Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 205/2008/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 01 tháng 8 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/11/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08/3/2002 của Bộ Xây dựng và Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;

Căn cứ Quyết định số 04/2005/QĐ-TTg ngày 06/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010;

Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 12/11/2007 của Tỉnh ủy về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 36/2008/NQ-HĐND ngày 25/4/2008 của HĐND tỉnh về phát triển đô thị tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 575/TTr-SXD ngày 23/7/2008 về việc phê duyệt Đề án phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010, định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các Sở, Ban ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Xuân Huế

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 205/2008/QĐ-UBND ngày 01/8//2008 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

I. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển các đô thị tỉnh Quảng Ngãi

1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân số:

Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng Trung Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và Gia Lai bởi dãy núi Trường Sơn, phía Đông giáp Biển Đông với 144km bờ biển.

Quảng Ngãi là một tỉnh đất hẹp, người đông, 2/3 diện tích là núi rừng và gò đồi, diện tích tự nhiên khoảng 5.135 km², địa hình tự nhiên từ Tây sang Đông chia làm bốn khu vực đồng bằng, miền núi, trung du và hải đảo.

Quảng Ngãi có 03 sông chính: sông Trà Khúc, sông Trà Bồng, sông Vệ đây là nguồn nước chính của tỉnh; Tuy nhiên, chế độ thủy văn tại các sông này khá khắc nghiệt, thường gây ngập lụt trên diện rộng và mùa mưa lũ.

Dân số Quảng Ngãi gần 1,3 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 185.000 người chiếm 14%.

2. Hiện trạng phát triển các đô thị:

a) Các cấp đô thị trong tỉnh:

Tỉnh Quảng Ngãi có cơ cấu hành chính gồm 14 huyện, thành phố. Các đô thị trên địa bàn tỉnh gồm:

- Thành phố Quảng Ngãi - đô thị loại 3 - là trung tâm tỉnh lỵ, giữ vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học... của tỉnh.

- Các đô thị loại 5 là trung tâm cấp huyện: Gồm 13 thị trấn, trung tâm huyện lỵ của tỉnh, giữ vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, văn hoá xã hội của huyện.

Ngoài ra, một số đô thị mới đang trong giai đoạn hình thành và phát triển như: Vạn Tường, Dốc Sỏi, Trà Câu, Phổ Phong, thị trấn mới Sơn Tịnh.

Các đô thị hiện trạng trên địa bàn tỉnh được thống kê theo bảng sau:

Số TT

Tên đô thị

Cấp đô thị

Dân số đô thị

Đất đô thị (ha)

Tỉ lệ đô thị hóa

(%)

 

Toàn tỉnh

 

218.515

6.161

14,36

1

Thành phố Quảng Ngãi

3

101.170

2161

82,5

2

Thị trấn Châu Ổ - huyện Bình Sơn

5

7.559

163

4,2

3

Thị trấn Sơn Tịnh - huyện Sơn Tịnh

5

12.883

154

6,6

4

Thị trấn La Hà - huyện Tư Nghĩa

5

9.469

180

5,2

5

Thị trấn Sông Vệ - huyện Tư Nghĩa

5

6.100

80

4,7

6

Thị trấn Đồng Cát - huyện Mộ Đức

5

8.335

100

5,8

7

Thị trấn Đức Phổ - huyện Đức Phổ

5

8.450

120

5,5

8

Thị trấn Chợ Chùa - huyện Nghĩa Hành

5

9.611

150

9,6

9

Thị trấn Ba Tơ - huyện Ba Tơ

5

4.614

105

9,5

10

Thị trấn Di Lăng - huyện Sơn Hà

5

8.881

148

13,5

11

Thị trấn Trà Xuân - huyện Trà Bồng

5

7.359

80

5,1

12

Đô thị mới Vạn Tường

-

25.284

2400

-

13

Trung tâm huyện lỵ Sơn Tây

-

4.200

100

2,6

14

Trung tâm huyện lỵ Minh Long

-

2.500

50

3,1

15

Trung tâm huyện lỵ Tây Trà

-

2100

120

2,2

16

Trung tâm huyện lỵ Lý Sơn

-

-

60

-

b) Tình hình đô thị hoá:

Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh khá cao - đặc biệt tại thành phố Quảng Ngãi, Khu kinh tế Dung Quất, thị trấn Đức Phổ - do có tác động gia tăng về dân số cùng với việc xây dựng và phát triển của khu, cụm công nghiệp và dịch vụ trong tỉnh.

c) Tình hình xây dựng và quản lý đô thị:

Nhìn chung các đô thị của Quảng Ngãi đã đảm nhiệm được vai trò hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng.

Hầu hết các đô thị của tỉnh đều đã được lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết nên thuận lợi trong công tác quản lý và xây dựng đô thị. Tuy nhiên quy hoạch tổng thể đô thị và khu dân cư nông thôn trên địa bản tỉnh vẫn chưa có, nên việc liên kết phát triển giữa các khu vực trong tỉnh nói riêng và giữa tỉnh Quảng Ngãi với các tỉnh miền Trung nói chung chưa được thuận lợi.

Về quản lý đô thị, Quảng Ngãi là tỉnh đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xây dựng, quản lý đô thị phù hợp nền kinh tế thị trường - thông qua việc triển khai nhiều dự án quy hoạch xây dựng trên địa bàn - tập trung đặc biệt vào các khu vực có tiềm năng phát triển mạnh như Khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp của tỉnh, thành phố Quảng Ngãi, đô thị mới vạn Tường, các khu ở mới... Đất đai đô thị được khai thác sử dụng tương đối hợp lý, tạo được nhiều nguồn lực để phát triển đô thị và công nghiệp.

II. Tiềm năng, các yếu tố thuận lợi trong quá trình phát triển và những mặt tồn tại hạn chế

1. Tiềm năng, các yếu tố thuận lợi:

a) Về nông nghiệp:

- Đất nông nghiệp 88.663ha chiếm 17% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

- Cây trồng đa dạng: Lương thực, thực phẩm, công nghiệp... đặc biệt cây có hiệu quả kinh tế cao là lúa và mía.

b) Về tài nguyên - khoáng sản: Quảng Ngãi là một tỉnh nhỏ được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên khoáng sản như: Graphít, Silimatít ở Sơn Tịnh, Bôxits ở Bình Sơn, sắt ở Mộ Đức, đặc biệt là nguồn suối khoáng (Thạch Bích – Trà Bồng).

c) Về kinh tế rừng: Có 103.850ha diện tích rừng.

d) Về kinh tế biển: Là khu vực có giá trị quan trọng về phát triển kinh tế biển; bước đầu đã hình thành hệ thống cảng biển, cảng nước sâu và có khả năng phát triển những khu du lịch biển mang tầm vóc quốc gia.

e) Về giao thông vận tải: Là vùng tập trung đủ các loại hình giao thông (đường thủy, đường bộ, đường không, đường sắt), thuận lợi trong việc giao thương, vận tải hàng hóa.

g) Về du lịch: Là nơi tập trung nhiều thắng cảnh (12 cảnh đẹp nổi tiếng), giá trị lịch sử, văn hóa (Ba Tơ, Vạn Tường, khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh...).

h) Các cơ sở kinh tế kỹ thuật tạo động lực:

- Quảng Ngãi đã và đang hình thành những tiểu vùng hạt nhân phát triển kinh tế khá năng động như Khu kinh tế Dung Quất, thành phố Quảng Ngãi, Đức Phổ - Sa Huỳnh..., tạo lợi thế để phát triển đô thị và hệ thống hạ tầng xã hội - kỹ thuật trong vùng. Quy hoạch, xây dựng và phát triển nhiều loại hình công nghiệp với quy mô khác nhau: Khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống...

- Chính sách phát triển và cơ chế quản lý của tỉnh hiện nay khá năng động, có khả năng thu hút nhiều nguồn đầu tư phát triển và quan tâm đúng mức đến vấn đề quy hoạch xây dựng.

- Một số cơ sở hạ tầng quan trọng đã được đầu tư xây dựng tại các khu vực trọng điểm phát triển như các trung tâm đào tạo, y tế, bưu chính viễn thông... Các cơ sở đào tạo nghề đã và đang xây dựng; các trường đại học đang trong giai đoạn hình thành đóng vai trò rất thuận lợi trong việc phát triển nguồn nhân lực.

2. Các tồn tại, hạn chế:

a) Trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội nói chung:

- Mối liên kết phát triển kinh tế phát triển giữa các khu vực trong tỉnh nói riêng và giữa tỉnh Quảng Ngãi với các tỉnh miền Trung nói chung còn yếu. Chưa có quy hoạch tổng thể (về giao thông, khu công nghiệp, hệ thống cảng biển...) để liên kết hỗ trợ phát triển giữa các khu vực nên không tránh khỏi việc các địa phương có định hướng phát triển kinh tế trùng lắp lẫn nhau, không phát huy được thế mạnh của riêng mình.

- Là tỉnh có xuất phát điểm về kinh tế thấp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm, năng suất lao động trong nông, lâm nghiệp không cao; có sự chênh lệch lớn về đời sống giữa nông thôn, miền núi với khu vực đô thị.

- Các giải pháp phát triển hạ tầng kỹ thuật chưa thực sự gắn bó với chiến lược bảo vệ nguồn tài nguyên dự trữ của quốc gia và an ninh quốc phòng.

- Nhu cầu về nguồn nước sinh hoạt, sản xuất tại các đô thị, khu công nghiệp; nước tưới nông nghiệp... trong thời gian tới là hết sức lớn, trong khi đó hệ thống công trình thủy lợi phần nào đã xuống cấp. Hiện tại tỉnh Quảng Ngãi đang triển khai dự án hồ chứa nước Nước Trong, về cơ bản có thể giải quyết được nhu cầu này.

b) Trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị nói riêng:

- Tình trạng tăng dân số cơ học tại Quảng Ngãi, đặc biệt tại thành phố Quảng Ngãi, Khu kinh tế Dung Quất và xung quanh các khu công nghiệp tập trung là một vấn đề bức xúc về quản lý đất đai tài nguyên, dân cư, nhà ở.

- Do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch tổng thể đô thị nghiên cứu từ nhiều năm trước đây đã không còn đáp ứng được những yêu cầu thực tế phát triển mới. Một số đô thị huyện lỵ chưa được xác định rõ động lực phát triển đô thị ngoài chức năng hành chính, do vậy sức hút đô thị và vai trò trung tâm đô thị còn thấp, đặc biệt là tại các huyện miền núi, tạo nên phát triển cách biệt giữa các vùng đồng bằng và miền núi.

- Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật tại các đô thị còn yếu kém, chưa tương ứng với tốc độ phát triển dân cư, đô thị và công nông nghiệp của Quảng Ngãi.

- Tình trạng phân bố dân cư và sử dụng đất nông lâm nghiệp để xây dựng đô thị và công nghiệp phần nào ảnh hưởng đến việc phát triển nông lâm nghiệp.

- Vấn đề xây dựng tập trung dày đặc các khu công nghiệp và dân cư, đặc biệt là tại thành phố Quảng Ngãi và các khu dân cư ven quốc lộ, ven sông, hồ đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí...

- Việc quản lý xây dựng còn nhiều hạn chế, xây dựng không theo quy hoạch, phát triển manh mún, hình thức kiến trúc không có định hướng, đặc biệt là tại vùng ngoại vi các đô thị và dọc theo các quốc lộ. Chưa có định hướng riêng cho việc tổ chức không gian các đô thị hướng biển.

- Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch - xây dựng còn thiếu thốn, chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của khu vực.

III. Các căn cứ xây dựng Đề án phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

- Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003.

- Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/11/2001 của Chính phủ vể việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.

- Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08/3/2002 của Bộ Xây dựng và Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.

- Quyết định số 04/2005/QĐ-TTg ngày 06/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010.

- Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 12/11/2007 của Tỉnh ủy về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tiềm năng phát triển các đô thị trên địa bàn tỉnh.

IV. Phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 - định hướng đến năm 2020

1. Quan điểm và mục tiêu phát triển:

a) Các quan điểm phát triển:

+ Phát triển đô thị trên địa bàn toàn tỉnh phù hợp với sự phân bố các vùng kinh tế để mỗi đô thị có cơ sở kinh tế kỹ thuật làm động lực phát triển.

+ Phát triển đô thị trên cơ sở phân bố một hệ thống đô thị trung tâm nhiều cấp, kết hợp giữa cải tạo các đô thị cũ và xây dựng các đô thị mới phù hợp với đặc thù phát triển của từng vùng và là hạt nhân có sức lan toả thúc đẩy vùng nông thôn phát triển.

+ Phát triển đô thị phải chú trọng xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội kỹ thuật, cơ cấu chức năng phân bố hợp lý, bảo vệ các vùng cảnh quan thiên nhiên, các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và sinh thái tự nhiên. Việc xây dựng phù hợp với các điều kiện và sắc thái đặc thù của từng vùng, nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

b) Các mục tiêu phát triển:

b1. Mục tiêu tổng quát phát triển đô thị đến năm 2020:

- Cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo đà thúc đẩy quá trình đô thị hóa toàn tỉnh.

- Từng bước xây dựng hoàn chỉnh các đô thị có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và kỹ thuật hiện đại, có môi trường đô thị trong sạch, được phân bố và phát triển hợp lý trên địa bàn, đảm bảo mỗi đô thị phát triển ổn định, cân bằng, và bền vững.

b2. Mục tiêu cụ thể phát triển đô thị đến năm 2010:

- Tập trung đầu tư phát triển các đô thị trọng điểm gắn với vùng kinh tế của tỉnh và với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để thúc đẩy sự phát triển toàn diện.

- Đầu tư hợp lý xây dựng và phát triển đô thị là các thị trấn huyện lỵ và các trung tâm xã, cụm xã, thị tứ nhằm phát triển nông thôn.

- Tiến hành rà soát lại quy hoạch tổng thể từng đô thị, xác định rõ động lực phát triển mới và tính chất chức năng của đô thị, đặc biệt là về kinh tế của đô thị đối với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói chung, và địa phương nói riêng đồng thời triển khai các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm cho từng đô thị trong giai đoạn đầu.

2. Mô hình cơ cấu phát triển các đô thị theo vùng:

a) Đối với vùng kinh tế công nghiệp và dịch vụ là chủ đạo:

Cơ cấu phát triển đô thị phải dựa trên quy mô phát triển công nghiệp - dịch vụ để xác định các khu chức năng, đặc biệt là các khu ở và hệ thống cây xanh để đảm bảo cân bằng môi trường của vùng công nghiệp.

b) Đối với vùng kinh tế nông lâm nghiệp ở các huyện miền núi:

Cơ cấu phát triển đô thị phải dựa trên khả năng phát triển công nghiệp tiêu dùng địa phương và các dịch vụ cho phát triển nghề rừng và dịch vụ du lịch các vùng cảnh quan lớn như đập Thạch Nham, núi Cà Đam, núi Cao Muôn, Thác Trắng... và các điểm du lịch khác, cần phát triển các trung tâm chuyên ngành.

c) Đối với vùng kinh tế nông nghiệp và dịch vụ phía Tây tỉnh:

Dựa trên khả năng phát triển các cụm công nghiệp tập trung và công nghiệp chế biến nông sản địa phương, các dịch vụ trên trục tỉnh lộ và liên tỉnh lộ, cơ cấu phát triển đô thị chú trọng hình thành các trung tâm dịch vụ giao thông, chế biến và mua bán sản phẩm nông nghiệp và các điểm dịch vụ du lịch trong vùng.

3. Định hướng phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

a) Các đô thị trung tâm:

a1. Đô thị trung tâm cấp vùng: Thành phố Quảng Ngãi.

Thành phố còn giữ vai trò là đô thị trung tâm cấp tỉnh và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định).

+ Mục tiêu phát triển đến năm 2010:

Dự kiến trong tương lai sẽ mở rộng không gian đô thị với tổng diện tích tự nhiên khoảng 8500ha (trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 4000 - 5000ha), quy mô dân số khoảng 200.000 người. Các hướng mở rộng chủ yếu:

- Về phía Bắc: mở rộng thành phố đến hết thị trấn Sơn Tịnh - bao gồm cả khu đô thị Đông Bắc sông Trà Khúc và một phần xã Tịnh Ấn Tây.

Đến năm 2010, thành phố Quảng Ngãi sẽ hoàn chỉnh các tiêu chí của đô thị loại III, phấn đấu đạt các tiêu chí cơ bản của đô thị loại II.

+ Định hướng phát triển đến năm 2020:

Tiếp tục mở rộng không gian đô thị với tổng diện tích tự nhiên khoảng 12.800ha (trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 5000-5500ha, quy mô dân số khoảng 270.000 người. Hướng mở rộng chủ yếu về phía Đông (phía biển): bao gồm các xã Tịnh Ấn Đông, Tịnh Châu, Tịnh Thiện, Tịnh Long, Tịnh Kỳ, Tịnh Khê thuộc huyện Sơn Tịnh và các xã Nghĩa Hà, Nghĩa Phú huyện Tư Nghĩa.

Định hướng thành phố Quảng Ngãi sẽ đạt các tiêu chí và trở thành đô thị loại II vào năm 2015.

a2. Đô thị trung tâm cấp tỉnh:

* Thành phố Vạn Tường: Giữ vai trò là đô thị trung tâm cấp tỉnh đồng thời là đô thị trung tâm của Khu kinh tế Dung Quất với chức năng quản lý hành chính cho toàn khu, là đầu mối của các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ, du lịch... và nghiên cứu khoa học.

+ Mục tiêu phát triển đến năm 2010:

Thành phố Vạn Tường đã được quy hoạch (gồm quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết) với tổng diện tích tự nhiên 2400ha (trong đó đất xây dựng đô thị trong giai đoạn đầu khoảng 800 - 850ha), quy mô dân số khoảng 35.000 - 40.000 người.

Tập trung xây dựng phát triển các khu chức năng quan trọng trong đô thị: Khu dân cư và chuyên gia, Trung tâm phía Bắc, Khu du lịch sinh thái, Lâm viên Vạn Tường.

+ Định hướng phát triển giai đoạn 2010-2020:

Tổng diện tích tự nhiên 2400ha (trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 1000 - 1100ha), quy mô dân số khoảng 110.000 - 130.000 người.

Tiếp tục hoàn thiện các khu chức năng trên kết hợp xây dựng phát triển khu Trung tâm phía Nam Vạn Tường:

Đến năm 2015, đô thị Vạn Tường sẽ phát triển trở thành đô thị loại IV -giữ vai trò là đô thị công nghiệp - dịch vụ - du lịch hiện đại có tầm cỡ của tỉnh cũng như khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

* Thị trấn Đức Phổ: Giữ vai trò là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa - du lịch, khoa học - đào tạo... của vùng phía Nam tỉnh (gồm thị trấn Đức Phổ và Khu kinh tế văn hóa thương mại du lịch Sa Huỳnh); vừa là đô thị cửa ngõ phía Nam của tỉnh.

+ Mục tiêu phát triển đến năm 2010:

Tổng diện tích tự nhiên 11.814ha. Thị trấn Đức Phổ đã được quy hoạch chung với quy mô 1200ha (trong đó đất xây dựng đô thị trong giai đoạn đầu khoảng 400 - 600ha), quy mô dân số khoảng 35.000 - 40.000 người.

Đến năm 2010, thị trấn Đức Phổ sẽ đạt các tiêu chí cơ bản của đô thị loại IV, tập trung đầu tư theo hướng trở thành thị xã trực thuộc tỉnh.

+ Định hướng phát triển giai đoạn 2010 - 2020: Tổng diện tích tự nhiên 11.814ha (trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 900 - 1000ha), quy mô dân số khoảng 50.000 người.

Đến năm 2015, Đức Phổ sẽ hoàn chỉnh các tiêu chí, đạt đô thị loại IV để phát triển thành thị xã trực thuộc tỉnh.

* Chuỗi đô thị Dốc Sỏi - Châu Ổ: Giữ vai trò là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa - du lịch, khoa học - đào tạo... của vùng phía Bắc tỉnh; vừa là đô thị cửa ngõ phía Bắc của tỉnh, đồng thời là đô thị vệ tinh của Khu kinh tế Dung Quất.

+ Mục tiêu phát triển đến năm 2010:

- Đô thị Dốc Sỏi: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 200ha, quy mô dân số khoảng 8.000 - 10.000 người.

- Thị trấn Châu Ổ: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 180 - 200ha, quy mô dân số khoảng 10.000 - 12.000 người.

+ Định hướng phát triển giai đoạn 2010 - 2020:

Kết nối phát triển thành chuỗi đô thị Dốc Sỏi - Châu Ổ với tổng diện tích tự nhiên 1200 - 1400ha (trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 500 - 600ha), quy mô dân số khoảng 25.000 - 30.000 người.

Đến giai đoạn 2015 - 2020, chuỗi đô thị Dốc Sỏi - Châu Ổ sẽ đạt các tiêu chí cơ bản của đô thị loại IV (riêng Dốc Sỏi đạt đô thị loại IV).

a3. Đô thị trung tâm cấp huyện:

Bao gồm các thị trấn, trung tâm huyện lỵ của các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà, Minh Long, Nghĩa Hành, Lý Sơn - giữ vai trò là các trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa - du lịch, khoa học - đào tạo... dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của các huyện. Các đô thị này được dự kiến quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, hoàn chỉnh các tiêu chí của đô thị loại V. Riêng đối với các trung tâm huyện lỵ Sơn Tây, Tây Trà, Minh Long, Lý Sơn, phấn đấu đạt các tiêu chí cơ bản của đô thị loại V để trở thành thị trấn vào năm 2010.

Quy hoạch phát triển các đô thị này được xác định cụ thể như sau:

* Thị trấn Sơn Tịnh - huyện Sơn Tịnh:

+ Mục tiêu phát triển đến năm 2010: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 154ha, quy mô dân số khoảng 14.000 người, tập trung đầu tư đạt chuẩn đô thị loại V.

Đến năm 2010, toàn bộ thị trấn Sơn Tịnh, khu đô thị Đông Bắc sông Trà Khúc và một phần xã Tịnh Ấn Tây sẽ được sáp nhập vào thành phố Quảng Ngãi.

* Thị trấn La Hà - huyện Tư Nghĩa:

+ Mục tiêu phát triển đến năm 2010: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 180ha, quy mô dân số khoảng 12.000 người, tập trung đầu tư đạt chuẩn đô thị loại V.

+ Định hướng phát triển giai đoạn 2010 - 2020: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 180-200ha, quy mô dân số khoảng 14.000 - 15.000 người.

* Thị trấn Sông Vệ - huyện Tư Nghĩa:

+ Mục tiêu phát triển đến năm 2010: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 80ha, quy mô dân số khoảng 8.500 - 9.000 người, tập trung đầu tư đạt chuẩn đô thị loại V.

+ Định hướng phát triển giai đoạn 2010 - 2020: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 100 - 120ha, quy mô dân số khoảng 10.000 - 11.000 người.

* Thị trấn Đồng Cát - huyện Mộ Đức:

+ Mục tiêu phát triển đến năm 2010: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 100ha, quy mô dân số khoảng 9.500 - 10.000 người, tập trung đầu tư đạt chuẩn đô thị loại V.

+ Định hướng phát triển giai đoạn 2010 - 2020: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 120-150ha, quy mô dân số khoảng 11.000 - 12.000 người.

* Thị trấn Di Lăng - huyện Sơn Hà:

+ Mục tiêu phát triển đến năm 2010: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 148ha, quy mô dân số khoảng 9.000 - 9.500 người, tập trung đầu tư đạt chuẩn đô thị loại V.

+ Định hướng phát triển giai đoạn 2010 - 2020: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 160 - 180ha, quy mô dân số khoảng 10.000 - 11.000 người; tập trung đầu tư để đến năm 2015, thị trấn Di Lăng sẽ đạt một số tiêu chí cơ bản của đô thị loại IV, giữ vai trò là trung tâm vùng phía Tây của tỉnh.

* Thị trấn Trà Xuân - huyện Trà Bồng:

+ Mục tiêu phát triển đến năm 2010: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 120ha, quy mô dân số khoảng 8.000 - 8.500 người, tập trung đầu tư đạt chuẩn đô thị loại V.

+ Định hướng phát triển giai đoạn 2010-2020: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 120 - 150ha, quy mô dân số khoảng 9.000 - 10.000 người.

* Thị trấn Chợ Chùa - huyện Nghĩa Hành:

+ Mục tiêu phát triển đến năm 2010: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 150ha, quy mô dân số khoảng 9.500 - 11.000 người, tập trung đầu tư đạt chuẩn đô thị loại V.

+ Định hướng phát triển giai đoạn 2010 - 2020: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 150-180ha, quy mô dân số khoảng 12.000 - 14.000 người.

* Thị trấn Ba Tơ - huyện Ba Tơ:

+ Mục tiêu phát triển đến năm 2010: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 160ha, quy mô dân số khoảng 6.500 - 7.000 người, tập trung đầu tư đạt chuẩn đô thị loại V; tận dụng lợi thế hiện có để phát triển nhanh, tạo thành vùng động lực của khu vực phía Tây tỉnh.

+ Định hướng phát triển giai đoạn 2010 - 2020: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 160ha, quy mô dân số khoảng 8.000 - 10.000 người.

* Trung tâm huyện lỵ Sơn Tây:

+ Mục tiêu phát triển đến năm 2010: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 100ha, quy mô dân số khoảng 5.500 - 6.000 người, tập trung đầu tư theo hướng đô thị loại V.

Đến năm 2010, trung tâm huyện lỵ Sơn Tây sẽ đạt các tiêu chí cơ bản của đô thị loại V để trở thành thị trấn huyện lỵ.

+ Định hướng phát triển giai đoạn 2010 - 2020: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 120 - 140ha, quy mô dân số khoảng 6.000 - 8.000 người.

* Trung tâm huyện lỵ Minh Long:

+ Mục tiêu phát triển đến năm 2010: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 70 - 80ha, quy mô dân số khoảng 3.500 - 5.000 người, tập trung đầu tư theo hướng đô thị loại V.

Đến năm 2010, trung tâm huyện lỵ Minh Long sẽ đạt các tiêu chí cơ bản của đô thị loại V để trở thành thị trấn huyện lỵ.

+ Định hướng phát triển giai đoạn 2010 - 2020: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 80 - 100ha, quy mô dân số khoảng 5.000 - 6.000 người.

* Trung tâm huyện lỵ Tây Trà:

+ Mục tiêu phát triển đến năm 2010: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 120ha, quy mô dân số khoảng 3.000 - 3.500 người, tập trung đầu tư theo hướng đô thị loại V.

+ Định hướng phát triển giai đoạn 2010 - 2020: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 120ha, quy mô dân số khoảng 4.000 - 5.000 người.

Đến năm 2015, trung tâm huyện lỵ Tây Trà sẽ đạt các tiêu chí cơ bản của đô thị loại V để trở thành thị trấn huyện lỵ.

* Trung tâm huyện lỵ Lý Sơn:

+ Mục tiêu phát triển đến năm 2010: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 60ha, quy mô dân số khoảng 4.000 - 5.000 người, tập trung đầu tư theo hướng đô thị loại V.

+ Định hướng phát triển giai đoạn 2010 - 2020: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 60-80ha, quy mô dân số khoảng 5.000 - 6.000 người.

Đến năm 2015, trung tâm huyện lỵ Lý Sơn sẽ đạt các tiêu chí cơ bản của đô thị loại V để trở thành thị trấn huyện lỵ.

b) Các đô thị mới (thị tứ, thị trấn) trực thuộc huyện:

b1. Mục tiêu phát triển đến năm 2010:

Dự kiến đến năm 2010, hình thành và phát triển các đô thị mới sau:

+ Thị trấn mới Sơn Tịnh - huyện Sơn Tịnh: Tổng diện tích tự nhiên dự kiến khoảng 900 - 1.000ha, diện tích đất quy hoạch xây dựng đô thị khoảng 150 - 200ha, quy mô dân số khoảng 10.000 - 15.000 người.

Đây là thị trấn huyện lỵ mới của huyện Sơn Tịnh, thay cho thị trấn cũ sáp nhập vào thành phố Quảng Ngãi. Vị trí khu trung tâm thị trấn mới dự kiến bố trí tại xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh.

+ Thị trấn Trà Câu - huyện Đức Phổ: Tổng diện tích đất quy hoạch xây dựng đô thị khoảng 100 - 150ha, quy mô dân số khoảng 7.000 - 8.000 người.

Đây là thị trấn mới của huyện Đức Phổ; hình thành, phát triển trên cơ sở xã Phổ Văn và xã Phổ Thuận hiện trạng.

Đến năm 2015, khi thị trấn Đức Phổ phát triển lên đô thị loại IV, trở thành thị xã trực thuộc tỉnh; thị trấn Trà Câu có thể trở thành thị trấn huyện lỵ mới của huyện Đức Phổ.

+ Thị trấn Thạch Trụ - huyện Mộ Đức: Tổng diện tích đất quy hoạch xây dựng đô thị khoảng 70-80ha, quy mô dân số khoảng 6.000 - 8.000 người.

Đây là thị trấn mới của huyện Mộ Đức; hình thành, phát triển trên cơ sở thị tứ Đức Lân hiện trạng.

+ Thị trấn Sa Huỳnh - huyện Đức Phổ: tổng diện tích đất quy hoạch xây dựng đô thị khoảng 80-100ha, quy mô dân số khoảng 8.000 - 10.000 người.

Đây là thị trấn mới của huyện Đức Phổ; hình thành, phát triển trên cơ sở thị tứ Sa Huỳnh và xã Phổ Thạnh hiện trạng.

b2. Định hướng phát triển đến năm 2020:

Dự kiến từ năm 2010 đến năm 2020, hình thành và phát triển các đô thị mới sau:

+ Thị trấn Nam Sông Vệ - huyện Mộ Đức: Hình thành, phát triển trên cơ sở xã Đức Nhuận hiện trạng.

+ Thị trấn Phổ Phong - huyện Đức Phổ: Hình thành, phát triển trên cơ sở xã Phổ Phong hiện trạng.

+ Thị tứ Ba Vì - huyện Ba Tơ: Hình thành, phát triển trên cơ sở Trung tâm cụm xã Ba Vì hiện trạng.

+ Thị tứ Ba Động - huyện Ba Tơ: Hình thành, phát triển trên cơ sở Trung tâm cụm xã Ba Động hiện trạng.

+ Thị tứ Phú Thọ - huyện Tư Nghĩa: Hình thành, phát triển trên cơ sở xã Nghĩa Phú hiện trạng.

+ Thị tứ Thu Xà - huyện Tư Nghĩa: Hình thành, phát triển trên cơ sở xã Nghĩa Hòa hiện trạng.

+ Thị tứ Nghĩa Kỳ - huyện Tư Nghĩa: Hình thành, phát triển trên cơ sở xã Nghĩa Kỳ hiện trạng.

+ Thị tứ Thi Phổ - huyện Mộ Đức: Hình thành, phát triển trên cơ sở xã Đức Thạnh hiện trạng.

+ Thị tứ Sa Kỳ - huyện Bình Sơn: Hình thành, phát triển trên cơ sở xã Bình Châu hiện trạng.

+ Thị tứ Ba Gia - huyện Sơn Tịnh: Hình thành, phát triển trên cơ sở xã Tịnh Bắc hiện trạng.

BẢNG TỔNG HỢP MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2010 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

TT

Tên đô thị

Cấp đô thị

Quy hoạch 2010

Định hướng 2020

Đất đô thị (ha)

Dân số đô thị (người)

Đất đô thị (ha)

Dân số đô thị (người)

I

Đô thị trung tâm cấp vùng:

 

 

 

 

 

1

Thành phố Quảng Ngãi

2

4.500

200.000

5.500

270.000

II

Đô thị trung tâm cấp tỉnh:

 

 

 

 

 

1

Đô thị Vạn Tường

4

2.400

35.000

2.400

120.000

2

Thị trấn Đức Phổ - Huyện Đức Phổ

4

400-600

40.000

1200

50.000

3

Chuỗi đô thị Dốc Sỏi - Châu Ổ - Huyện Bình Sơn

4

400

20.000

600

30.000

III

Đô thị trung tâm cấp huyện

 

 

 

 

 

1

Thị trấn Sơn Tịnh - Huyện Sơn Tịnh

 

Sáp nhập vào thành phố Quảng Ngãi

2

Thị trấn La Hà - Huyện Tư Nghĩa

5

180

11.000

180-200

13.000

3

Thị trấn Sông Vê - Huyện Tư Nghĩa

5

80

9.000

100-120

11.000

4

Thị trấn Đồng Cát - Huyện Mộ Đức

5

100

10.000

120-140

12.000

5

Thị trấn Di Lăng - Huyện Sơn Hà

5

148

9.500

160-170

11.000

6

Thị trấn Trà Xuân - Huyện Trà Bồng

5

120

8.000

120-140

10.000

7

Thị trấn Chợ Chùa - Huyện Nghĩa Hành

5

150

10.000

150-170

13.000

8

Thị trấn Ba Tơ - Huyện Ba Tơ

5

160

7.000

160-180

9.000

9

Trung tâm huyện lỵ Sơn Tây

5

100

5.500

120-140

7.000

10

Trung tâm huyện lỵ Minh Long

5

70-80

4.000

80-100

5.000

11

Trung tâm huyện lỵ Tây Trà

5

120

3.000

120-130

4.000

12

Trung tâm huyện lỵ Lý Sơn

5

60

4.500

70-90

6.000

IV

Các đô thị mới (thị tứ, thị trấn) trực thuộc huyện:

 

 

 

 

 

1

Thị trấn mới Sơn Tịnh - huyện Sơn Tịnh

5

150-200

12.000

Định hướng hình thành trong giai đoạn 2010-2015

2

Thị trấn Thạch Trụ - huyện Mộ Đức

5

70-80

7.000

3

Thị trấn Sa Huỳnh - huyện Đức Phổ

5

80-100

9.000

4

Thị trấn Trà Câu - huyện Đức Phổ

5

100-120

7.000

5

Thị trấn Phổ Phong - huyện Đức Phổ

5

100-120

7.000

6

Thị trấn Nam Sông Vệ - huyện Mộ Đức

5

60-80

6.000

7

Thị tứ Thi Phổ - huyện Mộ Đức

-

-

-

Định hướng hình thành trong giai đoạn 2010-2015

8

Thị tứ Thu Xà - huyện Tư Nghĩa

-

-

-

9

Thị tứ Phú Thọ - huyện Tư Nghĩa

-

-

-

10

Thị tứ Nghĩa Kỳ - huyện Tư Nghĩa

-

-

-

11

Thị tứ Ba Gia - huyện Sơn Tịnh

 

-

-

12

Thị tứ Sa Kỳ - huyện Bình Sơn

-

-

-

13

Thị tứ Ba Vì - huyện Ba Tơ

-

-

-

Định hướng hình thành trong giai đoạn 2015-2020

14

Thị tứ Ba Động - huyện Ba Tơ

-

-

-

V. Giải pháp chủ yếu và kế hoạch thực hiện

1. Cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh:

Tiếp tục thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 04/2005/QĐ-TTg ngày 06/01/2005. Rà soát và hoàn tất việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại các huyện, thành phố.

2. Quản lý công tác quy hoạch xây dựng đô thị:

- Kiểm tra, rà soát lại tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị đã thực hiện; thống kê các vấn đề bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; từ đó đề xuất giải pháp điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

- Tổ chức lập quy hoạch xây dựng đối với tất cả các đô thị mới chưa có quy hoạch, làm cơ sở pháp lý ban đầu trong việc quản lý, đầu tư xây dựng và phát triển đô thị.

- Tổ chức lập và khớp nối quy hoạch chi tiết trung tâm các đô thị đến tỉ lệ 1/500, đặc biệt là các khu chức năng quan trọng của đô thị, nhằm phục vụ quản lý một cách có hiệu quả việc phát triển không gian cảnh quan đô thị.

3. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, gắn với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững:

- Nâng cấp, bảo dưỡng, sử dụng triệt để hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, tập trung đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật trọng điểm của đô thị.

- Từng bước cải thiện và nâng cao các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường...), đảm bảo đạt các tiêu chí cần thiết theo quy định đối với từng cấp đô thị.

- Phát triển kết hợp chỉnh trang nâng cấp hệ thống hạ tầng xã hội (nhà ở, công trình công cộng, công viên cây xanh - thể dục thể thao...), góp phần hoàn thiện không gian cảnh quan đô thị.

- Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu trung tâm của các đô thị; tập trung các cơ sở này vào các cụm, khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo điều kiện xử lý ô nhiễm môi trường triệt để.

Trên cơ sở định hướng quy hoạch phát triển đã xác định ở phần trên, các đô thị cần tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, đảm bảo đạt các chỉ tiêu theo quy định đối từng cấp đô thị. Cụ thể:

a) Đối với vị trí và phạm vi ảnh hưởng của đô thị:

Loại đô thị

Chỉ tiêu vị trí và phạm vi ảnh hưởng

II

Yêu cầu

Thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thành phố thuộc tỉnh, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia và trung tâm tổng hợp cấp vùng

Tối thiểu

Thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thành phố thuộc tỉnh, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp vùng và trung tâm tổng hợp cấp tỉnh

III

Yêu cầu

Thành phố trực thuộc tỉnh, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp vùng và trung tâm tổng hợp cấp tỉnh

Tối thiểu

Thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, đô thị trung tâm tổng hợp cấp tỉnh

IV

Yêu cầu

Thị xã tỉnh lỵ thuộc tỉnh, đô thị trung tâm tổng hợp cấp tỉnh

Tối thiểu

Thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh hoặc thị trấn trung tâm tổng hợp của huyện và trung tâm chuyên ngành của tỉnh

V

Yêu cầu

Thị trấn huyện lỵ thuộc huyện và là trung tâm tổng hợp cấp huyện

Tối thiểu

Thị trấn thuộc huyện, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp huyện và trung tâm tổng hợp cấp tiểu vùng

b) Đối với các chỉ tiêu khác:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Đô thị loại II

Đô thị loại III

Đô thị loại IV

Đô thị loại V

I

Chỉ tiêu kinh tế - xã hội

 

 

 

 

 

1

Tổng thu ngân sách trên địa bàn

đồng/năm

≥100 tỷ

40 tỷ

≥20 tỷ

10 tỷ

2

Thu nhập bình quân đầu người/năm

USD/người

600

500

400

≥300

3

Cân đối thu chi ngân sách (chi thường xuyên)

 

Cân đối dư

Cân đối dư

Cân đối dư

Cân đối đủ hoặc dư

4

Mức tăng trưởng kinh tế trung bình

%/năm

7%

6%

5%

4%

5

Tỷ lệ các hộ nghèo

 

Dưới 10%

Dưới 12%

Dưới 15%

Dưới 17%

6

Mức tăng dân số hàng năm

 

Trên 1,8%

Trên 1,6%

Trên 1,4 %

Trên 1,2%

II

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

 

≥ 80%

≥ 75%

≥ 70%

≥ 65%

III

Quy mô dân số đô thị

người

250000

100000

50000

4000

IV

Mật độ dân số đô thị

người/km2

10000

8000

6000

4000

V

Cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

 

1

Nhà ở và công trình công cộng

 

 

 

 

 

1.1

Diện tích xây dựng nhà ở

m²sàn/ người

10

12

12

12

1.2

Tỷ lệ nhà ở kiên cố so với tổng quỹ nhà

%

60

40

40

30

1.3

Đất xây dựng công trình công cộng cấp khu ở

m²/ người

1,5-2,0

1,0-1,5

1,0-1,5

1,0-1,5

1.4

Chỉ tiêu đất dân dụng

m²/ người

54-61

61-78

61-78

>80

1.5

Đất xây dựng công trình phục vụ công cộng cấp đô thị

m²/ người

4-5

3-5

3-4

3-3,5

2

Chỉ tiêu về giao thông

 

 

 

 

 

2.1

Đầu mối giao thông

Cấp

- Quốc tế

- Vùng

- Vùng

- Tỉnh

- Tỉnh

- Tiểu vùng

- Tiểu vùng

2.2

Tỷ lệ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị

%

21-23

18-20

16-18

16-18

2.3

Mật độ đường chính (đường nhựa)

km/km2

4,5-5

3,5-4

3,5-4

3-3,5

2.4

Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng tối thiểu

%

4

2

0

0

3

Chỉ tiêu cấp nước

 

 

 

 

 

3.1

Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt

Lít/người/ ngày

100

80

80

80

3.2

Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch

%

70

70

60

50

4

Chỉ tiêu thoát nước

 

 

 

 

 

4.1

Mật độ đường ống thoát nước chính

km/km2

4,5-5

4,5-5

3,5-4

3,5-4

4.2

Tỷ lệ nước bẩn được thu gom và xử lý

%

60

60

30

20

5

Chỉ tiêu về cấp điện và chiếu sáng đô thị

 

 

 

 

 

5.1

Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt

kwh/ng/ năm

700

700

350

250

5.2

Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng

%

95

90

85

80

6

Chỉ tiêu về thông tin và bưu điện

 

 

 

 

 

6.1

Bình quân số máy trên số dân

máy/100 người

8

6

6

4

7

Chỉ tiêu về vệ sinh môi trường

 

 

 

 

 

7.1

Đất cây xanh toàn đô thị

m2/người

> 10

> 10

7 - 10

7

7.2

Đất cây xanh công cộng (trong khu dân dụng)

m2/người

7

7

7

4

7.3

Tỷ lệ rác và các chất thải rắn được thu gom, xử lý bằng công nghệ thích hợp

%

90

90

80

65

4. Phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch:

Tập trung đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố. Ưu tiên phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ, du lịch phù hợp với tiềm năng, nguồn lực của địa phương. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tiến độ đô thị hóa.

5. Phát triển văn hóa - xã hội, xây dựng nếp sống văn minh đô thị:

- Củng cố, xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế, thể dục thể thao, các công trình và thiết chế văn hóa trong từng đô thị nhằm đảm bảo nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí cho nhân dân; góp phần thu hút khách du lịch đến địa phương.

6. Nâng cao năng lực quản lý đô thị:

- Từng bước hoàn thiện và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý đô thị - đặc biệt là bộ phận quản lý xây dựng cơ bản tại các địa phương. Thành lập tổ chức Thanh tra chuyên ngành xây dựng tại các huyện, thành phố.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đô thị, nhằm hướng dẫn và tăng cường công tác quản lý đô thị.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân tham gia vào quá trình quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị; coi đó là trách nhiệm chung của mỗi người và cả cộng đồng.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính và công tác cán bộ trong quản lý đô thị.

7. Bảo đảm quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội:

Trong quy hoạch, phát triển đô thị phải gắn liền với công tác bảo đảm quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội; quản lý các hoạt động văn hóa, du lịch... theo quy định của pháp luật; kiên quyết đấu tranh bài trừ các tệ nạn ma tuý, mại dâm, đấu tranh phòng chống tội phạm..., đảm bảo môi trường xã hội của đô thị lành mạnh và an toàn.

8. Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng:

- Tiếp tục khai thác một cách hợp lý, có hiệu quả quỹ nhà, đất đô thị; chú trọng phát triển thị trường bất động sản có sự quản lý của Nhà nước.

- Đẩy mạnh việc huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tham gia xây dựng hạ tầng đô thị, thực hiện tốt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".

- Nghiên cứu phát hành các hình thức trái phiếu để tạo nguồn vốn đầu tư như trái phiếu công trình, trái phiếu đô thị...

- Kêu gọi, huy động vốn đầu tư nước ngoài.

- Nghiên cứu kết hợp, lồng ghép đưa các dự án, công trình trọng điểm của địa phương vào các chương trình mục tiêu, dự án chuyên ngành của các Bộ, Chính phủ nhằm khai thác nguồn vốn từ Trung ương.

VI. Kinh phí, nguồn vốn thực hiện

1. Khái toán kinh phí:

Kinh phí đầu tư xây dựng, chỉnh trang và nâng cấp hệ thống hạ tầng đô thị được khái toán theo mức bình quân trên 1 ha (tham khảo dựa trên suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố tại công văn số 1600/BXD-VP ngày 25/7/2007).

Kinh phí được khái toán bao gồm hai phần chính sau:

+ Chi phí đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật - bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình hạ tầng như hệ thống thoát nước (tuyến ống thoát nước, hố ga, trạm bơm, trạm xử lý); hệ thống cấp nước (tuyến ống cấp nước, bể chứa, trạm bơm); hệ thống điện (điện chiếu sáng, sinh hoạt, trạm biến thế) đường đô thị và các công tác khác như san nền, cây xanh đường phố...

+ Chi phí đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình hạ tầng xã hội phục vụ công cộng thiết yếu: Bệnh viện, trường học, trụ sở các cơ quan hành chính, công trình văn hóa - thể dục thể thao, công viên...

Kinh phí đầu tư xây dựng, chỉnh trang và nâng cấp hệ thống hạ tầng đô thị chưa bao gồm chi phí cho một số công tác như:

- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có).

- Đánh giá tác động môi trường và xử lý các tác động của dự án đến môi trường (nếu có).

- Gia cố đặc biệt về nền móng công trình (nếu có).

Suất vốn đầu tư xây dựng (mới 100%) hệ thống hạ tầng đô thị được tính bình quân cho 1 ha diện tích đất đô thị - bao gồm:

+ Suất vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật:

- Đô thị có quy mô đến 50ha: Vkt = 3,7 tỉ đồng/ha.

- Đô thị có quy mô trên 50ha: Vkt = 3,5 tỉ đồng/ha.

+ Suất vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu:

- Đô thị có quy mô đến 50ha: Vxh = 1,75 tỉ đồng/ha.

- Đô thị có quy mô trên 50ha: Vxh = 1,6 tỉ đồng/ha.

Tùy theo đặc điểm, hiện trạng hạ tầng, nhu cầu chỉnh trang và nâng cấp của từng đô thị mà vận dụng tỉ lệ suất vốn đầu tư cho phù hợp. Kinh phí đầu tư xây dựng, chỉnh trang và nâng cấp hệ thống hạ tầng của một đô thị được khái toán theo công thức sau:

T = (k1 x Vkt + k2 x Vxh) x Sđt

Trong đó:

- T: tổng kinh phí cần thiết để đầu tư xây dựng, chỉnh trang và nâng cấp đô thị đạt chuẩn.

- k1: tỉ lệ suất vốn đầu tư phần hạ tầng kỹ thuật đối với từng đô thị

- k2: tỉ lệ suất vốn đầu tư phần hạ tầng xã hội đối với từng đô thị

- Sđt: diện tích phần nội thị của đô thị.

Tổng kinh phí cần thiết để đầu tư xây dựng, chỉnh trang và nâng cấp các đô thị trên địa bàn tỉnh được khái toán tổng hợp theo bảng sau:

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tên đô thị

Diện tích

Sđt (ha)

Suất vốn đầu tư

Hệ số

Tổng kinh phí

Vkt

Vxh

k1

k2

1

Thành phố Quảng Ngãi

2.500

3.500

1.600

35%

15%

3.662.500

2

Đô thị Vạn Tường

2.400

3.500

1.600

70%

70%

8.568.000

3

Thị trấn Đức Phổ - Huyện Đức Phổ

800

3.500

1.600

50%

20%

1.656.000

4

Chuỗi đô thị Dốc Sỏi-Châu Ổ - H. Bình Sơn

600

3.500

1.600

60%

30%

1.548.000

5

Thị trấn La Hà - Huyện Tư Nghĩa

180

3.500

1.600

35%

15%

263.700

6

Thị trấn Sông Vê - Huyện Tư Nghĩa

120

3.500

1.600

35%

15%

175.800

7

Thị trấn Đồng Cát - Huyện Mộ Đức

140

3.500

1.600

35%

15%

205.100

8

Thị trấn Di Lăng - Huyện Sơn Hà

170

3.500

1.600

50%

20%

351.900

9

Thị trấn Trà Xuân - Huyện Trà Bồng

140

3.500

1.600

40%

20%

240.800

10

Thị trấn Chợ Chùa - Huyện Nghĩa Hành

170

3.500

1.600

40%

15%

278.800

11

Thị trấn Ba Tơ - Huyện Ba Tơ

160

3.500

1.600

40%

15%

295.200

12

Trung tâm huyện lỵ Sơn Tây

140

3.500

1.600

60%

20%

338.800

13

Trung tâm huyện lỵ Minh Long

100

3.500

1.600

45%

20%

189.500

14

Trung tâm huyện lỵ Tây Trà

120

3.500

1.600

65%

25%

321.000

15

Trung tâm huyện lỵ Lý Sơn

80

3.500

1.600

65%

25%

214.000

16

Thị trấn mới Sơn Tịnh - huyện Sơn Tịnh

150

3.500

1.600

100%

100%

765.000

17

Thị trấn Thạch Trụ - huyện Mộ Đức

80

3.500

1.600

60%

30%

206.400

18

Thị trấn Sa Huỳnh - huyện Đức Phổ

100

3.500

1.600

60%

30%

258.000

19

Thị trấn Trà Câu - huyện Đức Phổ

120

3.500

1.600

60%

30%

309.600

20

Thị trấn Phổ Phong - huyện Đức Phổ

120

3.500

1.600

60%

30%

309.600

21

Thị trấn Nam Sông Vệ - huyện Mộ Đức

80

3.500

1.600

60%

30%

206.400

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

20.364.100

* Các Thị tứ mới (dự kiến sẽ hình thành sau năm 2010) không đưa vào bảng khái toán kinh phí do chưa thể phân tích cụ thể các yếu tố chính như: động lực, tiềm năng phát triển, quy mô... của đô thị.

* Tổng kinh phí được khái toán trên tính theo thời điểm hiện tại, đảm bảo mức tối thiểu đối với các chỉ tiêu. Kinh phí này mang tính tương đối và có thể cao hơn nếu tính toán các chỉ tiêu đạt mức tối đa.

2. Phân kỳ đầu tư:

Việc phân kỳ nguồn vốn đầu tư được tính toán chủ yếu dựa trên mức độ tăng trưởng kinh tế, khả năng thu hút đầu tư, tiềm lực và nguồn thu ngân sách của từng địa phương. Ngoài ra, vấn đề này còn phụ thuộc vào tính chất, chức năng, tầm quan trọng và mục tiêu phát triển của đô thị trong thời gian sắp tới.

Việc phân kỳ nguồn vốn đầu tư mang tính chất tham khảo và có thể linh động điều chỉnh theo từng giai đoạn cho phù hợp với tiềm lực, khả năng phát triển của đô thị - được khái toán theo bảng sau:

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tên đô thị

Tổng kinh phí

Giai đoạn 2008-2010

Giai đoạn 2011-2012

Giai đoạn 2013-2015

Giai đoạn 2016-2020

2008

2009

2010

1

Thành phố Quảng Ngãi

3.662.500

146.500

219.750

366.250

1.098.750

1.831.250

0

2

Đô thị Vạn Tường

8.568.000

342.720

514.080

856.800

2.570.400

4.284.000

0

3

Thị trấn Đức Phổ

1.656.000

66.240

99.360

165.600

496.800

828.000

0

4

Chuỗi đô thị Dốc Sỏi-Châu Ổ

1.548.000

61.920

92.880

154.800

464.400

774.000

0

5

Thị trấn Di Lăng

351.900

17.595

35.190

87.975

140.760

70.380

0

6

Thị trấn La Hà

263.700

6.593

13.185

21.096

52.740

92.295

77.792

7

Thị trấn Sông Vệ

175.800

4.395

8.790

14.064

35.160

61.530

51.861

8

Thị trấn Đồng Cát

205.100

5.128

10.255

16.408

41.020

71.785

60.505

9

Thị trấn Trà Xuân

240.800

6.020

12.040

19.264

48.160

84.280

71.036

10

Thị trấn Chợ Chùa

278.800

6.970

13.940

22.304

55.760

97.580

82.246

11

Thị trấn Ba Tơ

295.200

7.380

14.760

23.616

59.040

103.320

87.084

12

Trung tâm huyện lỵ Sơn Tây

338.800

8.470

16.940

27.104

67.760

118.580

99.946

13

Trung tâm huyện lỵ Minh Long

189.500

4.738

9.475

15.160

37.900

66.325

55.903

14

Trung tâm huyện lỵ Tây Trà

321.000

8.025

16.050

25.680

64.200

112.350

94.695

15

Trung tâm huyện lỵ Lý Sơn

214.000

5.350

10.700

17.120

42.800

74.900

63.130

16

Thị trấn mới Sơn Tịnh

765.000

19.125

38.250

61.200

153.000

267.750

225.675

17

Thị trấn Thạch Trụ

206.400

5.160

10.320

16.512

41.280

72.240

60.888

18

Thị trấn Sa Huỳnh

258.000

6.450

12.900

20.640

51.600

90.300

76.110

19

Thị trấn Trà Câu

309.600

7.740

15.480

24.768

61.920

108.360

91.332

20

Thị trấn Phổ Phong

309.600

7.740

15.480

24.768

61.920

108.360

91.332

21

Thị trấn Nam Sông Vệ

206.400

5.160

10.320

16.512

41.280

72.240

60.888

 

TỔNG CỘNG

20.364.100

749.418

1.190.145

1.997.641

5.686.650

9.389.825

1.350.422

3. Nguồn vốn thực hiện:

Để đầu tư xây dựng, chỉnh trang và nâng cấp hệ thống hạ tầng đô thị theo đúng mục tiêu đã đề ra sẽ tốn kém kinh phí khá lớn. Do vậy, nguồn vốn đầu tư không thể dựa vào một nguồn duy nhất mà nên áp dụng nhiều hình thức tuỳ điều kiện cụ thể.

Trên cơ sở các nguồn lực đầu tư có thể huy động đã được phân tích ở phần trên, đối với từng hạng mục dự án, từng công trình có thể vận dụng nhiều hình thức nguồn vốn khác nhau như: Vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn từ quĩ đấu giá quyền sử dụng đất, vốn vay từ các quỹ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp, vốn viện trợ từ nhiều nguồn khác nhau…

Riêng đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cần ưu tiên tập trung đầu tư trong các lĩnh vực: lập quy hoạch (trong đó cần đẩy mạnh công tác lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500), đền bù giải tỏa, hệ thống giao thông - thoát nước chính, các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu trong các đô thị. Một số công trình hạ tầng quan trọng khác (cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông, công viên cây xanh...) có thể kết hợp một cách linh động giữa nguồn vốn ngân sách với các nguồn vốn.

Nguồn vốn ngân sách ưu tiên đầu tư được khái toán theo bảng sau:

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tên đô thị

Diện tích

Sđt (ha)

Lập QHCT

Giao thông chính

Thoát nước

Tổng kinh phí

K.lượng (ha)

Thành tiền

K.lượng (km)

Thành tiền

K.lượng (km)

Thành tiền

1

Thành phố Quảng Ngãi

2.500

800

24.000

62,5

875.000

75,0

187.500

1.086.500

2

Đô thị Vạn Tường

2.400

600

18.000

96,0

960.000

84,0

210.000

1.188.000

3

Thị trấn Đức Phổ - Huyện Đức Phổ

800

400

12.000

20,0

240.000

28,0

70.000

322.000

4

Chuỗi đô thị Dốc Sỏi-Châu Ổ - H. Bình Sơn

600

300

9.000

18,0

216.000

21,0

52.500

277.500

5

Thị trấn La Hà - Huyện Tư Nghĩa

180

100

3.000

5,4

59.400

6,3

15.750

78.150

6

Thị trấn Sông Vê - Huyện Tư Nghĩa

120

80

2.400

3,6

39.600

4,2

10.500

52.500

7

Thị trấn Đồng Cát - Huyện Mộ Đức

140

60

1.800

4,2

46.200

4,9

12.250

60.250

8

Thị trấn Di Lăng - Huyện Sơn Hà

170

100

3.000

5,1

56.100

6,0

14.875

73.975

9

Thị trấn Trà Xuân - Huyện Trà Bồng

140

80

2.400

4,2

46.200

4,9

12.250

60.850

10

Thị trấn Chợ Chùa – Huyện Nghĩa Hành

170

80

2.400

5,1

56.100

6,0

14.875

73.375

11

Thị trấn Ba Tơ - Huyện Ba Tơ

160

80

2.400

5,4

59.400

6,3

15.750

77.550

12

Trung tâm huyện lỵ Sơn Tây

140

70

2.100

4,2

46.200

4,9

12.250

60.550

13

Trung tâm huyện lỵ Minh Long

100

60

1.800

3,0

33.000

3,5

8.750

43.550

14

Trung tâm huyện lỵ Tây Trà

120

50

1.500

3,6

39.600

4,2

10.500

51.600

15

Trung tâm huyện lỵ Lý Sơn

80

50

1.500

2,4

26.400

2,8

7.000

34.900

16

Thị trấn mới Sơn Tịnh - huyện Sơn Tịnh

150

100

3.000

4,5

49.500

5,3

13.125

65.625

17

Thị trấn Thạch Trụ - huyện Mộ Đức

80

50

1.500

2,4

26.400

2,8

7.000

34.900

18

Thị trấn Sa Huỳnh - huyện Đức Phổ

100

60

1.800

3,0

33.000

3,5

8.750

43.550

19

Thị trấn Trà Câu - huyện Đức Phổ

120

60

1.800

3,6

39.600

4,2

10.500

51.900

20

Thị trấn Phổ Phong – huyện Đức Phổ

120

70

2.100

3,6

39.600

4,2

10.500

52.200

21

Thị trấn Nam Sông Vệ - huyện Mộ Đức

80

50

1.500

2,4

26.400

2,8

7.000

34.900

 

TỔNG CỘNG

 

 

99.000

 

3.013.700

 

711.625

3.824.325

* Nguồn vốn ngân sách trên có tính đến yếu tố trượt giá (trung bình khoảng 8% - 10%/năm).

* Nguồn vốn này có thể tăng thêm do có thể phải đầu tư thêm một số hạ tầng khác của đô thị.

* Kinh phí đầu tư đường giao thông đã có tính đến phần khối lượng dành cho đền bù, giải tỏa để thực hiện dự án.

Nguồn vốn ngân sách trên có thể phân bổ theo từng giai đoạn như sau:

TT

Tên đô thị

Tổng kinh phí

Giai đoạn 2008-2010

Giai đoạn 2011-2012

Giai đoạn 2013-2015

Giai đoạn 2016-2020

2008

2009

2010

1

Thành phố Quảng Ngãi

1.086.500

38.028

65.190

108.650

325.950

548.683

0

2

Đô thị Vạn Tường

1.188.000

41.580

71.280

118.800

356.400

599.940

0

3

Thị trấn Đức Phổ

322.000

11.270

19.320

32.200

96.600

162.610

0

4

Chuỗi đô thị Dốc Sỏi-Châu Ổ

277.500

9.713

16.650

27.750

83.250

140.138

0

5

Thị trấn Di Lăng

73.975

2.589

4.439

7.398

22.193

37.357

0

6

Thị trấn La Hà

78.150

1.954

3.908

6.252

15.630

27.353

23.054

7

Thị trấn Sông Vệ

52.500

1.313

2.625

4.200

10.500

18.375

15.488

8

Thị trấn Đồng Cát

60.250

1.506

3.013

4.820

12.050

21.088

17.774

9

Thị trấn Trà Xuân

60.850

1.521

3.043

4.868

12.170

21.298

17.951

10

Thị trấn Chợ Chùa

73.375

1.834

3.669

5.870

14.675

25.681

21.646

11

Thị trấn Ba Tơ

77.550

1.939

3.878

6.204

15.510

27.143

22.877

12

Trung tâm huyện lỵ Sơn Tây

60.550

1.514

3.028

4.844

12.110

21.193

17.862

13

Trung tâm huyện lỵ Minh Long

43.550

1.089

2.178

3.484

8.710

15.243

12.847

14

Trung tâm huyện lỵ Tây Trà

51.600

1.290

2.580

4.128

10.320

18.060

15.222

15

Trung tâm huyện lỵ Lý Sơn

34.900

873

1.745

2.792

6.980

12.215

10.296

16

Thị trấn mới Sơn Tịnh

65.625

1.641

3.281

5.250

13.125

22.969

19.359

17

Thị trấn Thạch Trụ

34.900

873

1.745

2.792

6.980

12.215

10.296

18

Thị trấn Sa Huỳnh

43.550

1.089

2.178

3.484

8.710

15.243

12.847

19

Thị trấn Trà Câu

51.900

1.298

2.595

4.152

10.380

18.165

15.311

20

Thị trấn Phổ Phong

52.200

1.305

2.610

4.176

10.440

18.270

15.399

21

Thị trấn Nam Sông Vệ

34.900

873

1.745

2.792

6.980

12.215

10.296

 

TỔNG CỘNG

3.824.325

125.088

220.696

364.906

1.059.663

1.795.450

258.523

* Việc phân bổ nguồn vốn ngân sách được thực hiện trên các cơ sở sau:

a) Đảm bảo 5 đô thị trọng tâm (Quảng Ngãi, Vạn Tường, Đức Phổ, Dốc Sỏi- Châu Ổ, Di Lăng) đạt chuẩn về loại đô thị như dự kiến trong Đề án.

- Các đô thị còn lại, đến năm 2015 đạt mức tối thiểu đối với các tiêu chí của đô thị loại V. Giai đoạn 2015-2020 sẽ hoàn thiện và đạt chuẩn đô thị loại V

b) Tổng nguồn vốn ngân sách cần thiết là 3.824,325 tỉ đồng được phân bổ từ nguồn vốn theo kế hoạch do Trung ương giao (dự kiến từ 2009-2020 khoảng 5.245 tỉ đồng) và được cân đối như sau:

- Phần chính: Lấy từ nguồn vốn cân đối hàng năm cho các huyện: 40% x 5.245 = 2.098 tỉ đồng.

- Phần còn lại: 3.824,325 - 2.098 = 1.726,325 tỉ đồng được trích từ phần vốn do tỉnh quản lý sử dụng.

VII. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương có nhu cầu triển khai công tác lập quy hoạch, nâng cấp, chỉnh trang, phân loại đô thị theo đúng quy định hiện hành.

2. Sở Kế hoạch và đầu tư:

- Kiểm tra, rà soát và tham mưu cho UBND tỉnh hoàn tất việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các huyện, thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh về phương thức, kế hoạch huy động nguồn vốn để thực hiện đề án.

3. Sở Tài nguyên và môi trường:

Kiểm tra, rà soát và tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại các địa phương phù hợp với đề án này.

4. UBND các huyện, thành phố:

- Kiểm tra, rà soát lại tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị đã thực hiện và đề xuất giải pháp điều chỉnh, bổ sung nếu cần thiết.

- Tổ chức lập quy hoạch xây dựng đối với tất cả các đô thị mới chưa có quy hoạch; lập và khớp nối quy hoạch chi tiết trung tâm các đô thị đến tỉ lệ 1/500, đặc biệt là các khu chức năng quan trọng của đô thị.

- Trên cơ sở đặc điểm, nhu cầu của địa phương, triển khai kế hoạch lập đề án nâng cấp, chỉnh trang và phân loại đô thị, dự toán chi tiết kinh phí và nguồn vốn thực hiện, trình cấp thẩm quyền xem xét quyết định.

Thủ trưởng các Sở, Ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo kịp thời./.