghiệp vụ của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam).
q) Ngày giao dịch cuối cùng.
r) Ngày thanh toán cuối cùng.
s) Phương thức thanh toán.
t) Phương thức xác định giá thanh toán cuối ngày (theo Quy chế nghiệp vụ của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam).
u) Phương thức xác định giá thanh toán cuối cùng (theo Quy chế nghiệp vụ của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam).
v) Mức ký quỹ (theo Quy chế nghiệp vụ của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam).
x) Tiêu chuẩn trái phiếu chuyển giao (đối với Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ).
y) Các điều khoản khác.
2. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều khoản trong mẫu hợp đồng tương lai do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam thực hiện sau khi thống nhất với Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam và có ý kiến chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Cấu trúc mã giao dịch của hợp đồng tương lai bao gồm 03 nhóm ký tự thể hiện các nội dung sau:
a) Tài sản cơ sở.
b) Loại hợp đồng tương lai (F-hợp đồng tương lai).
c) Thời gian đáo hạn.
2. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thực hiện cấp mã giao dịch của hợp đồng tương lai theo quy định tại mẫu hợp đồng tương lai.
Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai quy định tại khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 Thông tư số 58/2021/TT-BTC.
1. Tháng đáo hạn được quy định tại Mẫu hợp đồng tương lai.
2. Việc điều chỉnh tháng đáo hạn thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
Điều 9. Quy mô hợp đồng và hệ số nhân hợp đồng tương lai
1. Quy mô hợp đồng của hợp đồng tương lai được xác định như sau:
a) Đối với hợp đồng tương lai chỉ số, quy mô hợp đồng tương lai chỉ số = (điểm chỉ số) x (hệ số nhân hợp đồng).
b) Đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, quy mô hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ = (mệnh giá trái phiếu Chính phủ cơ sở) x (hệ số nhân hợp đồng).
2. Việc thay đổi điều khoản về quy mô hợp đồng tương lai và hệ số nhân hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
Việc hủy niêm yết đối với hợp đồng tương lai thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 15 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP.
1. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thực hiện các nghĩa vụ đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP.
2. Giao dịch hợp đồng tương lai được thực hiện qua thành viên. Việc nhận, chuyển và thực hiện lệnh, xác nhận kết quả giao dịch của thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 58/2021/TT-BTC và các quy chế có liên quan do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành.
3. Thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh thực hiện quyền, nghĩa vụ về giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP.
Điều 12. Ngày giao dịch đầu tiên
1. Ngày giao dịch đầu tiên của hợp đồng tương lai niêm yết lần đầu là ngày đầu tiên hợp đồng tương lai được giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
2. Ngày giao dịch đầu tiên của các hợp đồng tương lai niêm yết kế tiếp trên cùng tài sản cơ sở được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế này.
Điều 13. Ngày thanh toán cuối cùng
Ngày thanh toán cuối cùng được quy định tại mẫu hợp đồng tương lai.
Điều 14. Thời gian giao dịch và kết cấu phiên giao dịch
1. Hợp đồng tương lai được giao dịch từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ luật lao động. Căn cứ vào mỗi loại hợp đồng tương lai, các phiên giao dịch trong ngày có thể bao gồm:
a) Phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa.
b) Phiên khớp lệnh liên tục.
c) Phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa.
2. Thời gian giao dịch cụ thể do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quy định cụ thể sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
3. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội công bố thông tin về thời gian giao dịch cụ thể theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và tổ chức thực hiện.
1. Biên độ dao động giá được quy định tại mẫu hợp đồng tương lai.
2. Việc thay đổi biên độ dao động giá, bao gồm các trường hợp áp dụng cho thay đổi biên dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên, biên độ dao động giá trong ngày giao dịch cuối cùng, biên độ dao động giá đối với hợp đồng tương lai đáo hạn tháng gần nhất thực hiện theo khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
Điều 16. Giới hạn dao động giá
1. Giới hạn dao động giá đối với hợp đồng tương lai được xác định như sau:
Giá trần = Giá tham chiếu (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá).
Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá).
2. Trường hợp sau khi tính toán, giá trần và giá sàn bằng giá tham chiếu, giới hạn dao động giá được xác định lại như sau:
Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu 01 đơn vị yết giá.
Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu - 01 đơn vị yết giá.
3. Trường hợp giá tham chiếu bằng 01 đơn vị yết giá, giới hạn dao động giá được xác định lại như sau:
Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu 01 đơn vị yết giá.
Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu.
1. Giới hạn lệnh được được quy định tại Mẫu hợp đồng tương lai.
2. Việc điều chỉnh giới hạn lệnh thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
1. Giới hạn vị thế được được quy định tại mẫu hợp đồng tương lai.
2. Việc điều chỉnh giới hạn vị thế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
Điều 19. Phương thức giao dịch
1. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổ chức giao dịch cho các loại hợp đồng tương lai niêm yết theo các phương thức giao dịch sau:
a) Phương thức khớp lệnh bao gồm khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục.
- Phương thức khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán hợp đồng tương lai tại một thời điểm xác định.
- Phương thức khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán hợp đồng tương lai ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
b) Phương thức thoả thuận là phương thức giao dịch trong đó các điều kiện giao dịch được các bên tham gia thoả thuận với nhau và xác nhận thông qua hệ thống giao dịch.
2. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có thể thay đổi phương thức giao dịch đối với từng loại hợp đồng tương lai sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận và thông báo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thực hiện.
Hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán hợp đồng tương lai theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể như sau:
1. Ưu tiên về giá:
a) Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
b) Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
2. Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Điều 21. Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh
1. Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ:
a) Giá khớp lệnh định kỳ là mức giá giao dịch mà tại đó khối lượng giao dịch đạt lớn nhất và tất cả các lệnh mua có mức giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn giá được chọn phải được thực hiện hết.
b) Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm a khoản này, mức giá được lựa chọn thực hiện là mức giá tại đó các lệnh của một bên phải được thực hiện hết, các lệnh của bên đối ứng phải được thực hiện hết hoặc một phần.
c) Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá trùng hoặc gần với mức giá giao dịch gần nhất theo phương thức khớp lệnh.
d) Trường hợp không có mức giá nào thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá thỏa mãn điểm a khoản này và trùng hoặc gần với giá giao dịch gần nhất theo phương thức khớp lệnh.
2. Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục: giá giao dịch là giá của lệnh đối ứng đang chờ trên sổ lệnh.
1. Lệnh giới hạn (LO)
a) Lệnh LO là lệnh mua hoặc bán hợp đồng tương lai tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Mức giá tốt hơn là mức giá cao hơn mức giá xác định đối với lệnh bán và mức giá thấp hơn mức giá xác định đối với lệnh mua.
b) Lệnh LO được nhập vào hệ thống giao dịch theo nguyên tắc sau:
- Lệnh LO được phép nhập vào hệ thống giao dịch trong đợt khớp lệnh liên tục và đợt khớp lệnh định kỳ.
- Lệnh LO có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
2. Lệnh thị trường
a) Lệnh thị trường là lệnh mua hợp đồng tương lai tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán hợp đồng tương lai tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
b) Lệnh thị trường chỉ được nhập vào hệ thống giao dịch trong đợt khớp lệnh liên tục.
c) Lệnh thị trường sẽ bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập nếu không có lệnh đối ứng. Khi có lệnh đối ứng, lệnh thị trường được thực hiện theo quy định đối với từng loại lệnh thị trường tại điểm d khoản này.
d) Các loại lệnh thị trường:
- Lệnh thị trường giới hạn (MTL) là lệnh thị trường nếu không được thực hiện toàn bộ thì phần còn lại của lệnh được chuyển thành lệnh LO với mức giá đặt lệnh là giá khớp lệnh gần nhất. Lệnh MTL được chuyển thành lệnh LO phải tuân thủ các quy định về sửa, hủy đối với lệnh LO.
- Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy (MOK) là lệnh thị trường nếu không được thực hiện toàn bộ thì bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập.
- Lệnh thị trường khớp và hủy (MAK) là lệnh thị trường có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại (nếu có) của lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi khớp lệnh.
3. Lệnh giao dịch tại mức giá mở cửa (ATO)
a) Lệnh ATO là lệnh đặt mua hoặc đặt bán hợp đồng tương lai tại mức giá mở cửa.
b) Khối lượng của lệnh ATO bên mua (hoặc bên bán) được cộng vào khối lượng của bên mua (hoặc bên bán) tại mỗi mức giá để xác định khối lượng giao dịch tại mỗi mức giá trong khi so khớp lệnh định kỳ.
c) Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi phân bổ lệnh khớp.
d) Nếu trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa chỉ có lệnh ATO ở hai bên sổ lệnh thì giá khớp lệnh được xác định như sau:
- Bằng giá tham chiếu nếu tổng khối lượng lệnh mua bằng tổng khối lượng lệnh bán.
- Bằng giá tham chiếu cộng một (01) đơn vị yết giá nếu tổng khối lượng mua lớn hơn tổng khối lượng bán.
- Bằng giá tham chiếu trừ một (01) đơn vị yết giá nếu tổng khối lượng mua nhỏ hơn tổng khối lượng bán.
đ) Lệnh ATO chỉ được nhập vào hệ thống trong đợt khớp lệnh định kỳ mở cửa. Sau thời điểm khớp lệnh của phiên, lệnh không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không được thực hiện hết sẽ tự động bị hủy.
4. Lệnh giao dịch tại mức giá đóng cửa (ATC)
a) Lệnh ATC là lệnh đặt mua hoặc đặt bán hợp đồng tương lai tại mức giá đóng cửa.
b) Khối lượng của lệnh ATC bên mua (hoặc bên bán) được cộng vào khối lượng của bên mua (hoặc bên bán) tại mỗi mức giá để xác định khối lượng giao dịch tại mỗi mức giá trong khi so khớp lệnh định kỳ.
c) Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi phân bổ lệnh khớp.
d) Nếu trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa chỉ có lệnh ATC ở hai bên sổ lệnh thì giá khớp lệnh được xác định như sau:
- Bằng giá giao dịch gần nhất nếu tổng khối lượng lệnh mua bằng tổng khối lượng lệnh bán.
- Bằng giá giao dịch gần nhất cộng một (01) đơn vị yết giá nếu tổng khối lượng mua lớn hơn tổng khối lượng bán.
- Bằng giá giao dịch gần nhất trừ một (01) đơn vị yết giá nếu tổng khối lượng mua nhỏ hơn tổng khối lượng bán.
đ) Lệnh ATC chỉ được nhập vào hệ thống trong đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa. Sau thời điểm khớp lệnh, lệnh không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không được thực hiện hết sẽ tự động bị hủy.
5. Các loại lệnh giao dịch khác do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quy định cụ thể sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Điều 23. Nội dung lệnh đặt của thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh gửi vào hệ thống giao dịch
Thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh gửi lệnh giao dịch chứng khoán phái sinh vào hệ thống giao dịch phải có tối thiểu các nội dung sau:
1. Số hiệu lệnh.
2. Mã thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh.
3. Mã giao dịch của hợp đồng tương lai.
4. Số tài khoản nhà đầu tư.
5. Lệnh: mua, bán, hủy, sửa.
6. Loại lệnh.
7. Khối lượng.
8. Giá đặt lệnh (trong trường hợp đặt lệnh giới hạn).
Điều 24. Sửa, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh
1. Việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh chỉ có hiệu lực đối với lệnh chưa được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện.
2. Lệnh giới hạn được phép sửa giá, khối lượng và hủy lệnh trong thời gian giao dịch. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được xác định như sau:
a) Thứ tự ưu tiên của lệnh không đổi nếu chỉ sửa giảm khối lượng.
b) Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/hoặc sửa giá.
3. Không được phép sửa, hủy lệnh trong toàn bộ phiên khớp lệnh định kỳ.
Điều 25. Nội dung xác nhận kết quả giao dịch khớp lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội xác nhận kết quả khớp lệnh với các nội dung sau:
1. Số hiệu lệnh.
2. Số hiệu xác nhận giao dịch.
3. Mã giao dịch của hợp đồng tương lai.
4. Mã thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh.
5. Số tài khoản nhà đầu tư.
6. Số lượng hợp đồng tương lai khớp lệnh giao dịch.
7. Giá khớp lệnh.
8. Thời gian giao dịch thực hiện.
Điều 26. Lệnh giao dịch thỏa thuận
Giao dịch thỏa thuận được thực hiện theo nguyên tắc có sự tham gia xác nhận của hai bên giao dịch về các nội dung giao dịch thỏa thuận sau đây:
1. Số hiệu lệnh.
2. Mã giao dịch của hợp đồng tương lai.
3. Mã thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh bên mua.
4. Mã thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh bên bán.
5. Giá giao dịch.
6. Khối lượng.
7. Tài khoản nhà đầu tư mua.
8. Tài khoản nhà đầu tư bán.
Điều 27. Sửa, hủy lệnh giao dịch thỏa thuận
1. Giao dịch thoả thuận đã được xác lập trên hệ thống giao dịch (có sự tham gia xác nhận của hai bên giao dịch) không được phép sửa hoặc hủy bỏ.
2. Trong thời gian giao dịch, trường hợp thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh nhập sai lệnh giao dịch thỏa thuận của nhà đầu tư, thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh được phép sửa, hủy lệnh giao dịch thỏa thuận khi lệnh chưa được bên đối tác xác nhận.
Điều 28. Xác định giá thanh toán cuối ngày và giá thanh toán cuối cùng
Giá thanh toán cuối ngày và giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai được Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam tính toán theo phương thức tại Quy chế nghiệp vụ của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam.
Điều 29. Phương thức thanh toán
1. Phương thức thanh toán được quy định tại Mẫu hợp đồng tương lai.
2. Trường hợp hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ sử dụng phương thức thanh toán chuyển giao tài sản cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Thông tư số 58/2021/TT-BTC, trong đó:
a) Tiêu chuẩn trái phiếu chuyển giao được Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam thống nhất với Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam và quy định tại Mẫu hợp đồng tương lai.
b) Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có trách nhiệm công bố thông tin về danh sách trái phiếu có thể chuyển giao kèm theo hệ số chuyển đổi tương ứng của từng mã trái phiếu được tính theo công thức quy định tại điểm c, khoản 2 Điều này. Thời điểm công bố danh sách trái phiếu có thể chuyển giao là ba (03) ngày giao dịch trước ngày giao dịch đầu tiên của hợp đồng tương lai. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thực hiện chốt danh sách trái phiếu có thể chuyển giao đối với các mã hợp đồng tương lai có tháng đáo hạn gần nhất so với ngày hiện tại tối thiểu ba mươi (30) ngày trước ngày giao dịch cuối cùng. Danh sách trái phiếu có thể chuyển giao đối với từng mã giao dịch của hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được cập nhật hàng ngày cho đến ngày chốt danh sách.
c) Hệ số chuyển đổi của các mã trái phiếu trong danh sách trái phiếu có thể chuyển giao không thay đổi trong suốt thời gian niêm yết hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ.
- Trường hợp ngày thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai là ngày giao dịch hưởng quyền của trái phiếu chuyển giao, hệ số chuyển đổi được tính như sau:
- Trường hợp ngày thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai là ngày giao dịch không hưởng quyền của trái phiếu chuyển giao, hệ số chuyển đổi được tính như sau:
Trong đó :
- CF là hệ số chuyển đổi cho trái phiếu chuyển giao.
- Lc là lãi suất danh nghĩa (%/năm) của trái phiếu chuyển giao.
- r là lãi suất danh nghĩa (%/năm) của trái phiếu giả định.
- k là số lần trả lãi trong mỗi năm của trái phiếu chuyển giao.
- n là số kỳ trả lãi còn lại từ sau ngày trả lãi kế tiếp ngày thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai cho đến khi trái phiếu đáo hạn.
- E là số ngày thực tế của kỳ trả lãi có chứa ngày thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai.
- Dn là số ngày thực tế từ ngày thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai đến ngày trả lãi kế tiếp.
3. Trường hợp hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4, khoản 5 Điều 4 Thông tư số 58/2021/TT-BTC.
4. Việc thay đổi phương thức thanh toán thực hiện theo khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
Điều 30. Tạm ngừng, khôi phục giao dịch chứng khoán phái sinh
1. Việc tạm ngừng giao dịch chứng khoán phái sinh thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quyết định tạm ngừng giao dịch sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận và thông báo cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thực hiện. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội công bố thông tin về việc tạm ngừng giao dịch chứng khoán phái sinh.
2. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quyết định khôi phục giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận và thông báo cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội công bố thông tin về việc khôi phục giao dịch.
Điều 31. Giao dịch hợp đồng tương lai của nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP; Điều 5, Điều 6 Thông tư số 58/2021/TT-BTC và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai theo quy định tại Thông tư số 51/2021/TT-BTC ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Điều 32. Hoạt động tạo lập thị trường
Hoạt động tạo lập thị trường thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Điều 33. Các biện pháp ổn định thị trường
Các biện pháp ổn định thị trường được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP.
Điều 34. Ngày giao dịch cuối cùng
1. Ngày giao dịch cuối cùng được quy định tại Mẫu hợp đồng tương lai.
2. Việc thay đổi ngày giao dịch cuối cùng thực hiện theo khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
Điều 35. Sửa lỗi sau giao dịch
Việc sửa lỗi sau giao dịch thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 58/2021/TT-BTC.
1. Các vi phạm đối với Quy chế này của thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh, thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh bị xử lý theo quy định tại Quy chế thành viên do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành.
2. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để xử lý theo quy định đối với các vi phạm quy định pháp luật của nhà đầu tư và các đối tượng khác có liên quan.
1. Các đơn vị có liên quan thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Các nội dung phối hợp giữa Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 158/2020/NĐ-CP và Thông tư số 58/2021/TT-BTC.
3. Các hợp đồng tương lai đang niêm yết và giao dịch trước thời điểm Quy chế này có hiệu lực tiếp tục niêm yết và được giao dịch.
4. Trường hợp văn bản pháp luật được ban hành sau khi Quy chế này có hiệu lực và có quy định khác với nội dung quy định tại Quy chế này thì thực hiện theo văn bản pháp luật đó cho đến khi Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành Quy chế thay thế.
5. Trước khi Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam chính thức hoạt động theo quy định tại Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tiếp tục phối hợp với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện các nội dung liên quan đến Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Quy chế này.
6. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Hội đồng thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quyết định sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận./.
- 1 Thông tư 101/2021/TT-BTC quy định về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 6/2022/TT-BTC hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 về Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
- 4 Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 về Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam
- 5 Quyết định 06/QĐ-SGDVN năm 2022 Quy chế về hệ thống công nghệ thông tin kết nối giao dịch đến Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành
- 6 Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 về Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành
- 7 Quyết định 30/QĐ-HĐTV năm 2022 sửa đổi Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV
- 8 Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam