Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2119/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 23 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ HỘI NÔNG DÂN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020” THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2045/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2045/QĐ-TTG ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020";

Xét đề nghị của Hội Nông dân tỉnh tại Tờ trình số 123/TTr-HNDT ngày 10/5/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020" theo Quyết định số 2045/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bình Định

Điều 2. Đề nghị Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chủ trì, phối hợp Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Nội vụ, Tài chính, Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Hội Nông dân tỉnh thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Châu

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2119/QĐ-UBND ngày 23/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)

A. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HỘI NÔNG DÂN TỈNH

Hiện nay tổng số cán bộ, công chức đang làm việc tại cơ quan Hội Nông dân tỉnh, cấp huyện, cấp xã (chủ tịch, phó chủ tịch), chi hội (chi hội trưởng, chi hội phó) có 2.475 người. Trong đó cán bộ, công chức cơ quan Hội Nông dân tỉnh và cấp huyện là 78 người, hầu hết đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở có 151 người, trong đó có 94 người đạt chuẩn về trình độ chuyên môn (từ trung cấp trở lên), còn 57 người (chiếm 37,7%) chưa đạt chuẩn; Phó chủ tịch Hội cơ sở có 151 người, trong đó có 86 người đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, còn 65 người (chiếm 43%) chưa đạt chuẩn. Cán bộ chi Hội (chi hội trưởng, chi hội phó) có 2.095 người hầu hết chưa có trình độ chuyên môn; Cán bộ tổ Hội có 3.584 người (tổ trưởng) chưa được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng công tác Hội.

Trong giai đoạn 2010 - 2015 thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015" kèm theo Quyết định số 1045/QĐ-TTg ngày 07/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ, hầu hết cán bộ Hội Nông dân từ tỉnh đến chi Hội đã tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội do các cấp Hội Nông dân tổ chức, song do kinh phí và công tác tham mưu cho cấp ủy và đề xuất với chính quyền về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các cấp Hội Nông dân còn hạn chế nên các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội chưa đảm bảo thời gian, nội dung chương trình, tài liệu do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam quy định và không được tổ chức thường xuyên hàng năm (đối với cấp huyện). Mặt khác, cán bộ chủ chốt Hội Nông dân cấp huyện và cơ sở thường xuyên biến động, cần thiết phải thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội; tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng công tác Hội cho cán bộ chi, tổ Hội.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỂ ÁN "ĐÀO TẠO, BỔI DƯỎNG CÁN BỘ HỘI NÔNG DÂN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020" THEO ỌUYẾT ĐỊNH SỐ 2045/QĐ-ttg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (GỌI TẮT LÀ ĐỀ ÁN 2045) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức của Hội theo chức danh, vị trí việc làm và nhiệm vụ công tác Hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Việc tổ chức quản lý các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo phân cấp của Đề án 2045. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng thực hiện trên cơ sở chương trình, giáo trình, tài liệu do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chuyển giao, có nghiên cứu bổ sung tình hình thực tế địa phương.

- Thực hiện chế độ quản lý, chi tiêu nguồn kinh phí theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá đúng tình hình, kết quả thực hiện Đề án.

II. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ

- Có trên 90% cán bộ, công chức Hội Nông dân ở cấp tỉnh và trên 80% cán bộ, công chức Hội Nông dân cấp huyện được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo vị trí việc làm.

- Trên 90% cán bộ là chủ tịch, phó chủ tịch Hội Nông dân cấp xã và đối tượng. dự nguồn cán bộ quy hoạch chức danh chủ tịch, phó chủ tịch Hội Nông dân cấp xã được đào tạo trình độ trung cấp trở lên và được bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác Hội Nông dân. Trong đó khoảng 50% được tập huấn chuyên sâu.

- Trên 80% cán bộ chi Hội, tổ Hội Nông dân được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, phương pháp công tác Hội Nông dân.

III. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 2045/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Chỉ đạo việc phổ biến, quán triệt nội dung Đề án 2045 đến UBND các cấp,các sở, ngành liên quan;.tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các cấp Hội Nông dân.

Chỉ đạo việc phối hợp đào tạo về chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho cán bộ Hội Nông dân các cấp trong tỉnh.

2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

2.1. Cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng

- Chọn cử cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ công tác Hội do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.

- Tuyển chọn, cử cán bộ Hội Nông dân cấp xã và đối tượng dự nguồn cán bộ quy hoạch chức danh chủ tịch, phó chủ tịch Hội Nông dân cấp xã đi đào tạo ngành công tác xã hội chuyên ngành công tác Hội Nông dân, lồng ghép với chương trình trung cấp lý luận chính trị: 01 lớp, số lượng 90 người, mở tại tỉnh Bình Định theo chỉ tiêu Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phân bổ.

Thời gian tổ chức: 02 năm/1ớp. Năm 2017 và năm 2018.

2.2. Tổ chức, quản lý bồi dưỡng cán bộ Hội

a. Hội Nông dân tỉnh mở các lớp:

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, thời gian 05.- 07 ngày: Mỗi năm 01 lớp Tổng số 05 .lớp với 350 học viên là cán bộ Hội cấp huyện, cấp xã và dự nguồn cán Hội cấp xã (mỗi lớp 70 người, trong đó có 35 phó chủ tịch Hội cơ sở và dự nguồn) .

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng công tác Hội, thời gian 03 tháng: .02 lớp với 140 học viên là chủ tịch, phó chủ tịch Hội cấp xã, cán bộ dự nguồn quy hoạch chủ tịch, phó chủ tịch Hội Nông dân cấp xã. Năm 2018 : 01 lớp; năm 2019: 01 lớp (mỗi lớp 70 người : 40 chủ tịch, 30 phó chủ tịch và cán bộ dự nguồn)

+ Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, thời gian 03 - 05 ngày: Mỗi năm 01 lớp. Tổng số 05 lớp, với 750 học viên là cán bộ chi hội trưởng (mỗi lớp 150 người).

b. Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố mở các lớp:

Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị tại địa phương mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, thời gian từ 03 - 05 ngày: Mỗi năm 01 lớp/huyện, 70 người/lớp. Tổng số 55 lớp với 3.850 học viên là cán bộ chi hội trưởng, chi hội phó (trừ số đã tham gia lớp do tỉnh tổ chức), cán bộ tổ Hội.

3. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động của Kế hoạch

Hằng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định 2045/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đến năm 2020 sẽ tổ chức tổng kết đánh giá kết quả chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ Hội Nông dân các cấp trong tỉnh.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch:

* Tổng dự toán kinh phí:

- Nguồn ngân sách Trung ương (do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ theo chỉ tiêu phân bổ lớp Trung cấp chuyên ngành công tác Hội Nông dân): 720.000.000 đồng (Bảy trăm hai mươi triệu đồng chẵn).

- Nguồn ngân sách địa phương:

Tổng kinh phí trong 5 năm 2016 - 2020 ngân sách địa phương đảm bảo: 5.839.380.000 đồng (Năm tỷ tám trăm ba mươi chín triệu ba trăm tám mươi nghìn đồng). Trong đó:

- Ngân sách tỉnh: 2.412.880.000 đồng.

- Ngân sách các huyện, thị xã, thành phố: 3.426.500.000 đồng.

2. Phân kỳ kinh phí tăng năm:

* Nguồn ngân sách Trung ương:

Năm 2017: 360.000.000 đ/1ớp

Năm 2018: 360.000.000 đ/1ớp

* Nguồn ngân sách tỉnh Bình Định:

(Đơn vị tính: nghìn đồng)

Nguồn kinh phí

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số lớp

Số tiền

Số lớp

Số tiền

Số lớp

Số tiền

Số lớp

Số tiền

Số lớp

Số tiền

Cấp tỉnh

02

317.400

02

317.400

03

730.340

03

730.340

02

317.400

Cấp huyện

11

685.300

11

685.300

11

685.300

11

685.300

11

685.300

3. Nguồn kinh phí thực hiện:

- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ kinh phí mở lớp Trung cấp ngành công tác xã hội chuyên ngành công tác Hội Nông dân, lồng ghép với chương trình trung cấp lý luận chính trị.

- Ngân sách tỉnh đảm bảo cho việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng do hội Nông dân tỉnh tổ chức.

- Ngân sách các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo cho việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Hội Nông dân cấp huyện tổ chức.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1 Hội Nông dân tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

- Hằng năm chỉ đạo lựa chọn các đối tượng theo tiêu chuẩn để mở lớp bồi dưỡng, đào tạo và lập kế hoạch và dự toán kinh phí các lớp bồi dưỡng cán bộ Hội do Hội Nông dân tỉnh tổ chức trình UBND tỉnh bố trí ngân sách để thực hiện.

- Lập kế hoạch trình Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phân bổ chỉ tiêu và hỗ trợ kinh phí mở lớp Trung cấp chuyên nghiệp ngành công tác xã hội chuyên ngành công tác Hội Nông dân, tại địa phương. Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh để chiêu sinh mở lớp và lồng ghép chương trình trung cấp lý luận chính trị.

- Phối hợp hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch.

2. Sở Tài chính: Căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách địa phương, hướng dẫn Hội Nông dân tỉnh lập dự toán và thẩm định dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội hằng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.

3. Trường Chính trị tỉnh: phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đề xuất kế hoạch mở lớp trung cấp chuyên nghiệp ngành công tác xã hội chuyên ngành Công tác Hội Nông dân lồng ghép với chương trình trung cấp lý luận chính trị tại địa phương theo chỉ tiêu Trung ương Hội phân bổ.

4. Sở Nội vụ: Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh trong việc xác định đối tượng, nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức của Hội Nông dân các cấp trong tỉnh theo chức danh và vị trí việc làm.

5. Hội Nông dân cấp huyện: Hằng năm lập kế hoạch và dự trù kinh phí gửi cơ. quan tài chính cùng cấp thẩm định trình UBND cùng cấp phê duyệt để thực hiện.

6. UBND các huyện, thị xã, thành phố: phê duyệt dự toán và hỗ trợ ngân sách để thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân ở cấp huyện./.

ỦY BAN NHÂN DÂN