ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2082/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 18 tháng 06 năm 2013 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT, MAY TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;
Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công thương về ban hành Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 1339/2012/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định về trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công thương về Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp dệt, may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định 1171/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề cương quy hoạch phát triển dệt, may tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 1108/TTr-SCT ngày 29 tháng 5 năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển dệt, may tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến 2025 (kèm hồ sơ Quy hoạch và ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định, Biên bản thẩm định ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Hội đồng thẩm định),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án: “Quy hoạch phát triển dệt, may tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến 2025”, với các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Quan điểm phát triển đến năm 2020
- Phát triển công nghiệp dệt, may tỉnh Thanh Hóa gắn với Quy hoạch phát triển ngành dệt, may Việt Nam đến năm 2020; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch phát triển công nghiệp - thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
- Đến năm 2020, xác định dệt, may vẫn là một ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, nhằm tạo việc làm cho nhiều lao động, tích cực giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, phát huy được lợi thế cạnh tranh của tỉnh Thanh Hóa;
- Giai đoạn 2011 - 2020, phát triển dệt may cần có sự đột phá, tăng trưởng hiệu quả và bền vững; từng bước bố trí lại sản xuất theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, liên kết chuỗi cung ứng; dịch chuyển dần từ phương thức gia công - xuất khẩu sang hình thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) và ODM (tự thiết kế, sản xuất, bán thành phầm) nhằm tăng thêm giá trị gia tăng và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế;
- Phát triển dệt, may theo hướng đa dạng hóa sở hữu, phù hợp với phát triển kinh tế nhiều thành phần; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển ngành dệt, may;
- Phát triển dệt, may phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; gắn với bảo vệ môi trường.
b) Định hướng phát triển đến năm 2025
- Đối với ngành may: Tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với thương hiệu doanh nghiệp, tăng năng suất lao động. Đầu tư thiết kế mẫu mã, phát triển mạnh ngành công nghiệp thời trang, phấn đấu đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh hình hành trung tâm thiết kế mẫu, trình diễn thời trang;
- Đối với ngành dệt và sản xuất phụ trợ: Tiếp tục kêu gọi đầu tư một số dự án công suất lớn và công nghệ hiện đại, nhằm chủ động tạo ra nguồn nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất hàng may mặc trong tỉnh, trong nước và sau năm 2020 hướng đến xuất khẩu.
a) Mục tiêu chung
- Tiếp tục phát triển ngành công nghiệp dệt, may là một ngành công nghiệp thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa, giữ vững vị trí là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Đồng thời, đóng vai trò quan trọng trong phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo thêm nhiều việc làm mới, giải quyết an sinh xã hội, đóng góp vào GDP của tỉnh ngày càng cao và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong khu vực và thế giới;
- Phát huy lợi thế các sản phẩm phụ của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn khi đi vào hoạt động, từng bước hình thành các nhà máy xơ, sợi tổng hợp nhằm đáp ứng một phần nhu cầu về nguyên liệu ngành dệt may cho các nhà máy kéo sợi, dệt trong và ngoài tỉnh. Trên cơ sở đó, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước tạo thành chuỗi cung ứng các sản phẩm phụ trợ cho ngành dệt, may Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.
b) Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2011-2015: Tăng trưởng sản xuất bình quân đạt trên 27%; tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt trên 21%, đến 2015 giá trị SXCN (theo giá 1994) đạt trên 3.200 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt trên 300 triệu USD, thu hút trên 35.000 lao động.
- Giai đoạn 2016-2020: Tăng trưởng sản xuất bình quân đạt trên 10%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt trên 10%, đến 2020 giá trị SXCN (theo giá 1994) đạt trên 5.800 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt trên 500 triệu USD, thu hút trên 55.000 lao động.
- Giai đoạn 2011-2020: Tăng trưởng sản xuất bình quân đạt trên 19%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt trên 16%.
* Theo các phân ngành:
- Công nghiệp Dệt: Giá trị sản xuất đến năm 2015 đạt 341 tỷ đồng, năm 2020 đạt 998 tỷ đồng (giá CĐ 1994); tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 là 42,5%, giai đoạn 2016 - 2020 là 24%, cả giai đoạn 2011-2020 là 32,9%.
- Công nghiệp May: Giá trị sản xuất đến năm 2015 đạt 2.975 tỷ đồng, năm 2020 đạt 4.375 tỷ đồng (giá CĐ 1994); tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 là 26,5%, giai đoạn 2016 - 2020 là 8%, cả giai đoạn 2011 - 2020 là 16,9%.
- Công nghiệp phụ trợ dệt, may: Giá trị sản xuất đến năm 2015 đạt 158 tỷ đồng, năm 2020 đạt 474 tỷ đồng (giá CĐ 1994); tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 là 24,6%.
3. Định hướng phát triển sản phẩm
a) Sản phẩm dệt
- Đối với ngành dệt thủ công truyền thống (dệt nhiễu, lụa tơ tằm, thổ cẩm…): Duy trì, phát huy, mở rộng địa bàn nhằm góp phần dịch chuyển cơ cấu lao động ở miền núi, nông thôn và gắn kết với phát triển du lịch làng nghề.
- Đối với dệt công nghiệp: Phát triển theo phương châm “đi tắt đón đầu”, thông qua định hướng lựa chọn đầu tư những công nghệ tiên tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, tăng năng suất lao động, phấn đấu đa dạng mẫu mã sản phẩm để có thể cung cấp nguyên liệu đầu vào cho may mặc trong tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu.
b) Sản phẩm may
- Ưu tiên các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ và thiết bị hiện đại, nâng cao năng suất lao động, dịch chuyển dần từ phương thức gia công - xuất khẩu sang hình thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) và ODM (tự thiết kế, sản xuất, bán thành phầm) nhằm tăng thêm giá trị gia tăng.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Tập trung đầu tư cho may xuất khẩu và hàng cao cấp, phấn đấu đến 2015 tỷ lệ hàng xuất khẩu chiếm 75%, năm 2020 chiếm 85%.
- Giai đoạn sau 2020: Đầu tư phát triển ngành công nghiệp thời trang, phấn đấu sau 2020, hình hành trung tâm thiết kế mẫu, trình diễn thời trang.
c) Phát triển công nghiệp phụ trợ dệt, may
- Tập trung phát triển nhanh và mạnh công nghiệp phụ trợ, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững ngành dệt may, bố trí các nhà máy sản xuất các sản phẩm phụ trợ (xơ, sợi, sợi tổng hợp, thuốc nhuộm, các phụ kiện…) tại các Khu công nghiệp (KCN), đặc biệt là Khu kinh tế Nghi Sơn, nhằm sử dụng các sản phẩm hóa dầu và thuận lợi cho khâu cung cấp nước và xử lý nước thải.
- Kết hợp song song giữa sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt, may với việc phát triển dịch vụ cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào cho ngành may mặc, hình thành chuỗi cung ứng các sản phẩm trong nội bộ ngành.
- Tập trung đầu tư phát triển dâu tằm tơ tại 8 huyện trọng điểm khu vực đồng bằng và ven biển, gồm: Thiệu Hóa, Hậu Lộc, Yên Định, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa và Quảng Xương, nhằm ổn định vùng nguyên liệu cho dệt truyền thống.
4. Quy hoạch phát triển dệt, may theo không gian lãnh thổ
Phát triển các cơ sở dệt, may được bố trí theo 3 khu vực sau:
Khu vực I: Được quy hoạch phát triển các cơ sở dệt, may xuất khẩu, gồm 9 huyện, thị xã, thành phố và 1 khu kinh tế, phân bố dọc Quốc lộ 1A, gồm: Bỉm Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, thành phố Thanh Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Khu kinh tế Nghi Sơn; theo Quốc lộ 10 đi Hải Phòng, gồm: Thị xã Sầm Sơn, Hậu Lộc và huyện Nga Sơn, nhằm tận dụng tối đa lợi thế về nguồn lao động, mạng lưới giao thông gắn với cảng xuất khẩu Nghi Sơn hoặc Hải Phòng. Ưu tiên bố trí tại các KCN, Cụm công nghiệp (CCN) đã được quy hoạch. Quy hoạch xây dựng 2 CCN dệt may tại KCN Bỉm Sơn và KCN trong Khu kinh tế Nghi Sơn.
Khu vực II: Gồm 13 huyện đồng bằng, trung du và miền núi phân bố từ tuyến dọc đường Hồ Chí Minh đến khu vực I. Tập trung bố trí các cơ sở may xuất khẩu tại các KCN, CCN nằm dọc đường Hồ Chí Minh, phát triển các cơ sở dệt may vừa và nhỏ chủ yếu làm vệ tinh cho may xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tại chỗ, các sơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ dệt may tại các đô thị trong vùng. Quy hoạch CCN dệt may tại KCN Ngọc Lặc.
Khu vực III: Gồm 5 huyện vùng cao phía Tây, giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, chủ yếu phát triển các cơ sở dệt sản phẩm đặc thù (hàng thổ cẩm) và các cơ sở may quy mô nhỏ, phục vụ nhu cầu tại chỗ của nhân dân và gia công vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn tại CCN dệt, may Ngọc Lặc.
5. Các chương trình, dự án ưu tiên giai đoạn 2012 - 2015, 2016 - 2020
(Cụ thể như phụ biểu kèm theo).
6. Phân kỳ đầu tư, hiệu quả đầu tư và nguồn vốn đầu tư
- Thời kỳ 2012 - 2015:
+ Về đất đai: Tổng diện tích đất sử dụng dự kiến khoảng 42ha. Trong đó: ngành may sử dụng 30,3ha, ngành dệt 6,7ha, phụ trợ 5ha;
+ Về vốn đầu tư: Dự kiến 1.280 tỷ đồng. Trong đó: Ngành may 640 tỷ đồng, ngành dệt 390 tỷ đồng, phụ trợ 250 tỷ đồng;
+ Về lao động: Thu hút thêm khoảng 12.750 người, trong đó: Ngành May 11.450 người, ngành dệt 800 người, phụ trợ 500 người; đưa tổng số lao động trong ngành dệt, may lên 35.000 người.
- Thời kỳ 2016 - 2020:
+ Về đất đai: Tổng diện tích đất sử dụng dự kiến khoảng 71ha. Trong đó: Ngành may sử dụng 46ha, ngành dệt 18ha, phụ trợ 7ha;
+ Về vốn đầu tư: Dự kiến 2.970 tỷ đồng. Trong đó: Ngành may 1.320 tỷ đồng, ngành dệt 750 tỷ đồng, phụ trợ 900 tỷ đồng;
+ Về lao động: Thu hút thêm khoảng 18.550 người, trong đó: Ngành may 16.200 người, ngành dệt 1.400 người, phụ trợ 950 người; đưa tổng số lao động trong ngành dệt, may lên 55.000 người.
- Cả kỳ Quy hoạch 2012 - 2020:
+ Về đất đai: Tổng diện tích đất sử dụng dự kiến khoảng 113ha. Trong đó: Ngành may 76,3ha, ngành dệt 24,7ha, phụ trợ 12ha;
+ Về vốn đầu tư: Dự kiến 4.250 tỷ đồng. Trong đó: Ngành may 1.960 tỷ đồng, ngành dệt 1.140 tỷ đồng, phụ trợ 1.150 tỷ đồng;
+ Về lao động: Thu hút thêm khoảng 31.300 người, trong đó: Ngành may 27.650 người, ngành dệt 2.200 người, phụ trợ 1.450 người; đưa tổng số lao động trong ngành dệt, may lên 55.000 người.
- Nguồn vốn đầu tư: Chủ yếu là: vốn tự có, vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp, vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, dự kiến vốn ngân sách khoảng 3-5% (từ 130 đến 210 tỷ đồng) tập trung hỗ trợ theo các chính sách của Chính phủ và của tỉnh đối với ngành dệt may (đào tạo lao động, xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu, các chính sách ưu đãi đầu tư...).
7. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Giải pháp về xây dựng các cơ sở hạ tầng
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các hạ tầng giao thông, hạ tầng các KCN, CCN; cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; hệ thống cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc; nhà ở công nhân... Trong đó, ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông đến các KCN, CCN, đồng bộ với tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đảm bảo cho các xe tải cỡ lớn, xe container vận chuyển nguyên liệu và hàng xuất khẩu, đây là một trong những giải pháp mang tính đột phá nhất để phát triển ngành dệt, may hiện nay.
b) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
- Hiện đại hoá và chuyên môn hoá các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh gắn với tập trung đào tạo nghề dệt, may; phối hợp với các Trường chuyên ngành dệt, may TW đào tạo khoảng 60-70% nhu cầu cơ bản về cao đẳng và công nhân kỹ thuật nghề dệt. Đồng thời, chú trọng mở rộng hình thức đào tạo tại chỗ, gắn kết việc đào tạo với việc sử dụng lao động tại các cơ sở sản xuất.
- Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo cơ chế “ba bên” là Nhà nước - Cơ sở đào tạo - Doanh nghiệp. Có chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở đào tạo nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực tại chỗ.
c) Giải pháp về xúc tiến kêu gọi đầu tư
- Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực dệt, may cho các thời kỳ 2012 - 2015 và 2016 - 2020.
- Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư cho ngành dệt, may, như: Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng v.v...; tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh với các Tập đoàn đa quốc gia; đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để liên doanh, liên kết cùng triển khai mạng lưới các dự án liên tỉnh, liên vùng, mô hình Công ty mẹ - Công ty con; đẩy mạnh quảng bá các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh...
d) Giải pháp về thị trường
- Xây dựng mô hình chợ, siêu thị vải, phụ liệu cho ngành dệt, may, thành các trung tâm đầu mối cung cấp nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt, may. Đồng thời, là nơi để các nhà đầu tư, doanh nghiệp, khách hàng gặp gỡ trao đổi, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ thành lập Hiệp hội dệt, may tỉnh Thanh Hóa; hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến đầu tư, xác minh đối tác nước ngoài; xây dựng hệ thống cung cấp thông tin để hỗ trợ doanh nghiệp về: Thị trường, giá cả, nguồn cung cấp nguyên liệu, chi tiết bán thành phẩm, máy móc, công nghệ, nguồn lao động..., từng bước xây dựng thương hiệu hàng dệt, may Thanh Hóa.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) nhằm nhận được sự hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh trực tuyến và giới thiệu sản phẩm trên các website thương mại điện tử. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử. Hỗ trợ doanh nghiệp quảng cáo miễn phí trên trang thông tin điện tử của tỉnh.
- Đồng thời với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, phải quan tâm đến thị trường tiêu thụ trong nước.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đảm bảo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, hỗ trợ tích cực cho sản xuất.
e) Giải pháp về tăng cường huy động vốn đầu tư
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp dệt, may tiếp cận vốn đầu tư, kinh doanh. Sử dụng hiệu quả Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vận động các ngân hàng thương mại ưu đãi lãi suất vay dài hạn đối với các dự án ngành dệt, may.
- Áp dụng chính sách tạo vốn đầu tư bằng cách thuê tài chính, nhất là thuê tài chính của các tổ chức nước ngoài. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh làm lành mạnh hóa tài chính của các doanh nghiệp, các chủ đầu tư. Huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu; liên doanh liên kết trong hợp tác sản xuất. Công khai, minh bạch báo cáo tài chính cho các cổ đông. Tăng cường kiểm soát chống chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI.
f) Giải pháp về nâng cao vai trò của quản lý nhà nước
- Rà soát và bổ sung, sửa đổi, xây dựng mới cơ chế chính sách theo hướng tăng ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp, giảm chi phí trung gian cho doanh nghiệp.
- Tập trung giải quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm vào các lĩnh vực thủ tục đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu. Thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”.
g) Giải pháp về Khoa học và Công nghệ
- Lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp với từng thời kỳ phát triển đối với các dự án đầu tư. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đa dạng hoá các loại hình hợp tác để khai thác tối đa sự chuyển giao công nghệ hiện đại từ đối tác nước ngoài, đặc biệt là công nghệ mới, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên. Yếu tố công nghệ phải được xác định là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chấp thuận đầu tư.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu sản xuất nguyên vật liệu để thay thế nguyên liệu nhập khẩu. Đầu tư thỏa đáng cho công tác nghiên cứu thiết kế mẫu sản phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm, khắc phục các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Khai thác tối đa các nguồn quỹ của Nhà nước giành cho hoạt động đổi mới công nghệ thiết bị và hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ theo Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
- Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ - thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế (ISO, HACCP, TQM, BVQI, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000...); thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn mác sản phẩm và quyền sở hữu công nghiệp.
h) Giải pháp bảo vệ môi trường
- Nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư. Giám sát hoạt động đầu tư, đảm bảo đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý môi trường trước khi các dự án đi vào hoạt động. Thường xuyên đánh giá hiện trạng môi trường các KCN, CCN, cơ sở sản xuất dệt may để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tập trung ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong xử lý môi trường các KCN, CCN có định hướng bố trí các cơ sở dệt may. Đẩy mạnh triển khai chương trình sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp trong ngành dệt, may, áp dụng tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn sản phẩm, tạo môi trường lao động tốt với người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000, ISO 14000.
- Sở Công thương: Tổ chức công bố quy hoạch được phê duyệt. Trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kiểm tra, đôn đốc, giám sát và tham mưu đề xuất UBND tỉnh trong việc thực hiện các nội dung Quy hoạch; hàng năm và theo kỳ quy hoạch lập báo cáo rà soát, đánh giá tổng thể kết quả triển khai thực hiện quy hoạch.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và cân đối, huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện quy hoạch.
- Sở Tài chính: Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách phát triển ngành dệt, may; tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách. Lập các phương án, kế hoạch huy động vốn, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành dệt may, quản lý nguồn vốn các dự án đầu tư sử dụng từ Ngân sách Nhà nước.
- Sở Xây dựng: Chủ trì quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN (kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, cấp thoát nước, chiếu sáng, xử lý nước thải, chất thải rắn...).
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì trong bố trí quỹ đất cho nhu cầu phát triển công nghiệp dệt, may. Tiến hành các thủ tục cho các chủ đầu tư thuê đất đảm bảo nhanh gọn, theo đúng các quy định của pháp luật. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh nghiệp dệt, may.
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực dệt, may; xây dựng các chính sách ưu đãi đào tạo nghề dệt, may và các chính sách hỗ trợ cho người dân vùng quy hoạch mất việc làm do bị thu hồi đất.
- Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn: Theo quy hoạch các Khu công nghiệp đã được phê duyệt, tiến hành bố trí các dự án đầu tư và quản lý các chủ đầu tư theo các quy định hiện hành.
- Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch: Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thị trường; vận động, kêu gọi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành dệt, may của tỉnh.
- Các cơ quan chuyên môn khác của UBND tỉnh và các đơn vị liên quan: Thực hiện chức năng phối hợp trong phạm vi trách nhiệm được giao, xử lý các vấn đề liên quan.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố: Phối hợp với các ngành trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch dệt, may; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư; thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư dệt, may trên địa bàn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các ngành và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
CÁC DỰ ÁN DỆT, MAY THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2012-2020
(Kèm theo Quyết định số 2082/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT | Tên huyện, thị xã, thành phố | Địa điểm | Sản phẩm | Quy hoạch | |||||||
Giai đoạn 2012-2015 | Giai đoạn 2016-2020 | ||||||||||
Diện tích (ha) | Tổng vốn ĐT (Tỷ đồng) | Công suất sản phẩm May mặc (SP/năm) | Số lượng công nhân (người) | Diện tích (ha) | Tổng vốn ĐT (Tỷ đồng) | Công suất sản phẩm May mặc (SP/năm) | Số lượng công nhân (người) | ||||
| TỔNG CỘNG |
| 42.0 | 1.280 | 23.180.000 | 12.750 | 71 | 2.970 | 40.000.000 | 18.550 | |
A | KHU VỰC I |
|
| 25.0 | 890 | 16.300.000 | 7.950 | 41 | 2.000 | 29.800.000 | 11.800 |
1 | TX. Bỉm Sơn |
|
| 2 | 90 | - | 300 | 13 | 550 | 7.000.000 | 3.500 |
| Nhà máy Dệt vải |
| Dệt vải | 2 | 90 | 7 tr m/năm | 300 |
|
|
|
|
| Nhà máy Dệt kim |
| Dệt vải |
|
|
|
| 5 | 250 | 18 tr m/năm | 500 |
| Nhà máy May xuất khẩu |
| Quần, áo |
|
|
|
| 8 | 300 | 7.000.000 | 3.000 |
2 | Hà Trung |
|
| 2 | 40 | 1.000.000 | 600 | - | - | - | - |
| NM may xuất khẩu Man Seon Global | Hà Lĩnh, Hà Trung | Quần, áo | 1 | 20 | 500.000 | 300 |
|
|
|
|
| Công ty TNHH Cát Việt | TT. Hà Trung | Quần, áo | 1 | 20 | 500.000 | 300 |
|
|
|
|
3 | Nga Sơn |
|
| 1 | 30 | 300.000 | 250 | - | - | - | - |
| Nhà máy May xuất khẩu QUEEN | Xã Nga Thủy | Quần, áo | 1 | 30 | 300.000 | 250 |
|
|
|
|
4 | Hậu Lộc |
|
| 2.3 | 40 | 1.000.000 | 800 | - | - | - | - |
| Công ty CP May BTM Thanh Hóa | Xã Hoa Lộc | Quần, áo | 2.3 | 40 | 1.000.000 | 800 |
|
|
|
|
5 | Hoằng Hóa |
|
| 7.7 | 390 | 5.000.000 | 2.500 | - | - | - | - |
| Công ty cổ phần Dụng cụ thể thao Delta | TT. Bút Sơn | Quần, áo, quần áo TT | 3 | 90 | 5.000.000 | 2.000 |
|
|
|
|
| NM kéo sợi, dệt, may, in của Cty TNHH Dệt may Hà Nội | Hoằng Quý | Sợi, vải... | 3 | 150 | 3.000 T/năm | 300 |
|
|
|
|
| Khu SX Dệt may Delta | Hoằng Đồng | Vải các loại | 1.7 | 150 | 5 tr m vải/năm | 200 |
|
|
|
|
6 | Thị xã Sầm Sơn |
|
| 2 | 100 | 4.000.000 | 300 | 5 | 300 | 10.000.000 | 700 |
| Nhà máy May túi siêu thị | Cụm CN Trung Sơn | Túi vải, da | 2 | 100 | 4.000.000 | 300 |
|
|
|
|
| Mở rộng công suất Nhà máy May túi siêu thị thêm 10 tr sp/năm | Cụm CN Trung Sơn | Túi vải, da |
|
|
|
| 5 | 300 | 10.000.000 | 700 |
7 | Quảng Xương |
|
| 8 | 200 | 5.000.000 | 3.200 | 15 | 350 | 10.000.000 | 5.300 |
| Nhà máy 6 vạn cọc sợi của Tập đoàn Dệt máy Việt Nam |
| Sợi các loại | 2 | 100 | 2.000 T/năm | 200 | 3 | 150 | 3.000 T/năm | 300 |
| Nhà máy May của Cty May 10 Hà Nội |
| Quần, áo | 6 | 100 | 5.000.000 | 3.000 |
|
|
|
|
| Mở rộng công suất Nhà máy May của Cty May 10 thêm 10 tr sp/năm |
| Quần, áo |
|
|
|
| 12 | 200 | 10.000.000 | 5.000 |
8 | Tĩnh Gia |
| - | - | - | - | - | 8 | 800 | 2.800.000 | 2.300 |
| Các dự án SX sợi các loại: PP, PE... |
| Sợi tổng hợp |
|
|
|
| 3 | 500 | 3.500 T/năm | 500 |
| Dự án sợi xơ dài (sợi chải kỹ), hóa học |
| Sợi các loại |
|
|
|
| 2 | 200 | 2.000 T/năm | 300 |
| Nhà máy May xuất khẩu |
| Quần, áo |
|
|
|
| 3 | 100 | 2.800.000 | 1.500 |
B | KHU VỰC II |
|
| 17.0 | 390 | 6.880.000 | 4.800 | 30 | 970 | 10.200.000 | 6.750 |
1 | Thiệu Hóa |
|
| 5 | 190 | 1.000.000 | 800 | 5 | 150 | - | 200 |
| Cty TNHH Vạn Hà | TT. Vạn Hà | Quần, áo | 2 | 40 | 1.000.000 | 500 |
|
|
|
|
| NM dệt khăn |
| Khăn mặt | 3 | 150 | 5.000 T/năm | 300 |
|
|
|
|
| NM dệt lụa |
| Lụa |
|
|
|
| 5 | 150 | 5 tr m/năm | 200 |
2 | Đông Sơn |
|
| 2 | 30 | 1.000.000 | 500 | - | - | - | - |
| Nhà máy May xuất khẩu |
| Quần, áo | 2 | 30 | 1.000.000 | 500 |
|
|
|
|
3 | Triệu Sơn |
|
| 3 | 50 | 1.000.000 | 1.000 | - | - | - | - |
| Nhà máy May xuất khẩu của Cty TNHH Hải Phòng Garment |
| Quần, áo | 3 | 50 | 1.000.000 | 1.000 |
|
|
|
|
4 | Thọ Xuân |
|
| 2.0 | 50 | 1.580.000 | 1.000 | 2 | 40 | 1.000.000 | 500 |
| NM may XK Bona Việt Nam (H.Quốc) |
| Quần, áo | 2.0 | 50 | 1.580.000 | 1.000 |
|
|
|
|
| NM may XK (hữu ngạn sông Chu |
| Quần, áo |
|
|
|
| 2 | 40 | 1.000.000 | 500 |
5 | Yên Định |
|
| 2 | 30 | 1.000.000 | 500 | 3 | 100 | - | 200 |
| Nhà máy May mặc |
| Quần, áo | 2 | 30 | 1.000.000 | 500 |
|
|
|
|
| Nhà máy Dệt vải |
| Dệt vải |
|
|
|
| 3 | 100 | 5 tr m/năm | 200 |
6 | Vĩnh Lộc |
|
| - | - | - | - | 2 | 40 | 1.000.000 | 500 |
| Nhà máy May XK (tại 5 xã miền xuôi) |
| Quần, áo |
|
|
|
| 2 | 40 | 1.000.000 | 500 |
7 | Thạch Thành |
|
| - | - | - | - | 9 | 250 | 6.000.000 | 3.500 |
| Nhà máy May xuất khẩu | KCN Thạch Quảng | Quần, áo |
|
|
|
| 7 | 200 | 5.000.000 | 3.000 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
| Nhà máy May xuất khẩu | Cụm CN Vân Du | Quần, áo |
|
|
|
| 2 | 50 | 1.000.000 | 500 |
8 | Cẩm Thủy |
|
| - | - | - | - | 3 | 50 | 1.200.000 | 1.000 |
| Mở rộng CS NM may Hồ Gươm thêm 1,2 tr sp/năm |
| Quần, áo |
|
|
|
| 3 | 50 | 1.200.000 | 1.000 |
9 | Ngọc Lặc |
|
| 3 | 40 | 1.300.000 | 1.000 | 4 | 300 | - | 350 |
| Nhà máy Dệt khăn bông |
| Khăn mặt |
|
|
|
| 2 | 100 | 3.000 T/năm | 200 |
| Nhà máy May xuất khẩu |
| Quần, áo | 3 | 40 | 1.300.000 | 1.000 |
|
|
|
|
| Nhà máy Kéo sợi | KCN Ngọc Lặc |
|
|
|
|
| 2 | 200 | 1.500 T/năm | 150 |
10 | Nông Cống |
|
| - | - | - | - | 2 | 40 | 1.000.000 | 500 |
| Nhà máy May xuất khẩu |
| Quần, áo |
|
|
|
| 2 | 40 | 1.000.000 | 500 |
C | KHU VỰC III: Bố trí phát triển các cơ sở sản xuất nhỏ, các tổ hộ sản xuất vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn của khu vực I và II |
- 1 Quyết định 921/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án quy hoạch ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2 Quyết định 4300/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Dự án “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"
- 3 Công văn 1421/UBND-CN cung cấp thông tin cho Đề án "Quy hoạch phát triển ngành Gốm sứ - Thủy tinh công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 4 Quyết định 1339/2012/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 5 Quyết định 1171/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề cương quy hoạch phát triển dệt, may tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- 6 Quyết định 55/2008/QĐ-BCT về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 7 Quyết định 42/2008/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8 Quyết định 2541/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 2409/2006/QĐ-UBND về cơ chế khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 9 Quyết định 980/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 10 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 11 Quyết định 55/2007/QĐ-TTg phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 13 Quyết định 2409/2006/QĐ-UBND về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 14 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 2541/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 2409/2006/QĐ-UBND về cơ chế khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2 Quyết định 2409/2006/QĐ-UBND về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3 Quyết định 980/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 4 Công văn 1421/UBND-CN cung cấp thông tin cho Đề án "Quy hoạch phát triển ngành Gốm sứ - Thủy tinh công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 5 Quyết định 4300/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Dự án “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"
- 6 Quyết định 921/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án quy hoạch ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030