ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2062/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 18 tháng 07 năm 2017 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2017-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 1627/SNN-CCTL ngày 05/7/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020.
1. Các Sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung Phương án.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Phương án theo đúng quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2062/QĐ-UBND ngày 18/7/2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch Phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh bao gồm các nội dung như sau:
CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
- Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
- Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
- Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.
2. Mục đích, yêu cầu
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai, ảnh hưởng của thiên tai đến an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân;
- Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai;
- Xác định cấp độ rủi ro thiên tai (sau đây gọi tắt là RRTT) đối với các loại hình thiên tai ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh, đánh giá RRTT, tác động của thiên tai đến hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh từ đó nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai có hiệu quả theo phương châm “4 tại chỗ”;
- Nâng cao nhận thức cộng đồng trong “Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” (sau đây gọi tắt là QLRRTT DVCĐ) nhằm nâng cao nhận thức, khả năng ứng phó của cộng đồng khi có thiên tai xảy ra.
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Khánh Hòa thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có vị trí địa lý: 11o41’53” đến 12o52’35” vĩ độ Bắc; 108o40’ đến 109o23’24” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên; phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận; phía Tây giáp tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng; phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 385km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.217,65 km2. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện với 140 xã, phường, thị trấn.
1.2. Đặc điểm về địa hình: Địa hình của tỉnh khá phức tạp, đồng bằng nhỏ hẹp xen kẻ đồi núi, sông suối ngắn và có độ dốc lớn nên lũ tập trung nhanh, sức tàn phá lớn.
1.3. Đặc điểm khí hậu: Khí hậu Khánh Hòa là khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, tương ứng với nó là thời kỳ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Thủy văn Khánh Hòa cũng có 2 mùa là mùa kiệt và mùa lũ, tương ứng với mùa khô và mùa mưa của khí hậu.
1.4. Đặc điểm sông suối, chế độ dòng chảy lũ
Hệ thống sông suối tỉnh Khánh Hòa ngắn và dốc, độ dốc trung bình khoảng 5‰. Mật độ lưới sông suối của tỉnh ở vùng núi từ 0,6 - 1,0 km/km2, ở đồng bằng dưới 0,6 km/km2, như vậy mạng lưới sông suối của tỉnh Khánh Hòa tương đối dày đặc, xấp xỉ mật độ sông suối trung bình toàn quốc (mật độ sông suối trung bình của nước ta khoảng 0,6 km/km2). Tỉnh Khánh Hòa không có sông lớn (diện tích lưu vực trên 10.000 km2), chỉ có sông vừa (diện tích từ 100 - 10.000km2) là sông Cái Nha Trang, Dinh Ninh Hòa, Hiền Lương, Trà Dục, Tô Hạp và Suối Thượng; ngoài ra còn nhiều khu vực sông suối nhỏ (diện tích dưới 100km2) phân bố ở khu vực ven biển.
Mùa lũ trên các sông suối tỉnh Khánh Hòa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Hàng năm, trên các sông suối của tỉnh trung bình xuất hiện từ 2 - 3 trận lũ, cá biệt có một số năm đã không có lũ xuất hiện. Dòng chảy trung bình nhiều năm trên các sông tỉnh Khánh Hòa có xu hướng giảm, đó là biểu hiện của suy thoái nguồn nước trên các lưu vực sông. Trong những năm gần đây thường xuyên xuất hiện các cực trị về dòng chảy, năm 2009 đã xuất hiện mực nước lũ lịch sử tại trạm Đồng Trăng, liên tiếp từ năm 2011 đến năm 2016 trên sông Cái Nha Trang xuất hiện mực nước thấp nhất năm. Mùa kiệt có xu hướng kéo dài hơn và mùa lũ có xu hướng ngày càng ngắn. Những biểu hiện cho thấy tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến dòng chảy tỉnh Khánh Hòa đang ngày càng hiện hữu. Hiện tượng BĐKH làm cho dòng chảy ngày càng cực đoan hơn, làm giảm dòng chảy về mùa cạn, tăng dòng chảy cho các trận lũ, số trận lũ xuất hiện ít hơn nhưng tính chất của từng trận lũ lại khắc nghiệt hơn rất nhiều.
2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế và xã hội
2.1. Đặc điểm dân sinh
- Dân số của tỉnh là 1.205.303 người (trong đó nam là 594.151 người chiếm 49,3%, nữ là 611.152 người chiếm 50,7%). Dân số ở thành thị chiếm 44,9%, nông thôn chiếm 55,1%; nơi có mật độ dân số cao nhất là thành phố Nha Trang với 1.595 người/km2
- Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 3/12/2015 của tỉnh Khánh Hòa theo thống kê là 665.612 người chiếm 55,22% dân số. Trong đó, tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp là 226.589 người chiếm 34,04%; khu vực công nghiệp - khai khoáng - xây dựng là 123.849 người chiếm 18,61%; khu vực thương nghiệp, vận tải, kho bãi là 131.364 chiếm 19,74%; khu vực khách sạn, nhà hàng, dịch vụ là 73.426 người chiếm 11.03%; lao động trong các lĩnh vực khác 110.384 người chiếm 16,58% trong tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh.
2.2. Kinh tế xã hội
Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (theo giá hiện hành) năm 2015 đạt 59.836 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2015 có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 8,3%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 9,1%/năm, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 3%, thu ngân sách nhà nước gấp 1,77 lần so với năm 2010, giá trị sản xuất dịch vụ du lịch tăng 13,5%/năm. Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP hiện tại: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 11,03%, công nghiệp và xây dựng chiếm 39,72%, dịch vụ và thuế nhập khẩu hàng hóa chiếm 49,25%
Giai đoạn từ nay đến năm 2020 dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa bình quân đạt 7,5 ÷ 8% năm, GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 3.800 USD (tương đương 70 triệu đồng/người/năm). Thời kỳ 2016-2020 dự kiến giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 2,7%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 8%/năm, dịch vụ tăng bình quân 6,2%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ-du lịch, công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - thủy sản. Dự kiến đến năm 2020 dịch vụ chiếm 39,28%; công nghiệp - xây dựng chiếm 34,33%; nông - lâm - thủy sản chiếm 9,87%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) chiếm 16,52%. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 đạt trên 2 tỷ USD, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2016-2020 đặt trên 215 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trên 12%/năm. (Công báo số 06-07 ngày 29/1/2016 và báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm 2016 - 2020 tỉnh Khánh Hòa. Tháng 12 năm 2014)
2.3. Cơ sở hạ tầng chính
a. Về Giao thông: Để đảm bảo nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, toàn tỉnh có tổng cộng 4.348 km đường bộ, trong đó: Đường Quốc lộ (QL1A, QL26, QL26B, QL1C, QL27B): 292 km; đường tỉnh quản lý: 492 km; đường tỉnh quản lý: 557 km; đường đô thị, đường huyện: 1.024 km; đường xã: 2.540 km; đường chuyên dụng: 70 km; hệ thống giao thông tỉnh Khánh Hòa đã được quy hoạch, sửa chữa, nâng cấp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 1A, QL26, tuyến Khánh Hòa - Lâm Đồng (Quốc lộ 27C); tuyến đường sắt Nha Trang nối liền với các tỉnh phía Bắc và Nam phục vụ cho vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống bão, lũ được thuận lợi. Đặc biệt hiện nay thực hiện chương trình nông thôn mới thì việc kiên cố hóa bằng bê tông các trục đường giao thông nông thôn của các xã đang từng bước được thực hiện, tạo thuận lợi cho người dân đi lại tốt hơn trong mùa mưa, bão.
b. Về Y tế: Trong những năm qua, ngành Y tế Khánh Hòa tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ở tất cả các tuyến trong lĩnh vực phòng bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng. Hệ thống y tế được thống nhất quản lý trực tiếp trên 3 tuyến từ cơ sở đến tỉnh. Tính đến cuối năm 2015 trên địa bàn toàn tỉnh có 169 cơ sở y tế điều trị với 3.983 giường bệnh, cụ thể: 14 bệnh viện/3.610 giường bệnh, 14 phòng khám đa khoa/223 giường bệnh, 01 nhà hộ sinh/10 giường bệnh, 140 trạm y tế xã, phường/140 giường bệnh. Trong công tác phòng chống thiên tai, Y tế Khánh Hòa đã có phương án dự trữ thuốc men, hóa chất và phương tiện để chủ động hỗ trợ điều trị kịp thời các trường hợp ốm đau, tai nạn do thiên tai, dịch bệnh gây ra.
c. Về Thủy lợi
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có tất cả 30 hồ chứa thủy lợi, thủy điện, 119 đập dâng và 62 trạm bơm. Trong đó hồ chứa nước có dung tích lớn hơn 10 triệu m3 có 6 hồ gồm: hồ Đá Bàn, hồ Cam Ranh, hồ Suối Dầu, hồ Hoa Sơn, hồ Tà Rục, hồ Eakrong Rou; hồ chứa nước có dung tích từ 1,0 triệu m3 đến 10,0 triệu m3: có 10 hồ; hồ chứa nước có dung tích nhỏ hơn 1,0 triệu m3: có 14 hồ. Tổng chiều dài kênh mương trên toàn tỉnh 2.200 km (kênh mương đã kiên cố là 1650 km) đảm bảo cho tưới 18.685 ha cây trồng (tưới cho lúa là 17.612 ha chiếm đến 94,3%; màu, cây công nghiệp 1.073 ha) đạt tỷ lệ 51,1% so với thiết kế, ngoài công tác phục vụ tưới cho nông nghiệp còn phục vụ cấp nước cho nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp...
Hiện nay, có khoảng 55 công trình thủy lợi do quá trình xây dựng lâu năm và ảnh hưởng của mưa lũ nên bị hư hỏng xuống cấp hạng mục đầu mối, lòng hồ bị bồi lấp, kênh mương sạt lở dẫn đến không đảm bảo khả năng cấp nước, gây mất an toàn công trình, điển hình như: Hồ Suối Lớn, hồ Suối Luồng, hồ Cây Bứa (Huyện Vạn Ninh); hồ Suối Trầu, hồ Suối Sim, hồ Bến Ghe, hồ Sở Quan, kênh thuộc hồ Đá Bàn (Thị xã Ninh Hòa); hồ Cây Sung, hồ Láng Nhớt, hồ Đá Mài, hồ Đồng Mộc, hồ Đồng Hằng (huyện Diên Khánh); hồ Đồng Bò, hồ Bích Đầm (Thành phố Nha Trang); kênh hồ Suối Dầu, kênh hồ Cam Ranh (huyện Cam Lâm); kênh hồ Suối Hành (TP Cam Ranh)... và một loạt các đập dâng, trạm bơm nhỏ nằm rải rác tại các địa phương trong tỉnh. Những công trình này cần sớm bố trí nguồn vốn tu sửa, nâng cấp nhằm đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ và nâng cao hiệu quả tưới.
d. Hiện trạng cấp nước
Trên địa bàn tỉnh hiện có 97 hệ thống cấp nước tập trung, cùng với các Công ty cổ phần cấp nước đô thị của các huyện cấp nước đạt Quy chuẩn Quốc gia cho khoảng 236.548 người chiếm 37% dân số của cả tỉnh. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các công trình cấp nước nhỏ lẻ khác, đây là loại hình cấp nước phổ biến nhất hiện nay để khai thác nước ngầm tầng trên hoặc các lu bể phục vụ cho sinh hoạt, theo kết quả điều tra năm 2015, toàn tỉnh có khoảng 85.098 công trình cấp nước nhỏ lẻ đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh.
e. Hệ thống thông tin liên lạc: Toàn tỉnh có 50 bưu cục cấp I, II, III và 89 điểm Bưu điện Văn hóa xã, tất cả các bưu cục và điểm Bưu điện Văn hóa xã đều có điện thoại liên lạc nội tỉnh và liên tỉnh. Các mạng thông tin di động khác như Viettel, Mobifone... đã được phủ sóng rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Hệ thống thông tin liên lạc, truyền thanh đã được nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa; hệ thống truyền thanh được phủ sóng đến tất cả các xã, phường, thị trấn; thông tin liên lạc, thông báo được thông suốt trong mọi tình huống. Mạng điện thoại phủ sóng hầu hết các khu dân cư, khu du lịch, khu công nghiệp, khu sản xuất trên địa bàn tỉnh. Bảo đảm khi phát cảnh báo mọi người dân đều nhận được thông tin. Ngoài ra, hiện trạng mạng lưới viễn thông trên địa bàn tỉnh còn có mạng vô tuyến, thông tin chuyên dụng gồm mạng vô tuyến sóng ngắn CODAN và các thiết bị điện thoại vệ tinh Inmarsat cố định hoặc được cấp theo xe chuyên dụng phòng, chống thiên tai, được sử dụng trong trường hợp cả mạng điện thoại di động và cố định đều không liên lạc được.
f. Hệ thống Đài trạm Khí tượng - Thủy Văn: Mạng lưới quan trắc khí tượng - thủy văn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 04 trạm khí tượng (Nha Trang, Cam Ranh, Trường Sa, Song Tử), 02 trạm Thủy văn (Ninh Hòa, Đồng Trăng) và 14 trạm đo mưa. Do địa hình chia cắt và đa dạng nên mạng lưới trạm khí tượng thủy văn như hiện nay vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ cho công tác dự báo, cảnh báo thiên tai đối với tỉnh.
1. Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xuyên xảy ra đối với tỉnh Khánh Hòa
Trong những năm qua, tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn biến khá phức tạp, gây ảnh hưởng và thiệt hại đến đời sống và sản xuất của người dân. Các loại hình thiên tai thường xuyên ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, dông, lốc, sét, sạt lở đất do dòng chảy, hạn hán, xâm nhập mặn. Căn cứ vào các loại hình thiên tai và Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai, các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh được xác định như sau:
1.1. Bão, áp thấp nhiệt đới
Theo thống kê tần suất bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn tỉnh Khánh Hòa trung bình 0,4 cơn/năm. Trong 10 năm qua (2006-2016) tỉnh Khánh Hòa chưa bị ảnh hưởng của các cơn bão rất mạnh, siêu bão, tuy nhiên các cơn bão cấp 8, cấp 9, áp thấp nhiệt đới đã gây thiệt hại đáng kể về người, tài sản của nhà nước và nhân dân.
Một số cơn bão mạnh cấp 11 -13 đã từng ảnh hưởng đến Khánh Hòa được ghi nhận như: Bão Cary (11/1980) với cấp gió bão ảnh hưởng cấp 13, bão Kyle (11/1993) với cấp gió bão ảnh hưởng cấp 12, bão Lola (12/1993) với cấp gió bão ảnh hưởng cấp 11, bão Marinae (10/2009) với cấp gió bão ảnh hưởng cấp 9.
Theo nhận định của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian tới nguy cơ xuất hiện các cơn bão rất mạnh, siêu bão cấp độ từ 12-16 trên biển Đông là rất lớn, trong đó khu vực từ Phú Yên đến Khánh Hòa cấp bão cao nhất đã ghi nhận đạt đến cấp 13, trong tương lai có khả năng ảnh hưởng những cơn bão rất mạnh đạt cấp 14, 15; nguy cơ nước dâng tổng cộng trong bão có thể lên tới 3,2-3,4m.
Cấp độ rủi ro thiên tai do bão, áp thấp nhiệt đới: Cấp độ 3, 4.
1.2. Hạn hán
Do ảnh hưởng của ElNino, tình hình hạn hán liên tục xảy ra trong các qua (từ năm 2014, 2015, 2016) đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế khác và ảnh hưởng cấp nước sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể, tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều năm.
Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán: Cấp độ 4.
1.3. Mưa lớn
Mùa mưa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, cụ thể từ trung tuần tháng 9 gió mùa Tây Nam hoạt động yếu dần thay vào đó là đới gió Đông Bắc hoạt động và xâm nhập xuống phía Nam, kèm với đó là hoạt động của dãi hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Nam trung Bộ và Nam Bộ, mùa mưa ở Khánh Hòa chính thức bắt đầu. Lượng mưa trung bình các tháng từ tháng 9 đến tháng 11 thường đạt từ 250 - 390mm, tháng 12 lượng mưa bắt đầu giảm dần các nơi chỉ còn phổ biến từ 120 - 180 mm.
Trong các đợt mưa diễn ra, có khi lượng mưa trong 24 giờ từ trên 200mm đến 500mm, kéo dài từ trên 2 đến 4 ngày.
Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn: Cấp độ 3.
1.4. Lũ, ngập lụt
Đối với tỉnh Khánh Hòa, các lưu vực sông thuộc loại vừa và nhỏ, mùa lũ trên sông suối tỉnh Khánh Hòa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Nguyên nhân chủ yếu do vùng thấp, áp thấp, bão hoặc cũng có thể do không khí lạnh tăng cường kết hợp với vùng thấp. Hàng năm trên các sông suối tỉnh Khánh Hòa xuất hiện từ 1 đến 4 trận lũ, trung bình có từ 2 - 3 trận lũ trong năm.
Các trận lũ điển hình:
- Trạm Đồng Trăng - sông Cái Nha Trang: Trận lũ lịch sử năm 2009 với mực nước lũ đạt 13,42m (trên báo động III 2,42m) xuất hiện vào lúc 21 giờ ngày 03/11/2009.
- Trạm Ninh Hòa - Sông Dinh: Trận lũ lịch sử năm 1986 với mực nước đỉnh lũ đạt 6,58m (trên báo động III 1,08m) xuất hiện vào lúc 22 giờ ngày 02/12/1986; Trận lũ lớn năm 2009 với mực nước đỉnh lũ đạt 6,34m (trên báo động III 0,84m) vào hồi 16 giờ ngày 03/11/2009.
Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn: Cấp độ 3.
1.5. Lốc, sét
Hiện tượng giông, lốc, sét thường xảy ra trên địa bàn tỉnh vào các tháng 05, 06. Tuy nhiên đây là hiện tượng thiên tai bất thường, diễn ra trên phạm vi nhỏ và rất khó để dự đoán, cảnh báo chính xác.
Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét: Cấp độ 1.
1.6. Sạt lở đất do mưa lũ, dòng chảy
Địa hình của tỉnh khá phức tạp, đồng bằng nhỏ hẹp xen kẻ đồi núi, sông suối ngăn và có độ dốc lớn nên lũ tập trung nhanh, sức tàn phá lớn nên nguy cơ sạt lở đất khi xảy ra mưa nhiều ngày.
Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét: Cấp độ 2.
1.7. Động đất, sóng thần
a. Nguy cơ động đất
Việt Nam nằm ở phần Đông Nam của mảng Âu Á, giữa mảng Ấn Độ, mảng Philippines và mảng châu Úc. Lãnh thổ Việt Nam không nằm ở rìa các mảng do vậy ít bị tác động bởi động đất so với các nước trong khu vực như Indonesia, Philippines, Malaysia. Nhưng trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam tồn tại hệ thống đứt gãy hoạt động phức tạp như đới đứt gãy Lai Châu - Điện Biên, đứt gãy Sông Mã, đứt gãy Sơn La, đới đứt gãy Sông Hồng, đới đứt gãy Sông Cả... do vậy động đất cũng thường xuyên xảy ra.
Từ đầu thế kỷ 20 đến nay Việt Nam đã từng ghi nhận các trận động đất mạnh ở khu vực phía Bắc cụ thể 2 trận động đất cấp 8-9 (lớn 6,7-6,8 độ Richter), hàng chục trận động đất cấp 7 (5,1-5,5 độ Richter) và hàng trăm trận động đất yếu hơn. Điển hình là trận động đất ở Điện Biên năm 1935 là 6,75 độ Richter xảy ra trên đới đứt gãy Sông Mã. Gần đây hơn, động đất tại tỉnh Điện Biên 2001 là 5,3 độ Richter có chấn tâm bên Lào, cách thành phố Điện Biên khoảng 20 km đã gây hư hại từ nhẹ đến sụp đổ hơn 2.000 ngôi nhà ở khu vực thành phố Điện Biên.
Riêng đối với tỉnh Khánh Hòa theo đánh giá cũng thuộc vùng phát sinh động đất ven biển Trung Bộ và Nam Bộ với phát sinh động đất trung bình từ 5,1 đến 5,5 độ Richter, chiều sâu hoạt động từ 10 đến 15 km. Từ năm 1957 Trung và Nam Trung Bộ đã có 93 trận động đất xảy ra ở đất liền, trong đó Khánh Hòa có 2 trận động đất xảy ra ở huyện Khánh Sơn với cường độ 4 đến 4,8 độ Richter, ứng với cấp động đất cấp 5 đến cấp 6 (theo tài liệu phân vùng động đất Trung và Nam Trung Bộ của Nguyễn Đình Xuyên và những người khác năm 1994).
b. Nguy cơ sóng thần
Cho tới nay, chưa có những bằng chứng thuyết phục để khẳng định sóng thần đã ảnh hưởng tới vùng bờ biển Việt Nam. Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện tại Viện Vật lý Địa cầu các vùng nguồn động đất ở khu vực biển Đông và lân cận có thể gây nên sóng thần ảnh hưởng tới vùng bờ biển Việt Nam như Riukiu, Đài Loan, đới hút chìm Manila, Biển Sulu.
Theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu một trận động đất cường độ 8,3 độ Richter xảy ra ở khu vực rãnh nước sâu Manila thì có thể tạo nên sóng thần cao 2,1 m ở Nha Trang. Một trận động đất có cường độ 9,2 độ Richter ở cùng khu vực có thể tạo ra sóng thần cao 5 m ở Nha Trang, và thời gian sóng thần đi từ vùng rãnh nước sâu Manila tới vùng bờ biển Việt Nam sau khoảng 2 tiếng đồng hồ. Như vậy, nguy cơ sóng thần xảy ra và ảnh hưởng đến vùng bờ biển của tỉnh là rất lớn và cần phải được quan tâm ứng phó.
Cấp độ rủi ro thiên tai đối với động đất, sóng thần cấp độ 5.
2. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai đến hoạt động kinh tế - xã hội
2.1. Về ảnh hưởng bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ:
Trong 10 năm qua (2006 - 2016) các loại hình thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lốc xoáy, sạt lở đất,... đã gây thiệt hại đáng kể về người, tài sản của nhà nước và nhân dân. Cụ thể: đã làm chết 81 người; làm đổ, trôi, ngập, hư hỏng 13.130 ngôi nhà, gần 73.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; làm hư hỏng hàng trăm công trình giao thông, thủy lợi.... Thiệt hại về vật chất do bão, lũ gây ra hơn 2.260 tỷ đồng. Ngoài ra, toàn tỉnh có hơn 9.790 phương tiện tàu thuyền khai thác, đánh bắt thủy sản, trong đó có trên 1.300 phương tiện công suất từ 90 CV trở lên thường xuyên hoạt động, đánh bắt xa bờ, dài ngày đây cũng là các đối tượng thường xuyên chịu ảnh hưởng thời tiết nguy hiểm, bão, áp thấp nhiệt đới diễn ra trên biển.
2.2. Về ảnh hưởng hạn hán
Trong các năm 2014, 2015, 2016 hạn hán xảy ra trên địa bàn tỉnh đặc biệt nghiêm trọng, dung tích các hồ chứa nước đều thiếu hụt từ 50 - 60%, mực nước trên các sông ở mức thấp nhất lịch sử trong chuỗi số liệu đã quan trắc được, gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân, cụ thể diện tích lúa bỏ vụ năm 2015 là 10.200 ha, năm 2016 là 7.000 ha, hàng chục nghìn ha diện tích sản xuất các loại cây trồng khác bị giảm năng suất do thiếu nước. Ước tính tổng thiệt hại do hạn hán gây ra hơn 1.400 tỷ đồng.
Căn cứ vào mức độ thiệt hại do các loại hình thiên tai trên địa bàn, có thể sắp xếp mức độ tác động của các nhóm thiên tai đến tỉnh Khánh Hòa như sau:
Tác động mạnh | Tác động vừa | Tác động nhẹ | Tiềm ẩn |
Bão, Áp thấp nhiệt đới | Hạn hán | Lốc, sét | Động đất |
Mưa lớn, lũ, ngập lụt | Sạt lở đất do mưa lũ, dòng chảy |
| Sóng thần |
BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI PHÙ HỢP VỚI CÁC CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI VÀ LOẠI HÌNH THIÊN TAI
1. Giải pháp chung
1.1. Các giải pháp phi công trình
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực phòng, chống thiên tai; diễn tập phòng, chống thiên tai;
- Triển khai, tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn tư 2016-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2601/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 với tổng kinh phí triển khai thực hiện là 25.600 triệu đồng (chi tiết xem Phụ lục đính kèm);
- Tổ chức kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp; các địa phương thành lập các tổ, đội xung kích phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn từ cấp huyện đến cấp xã, thôn để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống thiên tai xảy ra;
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp rà soát, xây dựng phương ứng phó thiên tai ứng với cấp độ rủi ro thiên tai trong đó chú trọng xây dựng phương án ứng phó phù hợp với từng loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn của từng địa phương;
- Triển khai cập nhật, xây dựng bản đồ ứng phó với các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh;
- Thực hiện các chương trình trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển, ven sông suối;
- Lập kế hoạch chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ cho phù hợp với tình hình thiên tai tại địa phương;
- Đầu tư phương tiện, trang thiết bị phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
1.2. Các giải pháp công trình
Triển khai thực hiện đầu tư, nâng cấp, xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai theo Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án, Chương trình do Trung ương, UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt:
- Đầu tư, xây dựng các khu tái định cư do ảnh hưởng của thiên tai theo Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 06/3/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bố trí dân cư tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020;
- Thực hiện đầu tư xây mới công trình, nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt theo Quyết định số 3858/QĐ-UBND ngày 13/12/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035;
- Thực hiện các dự án đầu tư, nâng cấp công trình theo Quyết định số 627/QĐ-UBND ngày 09/3/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015 - 2025 và định hướng đến 2035;
- Triển khai thực hiện các danh mục đầu tư các công trình đê, kè tỉnh Khánh Hòa theo Dự án Quy hoạch hệ thống đê biển từ Quãng Ngãi đến Kiên Giang sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Thực hiện đầu tư, nâng cấp các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão theo Quyết định 1349/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch điều chỉnh Quy hoạch các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Thực hiện đầu tư các công trình thuộc Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, suối lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1399/QĐ-UBND ngày 12/6/2013;
- Phối hợp với các bộ ngành Trung ương triển khai xây dựng hệ thống trực canh cảnh báo sóng thần.
2. Một số nhiệm vụ chủ yếu hàng năm
2.1. Công tác tổ chức
- Kiện toàn bộ máy chỉ đạo, chỉ huy ở các cấp, các ngành, từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường;
- Hoàn thiện công tác chuẩn bị theo phương châm 4 tại chỗ: “chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ” ở các cấp, các ngành đặc biệt là cấp xã, phường, thôn, bản,...
- Xây dựng và hoàn chỉnh các phương án phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trên toàn tỉnh, các khu vực xung yếu, vùng nguy hiểm và các công trình trọng điểm.
- Đánh giá rút kinh nghiệm phòng chống thiên tai các năm trước, đề ra biện pháp, kế hoạch phòng, chống thiên tai hàng năm phù hợp với từng ngành, địa phương, chủ động phòng chống, xử lý kịp thời sự cố khi thiên tai xảy ra.
2.2. Công tác tìm kiếm cứu nạn
- Chú trọng nâng cao khả năng ứng cứu tại chỗ cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng, đặc biệt là vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, các phương tiện hoạt động trên sông, trên biển.
- Từng bước nâng cao năng lực và trang thiết bị tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn cho lực lượng chuyên nghiệp, chú trọng bảo đảm thông suốt thông tin liên lạc.
- Ngoài các lực lượng chuyên nghiệp trong cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết huy động thêm nhân dân địa phương, lực lượng đoàn viên thanh niên trên toàn tỉnh, thành lập đội thanh niên tình nguyện tham gia công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai.
2.3. Công tác chỉ đạo chung
a. Nông nghiệp, thủy sản
- Chỉ đạo các địa phương gieo cấy và thu hoạch nhanh gọn lúa vụ Hè Thu và các loại cây trồng khác, tránh ngập úng không thu hoạch được, sản xuất vụ Mùa, vụ Đông Xuân chú trọng tránh lũ lụt, bảo vệ sản xuất;
- Chỉ đạo cho việc nuôi trồng, bảo vệ và thu hoạch thủy sản trước mùa mưa bão để giảm thiểu thiệt hại, đồng thời nắm bắt, kiểm đếm số tàu thuyền đánh bắt cá, không được ra khơi trong những ngày có mưa bão, tuyệt đối không cho người ở lại trên thuyền khi đang có lũ, bão, kể cả tàu thuyền đã về nơi neo đậu. Thực hiện lệnh cấm không cho tàu thuyền và người hoạt động trên biển trong trường hợp có bão gần bờ, bão khẩn cấp khi có lệnh của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;
- Tất cả các tàu thuyền khác khi ra khơi đều được kiểm tra thiết bị an toàn: có phao cứu sinh và các phương tiện phòng hộ cần thiết như Radio, máy bộ đàm để thu nhận thông tin về dự báo, cảnh báo thời tiết v.v...
- Chỉ đạo tổ chức sắp xếp, neo đậu tàu thuyền tại các bến bãi, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện khi về bến neo đậu.
b. An toàn hồ, đập
- Các ngành, các địa phương có hồ, đập và các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thủy điện thực hiện quản lý, bảo đảm an toàn đập theo Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập.
- Có phương án phòng chống lụt bão cho các hồ chứa, chuẩn bị đầy đủ nhân, vật lực; thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, xử lý và ứng cứu công trình kịp thời.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng các hồ chứa nước trên địa bàn, chú trọng các hồ chứa lớn và các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn, có phương án sửa chữa các hồ có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa lũ.
- Chỉ đạo các công trình đang thi công đảm bảo tiến độ, đạt cao trình vượt lũ, đồng thời có phương án đảm bảo an toàn cho các công trình đang thi công.
- Chỉ đạo công tác quản lý vận hành và khai thác công trình theo đúng quy trình, quy phạm. Tổ chức trực ban 24/24h trong mùa mưa bão; thường xuyên kiểm tra các hạng mục vận hành của đập nếu có sự cố phải có biện pháp sửa chữa, phương án ứng phó, khắc phục kịp thời; phải thực hiện đúng qui trình vận hành xả lũ, tích nước hợp lý đảm bảo kế hoạch sản xuất và an toàn cho công trình.
c. Dịch vụ Du lịch
- Chỉ đạo các cơ quan quản lý về du lịch có kế hoạch thông báo cho các tour du dịch biết về tình hình thiên tai có khả năng xảy ra trên địa bàn tỉnh để phòng tránh những tình huống xấu xảy ra cho du khách.
- Tổ chức kiểm tra chặt chẽ, không để người dân và du khách có tính hiếu kỳ tập trung vào những khu vực có khả năng xảy ra thiên tai, đặc biệt là khu vực dọc bờ biển. Trong những ngày mưa, bão, tuyệt đối không cho người dân và du khách đi lại bằng phương tiện tàu thuyền và lưu trú tại các đảo. Thực hiện lệnh cấm không cho tàu thuyền, người dân và du khách đi lại hoặc lưu trú trên các đảo trên biển trong trường hợp có bão gần bờ, bão khẩn cấp khi có lệnh của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
- Chỉ đạo các Ban Quản lý bến tàu du lịch trên địa bàn và phối hợp với Bộ đội Biên phòng thực hiện đúng quy định không cho tàu du lịch ra đảo vào những ngày có bão gần bờ, bão khẩn cấp, giám sát và yêu cầu dừng hoạt động đối với tuyến cáp treo trên biển.
d. Bưu chính, Viễn thông
Bảo đảm mạng lưới thông tin liên lạc hoạt động thông suốt phục vụ công tác phòng chống thiên tai trong mọi tình huống, đặc biệt là hệ thống thông tin liên lạc ở các vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, các công trình hồ chứa nước, vùng dễ bị chia cắt trước, trong và sau mưa, bão, lũ.
e. Giao thông Vận tải
- Rà soát, kiểm tra các công trình giao thông trọng điểm và có kế hoạch duy tu sửa chữa các công trình đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
- Bảo đảm giao thông thông suốt phục vụ công tác phòng chống thiên tai trong mọi tình huống, đặc biệt là giao thông ở các vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, vùng dễ bị chia cắt.
f. Điện lực
- Rà soát, kiểm tra các công trình lưới điện, trạm biến áp và có kế hoạch duy tu sửa chữa đảm bảo an toàn và cung cấp điện kịp thời trước, trong và sau mưa bão.
- Có kế hoạch bảo vệ các công trình điện, bảo đảm an toàn cho khu dân cư và các công trình hạ tầng kỹ thuật khi có thiên tai xảy ra.
g. Sản xuất công nghiệp
- Rà soát, kiểm tra các cơ sở sản xuất công nghiệp, đặc biệt các cơ sở nằm trong vùng thường xuyên bị lũ, ngập lụt, bão đi qua, các cơ sở gần biển, sông hồ, vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp của bão, lũ,...
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp hàng năm phải thành lập Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN đối với từng đơn vị; đồng thời xây dựng phương án ứng phó thiên tai nhằm đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng của người lao động.
h. Lương thực, trang thiết bị và vật tư y tế dự phòng
- Các địa phương, nhất là các huyện miền núi phải có kế hoạch dự trữ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác trong thời gian mưa lũ không tiếp tế được.
- Dự trữ đủ cơ số thuốc phòng và chữa trị, để có thể cung cấp kịp thời cho những vùng xảy ra thiên tai nhất là các huyện miền núi: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và các xã vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
- Kiểm tra, thống kê số trang thiết bị trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai những năm trước, lập kế hoạch bổ sung số trang thiết bị cần thiết cho công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai hàng năm.
2.4. Công tác tuyên truyền
- Các cấp, các ngành, các địa phương, các cơ quan thông tin đại chúng có kế hoạch, hình thức tuyên truyền phổ biến đến cấp chính quyền phường, xã, thôn, xóm và người dân công tác phòng, chống thiên tai cũng như tác hại to lớn về người và của cải vật chất khi có thiên tai xảy ra, để mọi người hiểu và chủ động có kế hoạch sẵn sàng chủ động ứng phó với mọi tình huống. Đặc biệt, chú ý tuyên truyền tập huấn cho ngư dân và các chủ tàu thuyền kiến thức về tránh trú bão.
- Đưa kiến thức cơ bản về phòng, tránh lũ, bão, sạt lở đất, triều cường, động đất, sóng thần,... lồng vào chương trình sinh hoạt ngoại khóa, giảng dạy của các cấp học.
- Tổ chức hội thảo, tổng kết rút kinh nghiệm, tập huấn, diễn tập, huấn luyện cho các lực lượng chuyên ngành về kỹ thuật sơ cấp cứu, cứu hộ, cứu nạn hàng năm.
2.5. Công tác sơ tán dân
- Các địa phương xây dựng kế hoạch phương án sơ tán dân trong phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hàng năm, chủ động sơ tán dân và khách du lịch ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, vùng trũng ven sông, ven biển, khu du lịch biển đảo và các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, bão, sạt lở đất, sóng thần,...
- Với các phương án cụ thể nêu trên, khi có lệnh của Ban Chỉ đạo cấp trên, các địa phương sẵn sàng triển khai phương án sơ tán. Đồng thời ổn định nơi ăn chốn ở, quan tâm đến vấn đề môi trường nơi di dời dân đến, phòng ngừa dịch bệnh, chuẩn bị đủ lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước uống và các nhu yếu phẩm khác để nhân dân đủ sinh hoạt trong thời gian di dời đến nơi tránh trú an toàn.
- Các địa phương khi sơ tán dân phải đặc biệt chú trọng đến tài sản của nhân dân, phải có biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, tránh các đối tượng xấu lợi dụng hôi của, thất thoát tài sản, hạn chế tối đa các thiệt hại về tài sản của nhân dân.
- Việc sơ tán người dân trên các lồng, bè phải thực hiện ngay khi có tin bão gần bờ, tin bão khẩn cấp, tránh để kéo dài thời gian sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân và gây cản trở cho việc chỉ đạo triển khai thực hiện.
3. Các biện pháp ứng phó với từng tình huống thiên tai cụ thể
3.1. Bão, áp thấp nhiệt đới
Căn cứ Công điện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia TKCN đối với từng vị trí của cơn bão để triển khai phương án, cụ thể theo các nội dung sau:
3.1.1. Bão gần biển Đông
a. Đối với chính quyền địa phương các cấp
- Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão.
- Ban hành Thông báo, Công điện cảnh báo bão và chỉ đạo hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
- Kiểm tra nắm chắc số lượng tàu thuyền đang hoạt động trên biển, đặc biệt là tàu thuyền đánh bắt xa bờ.
- Rà soát lại các phương án đã xây dựng để sẵn sàng ứng phó với bão.
- Chỉ đạo các công ty môi trường đô thị kiểm tra cây cối ven đường, chặt bớt cành để hạn chế gió làm ngã đổ, đối với những cây có nguy cơ không đứng vững thì có biện pháp bảo đảm an toàn hoặc hạ đổ trước khi mưa bão.
- Chỉ đạo đài phát thanh và truyền hình địa phương đưa tin kịp thời về bão và công tác chỉ đạo.
b. Đối với chủ các phương tiện tàu thuyền và ngư dân đang hoạt động trên biển
- Theo dõi các bản tin về diễn biến của bão.
- Giữ liên lạc thường xuyên giữa tàu thuyền với đất liền.
- Chủ các phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển có trách nhiệm báo cáo đến chính quyền địa phương, Bộ đội biên phòng và các cơ quan hữu quan về số lượng, số hiệu tàu thuyền, số người trên tàu, vị trí tàu thuyền đang hoạt động.
- Chủ các phương tiện phải thông báo các tin dự báo, cảnh báo bão đến các thành viên trên tàu thuyền để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
- Thực hiện nghiêm nội dung Công điện của các cơ quan chỉ đạo, cơ quan có thẩm quyền.
- Tìm mọi cách để đưa tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm và tìm nơi tránh trú an toàn.
c. Đối với các hoạt động của cộng đồng trên đất liền và hải đảo:
- Theo dõi diễn biến của bão trên các bản tin dự báo, cảnh báo.
- Thực hiện nghiêm nội dung Công điện và sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan có thẩm quyền.
- Chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm.
- Chặt tỉa bớt cành cây ở các khu dân cư và đô thị theo sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.
- Giữ thông tin liên lạc giữa cộng đồng và gia đình.
- Tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, thủy, hải sản ở vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão.
3.1.2. Bão trên biển Đông
a. Đối với chính quyền địa phương các cấp
- Tổ chức trực ban 24/24h, theo dõi sát diễn biến của bão, tổng hợp và báo cáo kết quả triển khai các biện pháp đối phó đến cấp có thẩm quyền.
- Ban hành Công điện cảnh báo bão và chỉ đạo hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
- Thông báo cho tàu thuyền tìm nơi tránh trú bão an toàn
- Kiểm tra nắm chắc số lượng tàu thuyền đang hoạt động trên biển, đặc biệt là tàu thuyền đánh bắt xa bờ.
- Sẵn sàng đối phó với bão khi vào gần bờ.
- Phân công cán bộ kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị các phương án phòng tránh.
- Chỉ đạo đài phát thanh và truyền hình địa phương đưa tin kịp thời về bão và công tác chỉ đạo.
- Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền về kết quả triển khai ở địa phương.
b. Đối với chủ các công trình trên biển, chủ các phương tiện tàu thuyền và ngư dân đang hoạt động trên biển
- Theo dõi các bản tin về diễn biến của bão.
- Giữ liên lạc thường xuyên giữa tàu thuyền với đất liền.
- Chủ các công trình trên biển, chủ các phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển có trách nhiệm báo cáo đến chính quyền địa phương, Bộ đội biên phòng và các cơ quan hữu quan về vị trí các công trình trên biển, số người làm việc tại các công trình; số lượng, số hiệu tàu thuyền, số người trên tàu, vị trí tàu thuyền đang hoạt động trên biển, số lượng tàu thuyền đã di chuyển ra khỏi vùng bị ảnh hưởng của bão, không cho tàu thuyền đi vào khu vực ảnh hưởng của bão.
- Chủ các công trình trên biển, chủ các phương tiện phải thông báo các tin dự báo, cảnh báo bão đến các thành viên đang làm việc tại các công trình trên biển, trên tàu thuyền và yêu cầu các thành viên phải thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
- Thực hiện nghiêm nội dung Công điện của các cơ quan chỉ đạo, cơ quan có thẩm quyền.
- Chủ các công trình trên biển, chủ các phương tiện có trách nhiệm bảo vệ các công trình trên biển, bảo đảm an toàn cho số người làm việc tại các công trình; đưa tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc tìm nơi trú tránh an toàn.
- Chủ các công trình trên biển, chủ các phương tiện chuẩn bị sẵn sàng ứng cứu, kết hợp với các lực lượng khác triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn.
c. Đối với các hoạt động của cộng đồng trên đất liền và hải đảo
- Theo dõi diễn biến của bão trên các bản tin dự báo, cảnh báo.
- Thực hiện nghiêm nội dung công điện và sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan có thẩm quyền.
- Bổ sung dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm.
- Tiếp tục chặt tỉa bớt cành cây ở các khu dân cư và đô thị theo sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.
- Chuẩn bị việc chằng chống nhà cửa, kho tàng.
- Giữ thông tin liên lạc giữa cộng đồng và gia đình.
- Tiếp tục thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, thủy, hải sản ở vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão.
- Triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất.
- Chuẩn bị việc sơ tán theo sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.
- Tham gia các hoạt động của cộng đồng trong việc phòng tránh bão.
3.1.3. Bão gần bờ, bão khẩn cấp
a. Đối với chính quyền địa phương các cấp
- Bố trí lãnh đạo trực ban, theo dõi và chỉ đạo công tác đối phó với bão, thường xuyên báo cáo tình hình về gió bão, mưa lũ, các sự cố thiên tai tại địa bàn, tổng hợp báo cáo kết quả triển khai đối phó và thiệt hại do bão gây ra đến cấp có thẩm quyền.
- Ban hành công điện khẩn chỉ đạo đối phó với bão.
- Thực hiện lệnh cấm tàu thuyền ra khơi và yêu cầu các tàu thuyền ngoài khơi tìm nơi trú tránh hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
- Nắm chắc số lượng tàu thuyền còn ở trên biển chưa vào nơi trú tránh, số tàu thuyền đã vào nơi trú tránh; sắp xếp việc neo đậu đối với các tàu thuyền đã về bờ, xử lý kịp thời các tình huống sự cố của tàu thuyền.
- Triển khai các biện pháp đối phó với bão, tổ chức cứu hộ, cứu nạn.
- Tổ chức sơ tán dân khỏi vùng trũng thấp, cửa sông, ven biển, vùng có nguy cơ sạt lở và những nhà không đảm bảo an toàn; trường hợp bão đổ bộ trực tiếp thì cho học sinh nghỉ học.
- Kiểm tra và tiếp tục chỉ đạo việc chằng chống nhà cửa, kho tàng.
- Không để dân ở lại trên các chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản và trên các tàu thuyền tại nơi neo đậu, hỗ trợ, tăng cường lực lượng xung kích thay thế khi cần thiết.
- Trường hợp không chấp hành việc chỉ đạo sơ tán dân thì áp dụng biện pháp cưỡng chế.
- Chuẩn bị triển khai các phương án phòng chống lũ, sạt lở đất.
- Dừng các cuộc họp không liên quan để tập trung chỉ đạo đối phó với bão.
- Tiếp tục chỉ đạo đài phát thanh và truyền hình, các phương tiện truyền thông địa phương để đưa tin về bão và công tác chỉ đạo.
- Triển khai lực lượng, phương tiện bảo vệ các công trình trọng điểm, kho tàng.
- Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền về kết quả triển khai phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn ở địa phương
b. Đối với chủ các công trình trên biển, chủ các phương tiện tàu thuyền và ngư dân đang hoạt động trên biển:
- Theo dõi các bản tin về diễn biến của bão.
- Không cho tàu thuyền ra khơi.
- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi đã về nơi trú tránh
- Giữ liên lạc thường xuyên giữa tàu thuyền với đất liền
- Chủ các công trình trên biển, chủ các phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển tiếp tục phải báo cáo đến chính quyền địa phương, Bộ đội biên phòng và các cơ quan hữu quan về số người tại các công trình trên biển; số lượng, số hiệu tàu thuyền, số người trên tàu, vị trí tàu thuyền đang hoạt động trên biển, số lượng tàu thuyền đã về nơi trú tránh hoặc đã di chuyển ra khỏi vùng bị ảnh hưởng của bão.
- Chủ các phương tiện phải báo cáo rõ số lượng, số hiệu tàu thuyền và số người trên tàu thuyền chưa liên lạc được.
- Kiên quyết không cho tàu thuyền đi vào khu vực ảnh hưởng của bão.
- Khẩn trương thoát ra khỏi vùng nguy hiểm của bão.
- Chủ các công trình trên biển và chủ các phương tiện phải thông báo các tin dự báo, cảnh báo bão đến các thành viên tại các công trình trên biển; trên tàu thuyền và yêu cầu các thành viên phải thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
- Thực hiện nghiêm nội dung công điện của các cơ quan chỉ đạo và các cơ quan có thẩm quyền.
- Chủ các công trình trên biển, chủ các phương tiện chuẩn bị sẵn sàng ứng cứu, kết hợp với các lực lượng khác triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn.
c. Đối với các hoạt động của cộng đồng trên đất liền và hải đảo:
- Theo dõi diễn biến của bão trên các bản tin dự báo, cảnh báo.
- Thực hiện nghiêm nội dung công điện và sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan có thẩm quyền.
- Tiếp tục chằng chống nhà cửa, kho tàng ở những vùng có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp của bão.
- Giữ thông tin liên lạc giữa cộng đồng và gia đình.
- Tiếp tục triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, tiêu nước đệm ở những vùng trũng, vùng thấp có nguy cơ bị ngập úng.
- Sơ tán theo lệnh của chính quyền địa phương.
- Không ở lại trên các chòi canh, lồng, bè nuôi trồng thủy, hải sản; trên các tàu thuyền ở nơi neo đậu đối với những vùng có nguy cơ bão đổ bộ trực tiếp.
- Khi bão đổ bộ không ra ngoài nếu không có nhiệm vụ, đặc biệt vào thời điểm lặng gió.
- Có trách nhiệm giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ môi trường nơi ở và nơi sơ tán.
- Chuẩn bị phòng tránh lũ.
- Đối với những vùng trũng, vùng thấp, vùng cửa sông, ven biển, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, những nhà không đảm bảo an toàn phải thực hiện việc sơ tán
- Khi bão đổ bộ trực tiếp thì cho học sinh nghỉ học.
- Tham gia các hoạt động của cộng đồng trong việc phòng tránh bão.
3.2. Lũ, ngập lụt và sự cố hồ đập
3.2.1. Đối với chính quyền địa phương các cấp:
- Chỉ đạo và tổ chức trực ban, theo dõi sát diễn biến mưa, lũ và tình hình của các công trình, bố trí lãnh đạo chủ chốt thường trực để xử lý các tình huống.
- Chỉ đạo việc dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác, nhất là đối với những vùng dễ bị chia cắt.
- Chỉ đạo việc thu hoạch sớm lúa, hoa màu, các cây trồng và các sản phẩm thủy hải sản.
- Tăng cường cán bộ xuống các cụm chống lũ lụt, đặc biệt là các vùng trọng điểm.
- Giữ thông tin liên lạc, báo cáo kịp thời và thường xuyên về diễn biến lũ lụt và các sự cố công trình đến các cấp có thẩm quyền để có hướng chỉ đạo.
- Sẵn sàng nguồn lực để hỗ trợ các địa bàn lân cận khi có yêu cầu.
- Kiểm tra kết quả thực hiện việc đảm bảo an toàn cho dân cư ở vùng trũng thấp, vùng bị ngập sâu, vùng có nguy cơ bị sạt lở.
- Tổ chức thực hiện phương án đối phó với lũ lụt theo phương châm “4 tại chỗ”: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
- Chỉ đạo thực hiện các phương án sơ tán dân, phương án xử lý đảm bảo an toàn các vùng lũ lụt trọng điểm, an toàn hồ đập.
- Chỉ đạo xử lý kịp thời các sự cố do lũ lụt gây ra.
- Cho học sinh trong vùng ngập lũ nghỉ học khi cần thiết.
- Huy động vật tư phương tiện của các cấp địa phương, của các sở, ban ngành đóng trên địa bàn để cứu hộ, cứu nạn khi công trình có sự cố.
- Dừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung cho công tác đối phó với lũ và ngập lụt.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp với lực lượng vũ trang trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, sơ tán dân khi cần.
- Chỉ đạo các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.
- Cấm các đò ngang, đò dọc hoạt động và bố trí lực lượng ứng trực tại các bến đò đó để kiểm tra việc thực hiện lệnh.
- Cắm biển báo, bố trí lực lượng ứng trực cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập và những nơi có dòng chảy xiết.
- Cấm người dân vớt củi trên các sông suối.
- Chỉ đạo đài phát thanh và truyền hình, hệ thống truyền thanh địa phương đưa tin kịp thời về mưa lũ, lụt và công tác chỉ đạo.
- Đánh giá thiệt hại, tổ chức khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, phục hồi sản xuất, phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường, do lũ lụt gây ra.
- Tổ chức cứu trợ cho các cá nhân và gia đình bị thiệt hại do lũ lụt gây ra.
- Tổng hợp, báo cáo đến cơ quan cấp trên về diễn biến mưa lũ, lụt, tình hình thiệt hại và kết quả triển khai, đối phó khắc phục hậu quả.
3.2.2. Đối với cộng đồng:
- Theo dõi thông tin mưa lũ, lụt và sự chỉ đạo của chính quyền địa phương qua đài phát thanh truyền hình và các hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn.
- Sẵn sàng các vật tư, phương tiện được chuẩn bị tại chỗ theo sự phân công của chính quyền địa phương để phòng chống mưa lũ, lụt khi có yêu cầu.
- Tham gia tuyên truyền công tác giáo dục cộng đồng về phòng tránh lũ lụt.
- Dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác.
- Thu hoạch sớm các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm thủy, hải sản.
- Kiểm tra các thiết bị điện trong nhà, di dời các hóa chất, thuốc trừ sâu ra khỏi nơi có nguy cơ bị ngập lụt.
- Chủ động sơ tán ở vùng bị ngập và chấp hành sự chỉ đạo sơ tán của chính quyền địa phương khi có lệnh.
- Chủ động dừng các hoạt động trên sông suối, đặc biệt là các hoạt động của các bến đò ngang, đò dọc.
- Báo cáo ngay với chính quyền địa phương khi phát hiện thấy các sự cố do lũ lụt gây ra.
- Tham gia và chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền trong việc huy động nhân lực, vật tư, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn.
- Không vớt củi trên sông suối, không đi qua các khu vực nước lũ chảy xiết.
- Chủ động cho con em nghỉ học khi thấy không an toàn.
- Chủ động tham gia các công tác khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, phục hồi sản xuất, xử lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh do mưa lũ, lụt gây ra.
- Tham gia công tác cứu trợ theo truyền thống “lá lành đùm lá rách”.
3.3. Lũ quét, sạt lở đất
3.3.1. Đối với chính quyền địa phương các cấp
- Chỉ đạo phân vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo, cắm biển báo đối với vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục và phổ biến kiến thức về phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư.
- Chỉ đạo và tổ chức trực ban, theo dõi sát diễn biến mưa, lũ, bố trí lãnh đạo chủ chốt thường trực để xử lý các tình huống, đề phòng xảy ra lũ quét.
- Chỉ đạo việc dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác, nhất là đối với những vùng dễ bị chia cắt.
- Tăng cường cán bộ trực tiếp đến các điểm xảy ra sự cố để chỉ đạo xử lý, khắc phục hậu quả.
- Giữ thông tin liên lạc, báo cáo kịp thời và thường xuyên về diễn biến lũ lụt và các sự cố công trình đến các cấp có thẩm quyền để có hướng chỉ đạo.
- Sẵn sàng nguồn lực để hỗ trợ các địa bàn lân cận khi có yêu cầu.
- Kiểm tra kết quả thực hiện việc đảm bảo an toàn cho dân cư ở vùng trũng thấp, vùng bị ngập sâu, vùng có nguy cơ bị sạt lở.
- Tổ chức thực hiện phương án đối phó với lũ lụt theo phương châm “4 tại chỗ”: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
- Chỉ đạo thực hiện các phương án sơ tán dân, phương án xử lý đảm bảo an toàn các vùng lũ lụt trọng điểm, an toàn hồ đập.
- Chỉ đạo xử lý kịp thời các sự cố do lũ lụt gây ra.
- Huy động vật tư phương tiện của các cấp địa phương, của các sở, ban ngành đóng trên địa bàn để cứu hộ, cứu nạn khi công trình có sự cố.
- Dừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung cho công tác đối phó với lũ lụt và sạt lở đất.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp với lực lượng vũ trang trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, sơ tán dân khi cần.
- Chỉ đạo các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.
- Cắm biển báo, bố trí lực lượng ứng trực cấm người, phương tiện qua lại ở “các ngầm qua sông, suối.
- Chỉ đạo đài phát thanh và truyền hình, hệ thống truyền thanh địa phương đưa tin kịp thời về mưa lũ, lụt và công tác chỉ đạo.
- Đánh giá thiệt hại, tổ chức khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, phục hồi sản xuất, phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường, do lũ lụt gây ra.
- Tổ chức cứu trợ cho các cá nhân và gia đình bị thiệt hại do lũ lụt gây ra.
- Tổng hợp, báo cáo đến cơ quan cấp trên về diễn biến mưa lũ, lụt, sạt lở đất, tình hình thiệt hại và kết quả triển khai đối phó, khắc phục hậu quả.
3.3.2. Đối với cộng đồng
- Theo dõi thông tin mưa lũ, lụt và sự chỉ đạo của chính quyền địa phương qua đài phát thanh truyền hình và các hệ thống truyền thanh xã, phường.
- Tham gia tuyên truyền công tác giáo dục cộng đồng về phòng tránh lũ quét, sạt lở đất, tham gia cắm biển báo và đánh dấu các khu vực nguy hiểm.
- Không nên làm nhà ở những nơi không an toàn, thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất như: đồi dốc, chân vách đá, bờ bãi thấp ven sông suối, trên đường đi của dòng chảy lũ, các chân taluy dễ bị sạt lở.
- Tham gia việc trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
- Chủ động tham gia việc khai thông lòng sông, suối chảy qua bản làng.
- Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác.
- Chủ động sơ tán ở vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất khi có mưa lớn hoặc có báo động hoặc khi có lệnh của chính quyền địa phương.
- Không đi qua sông, suối khi đang có lũ hoặc thấy không an toàn.
- Báo cáo ngay với chính quyền địa phương khi phát hiện thấy các sự cố do lũ quét và sạt lở đất gây ra.
- Tham gia và chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền trong việc huy động nhân lực, vật tư, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn.
- Chủ động cho con em nghỉ học khi thấy không an toàn.
- Chủ động tham gia các công tác khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, phục hồi sản xuất, xử lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh do mưa lũ quét và sạt lở đất gây ra.
- Tham gia công tác cứu trợ theo truyền thống “lá lành đùm lá rách”.
3.4. Hạn hán
- Theo dõi tình hình thời tiết, lưu lượng nước các hồ chứa để vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước, ưu tiên cấp nước sinh hoạt; sử dụng tiết kiệm, chống thất thoát nước;
- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn;
- Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm;
- Tuyên truyền hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất, thực hiện nghiêm túc phương án chống hạn ở các địa phương và của các đơn vị cung cấp nước. Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp tự ý ngăn chặn, đắp, đào xẻ kênh lấy nước không theo kế hoạch tưới.
- Xác định các khu vực thiếu nước sinh hoạt để khoan giếng, kéo dài tuyến ống dẫn nước sinh hoạt từ các hệ thống đã có đến các địa điểm công cộng hoặc vận chuyển nước phục vụ cấp cho người dân.
3.5. Động đất
Khánh Hòa thuộc vùng phát sinh động đất trung bình từ 5,1 đến 5,5 độ Richter, chiều sâu hoạt động từ 10 đến 15 km. Từ năm 1957 Trung và Nam Trung Bộ đã có 93 trận động đất xảy ra ở đất liền, trong đó Khánh Hòa có 2 trận động đất xảy ra ở huyện Khánh Sơn với cường độ 4 đến 4,8 độ Richter, ứng với cấp động đất cấp 5 đến cấp 6 (theo tài liệu phân vùng động đất Trung và Nam Trung Bộ của Nguyễn Đình Xuyên và những người khác năm 1994). Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của động đất, các đơn vị thiết kế công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, các đơn vị có liên quan và người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh tích cực.
3.5.1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo tin động đất
Chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, cộng đồng phải thực hiện quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần ban hành theo Quyết định số 264/2006/QĐ-TTg ngày 16/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ báo tin động đất, tin cảnh báo sóng thần của Viện vật lý địa cầu để triển khai phương án phòng chống.
3.5.2. Đối với UBND các cấp trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng động đất
- Chỉ đạo phân vùng động đất có thể xảy ra.
- Chỉ đạo lập và tổ chức thực hiện phương án phòng chống động đất tại địa phương.
- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến biện pháp phòng tránh động đất cho cộng đồng.
- Tổ chức thường trực 24/24h để tiếp nhận, xử lý thông tin cảnh báo và chỉ đạo ứng phó động đất.
- Chỉ đạo thực hiện việc sơ tán dân, tổ chức tìm kiếm cứu nạn khi động đất xảy ra.
- Chỉ đạo việc đảm bảo an toàn lương thực, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm, khu vệ sinh nơi sơ tán.
- Chỉ đạo đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ, tổ chức khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân.
- Tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi đợt động đất xảy ra.
- Tổng hợp báo cáo tình hình kịp thời lên cơ quan cấp trên.
3.5.3. Đối với cộng đồng
- Theo dõi thông tin cảnh báo về động đất trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh truyền hình và các hệ thống truyền thanh xã, phường.
- Khi động đất xảy ra, hầu hết các nguyên nhân gây thương vong trong các trận động đất là các vật rơi.
Trong thời gian động đất, nếu đang ở trong một tòa nhà cấu trúc tốt, hãy ở yên tại chỗ, hãy tự bảo vệ mình khỏi những mảnh vỡ rơi bằng cách đứng vào cửa ra vào hoặc nằm dưới một chiếc bàn chắc chắn. Nếu đang ở ngoài đường, hãy chạy ra một chỗ thoáng, tránh xa đường điện, các cột trụ, tường và các vật khác có thể sụp đổ, đứng xa các tòa nhà kính. Khi đang lái xe, hãy đổ vào lề đường . Đừng cố vượt qua cầu vì có thể nó đã bị hỏng bởi động đất. Nếu đang ở trên núi hoặc gần sườn đồi dốc, hãy tránh xa khỏi vùng dốc đứng, nơi có thể bị ảnh hưởng của lở đất. Nếu đang đi dọc bờ biển và cảm thấy một trận động đất đủ mạnh khó mà đứng vững thì điều này đồng nghĩa rằng có thể sắp có sóng thần xảy ra (những cột sóng biển lớn). Hãy chạy thật xa bờ biển, hướng tới chỗ đất cao hơn.
Sau động đất, hãy tìm cách nhanh nhất và an toàn nhất thoát ra khỏi nhà. Không chen nhau qua cửa thoát hiểm, hãy bình tĩnh đi theo thứ tự không dùng thang máy hãy dùng thang bộ. Không vào những nhà bị phá hủy một phần vì những dư chấn tiếp theo có thể làm sụp đổ phần còn lại. Dọn sạch chất hóa học tràn ra, những chất độc hại và dễ cháy.
- Thực hiện ngay lập tức những nội dung hướng dẫn, chỉ đạo của chính quyền địa phương, các cơ quan có thẩm quyền.
- Thông báo ngay với những người dân khác những thông tin về động đất.
- Giúp đỡ trẻ em, người già đi sơ tán.
- Giữ vệ sinh, an toàn chung nơi sơ tán.
- Thông báo với chính quyền về những cụm dân cư còn sót lại chưa kịp sơ tán.
3.6. Sóng thần
3.6.1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo tin cảnh báo sóng thần
Chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, cộng đồng phải thực hiện quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần ban hành theo Quyết định số 264/2006/QĐ-TTg ngày 16/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ báo tin cảnh báo sóng thần của Viện vật lý địa cầu để triển khai phương án phòng chống.
3.6.2. Đối với UBND các cấp trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng sóng thần
- Chỉ đạo phân vùng sóng thần có thể xảy ra.
- Chỉ đạo trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, bảo tồn cồn cát ven biển, xây dựng, nâng cấp tuyến đê biển để phòng chống bão và sóng thần, xây dựng và quản lý các trạm báo động trực canh cảnh báo sóng thần.
- Chỉ đạo lập và tổ chức thực hiện phương án phòng chống sóng thần tại địa phương.
- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến biện pháp phòng tránh sóng thần cho cộng đồng.
- Tổ chức thường trực 24/24h để tiếp nhận, xử lý thông tin cảnh báo và chỉ đạo ứng phó sóng thần.
- Chỉ đạo thực hiện việc sơ tán dân, tổ chức tìm kiếm cứu nạn khi sóng thần xảy ra.
- Chỉ đạo việc đảm bảo an toàn lương thực, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm, khu vệ sinh nơi sơ tán.
- Chỉ đạo đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ, tổ chức khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân.
- Tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi đợt sóng thần xảy ra.
- Tổng hợp báo cáo tình hình kịp thời lên cơ quan cấp trên.
3.6.3. Đối với cộng đồng
- Theo dõi thông tin cảnh báo về sóng thần trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh truyền hình và các hệ thống truyền thanh xã, phường, hệ thống đài trực canh.
- Ngay lập tức chủ động báo tin với người thân cùng chạy đến nơi an toàn, các vùng cao, xa bờ biển, chỉ mang theo các vật dụng, tài sản, giấy tờ thiết yếu khi sơ tán.
- Thực hiện ngay lập tức những nội dung hướng dẫn, chỉ đạo của chính quyền địa phương, các cơ quan có thẩm quyền.
- Thông báo ngay với những người dân khác những thông tin về sóng thần.
- Giúp đỡ trẻ em, người già đi sơ tán.
- Kéo tàu thuyền ra xa bờ nếu chính quyền cảnh báo còn thời gian để thực hiện.
- Giữ vệ sinh, an toàn chung nơi sơ tán.
- Thông báo với chính quyền về những cụm dân cư còn sót lại chưa kịp sơ tán.
NGUỒN LỰC CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Về nhân lực
Nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai bao gồm:
- Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn là lực lượng tại chỗ thực hiện hoạt động phòng, chống thiên tai.
- Dân quân tự vệ là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án phòng, chống thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm quyền.
- Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền.
- Tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai theo sự chỉ huy của người có thẩm quyền.
Lực lượng và phương tiện tham gia công tác ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ được bố trí tại công sở hay vị trí đóng quân của từng cơ quan, đơn vị; khi có tình huống bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các cấp sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, khu vực bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng để điều động lực lượng ứng cứu cho phù hợp.
a. Lực lượng thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
- Khối bộ đội địa phương: e974(01cBB), cTS21(2 phân đội), cTG74, cHH90, cCB19, cTT18 (2aHTĐ), bCV, bKSQS, Trường QS địa phương, Cơ quan 04 phòng (Khả năng huy động 200 đ/c);
- Khối huyện (TX, TP): khả năng huy động: 120 đ/c, lực lượng DQCĐ (khoảng 240 đ/c), cấp xã 1270 đ/c dân quân.
b. Lực lượng hiệp đồng các đơn vị trên địa bàn:
- Học viện Hải Quân: 100đ/c
- Trường SQ Thông tin: 100 đ/c
- Công ty xăng dầu Quân đội khu vực 3: 20 đ/c
- Trường Trung cấp kỹ thuật Miền Trung: 50 đ/c
- Trường SQ Không quân: 50 đ/c
- Vùng 4 Hải Quân: 100 đ/c
- Lữ đoàn HQĐB 101:100 đ/c
- Sư đoàn PK 377: 100 đ/c;
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: 100 đ/c
- Lữ đoàn công binh 293: 30 đ/c
- Kho 858/Cục Kỹ thuật/HQ: 20 đ/c
- Trung tâm Phối hợp TKCN HH khu vực IV: 20 đ/c
- Hải đội 302/Cảnh sát biển Vùng 3: 20 đ/c
Phối hợp cùng với Công an tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Bệnh viện 87 của lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn thiên tai.
Hàng năm Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh sẽ phối hợp với các đơn vị quân đội, công an để lập Kế hoạch hiệp đồng phòng chống giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Phòng cháy chữa cháy rừng, cháy nổ, cứu sập trên địa bàn tỉnh.
c. Lực lượng Y tế:
- Lực lượng cấp cứu điều trị cơ động, lưu động:
+ Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố chuẩn bị 01 đội phòng chống dịch lưu động và 01 đội cấp cứu lưu động.
+ Các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản thành lập 01 đội cấp cứu lưu động; riêng Bệnh viện đa khoa tỉnh thành lập 02 đội (mỗi đội 05 người với đầy đủ cán bộ chuyên môn).
- Lực lượng xử lý môi trường, phòng chống dịch:
+ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: 02 đội cơ động (mỗi đội 05 thành viên gồm 01 bác sỹ, 03 cán bộ chuyên môn, 01 lái xe)
+ Bệnh viện Da liễu: 01 đội cơ động (04 thành viên gồm 01 bác sỹ, 02 điều dưỡng, 01 lái xe)
+ Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố thành lập mỗi đơn vị 01 đội gồm 05 đồng chí (02 bác sỹ hoặc y sỹ, 03 điều dưỡng hoặc KTV)
d. Lực lượng cấp huyện:
Hàng năm các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trong đó có công tác chuẩn bị nhân lực ứng phó thiên tai được huy động chủ yếu từ lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân đóng chân trên địa bàn.
2. Phương tiện, vật tư, trang thiết bị dự phòng phục vụ cứu hộ, cứu nạn:
Phương tiện, trang thiết bị dự kiến huy động để phòng, tránh, ứng phó với bão gồm có phương tiện, trang thiết bị cơ động, chi viện của các sở, ban, ngành và phương tiện, trang thiết bị tại chỗ của các huyện, thị xã, thành phố.
3. Về dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước sạch và chất đốt:
Để kịp thời đáp ứng nhu cầu các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân trong mùa mưa bão, Hàng năm Sở Công Thương chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai công tác phòng chống thiên tai, lụt bão..., trong đó công tác dự trữ hàng hóa thiết yếu là nhiệm vụ trọng tâm. Sở Công Thương cũng đã vận động các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; sẵn sàng phục vụ, tiếp tế cho người dân. Ngoài những kho dự trữ tại các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp cũng cam kết cung cấp hàng đầy đủ cho các đại lý tại các địa phương; đảm bảo số lượng và giá cả ổn định trong thời điểm mưa bão, lũ lụt. Hiện các doanh nghiệp có khoảng 1.500 đại lý nhỏ ở khắp nơi trên địa bàn tỉnh. Mỗi đại lý sẽ là một điểm dự trữ hàng theo chủ trương của tỉnh, Các công ty, đại lý lớn cũng sẽ thường xuyên kiểm tra, bổ sung hàng hóa và kiểm soát giá cả của các đại lý này. Bên cạnh đó, sở Y tế cũng đã có kế hoạch dự trữ cơ số thuốc, viên làm sạch nước, thuốc chống dịch bệnh... sẵn sàng cung cấp về địa phương khi có thiên tai xảy ra.
4. Về nguồn lực tài chính
Nguồn tài chính cho công tác phòng, chống thiên tai bao gồm: Ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai; nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức và cá nhân.
TỔ CHỨC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang và mọi công dân trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tham gia việc khắc phục hậu quả thiên tai nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành kịp thời tổ chức chỉ đạo, chỉ huy công tác tìm kiếm cứu nạn, điều trị nạn nhân bị thương do thiên tai gây ra. Chủ động phối, kết hợp với các địa phương giáp ranh, đặc biệt là các khu vực ven biển, ven sông tích cực tìm kiếm người mất tích.
1. Hình thức cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai
Sau khi kết thúc đợt thiên tai là thực hiện các hoạt động nhằm cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai theo thứ tự ưu tiên cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn và hỗ trợ dài hạn, cụ thể:
a. Cứu trợ khẩn cấp được quy định như sau: Cứu trợ khẩn cấp được thực hiện trong và ngay sau khi thiên tai xảy ra, tập trung vào thực hiện hoạt động hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và nhu yếu phẩm thiết yếu khác để ổn định đời sống của người dân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai; Đối tượng được cứu trợ bao gồm cá nhân bị thương, hộ gia đình có người bị chết; hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, không có lương thực, nước uống và nhu yếu phẩm khác có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe, đặc biệt quan tâm tới đối tượng dễ bị tổn thương.
b. Hỗ trợ trung hạn được quy định như sau: Hỗ trợ trung hạn được thực hiện tiếp theo cứu trợ khẩn cấp, tập trung vào hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất; cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện các biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường; sửa chữa, khôi phục trụ sở, công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng thiết yếu khác bị thiệt hại; Đối tượng được hỗ trợ trung hạn bao gồm tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại; cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang; đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp có công trình nêu trên thiệt hại do thiên tai;
c. Hỗ trợ dài hạn được quy định như sau: Hỗ trợ dài hạn được thực hiện tiếp theo hỗ trợ trung hạn, tập trung vào việc sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, công trình hạ tầng công cộng; tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai; Đối tượng được hỗ trợ dài hạn bao gồm tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp hoạt động công ích bị thiệt hại do thiên tai gây ra.
2. Các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai
Công tác khắc phục hậu quả và tái thiết sau thiên tai bao gồm khối lượng công việc lớn và phức tạp, sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, nhiều vấn đề cần thiết phải thay đổi so với kế hoạch phát triển ban đầu của địa phương.
Về cơ bản, một số hoạt động sau thường hay được tổ chức thực hiện cho giai đoạn này, bao gồm:
a. Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân;
b. Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả;
c. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất;
d. Cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường;
e. Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;
f. Sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM
1. Tổ chức thực hiện
Kế hoạch phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được UBND tỉnh phê duyệt là cơ sở phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó của các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh khi có thiên tai xảy ra; giúp cho các địa phương, đặc biệt là nhân dân các vùng trũng thấp, vùng ven sông, ven biển vùng có nguy cơ cao về thiên tai có thông tin để tự phòng tránh, nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh.
Để kế hoạch phòng chống thiên tai được triển khai thực hiện kịp thời có hiệu quả, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện các nội dung sau:
- Tăng cường năng lực chỉ huy trong công tác phòng, chống thiên tai cho các đơn vị, địa phương, nhất là các khu vực ven biển, vùng trũng thấp ven sông, vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai.
- Các cơ quan, đơn vị, đoàn thể các cấp phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức cộng đồng trong nhân dân, đề cao hơn nữa tinh thần chủ động, thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất do thiên tai gây ra.
- Các cơ quan, đơn vị phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ” trong công tác phòng chống thiên tai nhất là bão, lũ lụt, thực hiện nghiêm túc việc phân cấp chỉ huy phòng chống thiên tai, sơ tán dân, cụ thể: cấp xã đảm bảo chỉ huy phòng chống thiên tai (bão, lụt...) sơ tán dân cho địa bàn thuộc xã quản lý, cấp huyện đảm bảo chỉ huy sơ tán dân cho địa bàn huyện, cấp tỉnh đảm bảo chỉ huy sơ tán dân cho tỉnh (theo cấp độ rủi ro thiên tai được quy định).
- Tiếp tục đầu tư kiên cố các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng nơi dân sơ tán đến, nhằm đảm bảo phục vụ lâu dài, ổn định, an dân.
- Quy hoạch, sắp xếp lại các khu dân cư hợp lý, đối với nhân dân vùng đồng bằng ven biển, vùng trũng thấp ven sông.
- Tăng cường công tác giữ rừng, trồng rừng đầu nguồn, đầu tư xây dựng các hồ chứa nước, các công trình trú đậu tàu thuyền, kè bảo vệ bờ và các công trình phòng chống lụt bão trong thời gian tới.
2. Phân công, phân cấp trách nhiệm và tổ chức thực hiện trong ứng phó thiên tai
2.1. Phân công ứng phó với từng cấp độ rủi ro thiên tai
Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại hình thiên tai và công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, làm cơ sở việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai. Được phân thành 5 cấp được quy định chi tiết tại Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
2.1.1. Thiên tai cấp độ 1
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy ra, báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên; được quyền huy động các nguồn lực để ứng phó thiên tai: lực lượng dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; vật tư dự trữ do nhân dân chuẩn bị, vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp xã và tổ chức cá nhân trên địa bàn; trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó thiên tai của cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị UBND, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN cấp huyện hỗ trợ.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ 02 xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch UBND cấp xã; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền huy động các nguồn lực để ứng phó thiên tai: lực lượng dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; vật tư dự trữ do nhân dân chuẩn bị, vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp xã và tổ chức cá nhân trên địa bàn.
2.1.2. Thiên tai cấp độ 2
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ huy các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó thiên tai; huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai: Dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, lực lượng kiểm ngư, lực lượng vũ trang địa phương và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; Vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp tỉnh, vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai và của tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ quy định như đối với trường hợp ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 1; tuân thủ sự chỉ huy của cơ quan cấp trên; hướng dẫn và tổ chức sơ tán người đến nơi an toàn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.
- Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Ban Chỉ PCTT và TKCN cấp tỉnh báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.
2.1.3. Thiên tai cấp độ 3
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền, triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 Nghị định 66/2014/NĐ-CP, phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.
2.1.4. Thiên tai cấp độ 4
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn, tuân thủ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện và cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 66/2014/NĐ-CP, phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.
2.1.5. Thiên tai cấp độ 5 (tình trạng khẩn cấp về thiên tai)
Khi xảy ra thiên tai cấp độ 5 việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
2.2. Phân công, phân cấp trách nhiệm và tổ chức thực hiện
2.2.1. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh
- Tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh quyết định các biện pháp phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi toàn tỉnh.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của từng tình hình thiên tai, chỉ đạo và phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương trên toàn tỉnh để kịp thời xử lý các sự cố do thiên tai gây ra.
- Kiểm tra đôn đốc các sở, ban, ngành và các địa phương thực hiện công tác phòng chống và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
- Quyết định cảnh báo và các biện pháp đối phó với từng tình hình thiên tai.
- Kiến nghị với UBND tỉnh ra lệnh điều động nguồn nhân lực trong trường hợp khẩn cấp để đối phó với thiên tai.
- Ra lệnh huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để đối phó với thiên tai theo thẩm quyền.
- Tổng hợp tình hình thiệt hại và nhu cầu cứu trợ, đề xuất biện pháp chỉ đạo khắc phục hậu quả.
- Chỉ đạo tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm công tác phòng chống thiên tai, phổ biến các kinh nghiệm và các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác phòng chống thiên tai cho các địa phương và các ngành trong toàn tỉnh.
- Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và pháp luật về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Kiến nghị với UBND tỉnh khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống thiên tai, đồng thời đề xuất việc xử lý đối với những tổ chức, cá nhân có sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai.
2.2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác phòng chống thiên tai.
- Chỉ đạo kiểm tra và có phương án xử lý an toàn các công trình phòng chống thiên tai đảm bảo kịp thời và hiệu quả.
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị khai thác vận hành công trình thủy lợi và các địa phương xây dựng phương án bảo vệ an toàn cho các hồ, đập và các công trình liên quan thuộc chức năng quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Chỉ đạo các địa phương trong việc bố trí cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp phù hợp với đặc điểm thiên tai của địa phương.
- Hoàn thành việc xây dựng nâng cấp, sửa chữa các tuyến đê sông, đê biển theo quy hoạch đã được duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành phổ biến tuyên truyền kiến thức, kinh nghiệm về công tác phòng chống thiên tai cho địa phương.
- Lập quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện đảm bảo an toàn cho ngư dân và phương tiện hoạt động trên sông, trên biển.
- Tổ chức thực hiện đăng ký, đăng kiểm tàu cá, đăng ký thuyền viên, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa và UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển trong công tác thống kê số lượng người và tàu thuyền đang hoạt động trên biển khi có bão, lũ, áp thấp nhiệt đới.
- Hướng dẫn kỹ thuật công tác di dời các lòng bè nuôi trồng thủy hải sản đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất về thiệt hại cho nhân dân.
- Tăng cường hệ thống thông tin, tổ chức quản lý chặt chẽ các phương tiện hoạt động của ngư dân trên sông, trên biển.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm phòng tránh bão.
- Hoàn thành việc xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền tránh bão theo quy hoạch đã được duyệt.
- Tập huấn công tác cứu hộ, cứu nạn cho các chủ phương tiện tàu thuyền, cho ngư dân.
2.2.3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Chỉ đạo, tổ chức việc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn người và phương tiện bị nạn trong những trường hợp thiên tai.
- Điều động và tổ chức phối hợp các lực lượng, các loại phương tiện của các sở, ban, ngành, các địa phương, các tổ chức, cá nhân để thực hiện việc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn kịp thời khi thiên tai xảy ra và chịu trách nhiệm về quyết định của mình
- Xây dựng kế hoạch tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn cho người và phương tiện trong các tình huống đảm bảo kịp thời và hiệu quả.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành và các địa phương thực hiện các quy định của nhà nước về công tác cứu hộ, cứu nạn.
- Hàng năm tổ chức diễn tập, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tổ chức tập luyện chuyên môn, nghiệp vụ, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn của các lực lượng thuộc quyền.
2.2.4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Lập, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và phương án tham gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức lực lượng, phương tiện triển khai các phương án tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và ứng phó khi có thiên tai xảy ra, là lực lượng chủ lực trong công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển và tham gia phối hợp với các đơn vị trong việc cứu hộ, khắc phục sự cố các công trình hồ, đập khi có sự cố do thiên tai gây ra.
- Tổ chức tốt hệ thống thông tin liên lạc với các tàu thuyền hoạt động trên biển. Thực hiện phân công, phân cấp và xác định rõ trách nhiệm trong việc quản lý tàu thuyền hoạt động trên biển khi có bão, áp thấp nhiệt đới đang hoạt động.
- Chỉ đạo các đồn BP 392, 388, 358 tổ chức bắn pháo hiệu, thông báo áp thấp nhiệt đới, bão ở các khu vực:
+ Khu vực Bình Ba, Tx. Cam Ranh.
+ Khu vực Hòn Mun, Tp. Nha Trang
+ Khu vực Đầm Môn, huyện Vạn Ninh
- Kiểm tra kiểm soát chặt chỗ đảm bảo các tàu cá khi hoạt động phải có đầy đủ giấy tờ của tàu và người đi trên tàu theo quy định, kiên quyết không cho người và tàu cá hoạt động nếu chưa có đủ trang bị an toàn; thống kê số lượng người và tàu thuyền xuất bến, hoạt động trên biển khi có bão, lũ, áp thấp nhiệt đới, để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh biết để theo dõi.
2.2.5. Công an tỉnh
- Lập, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và phương án tham gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, lực lượng, phương tiện triển khai các phương án đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, không để bọn tội phạm và phần tử xấu lợi dụng để hoạt động phá hoại, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và nhân dân trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra.
- Chỉ đạo các lực lượng của ngành, phối hợp với các lực lượng quân đội, biên phòng và các ngành, các địa phương tham gia sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai.
2.2.6. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh
- Tổ chức xây dựng kế hoạch về huy động lực lượng, phương tiện triển khai các phương án phòng cháy và chữa cháy do thiên tai gây ra.
- Chỉ đạo các lực lượng của ngành, phối hợp với các lực lượng công an, quân đội, biên phòng và các ngành, các địa phương tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai.
2.2.7. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Lập, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và phương án tham gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, bảo đảm công tác vệ sinh môi trường, đặc biệt về môi trường sinh thái và ô nhiễm nguồn nước trước, trong và sau thiên tai.
- Hoàn thành việc xây dựng hệ thống mốc báo lũ lưu vực sông Cái Nha Trang và sông Dinh Ninh Hòa.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành phổ biến tuyên truyền kiến thức, kinh nghiệm về công tác vệ sinh môi trường và bảo vệ nguồn nước.
2.2.8. Sở Giao thông Vận tải
- Rà soát, bổ sung quy hoạch và xây dựng các công trình đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
- Bảo đảm giao thông thông suốt khi có lũ bão và thiên tai.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc đảm bảo thông tin quản lý tàu thuyền trên biển.
- Tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên sông, trên biển theo nhiệm vụ được giao.
2.2.9. Sở Văn hóa và Thể thao
- Có kế hoạch phối hợp cùng các địa phương trên toàn tỉnh tổ chức rà soát, kiểm tra hiện trạng các pano, biển quảng cáo trên toàn tỉnh; thực hiện việc chỉ đạo tháo dỡ, hướng dẫn neo buộc an toàn pano, biển quảng cáo khi có bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra.
- Kiểm tra, rà soát các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là di tích cấp Quốc gia để xây dựng phương án bảo vệ, đảm bảo an toàn công trình, báo cáo kịp thời cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh trước khi thiên tai ảnh hưởng.
- Chỉ đạo bảo vệ các công trình trọng điểm: Trung tâm Văn hóa, Nhà Thi đấu thể thao, Bảo tàng, Thư viện (đặc biệt là bảo quản các hiện vật, tài liệu quý hiếm).
- Tổ chức kiểm tra cơ sở vật chất, đề xuất mua sắm các vật dụng để ứng phó thiên tai; có kế hoạch gia cố, tu sửa cơ sở vật chất; dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm trước trong và sau khi có thiên tai xảy ra.
2.2.10. Sở Du lịch
- Phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh kịp thời thông tin đến các doanh nghiệp dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh về tình hình thiên tai để các đơn vị chủ động ứng phó, chủ động xử lý các tình huống phát sinh trước, trong và sau thiên tai.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp, các công ty lữ hành có phương án ứng phó bão, áp thấp nhiệt đới; thống kê số du khách đang lưu trú tại các khu du, các khu nghỉ dưỡng tại các biển đảo; phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng hướng dẫn sơ tán đảm bảo an toàn cho du khách khi có bão, áp thấp nhiệt đới gây ra.
2.2.11. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các đơn vị phát thanh, truyền hình, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, các cơ quan thông tấn, báo chí... xây dựng kế hoạch đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, đặc biệt là hệ thống thông tin liên lạc ở các vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, vùng dễ bị chia cắt và vùng có các công trình trọng điểm.
- Lập kế hoạch đầu tư, nâng cấp hệ thống thông tin, liên lạc nhằm nâng cao năng lực phục vụ công tác thông tin, cảnh báo thiên tai.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng chương trình và có kế hoạch thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên tai, phổ biến cho nhân dân biết kiến thức cơ bản về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
2.2.12. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện cứu trợ ở các địa phương, đảm bảo đúng quy định, không được để xảy ra thất thoát, tiêu cực.
- Theo dõi chặt chẽ công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của các địa phương, tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác cứu trợ xã hội đột xuất.
- Phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan, đề xuất các biện pháp, chính sách hỗ trợ kịp thời về tài chính, vật chất cho các địa phương và các ngành để khắc phục hậu quả lũ, bão và thiên tai.
2.2.13. Sở Tài chính
- Chủ trì xây dựng và bố trí ngân sách cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các địa phương và các ngành. Xây dựng cơ chế sử dụng tài chính, thanh quyết toán mua trang thiết bị, vật tư, phương tiện, chỉ đạo, chỉ huy trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên toàn tỉnh, đề xuất mức hỗ trợ kịp thời, trình UBND tỉnh quyết định.
- Theo dõi chặt chẽ công tác phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của các địa phương, tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác tài chính phục vụ công tắc phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời.
- Phối hợp với các Sở ngành liên quan cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
2.2.14. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Theo dõi chặt chẽ công tác phòng chống thiên tai và khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra tại các địa phương, chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh có phương án cân đối vốn kế hoạch đầu tư, tu bổ sửa chữa, khắc phục công trình hư hỏng do thiên tai gây ra (kể cả các công trình sửa chữa để đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão).
2.2.15. Sở Y tế
- Theo dõi chặt chẽ công tác phòng, chống thiên tai của các địa phương, chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, kiểm tra việc dự phòng thuốc chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão.
- Dự trữ đủ cơ số thuốc phòng và chữa trị, để có thể cung cấp kịp thời cho những vùng xảy ra thiên tai nhất là các huyện miền núi: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và các xã vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
2.2.16. Sở Xây dựng
- Rà soát, bổ sung quy hoạch và xây dựng các công trình đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan khi thiết kế, thi công xây dựng công trình phải tính toán tải trọng gió khi có bão, khả năng kháng chấn đối với từng công trình. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề chống sét đối với nhà cao tầng nhằm hạn chế những sự cố do sét gây ra trong mùa mưa bão.
- Tổ chức hướng dẫn thiết kế các mẫu nhà điển hình (mẫu nhà định canh, định cư) có kết cấu phù hợp nhằm hạn chế tố, lốc làm tốc mái; chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra các công trình theo quy định.
2.2.17. Sở Công Thương
Chỉ đạo các doanh nghiệp, đơn vị cung cấp điện xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo cấp phát điện, thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng và sửa chữa kịp thời các hư hỏng của các công trình điện; Chỉ đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu, sẵn sàng cung cấp cho các vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai; quản lý tốt thị trường, giá cả, chất lượng hàng hóa trong thời thiên tai xảy ra. Chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa thủy điện xây dựng phương án đảm bảo an toàn các hồ thủy điện thuộc đơn vị quản lý theo quy trình vận hành điều tiết hồ chứa đã được phê duyệt, chủ động cắt giảm lũ cho hạ du, đảm bảo an toàn cho công trình.
2.2.18. Sở Khoa học và Công nghệ
- Lập, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và phương án tham gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai theo quy định của pháp luật.
- Lập kế hoạch các chương trình, đề án, đề tài khoa học nghiên cứu về đặc điểm địa hình, thời tiết, khí hậu, những điều kiện và nguyên nhân gây ra lụt, bão, lũ quét, giông, sét, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác, làm cơ sở xây dựng chương trình phòng tránh thiên tai có hiệu quả.
2.2.19. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Lập, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và phương án tham gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về bão, lũ, động đất, sóng thần,... và có biện pháp chủ động phòng tránh phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương, đơn vị.
- Chỉ đạo các Phòng giáo dục, các trường và các đơn vị trực thuộc chủ động xây dựng phương án phòng chống lụt bão, đặc biệt là các trường gần bờ biển, sông, suối, miền núi,... phải có phương án cụ thể để phòng tránh những thiệt hại về người và tài sản, khẩn trương dọn dẹp vệ sinh, môi trường để ổn định tổ chức việc dạy và học sau bão, lũ và các loại thiên tai khác.
2.2.20. Chính quyền địa phương (UBND) cấp huyện, cấp xã
- Ban hành các quyết định, chỉ thị và hướng dẫn ban hành các văn bản có liên quan về công tác phòng, chống thiên tai.
- Chỉ đạo, chỉ huy và tổ chức thực hiện các giai đoạn phòng chống khắc phục hậu quả và giảm nhẹ thiên tai.
- Chỉ đạo các lực lượng công an, thanh niên xung kích và các đoàn thể đóng trên địa bàn tham gia vào công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả sau thiên tai.
- Lồng ghép nội dung phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vào quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
- Rà soát và bổ sung quy hoạch dân cư, lập kế hoạch và chỉ đạo di dời dân ở những vùng trũng thấp, sạt lở đất, lũ quét và vùng có nguy cơ cao về xảy ra thiên tai.
- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cây trồng vật nuôi, ngành nghề thích ứng với tình hình thiên tai thường xuyên xảy ra ở địa phương.
- Tổ chức di dời khách du lịch ra khỏi vùng có nguy cơ xảy ra lũ, bão, thiên tai, đồng thời kiểm tra chặt chẽ, không để người dân và du khách có tính hiếu kỳ tập trung vào những vùng có khả năng xảy ra thiên tai, đặc biệt là khu vực dọc bờ biển.
- Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, cây chắn sóng ven sông, ven biển.
- Hàng năm kiện toàn tổ chức Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành (từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã). Trong công tác cứu hộ, cứu nạn, địa phương và phân công nhiệm vụ, địa bàn phụ trách cụ thể cho các thành viên;
- Lập dự toán ngân sách địa phương và huy động mọi nguồn vốn hợp pháp của các tổ chức, cá nhân cho công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Quản lý và sử dụng ngân sách và nguồn tiền, hàng cứu trợ cho phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả đúng mục đích và có hiệu quả.
- Phối hợp chỉ đạo, xây dựng phương án bảo đảm an toàn hồ đập thủy lợi.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn nhân dân các vấn đề phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn để giảm tối đa thiệt hại về người và tài sản.
- Tổng hợp, báo cáo cho các Sở, ngành liên quan về các nội dung liên quan đến công tác phòng chống thiên tai và TKCN để các Sở ngành thuận lợi trong công tác phối hợp chỉ đạo triển khai thực hiện.
2.2.21. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ
- Tổ chức thu thập và xử lý thông tin, thực hiện cảnh báo, dự báo, cung cấp thông tin kịp thời về mưa bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lũ quét và tin động đất, cảnh báo sóng thần.
- Lập kế hoạch bổ sung các trạm theo dõi mưa, bão, lũ, chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ cao vào công tác khí tượng thủy văn để thông tin dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác và hiệu quả.
- Hướng dẫn cho cán bộ chủ chốt và lực lượng thanh niên xung kích của các xã ở vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét những kinh nghiệm theo dõi lượng mưa để kịp thời báo động và cảnh báo để nhân dân biết và chủ động phòng, tránh.
2.2.22. Đài phát thanh truyền hình và các cơ quan thông tấn báo chí
a) Xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình, phóng sự tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc ứng phó các loại hình thiên tai nhằm nâng cao năng lực của người dân trong công tác phòng chống ứng phó thiên tai như bão, lũ, hạn hán, động đất, sóng thần...
b) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan dự báo, cảnh báo, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện đưa tin chính xác, kịp thời về tình hình diễn biến thiên tai theo đúng quy định; các chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để các cơ quan, các địa phương và nhân dân biết thực hiện và tổ chức phòng, chống.
c) Lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư, nâng cấp, bảo trì đảm bảo mạng thông tin thông suốt phục vụ công tác phòng chống thiên tai trong mọi tình huống, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, vùng thường xuyên xảy ra lũ quét.
2.2.23. Hội Chữ Thập đỏ tỉnh
- Theo dõi chặt chẽ công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của các địa phương, tham gia thực hiện công tác cứu trợ xã hội đột xuất.
- Phối hợp với các Sở Y tế, các sở, ngành liên quan, hỗ trợ kịp thời về tài chính, vật chất cho nhân dân các địa phương và để khắc phục hậu quả lũ, bão và thiên tai.
2.2.24. Trách nhiệm của các đơn vị khai thác vận hành các công trình thủy lợi, thủy điện
- Tăng cường công tác kiểm tra an toàn hồ đập trước, trong và sau mùa mưa lũ, phát hiện kịp thời các sự cố có khả năng gây mất an toàn cho công trình để từ đó có biện pháp khắc phục;
- Hàng năm, phải có phương án phòng chống lụt bão cho các hồ chứa lớn, tập kết vật tư phương tiện dự trữ để sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố.
- Khi nhận tin báo về thiên tai, thực hiện chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa tổ chức trực 24/24h, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết để có kế hoạch tích nước, xả lũ hợp lý đảm bảo an toàn công trình, kịp thời thông báo việc xả lũ đến chính quyền địa phương và người dân để chủ động sơ tán, phòng tránh nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do ngập lụt cho vùng hạ du khi có mưa, lũ xảy ra.
- Chỉ đạo kiểm tra sự an toàn của các hồ, đập, kịp thời sửa chữa những hư hỏng để đảm bảo các công trình vận hành tốt.
- Các chủ hồ đập phải xây dựng thông tin báo động về thời gian, lưu lượng xả lũ của các hồ chứa, độ ngập vùng hạ du để nhân dân trong vùng hạ lưu hồ đập biết và chủ động phòng tránh tác hại của việc xả lũ gây ra;
- Chỉ đạo di dời dân những vùng bị ngập lũ đến nơi an toàn
- Liên tục thông tin về lũ và hiện tượng có thể xảy ra sự cố các hồ đập trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân theo dõi và có biện pháp phòng tránh, tránh chủ quan.
- Tổng hợp báo cáo tình hình mưa lũ, đến cơ quan cấp trên để có hướng chỉ đạo kịp thời.
2.2.25. Các sở, ban ngành khác và các tổ chức đoàn thể
- Xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống lụt bão và khắc phục hậu quả của cơ quan, đơn vị mình. Đồng thời phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư và kinh phí cần thiết theo quy định để chủ động tham gia công tác phòng phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả.
- Tham gia tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng.
- Tổ chức các đội thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Tổ chức quyên góp tiền, hàng cứu trợ giúp đỡ đồng bào các vùng bị thiên tai
Trên đây là Kế hoạch phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đề nghị các sở, ban, ngành, các địa phương, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Hạng mục chính | Hoạt động | Ban hành kèm theo Quyết định số: 2601/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa | Tổng kinh phí đối với từng hoạt động | |||||||||||||||||
Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | ||||||||||||||||
Kết quả dự kiến | Kinh phí | Kết quả dự kiến | Kinh phí | Kết quả dự kiến | Kinh phí | Kết quả dự kiến | Kinh phí | Kết quả dự kiến | Kinh phí | |||||||||||
Hợp phần 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương ở các cấp về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ ở các tỉnh, thành phố | ||||||||||||||||||||
1. Tổ chức đào tạo, tập huấn: - Tổ chức đào tạo về chính sách, cơ chế và hướng dẫn thực hiện QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLTTCĐ ở các cấp (Hoạt động 1.6). - Tổ chức đào tạo về các bước thực hiện QLTTCĐ cho các đội ngũ giảng dạy QLTTCĐ ở các cấp (Hoạt động 1.7). | - Tổ chức tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng viên và cán bộ cấp Huyện, Xã | - Số lượng lớp: cấp Huyện 2 lớp, cấp Xã 4 lớp; - Số lượng giảng viên, cán bộ được tập huấn: Cấp Huyện 80 cán bộ; cấp Xã 180 cán bộ | 400 | - Số lượng lớp: cấp Huyện 2 lớp, cấp Xã 4 lớp; - Số lượng giảng viên, cán bộ được tập huấn: Cấp Huyện 80 cán bộ; cấp Xã 180 cán bộ | 400 | - Số lượng lớp: cấp Xã 6 lớp; - Số lượng giảng viên, cán bộ được tập huấn: Cấp Xã 270 cán bộ | 400 |
| 1.200 | |||||||||||
2. Trang bị công cụ hỗ trợ công tác phòng, chống lụt bão cho các cơ quan, chính quyền các cấp và bộ dụng cụ giảng dạy về QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp (Hoạt động 1.9). | - Trang bị các dụng cụ cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy, tập huấn tại cộng đồng. | - Số lượng trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và công tác PCTT | 800 | - Số lượng trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và công tác PCTT | 700 |
|
|
| 1.500 | |||||||||||
Hợp phần 2: Tăng cường truyền thông giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về QLTTCĐ | ||||||||||||||||||||
3. Thiết lập bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện QLTTCĐ tại cộng đồng); xây dựng pano bản đồ và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi với từng giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai phù hợp cho từng cộng đồng (theo văn hóa và điều kiện kinh tế xã hội của từng cộng đồng/nhóm cộng đồng) (Hoạt động 2.2). | - Tổ chức hoạt động Đánh giá RRTT-DVCĐ tại các xã ưu tiên thực hiện Đề án từ đó xây dựng được bản đồ rủi ro thiên tai và xác định tình trạng dễ bị tổn thương (tham khảo Tài liệu Đánh giá RRTT- DVCĐ) - Xây dựng Panô, bản đồ, bảng hướng dẫn về khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, các biện pháp cộng đồng chủ động phòng, tránh thiên tai… treo tại trụ sở UBND nhà văn hóa thôn, các điểm họp dân, cộng đồng trên địa bàn các xã.
|
| - 20 xã tổ chức thực hiện hoạt động Đánh giá RRTT-DVCĐ và có Panô, bản đồ bảng hướng dẫn được xây dựng. | 400 | -20 xã tổ chức thực hiện hoạt động Đánh giá RRTT-DVCĐ và có Panô, bản đồ bảng hướng dẫn được xây dựng. | 400 | - 30 xã tổ chức thực hiện hoạt động Đánh giá RRTT-DVCĐ - Số lượng Panô, bản đồ bảng hướng dẫn được xây dựng | 700 | 1.500 | |||||||||||
4. Xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động cơ bản của cộng đồng về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi ứng với từng giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai phù hợp cho từng cộng đồng (theo văn hóa và điều kiện kinh tế xã hội của từng cộng đồng/nhóm cộng đồng) (Hoạt động 2.3). | - Xây dựng các sổ tay hướng dẫn phù hợp với văn hóa và điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương | 08 huyện được xây dựng sổ tay PCTT | 300 |
| 300 | |||||||||||||||
5. Cộng đồng xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai của cộng đồng (Hoạt động 2.5). | - Hàng năm, tổ chức lập và phê duyệt Kế hoạch Phòng chống thiên tai có sự tham gia của cộng đồng tại các xã ưu tiên thực hiện Đề án |
| ||||||||||||||||||
6. Xây dựng kế hoạch, diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng hàng năm (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ) (Hoạt động 2.7) | - Hàng năm, căn cứ theo kế hoạch PCTT đã được phê duyệt, UBND các xã ưu tiên triển khai thực hiện Đề án xây dựng Kế hoạch tổ chức diễn tập Phòng, chống thiên tai; Tổ chức triển khai Kế hoạch diễn tập PCTT và huy động sự tham gia của cộng đồng. |
| - 20 xã xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập PCTT trên địa bàn (Số lượng cuộc diễn tập được tổ chức). | 500 | - 20 xã xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập PCTT trên địa bàn (Số lượng cuộc diễn tập được tổ chức). | 500 | - 30 xã xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập PCTT trên địa bàn (Số lượng cuộc diễn tập được tổ chức). | 750 | 1.750 | |||||||||||
7. Thiết lập hệ thống về cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ) (Hoạt động 2.8). | - Nghiên cứu đề xuất hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm thiên tai phù hợp với loại hình thiên tai chính tại địa phương; - Xây dựng hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm tại cộng đồng. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn người dân tham gia thực hiện | - Số lượng hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm thiên tai được xây dựng tại cộng đồng | 500 | - Số lượng hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm thiên tai được xây dựng tại cộng đồng | 500 | - Số lượng hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm thiên tai được xây dựng tại cộng đồng | 500 | - Số lượng hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm thiên tai được xây dựng tại cộng đồng | 500 | - Số lượng hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm thiên tai được xây dựng tại cộng đồng | 500 | 2.500 | ||||||||
8. Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng (Hoạt động 2.9). | - Thành lập hệ thống theo dõi, đánh giá việc thực hiện Đề án tại các cấp (Tỉnh, Huyện, Xã) - Hàng năm, Lập báo cáo (tổng hợp, phân tích, đánh giá, đề xuất và kiến nghị các giải pháp) triển khai thực hiện Đề án. (tham khảo Tài liệu “Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn theo dõi và đánh giá thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”) | - Các báo cáo kết quả, báo cáo đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án |
| |||||||||||||||||
9. Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được truyền bá thông qua trang web, TV, đài, báo và các pano áp phích, tờ rơi... (Hoạt động 2.10). | - UBND các cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đảm bảo phù hợp với điều kiện văn hóa - xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trên các phương tiện thông tin đại chúng... | - Hình thức truyền thông và kết quả thực hiện | 150 | - Hình thức truyền thông và kết quả thực hiện | 150 | - Hình thức truyền thông và kết quả thực hiện | 150 | - Hình thức truyền thông và kết quả thực hiện | 150 | - Hình thức truyền thông và kết quả thực hiện | 150 | 750 | ||||||||
10. Tổ chức các lớp đào tạo hàng năm cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi...) (Hoạt động 2.12). | - Hàng năm, các xã ưu tiên triển khai thực hiện Đề án tổ chức các khóa tập huấn, hướng dẫn cách thức phòng chống thiên tai phù hợp cho các đối tượng dễ bị tổn thương trên địa bàn. |
| - 04 lớp tập huấn; - 180 học viên thuộc các đối tượng dễ bị tổn thương được tập huấn | 200 | - 04 lớp tập huấn; - 180 học viên thuộc các đối tượng dễ bị tổn thương được tập huấn | 200 | - 04 lớp tập huấn; - 180 học viên thuộc các đối tượng dễ bị tổn thương được tập huấn | 200 | 600 | |||||||||||
11. Lồng ghép tiết mục vào các buổi biểu diễn, kịch về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ của cộng đồng (Hoạt động 2.13). | Kết hợp các ngày lễ, hội truyền thống tại địa phương để tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ có nội dung về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai | - Số lượng buổi biểu diễn, diễn kịch có nội dung PC và GNTT được thực hiện | 100 | - Số lượng buổi biểu diễn, diễn kịch tuyên có nội dung PC và GNTT được thực hiện | 100 | - Số lượng buổi biểu diễn, diễn kịch tuyên có nội dung PC và GNTT được thực hiện | 100 | - Số lượng buổi biểu diễn, diễn kịch tuyên có nội dung PC và GNTT được thực hiện | 100 | - Số lượng buổi biểu diễn, diễn kịch tuyên có nội dung PC và GNTT được thực hiện | 100 | 500 | ||||||||
12. Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (Hoạt động 2.14). | Nội dung thực hiện, bao gồm: Làm mới, sửa chữa và cải tạo nâng cấp đối với đường tránh lũ, nhà cộng đồng, trường học, trạm y tế, công trình nước sạch và các công trình liên quan khác phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn xã. |
| - Hạng mục công trình (dự án) được thực hiện trên địa bàn các xã ưu tiên thực hiện Đề án được xây dựng và bàn giao. | 5.000 | - Hạng mục công trình (dự án) được thực hiện trên địa bàn các xã ưu tiên thực hiện Đề án được xây dựng và bàn giao. | 5.000 | - Hạng mục công trình (dự án) được thực hiện trên địa bàn các xã ưu tiên thực hiện Đề án được xây dựng và bàn giao. | 5.000 | 15.000 | |||||||||||
Tổng cộng kinh phí hàng năm |
| 2.250 |
| 1.850 |
| 7.250 |
| 6.850 |
| 7.400 | 25.600 | |||||||||
MỤC LỤC
Chương I
CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Cơ sở pháp lý
2. Mục đích, yêu cầu
Chương II
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
1.2. Đặc điểm về địa hình
1.3. Đặc điểm khí hậu
1.4. Đặc điểm sông suối, chế độ dòng chảy lũ
2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế và xã hội
2.1. Đặc điểm dân sinh
2.2. Kinh tế xã hội
2.3. Cơ sở hạ tầng chính
Chương III
XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI VÀ CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI THƯỜNG GẶP, ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xuyên xảy ra đối với tỉnh Khánh Hòa
1.1. Bão, áp thấp nhiệt đới
1.2. Hạn hán
1.3. Mưa lớn
1.4. Lũ, ngập lụt
1.5. Lốc, sét
1.6. Sạt lở đất do mưa lũ, dòng chảy
1.7. Động đất, sóng thần
2. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai đến hoạt động kinh tế - xã hội
2.1. Về ảnh hưởng bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ
2.2. Về ảnh hưởng hạn hán
Chương IV
BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI PHÙ HỢP VỚI CÁC CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI VÀ LOẠI HÌNH THIÊN TAI
1. Giải pháp chung
1.1. Các giải pháp phi công trình
1.2. Các giải pháp công trình
2. Một số nhiệm vụ chủ yếu hàng năm
2.1. Công tác tổ chức
2.2. Công tác tìm kiếm cứu nạn
2.3. Công tác chỉ đạo chung
2.4. Công tác tuyên truyền
2.5. Công tác sơ tán dân
3. Các biện pháp ứng phó với từng tình huống thiên tai cụ thể
3.1. Bão, áp thấp nhiệt đới
3.1.1. Bão gần biển Đông
3.1.2. Bão trên biển Đông
3.1.3. Bão gần bờ, bão khẩn cấp
3.2. Lũ, ngập lụt và sự cố hồ đập
3.2.1. Đối với chính quyền địa phương các cấp
3.2.2. Đối với cộng đồng
3.3. Lũ quét, sạt lở đất
3.3.1. Đối với chính quyền địa phương các cấp
3.3.2. Đối với cộng đồng
3.4. Hạn hán
3.5. Động đất
3.5.1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo tin động đất
3.5.2. Đối với UBND các cấp trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng động đất
3.5.3. Đối với cộng đồng
3.6. Sóng thần
3.6.1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo tin cảnh báo sóng thần
3.6.2. Đối với UBND các cấp trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng sóng thần
3.6.3. Đối với cộng đồng
Chương V
NGUỒN LỰC CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Về nhân lực
2. Phương tiện, vật tư, trang thiết bị dự phòng phục vụ cứu hộ, cứu nạn:
3. Về dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước sạch và chất đốt:
4. Về nguồn lực tài chính
Chương VI
TỔ CHỨC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
1. Hình thức cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai
2. Các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai
Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM
1. Tổ chức thực hiện
2. Phân công, phân cấp trách nhiệm và tổ chức thực hiện trong ứng phó thiên tai
2.1. Phân công ứng phó với từng cấp độ rủi ro thiên tai
2.1.1. Thiên tai cấp độ 1
2.1.2. Thiên tai cấp độ 2
2.1.3. Thiên tai cấp độ 3
2.1.4. Thiên tai cấp độ 4
2.1.5. Thiên tai cấp độ 5 (tình trạng khẩn cấp về thiên tai)
2.2. Phân công, phân cấp trách nhiệm và tổ chức thực hiện
2.2.1. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh
2.2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
2.2.3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
2.2.4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
2.2.5. Công an tỉnh
2.2.6. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh
2.2.7. Sở Tài nguyên và Môi trường
2.2.8. Sở Giao thông Vận tải
2.2.9. Sở Văn hóa và Thể thao
2.2.10. Sở Du lịch
2.2.11. Sở Thông tin và Truyền thông
2.2.12. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
2.2.13. Sở Tài chính
2.2.14. Sở Kế hoạch và Đầu tư
2.2.15. Sở Y tế
2.2.16. Sở Xây dựng
2.2.17. Sở Công Thương
2.2.18. Sở Khoa học và Công nghệ
2.2.19. Sở Giáo dục và Đào tạo
2.2.20 Chính quyền địa phương (UBND) cấp huyện, cấp xã
2.2.21. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ
2.2.22. Đài phát thanh truyền hình và các cơ quan thông tấn báo chí
2.2.23. Hội Chữ Thập đỏ tỉnh
2.2.24. Trách nhiệm của các đơn vị khai thác vận hành các công trình thủy lợi, thủy điện
2.2.25. Các sở, ban ngành khác và các tổ chức đoàn thể
- 1 Quyết định 26/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch Phòng chống thiên tai giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 2 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2017 về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3 Quyết định 994/QĐ-UBND về kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa năm 2017
- 4 Quyết định 627/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt dự án Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015-2025 và định hướng đến 2035
- 5 Quyết định 219/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2017
- 6 Kế hoạch 2407/KH-UBND năm 2016 phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành
- 7 Kế hoạch 2408/KH-UBND năm 2016 phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 8 Quyết định 2601/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020
- 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10 Quyết định 44/2014/QĐ-TTg hướng dẫn về cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Quyết định 46/2014/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Nghị định 66/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai
- 13 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 14 Quyết định 1349/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Quyết định 1002/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16 Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập
- 17 Quyết định 264/2006/QĐ-TTg về Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Kế hoạch 2407/KH-UBND năm 2016 phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành
- 2 Kế hoạch 2408/KH-UBND năm 2016 phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 3 Quyết định 219/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2017
- 4 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2017 về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 5 Quyết định 994/QĐ-UBND về kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa năm 2017
- 6 Quyết định 26/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch Phòng chống thiên tai giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre