ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2061/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 16 tháng 6 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 361/TTr-SNV ngày 20 tháng 5 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch đạt hiệu quả.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2061/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh)
1. Bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phù hợp với điều kiện, yêu cầu và tình hình thực tế của địa phương.
2. Việc bồi dưỡng được thực hiện đúng đối tượng, nội dung, chương trình theo quy định, thiết thực, phù hợp thực tiễn; bảo đảm hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ.
3. Ưu tiên bồi dưỡng cho cán bộ xã trúng cử lần đầu; bồi dưỡng cán bộ, công chức xã ở các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn còn thiếu và yếu về kiến thức, kỹ năng công tác, chuyên môn nghiệp vụ; những cán bộ, công chức có thay đổi vị trí việc làm, chức danh công tác sau bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2016 - 2021.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
1. Đối tượng
a. Cán bộ chuyên trách cấp xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2020, gồm các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
b. Công chức chuyên môn cấp xã, gồm các chức danh: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường; Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội.
2. Chương trình, nội dung bồi dưỡng
Thực hiện theo chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ cho cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg được Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành Trung ương ban hành. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho các chức danh cán bộ, công chức xã, gồm:
- Bồi dưỡng Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy và người đứng đầu các tổ chức Chính trị - Xã hội ở xã;
- Bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã;
- Bồi dưỡng Trưởng công an xã;
- Bồi dưỡng Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã;
- Bồi dưỡng nghiệp vụ chức danh công chức Văn phòng - Thống kê xã;
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng cho công chức Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Môi trường xã;
- Bồi dưỡng quản lý nhà nước về nông nghiệp cho công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường xã;
- Bồi dưỡng về lĩnh vực Địa chính - Môi trường cho công chức Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Môi trường cấp xã;
- Bồi dưỡng công chức Tài chính - Kế toán xã;
- Bồi dưỡng công chức Tư pháp - Hộ tịch xã;
- Bồi dưỡng Công chức Văn hóa - Xã hội xã;
- Bồi dưỡng cán bộ, công chức xã chuyên trách công tác lao động, người có công và xã hội;
- Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng Công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức xã.
III. VỀ CÁC LỚP BỒI DƯỠNG, GIẢNG VIÊN, HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Các lớp bồi dưỡng
- Trong giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến tổ chức mở 64 lớp bồi dưỡng cho khoảng 4.000 đến 4.500 lượt cán bộ, công chức của 126 xã; mỗi lớp bồi dưỡng từ 65 đến 70 học viên; thời gian bồi dưỡng từ 03 đến 05 ngày. Hàng năm, sẽ lựa chọn các nội dung chuyên đề cần thiết gắn với vị trí việc làm và chức danh cán bộ, công chức xã để tổ chức bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế xã hội giúp cho cán bộ, công chức xã nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; năng lực, kỹ năng quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội.
- Các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức xã cụ thể như sau:
TT | Tên lớp bồi dưỡng | Đối tượng | Số lớp |
1 | Lớp bồi dưỡng chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND cấp xã | Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã. | 10 |
2 | Lớp bồi dưỡng chức danh Bí thư, Phó Bí thư cấp xã | Bí thư, Phó Bí thư cấp xã | 04 |
3 | Lớp bồi dưỡng chức danh người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã | Người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã | 10 |
4 | Lớp bồi dưỡng chức danh công chức Trưởng Công an cấp xã | Trưởng Công an cấp xã | 01 |
5 | Lớp bồi dưỡng chức danh công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã | Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã | 01 |
6 | Lớp bồi dưỡng chức danh công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã | Công chức Văn phòng - Thống kê | 02 |
7 | Lớp bồi dưỡng chức danh công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã | Công chức Tư pháp - Hộ tịch | 02 |
8 | Lớp bồi dưỡng chức danh công chức Tài chính - Kế toán cấp xã | Công chức Tài chính - Kế toán | 02 |
9 | Lớp bồi dưỡng chức danh công chức Địa chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường cấp xã (gồm 03 phần học) | Công chức Địa chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường | 06 |
10 | Lớp bồi dưỡng chức danh công chức Văn hóa - Xã hội (gồm 02 phần học) | Công chức Văn hóa - Xã hội | 04 |
11 | Lớp bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin. | Công chức, công chức (mỗi huyện 02 lớp) | 22 |
2. Giảng viên
Đội ngũ giảng viên các lớp bồi dưỡng gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức các sở, ban, ngành đã được UBND tỉnh cử tham dự các lớp tập huấn giảng viên nguồn để bồi dưỡng các chức danh cán bộ, công chức xã;
- Giảng viên thỉnh giảng: Là công chức lãnh đạo, quản lý các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đang xếp ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, có trình độ chuyên môn phù hợp với chuyên ngành bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; giảng viên Trường Chính trị tỉnh có chuyên môn đang giảng dạy phù hợp với chuyên ngành bồi dưỡng cán bộ, công chức xã;
- Giảng viên các Học viện, Trường đại học, cao đẳng, trung cấp, Trung tâm bồi dưỡng của các Bộ, ngành.
3. Hình thức, phương pháp tổ chức các lớp bồi dưỡng
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng đúng đối tượng, tính chất công việc chuyên môn, chức danh cán bộ, công chức xã; đảm bảo nguyên tắc vừa làm, vừa học, không ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của UBND xã, phù hợp với điều kiện, yêu cầu và tình hình thực tế của các địa phương.
- Thực hiện phương pháp đào tạo, bồi dưỡng tích cực, chú trọng đối thoại, trao đổi giữa giảng viên với học viên; gắn truyền đạt kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ với gợi mở hướng dẫn cho học viên trao đổi, thảo luận những tình huống phát sinh trong thực tế để cập nhật, nắm bắt các vấn đề áp dụng vào thực tiễn công tác ở cơ sở.
4. Kinh phí thực hiện
- Kinh phí thực hiện bồi dưỡng cán bộ, công chức xã được ngân sách Trung ương bố trí từ nguồn kinh phí thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.
- Trường hợp trong giai đoạn 2016 - 2020, Trung ương không bố trí kinh phí cho địa phương để tổ chức các lớp bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ thì sẽ xem xét, bố trí từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của địa phương để bảo đảm thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.
- Việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Tổng kinh phí khái toán khoảng 4,9 tỷ đồng (Bốn tỷ, chín trăm triệu đồng).
1. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp trình UBND tỉnh; tổ chức thực hiện các lớp bồi dưỡng sau khi được UBND tỉnh quyết định phê duyệt.
- Hướng dẫn Phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm của huyện.
- Thông báo kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm để UBND huyện, thị xã, thành phố lập danh sách cử cán bộ, công chức xã tham dự các lớp bồi dưỡng;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã định kỳ hàng năm, 05 năm; tham mưu, đề xuất tổ chức sơ kết, tổng kết và khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2016 - 2020.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng phương án phân bổ kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí và phân bổ kinh phí thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm, 5 năm, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo quy định.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ nguồn kinh phí để thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm theo Kế hoạch.
5. Trường Chính trị tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan biên soạn và tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng theo nhu cầu vị trí, việc làm đối với cán bộ, công chức xã; cử giảng viên tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
6. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ để tổ chức thực hiện Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm.
- Cử công chức, viên chức đã tham gia bồi dưỡng giảng viên nguồn hoặc công chức, viên chức bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn tham gia giảng dạy các chuyên đề có liên quan đến chuyên môn thuộc sở, ban, ngành.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Rà soát, cử cán bộ, công chức xã cử tham dự các khóa, lớp bồi dưỡng theo Kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt;
- Báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo định kỳ hàng năm và giai đoạn 2016 - 2020 cho UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp báo cáo Bộ Nội vụ.
- Thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã được cử đi bồi dưỡng theo quy định.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh cho Sở Nội vụ để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 165/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thành phố Hà Nội đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg
- 2 Kế hoạch 125/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 291-QĐ/TU về Chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
- 3 Quyết định 2119/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020" theo Quyết định 2045/QĐ-TTg do tỉnh Bình Định ban hành
- 4 Quyết định 971/QĐ-TTg năm 2015 sửa đổi Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Quyết định 295/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2014
- 7 Quyết định 423/QĐ-UBND-HC năm 2013 về Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2013 - 2015 thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 8 Quyết định 789/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2012 - 2015 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 9 Thông tư 139/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Bộ Tài chính ban hành
- 10 Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 789/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2012 - 2015 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 2 Quyết định 423/QĐ-UBND-HC năm 2013 về Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2013 - 2015 thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 3 Quyết định 295/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2014
- 4 Quyết định 2119/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020" theo Quyết định 2045/QĐ-TTg do tỉnh Bình Định ban hành
- 5 Kế hoạch 125/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 291-QĐ/TU về Chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
- 6 Quyết định 165/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thành phố Hà Nội đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg