UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2008/QĐ-UBND | Vinh, ngày 13 tháng 3 năm 2008 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ về đảm bảo cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển;
Căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Quy chế đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thuỷ sản Nghệ An tại Tờ trình số 79T/STS.TT ngày 26 tháng 02 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Giám đốc Sở Thuỷ sản Nghệ An có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Thuỷ sản, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Hội Nông dân, Liên minh các Hợp tác xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP TÁC KHAI THÁC THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2008/QĐ-UBND ngày 13/3/2008 của UBND tỉnh Nghệ An)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.
- Quy chế này quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác khai thác thuỷ sản áp dụng cho ngư dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với Tổ hợp tác, Tổ viên Tổ hợp tác, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Tổ.
Tổ hợp tác khai thác thuỷ sản được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, trên cơ sở sự đồng thuận của ngư dân cùng địa bàn hoặc cùng nghề, cùng ngư trường, cùng được giao quyền quản lý, khai thác thuỷ sản trên một vùng nước tự nhiên nhằm phát huy tinh thần hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các tổ viên trong khai thác, tiêu thụ sản phẩm, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trên biển, góp phần xoá đói giảm nghèo; bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản và là lực lượng dân quân tự vệ hoạt động trên biển góp phần giữ vững an ninh trật tự và bảo vệ chủ quyền vùng biển quốc gia.
Điều 3. Giải thích các từ ngữ sử dụng trong quy chế này.
1. Tàu cá: Là tàu, thuyền, ca nô, xà lan và các phương tiện nổi khác có động cơ hay không có động cơ; dùng vào mục đích: khai thác, vận chuyển thuỷ sản và hậu cần phục vụ nghề cá, hoạt động trên biển, sông, hồ.
2. Tổ hợp tác khai thác thuỷ sản được thành lập và hoạt động theo quy chế này (dưới đây gọi là Tổ hợp tác).
3. Tổ viên Tổ hợp tác: Là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu tàu cá của Tổ hợp tác khai thác thuỷ sản.
4. Thuyền viên: Là người làm việc trên tàu cá theo hợp đồng lao động giao kết với thành viên Tổ hợp tác khai thác thuỷ sản.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ hợp tác và Tổ viên.
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ hợp tác:
Tổ hợp tác khai thác khuỷ sản phải tuân thủ Quy chế này và các Quy định có liên quan của pháp luật.
1.1. Tổ hợp tác khai thác khuỷ sản hoạt động theo Quy ước tổ chức, hoạt động của Tổ do các Tổ viên thống nhất xây dựng. Quy ước tổ chức, hoạt động của Tổ (dưới đây gọi là quy ước của Tổ) được UBND xã, phường, thị trấn thẩm định và xác nhận.
1.2. Tổ hợp tác có Tổ trưởng, Tổ phó và Thủ quỹ: Tổ trưởng, Tổ phó và Thủ quỹ do các Tổ viên bầu ra theo nguyên tắc đa số. Việc bầu Tổ trưởng, Tổ phó và Thủ quỹ được lập biên bản, có xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn.
a) Nhiệm vụ của Tổ trưởng:
- Chỉ đạo, điều hành công việc của tổ theo quy ước của tổ; phối hợp với Hội Nông dân, Hội nghề cá xã, phường, thị trấn thực hiện tốt các Quy định của Nhà nước.
- Nắm thông tin và cung cấp thông tin cho các thành viên về ngư trường, sản phẩm, cũng như thông tin khác. Cung cấp thông tin về bờ, chỉ huy phòng tránh bão lốc, cứu nạn cứu hộ khi có tàu thành viên cũng như tàu bạn gặp sự cố.
- Đôn đốc, giám sát việc thực thi Luật Thuỷ sản và các quy định của Nhà nước khác có liên quan của các thành viên trong Tổ hợp tác.
- Điều phối các Tổ viên trong quá trình khai thác, vận chuyển, bán sản phẩm, kiểm tra các thiết bị an toàn.
b) Tổ phó giúp việc cho Tổ trưởng; thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Quy ước của Tổ và một số nhiệm vụ được Tổ trưởng uỷ quyền khi Tổ trưởng vắng mặt.
c) Thủ quỹ có trách nhiệm giữ tiền quỹ của Tổ và hoạt động theo Quy ước của Tổ.
d) Các Tổ viên hoạt động theo Quy ước của Tổ.
2. Quyền và nghĩa vụ của Tổ viên.
2.1. Quyền của Tổ viên.
a) Được hưởng những trợ giúp của các thành viên trong Tổ và của Tổ theo quy ước của Tổ đề ra.
b) Khi tham gia lực lượng dân quân tự vệ trên biển được hưởng chế độ theo Pháp lệnh dân quân tự vệ.
c) Được cơ quan chức năng hướng dẫn, phổ biến kỹ thuật khai thác thuỷ sản, sử dụng các trang thiết bị thông tin khai thác hàng hải, tập huấn về cứu hộ, cứu nạn.
d) Được hỗ trợ bởi hệ thống thông tin kết hợp trong khai thác thuỷ sản, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.
e) Được xét hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới, cải tiến kỹ thuật khai thác.
f) Được hỗ trợ về quản lý thuyền viên (nếu có) theo quy định của pháp luật. g) Được hỗ trợ kinh phí, đào tạo trong việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp. h) Được cung cấp thông tin về ngư trường, thị trường, chính sách và pháp luật. i) Được tham gia trong công tác quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo sản xuất.
k) Được hưởng các chính sách của Nhà nước đối với tổ chức kinh tế hợp tác.
l) Được hưởng các dịch vụ và phân phối lợi nhuận từ các hoạt động kinh tế của Tổ (nếu có).
2.2. Nghĩa vụ của Tổ viên.
a) Chấp hành nghiêm Luật Thuỷ sản và các quy định có liên quan của Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và môi trường.
b) Tham gia công tác quản lý nhân sự, khai thác và an ninh trật tự trên biển, sông, hồ.
c) Phải đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền và có đầu đủ các loại giấy tờ có liên quan đến hoạt động khai thác thuỷ sản theo quy định.
d) Hỗ trợ nhau xoá đói giảm nghèo, cũng như khi gặp rủi ro.
e) Được tổ chức biên chế thành lực lượng dân quân tự vệ trên biển với quy mô phù hợp để tổ chức huấn luyện quân sự và hoạt động chiến đấu trị an bảo vệ chủ quyền vùng biển quốc gia và khu vực phòng thủ huyện, tỉnh. Đồng thời là lực lượng phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Thực hiện nghiêm quy ước Quốc tế về hoạt động trên biển và không dùng vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ để đánh bắt hải sản làm phá hoại môi trường.
f) Tích cực tham gia góp ý kiến vào việc cải tiến kỹ thuật đánh bắt, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với các tổ viên khác.
g) Chia sẻ thông tin kịp thời về ngư trường, đầu ra, đầu vào sản phẩm cho Tổ trưởng và các Tổ viên. Cùng các Tổ viên trong Tổ xây dựng kế hoạch hoạt động, xác định ngư trường, kế hoạch sản xuất và hỗ trợ vận chuyển, bán sản phẩm cho các tàu cá trong Tổ.
h) Tích cực đấu tranh với các thành viên vi phạm quy ước cũng như Luật Thuỷ sản.
i) Đóng góp quỹ, góp vốn hỗ trợ phát triển sản xuất đầy đủ và đúng thời hạn vào quỹ theo Quy ước của Tổ.
k) Thực hiện đúng quy ước của Tổ.
Điều 5. Hồ sơ thành lập Tổ và thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước công nhận thành lập Tổ.
1. Hồ sơ thành lập:
a) Đơn xin thành lập Tổ;
b) Quy ước về tổ chức hoạt động của Tổ;
c) Danh sách Tổ viên: Tổ hợp tác khai thác thuỷ sản được thành lập tối thiểu 03 thành viên (tối thiểu có 5 tàu > 90CV hoặc 7 tàu loại 20-89CV);
d) Biên bản về việc bầu Tổ trưởng, Tổ phó và Thủ quỹ.
2. Thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước công nhân thành lập Tổ:
Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn công nhận kết quả thành lập Tổ hợp tác khai thác hải sản sau 10 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ các giấy tờ trên.
Điều 6. Chính sách và kinh phí hoạt động của Tổ hợp tác:
1. Kinh phí hoạt động của Tổ bao gồm các nguồn sau:
a) Nguồn đầu tư của các Tổ viên.
b) Nguồn do Tổ vận động được và huy động từ các nguồn khác (nếu có). c) Ngân sách nhà nước hỗ trợ theo cơ chế chính sách (nếu có).
2. Kinh phí được sử dụng vào các mục đích:
- Hội họp, tổng kết đúc rút kinh nghiệm kỹ thuật.
- Hỗ trợ rủi ro, tai nạn, giúp nhau xoá đói giảm nghèo.
- Hỗ trợ nâng cấp thiết bị, đổi mới công nghệ, dự phòng thiết bị, xăng dầu…
- Tìm kiếm thị trường, đầu vào, đầu ra, tổ chức tham quan học tập.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh (nếu có).
- Công tác cứu hộ, cứu nạn.
- Huấn luyện dân quân tự vệ.
- Các mục đích khác theo quy ước của Tổ.
3. Chính sách.
- Được hỗ trợ tư vấn thành lập, xây dựng quy ước hợp tác.
- Được bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ khai thác thuỷ sản.
- Được ưu đãi về thuế như các tổ chức kinh tế hợp tác khác theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Được hưởng ưu đãi về xúc tiến thương mại (như Hợp tác xã).
- Được hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ, khuyến công, khuyến ngư.
- Được hưởng chế độ, chính sách theo pháp lệnh dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển quốc gia.
- Để đảm bảo thông tin trên biển, đặc biệt là công tác phòng chống thiên tai, cứu nạn, cứu hộ, quản lý tàu thuyền tỉnh hỗ trợ cho ngư dân thành lập Tổ hợp tác khai thác thuỷ sản trên biển như sau:
+ Cấp 01 máy thông tin tầm xa cho 01 tổ hợp tác gồm các tàu có công suất lớn hơn 90 CV; cấp 01 máy thông tin tầm trung cho một Tổ hợp tác gồm các loại tàu có công suất 20-90CV. Máy thông tin lắp trên tàu của Tổ trưởng và phải thực hiện theo quy chế quản lý thông tin trên biển của tỉnh.
+ Trang bị máy thông tin tầm xa tại Chi cục bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản và tại các huyện, thị, các xã nghề cá trọng điểm ven biển để quản lý tàu thuyền.
Điều 7. Trách nhiệm của các cấp các ngành:
1. Sở Thuỷ sản.
Có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, tư vấn cho ngư dân thành lập và thực hiện quản lý các Tổ hợp tác khai thác thuỷ sản.
Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu xây dựng bổ sung và triển khai các Chính sách hỗ trợ các tổ hợp tác khai thác.
Phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm thành lập Đài chỉ huy trên bờ; thông qua hệ thống thông tin liên lạc hỗ trợ, giúp đỡ các Tổ hợp tác trong việc quản lý tàu thuyền, thông tin về phòng chống bão, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, khai thác thuỷ sản.
Chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức tuyên truyền đào tạo, tập huấn cho các Tổ hợp tác về nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật khai thác, kỹ thuật vận hành các thiết bị hàng hải, công tác bảo vệ nguồn lợi, tránh trú bão,…
2. Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính
Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối kế hoạch và bố trí kinh phí hàng năm cho công tác tập huấn, đào tạo và chính sách khác theo quy định của Nhà nước (nếu có) để hỗ trợ cho các Tổ hợp tác khai thác thuỷ sản, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trên biển.
3. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
Chủ trì phối hợp với Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh và các sở, ban, ngành tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức xây dựng và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ biển theo chỉ thị của Tư lệnh và hướng dẫn của Bộ tham mưu Quân khu.
4. Liên minh các HTX tỉnh.
Phối hợp với phòng Thuỷ sản các huyện, thành, thị chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn, hướng dẫn việc thành lập và tổ chức đào tạo tập huấn cho các tổ hợp tác.
5. Hội Nông dân tỉnh, Hội nghề cá tỉnh.
Chỉ đạo Hội Nông dân, Hội nghề cá các huyện, thành, thị xã và Hội Nông dân xã, phường, thị trấn về tổ chức tuyên truyền sâu rộng để hội viên làm nghề đánh bắt thuỷ sản hiểu rõ lợi ích thiết thực của việc thành lập Tổ hợp tác khai thác thuỷ sản; hướng dẫn các chủ tàu cá thành lập và tổ chức hoạt động Tổ hợp tác khai thác thuỷ sản.
6. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị.
a) Chỉ đạo các phòng: Phòng Thuỷ sản, Phòng Kinh tế – Kế hoạch, phòng nông nghiệp có phụ trách thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có tàu, thuyền đánh cá phối hợp với Hội Nông dân, Hội nghề cá tuyên truyền, giáo dục để các chủ tàu hiểu rõ tầm quan trọng, lợi ích thiết thực của việc xây dựng Tổ hợp tác khai thác thuỷ sản.
b) Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chủ trì phối hợp với Hội nông dân xã, phường, thị trấn hướng dẫn, xác nhận thành lập và tổ chức quản lý các Tổ khai thác hải sản trên địa bàn của mình; Báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Thuỷ sản và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
c) Chỉ đạo các phòng, ban chức năng, các Ngân hàng ưu tiên giải quyết hỗ trợ cho Tổ hợp tác khai thác thuỷ sản trong vay vốn nâng cấp cải hoán tàu thuyền, chuyển đổi nghề… theo các chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
d) Phối hợp với Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý và kiểm tra thuyền viên tàu cá.
- 1 Quyết định 01/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ở vùng nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2 Quyết định 10/2006/QĐ-BTS về Quy chế Đăng ký tàu cá và Thuyền viên do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 3 Bộ luật Dân sự 2005
- 4 Pháp lệnh Dân quân tự vệ năm 2004
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6 Luật Thủy sản 2003
- 7 Nghị định 72/1998/NĐ-CP về việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển