ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2132/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 31 tháng 8 năm 2012 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch rà soát thủ tục hành chính trọng tâm năm 2012;
Căn cứ Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ phê duyệt kế hoạch rà soát thủ tục hành chính trọng tâm năm 2012 theo Quyết định số 263/QĐ-TTg;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| CHỦ TỊCH |
ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2132/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
A. Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Xây dựng
I. Thủ tục, quy định có liên quan về Thẩm định/Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng
1. Thủ tục phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
- Bỏ yêu cầu nộp Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược tỷ lệ 1/500;
- Các văn bản pháp lý có liên quan.
Lý do: Yêu cầu nộp hồ sơ đánh giá môi trường chiến lược không cần thiết,
nội dung này đã có một bước tiến hành riêng và phải có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt. Các văn bản pháp lý khi Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương đều có gửi văn bản về Sở Xây dựng để theo dõi,
do đó Sở Xây dựng đã có bản chính để đối chiếu kiểm tra.
1.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Xây dựng
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
Sửa đổi Khoản 2 Điều 12 của Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng bỏ “Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược tỷ lệ 1/500”. Sửa đổi Khoản 2 Điều 33 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ bỏ “các văn bản pháp lý có liên quan”.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 28.400.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 16.928.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 11.472.000 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 40,39%.
2. Thủ tục thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp giấy phép quy hoạch
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
- Báo cáo về pháp nhân và năng lực tài chính để triển khai dự án.
Lý do: Khi xét chủ trương xin đầu tư dự án đã có kiểm tra hồ sơ pháp nhân và năng lực tài chính.
2.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Xây dựng
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
Sửa đổi Điều 38 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ bỏ “Báo cáo về pháp nhân và năng lực tài chính để triển khai dự án”.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 18.372.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 13.428.000 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 4.944.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,91%.
II. Thủ tục, quy định có liên quan về Lấy ý kiến thiết kế cơ sở
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
- Bỏ yêu cầu nộp Các văn bản pháp lý có liên quan.
Lý do: Khi Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương đều có gửi văn bản chủ trương, văn bản pháp lý về việc xây dựng dự án, công trình về Sở Xây dựng để theo dõi, do đó Sở Xây dựng đã có bản chính để đối chiếu kiểm tra.
1.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Xây dựng
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
Bỏ Khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 49.712.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 34.256.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 15.456.000 đồng
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,09 %.
III. Thủ tục, quy định có liên quan về Thẩm định/Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình:
1. Thủ tục thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận cho phép đầu tư dự án khu dân cư, tái định cư trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
- Bỏ yêu cầu nộp văn bản thống nhất chủ trương đầu tư của UBND thành phố và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được duyệt.
Lý do: Vì khi Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương và phê duyệt quy hoạch đều gửi về cho Sở Xây dựng có bản chính theo dõi quản lý.
1.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Xây dựng
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
Bỏ Điểm b và c Mục IV của Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18/8/2006 của Bộ Xây dựng.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 6.214.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 4.242.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.972.000 đồng/thủ tục;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,73%.
IV. Thủ tục, quy định có liên quan về cấp Giấy phép xây dựng:
1. Thủ tục Cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I & II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do thành phố quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân thành phố quy định.
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
- Bỏ yêu cầu nộp văn bản thẩm duyệt về PCCC.
Lý do: Khi xây dựng công trình hoàn thành cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.
1.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Xây dựng.
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
Sửa đổi Khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ bỏ “Văn bản thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế và cấp phép xây dựng”.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 57.460.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 38.140.000 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 19.320.000 đồng;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33,62%.
B. Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường
I. Thủ tục, quy định có liên quan về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho đơn vị vũ trang nhân dân đang sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
- Bỏ Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất.
Lý do: Việc yêu cầu chủ tài sản phải kê khai lệ phí trước bạ với cơ quan Thuế trước khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là không cần thiết. Vì khi thực hiện kê khai thì chủ sử dụng phải mất thời gian cho việc điền biểu mẫu đồng thời kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Hơn nữa, trường hợp này theo quy định là không phải nộp lệ phí trước bạ. Do đó, bỏ việc kê khai và nộp tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất là hợp lý.
b) Về thời hạn giải quyết:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 26 ngày xuống còn 19 ngày.
Lý do:
- Việc đo đạc về đất đai được quy định không chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được thực hiện, các công ty đo đạc tư nhân hiện nay cũng có chức năng đo đạc. Do đó, trước khi liên hệ cấp Giấy chứng nhận, chủ sử dụng đất đã có hồ sơ trích đo địa chính rồi. Vì vậy, việc quy định về trích đo địa chính theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 138 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 không còn phù hợp nữa.
- Vì bỏ thành phần hồ sơ là Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất nên giảm được thời gian chuyển thông tin qua cơ quan Thuế.
1.2. Kiến nghị thực thi
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
- Sửa đổi Điều 2 Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ.
- Sửa đổi Điểm a, b, d Khoản 2 Điều 138 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 53.138.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 52.970.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 168.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0,32%
2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài đối với trường hợp không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu hoặc có tài sản nhưng thuộc quyền sở hữu của người khác
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
- Thay thế Báo cáo tự rà soát hiện trạng sử dụng đất được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Điều 36 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bằng “Quyết định công nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định giao đất hoặc Quyết định cho thuê đất ''.
Lý do: Khi thực hiện thủ tục giao đất, thuê đất thì tổ chức sử dụng đất đã thực hiện báo cáo rà soát theo hiện trạng (đơn xin giao đất, cho thuê đất). Nếu nhà đầu tư tiếp tục thực hiện báo cáo rà soát hiện trạng thì sẽ mất thời gian và chi phí.
2.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Tài nguyên và Môi trường
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
Sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 821.350.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 271.520.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 549.830.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 66,9%.
3.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần hồ sơ:
- Thay thế Báo cáo tự rà soát hiện trạng sử dụng đất được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Điều 36 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bằng Quyết định công nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc quyết định cho thuê đất.
Lý do: Khi thực hiện thủ tục giao đất, thuê đất thì tổ chức sử dụng đất đã thực hiện báo cáo rà soát theo hiện trạng (đơn xin giao đất, cho thuê đất). Nếu nhà đầu tư tiếp tục thực hiện báo cáo rà soát hiện trạng thì sẽ mất thời gian và chi phí.
3.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Tài nguyên và Môi trường
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
Sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 73.092.800 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 51.099.600 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 21.993.200 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,09%.
II. Thủ tục, quy định có liên quan về phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng
1. Phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thủ tục hành chính:
- Ban hành thủ tục hành chính, quy định cụ thể trình tự thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án thuộc thẩm quyền thu hồi đất của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Lý do: Các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục này nhưng không quy định rõ ràng và cụ thể về cách thức và trình tự thực hiện, thành phần và số lượng hồ sơ, thời gian giải quyết nên trong thực tế các tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng không thống nhất trên toàn địa bàn thành phố, gây lãng phí thời gian và chi phí.
1.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Tài nguyên và Môi trường
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
Sửa đổi Điều 21, 21, 22, 23 hoặc bổ sung một Chương/Mục của Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường để quy định chi tiết thủ tục thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án thuộc thẩm quyền thu hồi đất của Nhà nước đáp ứng đầy đủ các bộ phận cấu thành đúng theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Qua khảo sát thực tế tại địa phương, chi phí tuân thủ tục hành chính đối với những dự án phức tạp thường không cố định và dao động rất lớn tùy theo tính chất, quy mô của dự án do các tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thực hiện không theo trình tự. Tuy nhiên, chi phí cho công tác này thường lớn hơn 120.000.000 đồng/TTHC/năm x 78 hồ sơ ≥ 9.360.000.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 6.393.564.800 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm ≥ 2.966.435.200 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí ≥ 31,7%.
III. Thủ tục, quy định có liên quan về thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Thủ tục thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
- Bãi bỏ Dự án đầu tư (hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi)
Lý do: Bản chất nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ bản có đầy đủ các thông tin của dự án và chủ đầu tư cũng đã ký xác nhận tính pháp lý của các thông tin trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hơn nữa, khi dự án vận hành, cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác giám sát dự án cũng chỉ dựa trên các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường, không phải dự án đầu tư. Do đó, việc yêu cầu chủ đầu tư nộp đồng thời Dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường là không cần thiết.
- Sửa đổi nội dung cấu trúc của báo cáo đánh giá tác động môi trường, cụ thể ở nội dung Khảo sát, thu mẫu phân tích chất lượng đất, nước, không khí, tài nguyên sinh học khu vực dự án.
Lý do: Thực tế có rất nhiều dự án không gần khu vực sông, kênh rạch; các dự án trong khu công nghiệp... nên có thể bỏ qua các thông tin về chất lượng nước mặt, hoặc tài nguyên sinh học... Đề xuất, trong phần này chỉ cô đọng những nội dung liên quan dự án, những đối tượng xung quanh khu vực dự án và chất lượng môi trường dự án.
b) Về số lượng hồ sơ:
- Giảm số lượng hồ sơ khi nộp vào bộ phận một cửa. Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị: chỉ nộp 01 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (thay vì 07 bản báo cáo theo quy định).
Lý do: Để tiến hành các thủ tục thẩm định, chủ dự án phải nộp hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ. Trường hợp chủ đầu tư nộp đủ 07 bản báo cáo cùng một lúc tại Bộ phận “một cửa”, phòng chuyên môn kiểm tra hồ sơ, nếu không đạt yêu cầu sẽ trả hồ sơ lại chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh, bổ sung. Đối với trường hợp này, phòng chuyên môn chỉ sử dụng 01 bản báo cáo để kiểm tra hồ sơ và trả lại 07 bản báo cáo không đạt, như vậy gây lãng phí rất lớn cho chủ đầu tư.
Do đó, đề xuất chủ đầu tư chỉ nộp 01 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường; sau đó bộ phận chuyên môn sẽ kiểm tra hồ sơ theo quy định, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ yêu cầu chủ dự án nhân bản với số lượng từ 7 đến 9 quyển và nộp về bộ phận chuyên môn để tiến hành công tác tổ chức thẩm định. Như vậy, sẽ tránh mất chi phí không cần thiết cho chủ đầu tư ở khâu nộp hồ sơ ban đầu.
c) Về thời hạn giải quyết:
- Giảm thời gian thẩm định từ 30 ngày làm việc xuống còn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Với thành phần Hội đồng khoảng 7 - 9 người, việc tổ chức Hội đồng, tổng hợp biên bản và thông báo kết luận Hội đồng thẩm định có thể rút ngắn xuống còn 20 ngày làm việc (thay vì 30 ngày làm việc theo quy định hiện nay). Thực tế cho thấy, với khối lượng công việc và trình ký đúng thời gian quy định có thể đảm bảo hoàn thành trong 20 ngày làm việc.
- Giảm thời gian phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường từ 15 ngày làm việc còn 08 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Theo quy định, thời hạn phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là 15 ngày làm việc (trong đó, thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường nhận lại hồ sơ sau khi chủ đầu tư điều chỉnh, bổ sung báo cáo theo Biên bản của Hội đồng thẩm định và xem xét là 08 ngày; sau đó trình UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt là 07 ngày). Thực tế cho thấy thời gian phê duyệt của UBND cấp tỉnh trong 07 ngày là không cần thiết, nếu rút ngắn được khoảng thời gian này sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho nhà đầu tư tiến hành triển khai dự án nhanh chóng.
Mặt khác Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan được ủy nhiệm và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực môi trường nên kiến nghị sửa đổi Điểm d Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ như sau: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cùng cấp tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư trên địa bàn, trừ các dự án quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 7 Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường. Cơ quan thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm xem xét và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi đã được thẩm định”. Như vậy, thời gian phê duyệt dự án sẽ được rút ngắn từ 15 ngày làm việc xuống còn 08 ngày.
1.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Tài nguyên và Môi trường
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
- Sửa đổi Điểm c Khoản 2 Điều 17; Điểm d Khoản 1 Điều 18; Điểm b Khoản 1 Điều 20 Chương 3 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Sửa đổi Phụ lục 2.4; Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 13 Chương III của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.469.606.400 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 854.299.200 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 615.307.200 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 41,87%.
IV. Thủ tục, quy định có liên quan về Bản cam kết bảo vệ môi trường
1. Thủ tục xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
- Thay thế cấu trúc và nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường.
Lý do: Các đối tượng thực hiện cam kết bảo vệ môi trường với quy mô, công suất nhỏ, chỉ cần thực hiện và chấp hành tốt các quy định pháp luật về môi trường. Hơn nữa, thủ tục đăng ký cam kết bảo vệ môi trường không có công tác hậu kiểm, nên việc đăng ký và thông báo chấp nhận bản đăng ký chỉ mang tính hình thức. Do đó, chủ dự án chỉ cần đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với hình thức đơn giản (có thể sử dụng Phụ lục 5.3 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011) và nộp cho Ủy ban nhân dân cấp quận để quản lý, kiểm tra và xác nhận chủ dự án đã đăng ký. Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tăng cường công tác hậu kiểm và giám sát môi trường đối với các dự án đã đăng ký cam kết bảo vệ môi trường tại địa phương mình quản lý (theo Phụ lục 6.1 và 6.2 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT)
b) Về số lượng hồ sơ:
- Giảm số lượng hồ sơ khi nộp vào từ 05 bản xuống còn 02 bản cam kết bảo vệ môi trường
Lý do: Chỉ nộp 02 bản sau đó Ủy ban nhân dân cấp quận đóng dấu xác nhận, nhân bản và chuyển về cho bộ phận chuyên môn quản lý theo dõi.
c) Về thời gian giải quyết:
- Giảm thời gian xác nhận bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường từ 05 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc.
Lý do: Theo phương án đề xuất như trên, Ủy ban nhân dân cấp quận chỉ cần đóng dấu xác nhận vào bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường của chủ đầu tư.
1.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Tài nguyên và Môi trường
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
- Sửa đổi Điểm b Khoản 3 Điều 30, Điểm b Khoản 1 Điều 33 Chương 4 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Sửa đổi Phụ lục 5.1, 5.2; Điểm a, b Khoản 1 Điều 46, Điểm a, b Khoản 2 Điều 46, chương 5 của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 3.078.670.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.285.025.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.793.645.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 58,26%.
C. Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Nội vụ
I. Nhóm thủ tục, quy định có liên quan về tuyển dụng cán bộ, công chức
1. Thủ tục thi tuyển công chức
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
- Bỏ yêu cầu nộp bản sao giấy khai sinh (bản sao lục Giấy khai sinh).
Lý do: yêu cầu nộp bản sao giấy khai sinh của người dự thi là không cần thiết. Vì đã được ghi trong bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (đã qua kiểm tra rồi). Ngoài ra, nếu cần thiết chỉ cần cá nhân mang bản chính đến để đối chiếu.
1.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Nội vụ
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
- Bỏ Khoản 3, Điều 2, Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 537.250.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 489.750.000 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 47.500.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 9%
2. Thủ tục xét tuyển công chức
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
- Bỏ yêu cầu nộp bản sao giấy khai sinh (bản sao lục giấy khai sinh).
Lý do: yêu cầu nộp bản sao giấy khai sinh của người dự xét tuyển là không cần thiết. Vì đã được ghi trong bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (đã qua kiểm tra rồi). Ngoài ra, nếu cần thiết chỉ cần cá nhân mang bản chính đến để đối chiếu.
2.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Nội vụ
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
- Bỏ Khoản 3, Điều 2, Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 889.500 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 794.500 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 95.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 11%.
3. Thủ tục tuyển dụng cán bộ, công chức
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thủ tục hành chính:
- Bãi bỏ thủ tục hành chính này, gắn kết quả giải quyết thủ tục này (ra quyết định tuyển dụng) với thủ tục thi tuyển/xét tuyển, chỉ cần bổ sung thành phần hồ sơ phiếu lý lịch tư pháp vào thủ tục thi tuyển/xét tuyển.
Lý do: Việc tuyển dụng cán bộ, công chức nhằm bổ sung lực lượng cho đội ngũ công chức trong bộ máy nhà nước căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm sau khi thực hiện thủ tục thi tuyển hoặc xét tuyển. Tuy nhiên, đa số thành phần hồ sơ của thủ tục này đã trùng lắp với thành phần hồ sơ tại thủ tục thi tuyển/xét tuyển. Cho nên việc gắn kết quả giải quyết của thủ tục này với thủ tục thi tuyển/xét tuyển sẽ tiết kiệm chi phí rất lớn cho người dự thi.
3.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Nội vụ
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
- Bỏ Khoản 3, Điều 2, Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 326.600.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 326.600.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
* Lợi ích phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục này
- Chi phí tuân thủ tục hành chính của nhóm trước khi đơn giản hóa: 864.739.500 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính của nhóm sau khi đơn giản hóa: 490.544.500 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 374.195.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 43,27%
II. Nhóm thủ tục, quy định có liên quan về nâng ngạch cán bộ, công chức
1. Thủ tục thi nâng ngạch cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
- Bỏ yêu cầu nộp bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch đăng ký dự thi (được cơ quan có thẩm quyền chứng thực).
Lý do: Yêu cầu nộp bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch đăng ký dự thi là không cần thiết. Vì đã được ghi trong Bản sơ yếu lý lịch của công chức theo Mẫu số 2c, có xác nhận của cơ quan sử dụng công chức (đã qua kiểm tra rồi). Ngoài ra, nếu cần thiết chỉ cần cá nhân mang bản chính đến để đối chiếu.
1.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Nội vụ
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
- Bỏ Điểm c, Khoản 1, Điều 16, Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 52.212.500 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 49.125.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 3.087.500 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6%.
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thủ tục hành chính:
- Bãi bỏ thủ tục hành chính này, gắn kết quả giải quyết thủ tục này (Bổ nhiệm ngạch lương cho cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương) với thủ tục Thi nâng ngạch cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, chỉ cần bổ sung thành phần hồ sơ “Văn bản đề nghị cử CBCC dự thi nâng ngạch”
Lý do: Sau khi nhận được danh sách người trúng tuyển tại kỳ thi nâng ngạch thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức thực hiện việc ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức trúng tuyển mà không cần phải thực hiện thêm thủ tục này.
2.2. Kiến nghị thực thi
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Nội vụ
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
- Bổ sung Khoản 1, Điều 16, Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ, bổ sung thêm thành phần hồ sơ “Văn bản đề nghị cử CBCC dự thi nâng ngạch”.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ tục hành chính của nhóm trước khi đơn giản hóa: 32.850.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ tục hành chính của nhóm sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 32.850.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
* Lợi ích phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục này
- Chi phí tuân thủ tục hành chính của nhóm trước khi đơn giản hóa: 85.062.500 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ tục hành chính của nhóm sau khi đơn giản hóa: 49.125.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 35.937.500 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 42,25%.
III. Nhóm thủ tục, quy định có liên quan về điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức
1. Thủ tục bổ nhiệm cán bộ, công chức
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
- Bỏ yêu cầu nộp văn bằng, chứng chỉ và bản sao giấy khai sinh.
Lý do: yêu cầu nộp văn bằng, chứng chỉ (có chứng thực) và bản sao giấy khai sinh (bản sao lục giấy khai sinh) của người được bổ nhiệm là không cần thiết. Vì đã được ghi trong sơ yếu lý lịch CBCC có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (đã qua kiểm tra rồi). Ngoài ra, nếu cần thiết chỉ cần cá nhân mang bản chính đến đối chiếu.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Thay thế lý lịch CBCC Mẫu 1a-BNV/2007 bằng sơ yếu lý lịch Mẫu 2c-BNV/2008.
Lý do: việc tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác của người được bổ nhiệm chỉ cần sơ yếu lý lịch Mẫu 2c-BNV/2008 là đủ thông tin cần thiết.
1.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Nội vụ
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
Bổ sung Khoản 4, Điều 7, Quyết định 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Chính phủ về việc quy định thành phần hồ sơ bổ nhiệm CBCC khi trình cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm gồm:
+ Tờ trình đề nghị bổ nhiệm
+ Văn bản thống nhất ý kiến bổ nhiệm của cấp ủy cùng cấp
+ Lý lịch CBCC Mẫu 2c-BNV/2008
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 14.155.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 9.160.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 4.995.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 35%.
2. Thủ tục điều động cán bộ, công chức
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
b) Về thành phần hồ sơ
- Bỏ yêu cầu nộp bản sao Quyết định bổ nhiệm vào ngạch và bản sao Quyết định lương hiện hưởng.
Lý do: Yêu cầu nộp Quyết định bổ nhiệm vào ngạch và bản sao Quyết định lương hiện hưởng là không cần thiết. Vì yêu cầu, điều kiện có thời gian công tác từ đủ 05 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) đối với đối tượng viên chức (hoặc cán bộ, công chức cấp xã) đã được ghi trong sơ yếu lý lịch CBCC có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (đã qua kiểm tra rồi). Ngoài ra, nếu cần thiết chỉ cần cá nhân mang bản chính đến để đối chiếu.
- Bãi bỏ quy định phải thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện việc điều động viên chức sang làm công chức.
Lý do: Việc điều động viên chức có thâm niên công tác sang thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý (công chức) diễn ra thường xuyên với số lượng đối tượng thực hiện thủ tục hành chính tương đối nhiều. Nếu phải gửi thêm 01 bộ hồ sơ để thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ sẽ gây mất nhiều thời gian (khoảng 30 ngày) và gây tốn kém chi phí tuân thủ tục hành chính cho cá nhân. Hơn nữa, ở địa phương thì cơ quan quản lý công chức chịu trách nhiệm về các điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị điều động (bằng hình thức tiếp nhận không qua thi tuyển)
2.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Nội vụ
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
+ Bỏ Khoản 3, Điều 19, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ.
+ Điều chỉnh Điểm b, Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ như sau:
“…
b) Cơ quan quản lý công chức quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP:
- Căn cứ vào báo cáo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, phê duyệt kết quả tuyển dụng và thực hiện việc tiếp nhận không qua thi tuyển đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
...”
- Bỏ Điểm d, Khoản 2, Điều 10, Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ
- Bỏ Khoản 3, Điều 10, Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 126.987.500 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 77.925.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 49.062.500 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 38,64%.
D. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Tài chính
I. Nhóm thủ tục hành chính, quy định có liên quan đến chi đầu tư phát triển
1. Thủ tục thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, có mức vốn <03 tỷ, > 03 tỷ, dự án nhóm A-B”
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
- Bỏ yêu cầu nộp Chủ trương của cấp thẩm quyền cho quyết toán hạng mục công trình hoàn thành.
Lý do: Vì đối với những dự án có nhiều hạng mục công trình, mà mỗi hạng mục công trình có thể đưa vào khai thác, sử dụng, chủ đầu tư nào muốn quyết toán phải xin cấp thẩm quyền, sẽ phát sinh ra một thủ tục hành chính, gây tốn thời gian và lãng phí cho cả chủ đầu tư và người quyết định đầu tư.
1.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Tài chính
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
- Điều chỉnh Điều 5 của Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 như sau: “Đối với dự án có nhiều hạng mục công trình, mà mỗi hạng mục công trình có thể đưa vào khai thác, sử dụng, thì chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo hạng mục, trình người có thẩm quyền phê duyệt” không cần phải xin ý kiến của người quyết định đầu tư.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 18.827.400 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 14.002.088 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 4.825.312 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26%.
II. Thủ tục, quy định liên quan về xác định tiền sử dụng đất/giá thuê đất
1. Thủ tục xác định giá đất khi giao đất có thu tiền sử dụng cho tổ chức được nhà nước giao đất
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
- Bỏ yêu cầu Quyết định giao đất và hồ sơ kỹ thuật đất khu đất (bản sao y) chỉ nộp bản photo.
Lý do: Yêu cầu nộp Quyết định giao đất và hồ sơ kỹ thuật đất khu đất (bản sao y) là không cần thiết. Vì khi Ủy ban nhân dân thành phố gửi quyết định giao đất về cho Sở Tài chính, Sở Tài chính đã có bản gốc để đối chiếu.
1.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Tài chính
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
Ban hành văn bản quy định cụ thể thành phần hồ sơ của thủ tục này gồm: Văn bản đề nghị xác định giá giao đất; Quyết định giao đất và hồ sơ kỹ thuật đất khu đất. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 527.800 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 330.600 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 197.200 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 62,63%.
E. Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thủ tục hành chính:
- Bãi bỏ thủ tục đăng ký đầu tư
Lý do:
- Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì đúng là cấp cho doanh nghiệp, nhưng theo Điều 50 Luật Đầu tư 2005 quy định thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế, điều này dường như chỉ áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam vì Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Với quy định này thì đang có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, ngay cả về thủ tục hành chính trong đầu tư. Hơn nữa, đời sống của dự án thường ngắn, còn đời sống của doanh nghiệp thì dài, việc gắn Giấy chứng nhận đầu tư với việc đăng ký kinh doanh là một sự kết nối không logic, ghép cái ngắn hạn vào cái dài hạn.
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2005 vừa đơn giản, thuận lợi về thời gian (chỉ có 05 ngày) cho doanh nghiệp so với Luật Đầu tư 2005, do vậy nên tách giữa đăng ký đầu tư và đăng ký kinh doanh cho loại hình này là phù hợp.
- Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận đầu tư chưa đảm bảo mục tiêu phát triển một cách toàn diện do vẫn còn mục tiêu quan trọng khác chưa được giải quyết đó là thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nhằm giảm bớt chi phí (thời gian, vật chất, công sức) cho doanh nghiệp, cũng như hiệu quả quản lý nhà nước. Vì khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư phải đi lại rất nhiều lần (ít nhất là 3 lần gồm: 1 lần hướng dẫn, 1 lần nộp hồ sơ, 1 lần nhận kết quả. Chưa kể trường hợp hồ sơ chưa đúng cần phải chỉnh sửa lại …). Trong khi đó với hình thức thay thế thì nhà đầu tư chỉ liên hệ với cơ quan nhà nước 1 lần để gửi thông báo (có thể gửi qua đường bưu điện, không nhất thiết phải gửi trực tiếp).
- Khi thực hiện hình thức thông báo, hiệu quả quản lý nhà nước vẫn được đảm bảo và có phần tăng thêm:
Khi nhà đầu tư thông báo về hoạt động đầu tư, thì họ sẽ thông báo một cách chính xác các số liệu thực tế họ đã và sẽ đầu tư, nhất là các chỉ tiêu như địa điểm, mục tiêu, quy mô, tiến độ thực hiện dự án… khác với trước đây việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư chỉ ghi nhận các chỉ tiêu chính của dự án đầu tư ở mức độ dự kiến, không chính xác.
- Về ý kiến của các cơ quan liên quan tại địa phương:
Hiện nay pháp luật quy định các quy hoạch của địa phương phải được công khai hóa, do đó doanh nghiệp căn cứ vào quy hoạch đã được công khai của chính quyền địa phương để tiến hành đầu tư.
Bên cạnh đó, vấn đề môi trường của các dự án đầu tư hiện nay đã có Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan điều chỉnh, và do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý. Công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường đều được các doanh nghiệp nhận thức rõ.
- Về ghi nhận ưu đãi: Hiện nay việc thực hiện chính sách ưu đãi riêng của địa phương dành cho các doanh nghiệp đã bị bãi bỏ, do vậy việc áp dụng chính sách ưu đãi được thực hiện thống nhất trên toàn quốc và cơ quan chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể, không còn cần thiết phải ghi nhận vào Giấy chứng nhận đầu tư. Hiện nay việc ghi nhận ưu đãi cho doanh nghiệp được ghi nhận một cách đơn giản trong Giấy chứng nhận đầu tư là “thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành”. Còn mức cụ thể như thế nào là do cơ quan chuyên ngành xác định. Do đó, không còn cần thiết ghi các ưu đãi này vào Giấy chứng nhận đầu tư.
- Về lĩnh vực ưu đãi: Hiện nay do tình hình gia nhập kinh tế thế giới của Việt Nam ngày càng sâu, rộng, nên các chính sách ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam ngày càng bị thu hẹp, ví dụ như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ còn ghi nhận vài lĩnh vực được miễn giảm thuế chủ yếu là lĩnh vực xã hội hóa, trước đây chỉ có nhà nước đầu tư như lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực y tế…
- Về nhu cầu đăng ký đầu tư của doanh nghiệp: hầu hết các doanh nghiệp đăng ký đầu tư đều nhằm mục đích được hưởng ưu đãi đầu tư, nhưng hiện nay do tình hình liên quan đến chính sách đầu tư có nhiều thay đổi như trên, nên các doanh nghiệp rất ít quan tâm đến việc đăng ký đầu tư.
1.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
1.2.1. Phương án 1:
- Đề nghị bãi bỏ Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Vì yêu cầu như vậy có thể dẫn đến việc không khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp mới nhưng khuyến khích việc mua lại cổ phần, phần vốn góp của các doanh nghiệp đã thành lập.
- Đề nghị bãi bỏ Điều 44 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ vì thực chất những thủ tục đặt ra nhằm quản lý các lĩnh vực có tính chất chuyên ngành thì đã có các Luật, văn bản pháp lý khác xử lý, chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp (theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp) và đảm bảo những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm và theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Đề xuất biện pháp thay thế:
+ Tách biệt thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư;
+ Thay thế thủ tục “Thủ tục, quy định có liên quan về cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài gắn với thành lập doanh nghiệp (Đăng ký đầu tư)” bằng thủ tục “Thông báo đầu tư của doanh nghiệp” gửi cơ quan quản lý nhà nước.
Ngoài ra, việc thành lập, tổ chức của tất cả các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được thực hiện trên một sân chơi thống nhất là đăng ký theo Luật Doanh nghiệp. Khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được hoạt động khi đã đảm bảo tuân thủ các điều kiện do pháp luật quy định (nếu có). Riêng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có một số hạn chế về thị trường và lao động thì thực hiện theo các văn bản cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Để kiểm soát vấn đề này, cơ quan quản lý nhà nước chỉ cần ghi những quy định cấm hay hạn chế vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để doanh nghiệp biết và thực hiện. Do vậy, để đáp ứng mục tiêu quản lý hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh và đảm bảo những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm và theo quy định của pháp luật Việt Nam, cần có biện pháp hậu kiểm doanh nghiệp sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp (theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).
1.2.2. Phương án 2:
Trong nội dung của Luật và trên thực tế cho thấy đến nay thì mục tiêu của yêu cầu đăng ký dự án đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chưa được xác định một cách rõ ràng và thống nhất và nếu không có quy định rõ ràng thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ khó lòng an tâm khi đầu tư tại Việt Nam. Vì vậy nếu vẫn giữ Luật Đầu tư, đề nghị chỉ giữ lại một số nội dung thực sự vẫn còn cần thiết như quy định về bảo đảm đầu tư; ưu đãi đầu tư… Cần chỉnh sửa Luật Đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan phù hợp để mục tiêu quản lý về hoạt động đầu tư đạt hiệu quả. Biện pháp thay thế: Nhà đầu tư chỉ thực hiện thủ tục “Thông báo đầu tư” gửi cơ quan quản lý nhà nước.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 51.245.250 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 8.274.250 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 42.971.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 84%.
a) Về thủ tục hành chính:
- Bãi bỏ thủ tục về thẩm tra đầu tư
Lý do:
- Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì đúng là cấp cho doanh nghiệp, nhưng theo Điều 50 Luật Đầu tư 2005 quy định thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế, điều này dường như chỉ áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam vì Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Với quy định này thì đang có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, ngay cả về thủ tục hành chính trong đầu tư. Hơn nữa, đời sống của dự án thường ngắn, còn đời sống của doanh nghiệp thì dài, việc gắn Giấy chứng nhận đầu tư với việc đăng ký kinh doanh là một sự kết nối không logic, ghép cái ngắn hạn vào cái dài hạn.
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2005 vừa đơn giản, thuận lợi về thời gian (chỉ có 05 ngày) cho doanh nghiệp so với Luật Đầu tư 2005, do vậy nên tách giữa thẩm tra đầu tư và đăng ký kinh doanh cho loại hình này là phù hợp.
- Việc thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư chưa đảm bảo mục tiêu phát triển một cách toàn diện do vẫn còn mục tiêu quan trọng khác chưa được giải quyết đó là thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nhằm giảm bớt chi phí (thời gian, vật chất, công sức) cho doanh nghiệp, cũng như hiệu quả quản lý nhà nước. Vì khi thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư thì nhà đầu tư phải đi lại rất nhiều lần (ít nhất là 3 lần gồm: 1 lần hướng dẫn, 1 lần nộp hồ sơ, 1 lần nhận kết quả. Chưa kể trường hợp hồ sơ chưa đúng cần phải chỉnh sửa lại…). Trong khi đó với hình thức thay thế thì nhà đầu tư chỉ liên hệ với cơ quan nhà nước 1 lần để gửi thông báo (có thể gửi qua đường bưu điện, không nhất thiết phải gửi trực tiếp).
- Khi thực hiện hình thức thông báo, hiệu quả quản lý nhà nước vẫn được đảm bảo và có phần tăng thêm. Vì ngay trong Giấy chứng nhận đầu tư, ở phần dự án và đăng ký kinh doanh nhiều thông tin ghi trùng lặp mặc dù đặt ra nhiều thủ tục có vẻ chặt chẽ. Do đó, khi nhà đầu tư thông báo về hoạt động đầu tư, thì họ sẽ thông báo một cách chính xác các số liệu thực tế họ đã và sẽ đầu tư, nhất là các chỉ tiêu như địa điểm, mục tiêu, quy mô, tiến độ thực hiện dự án… Khác với trước đây việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư chỉ ghi nhận các chỉ tiêu chính của dự án đầu tư ở mức độ dự kiến, không chính xác.
- Về khả năng đáp ứng điều kiện: Các quy định pháp luật ngày càng minh bạch rõ ràng, trong đó chú trọng đến việc các Bộ, Ngành Trung ương phải công khai hóa các điều kiện để được đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện (theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ). Do đó, khi công khai hóa thì doanh nghiệp chỉ việc căn cứ vào các điều kiện cụ thể mà thực hiện. Việc kiểm tra khả năng đáp ứng điều kiện của các dự án đầu tư chuyển sang thực hiện trong giai đoạn sau khi đầu tư. Hiện nay Chính phủ đã cho thực hiện vấn đề này đối với trường hợp đầu tư khu dân cư, khu đô thị mới (lĩnh vực kinh doanh bất động sản).
- Về thẩm tra ý kiến: Hiện nay pháp luật quy định các quy hoạch của địa phương phải được công khai hóa, do đó doanh nghiệp căn cứ vào quy hoạch đã được công khai của chính quyền địa phương để tiến hành đầu tư. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường của các dự án đầu tư hiện nay đã có Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan điều chỉnh và do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý. Công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường đều được các doanh nghiệp nhận thức rõ.
- Về ghi nhận ưu đãi: Hiện nay, chỉ có hai loại ưu đãi cơ bản là ưu đãi về đất và thuế, hai vấn đề này đã được quy định bởi pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế; việc thực hiện chính sách ưu đãi riêng của địa phương dành cho các doanh nghiệp đã bị bãi bỏ, do vậy việc áp dụng chính sách ưu đãi được thực hiện thống nhất trên toàn quốc và cơ quan chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể, không còn cần thiết phải ghi nhận vào Giấy chứng nhận đầu tư. Hiện nay việc ghi nhận ưu đãi cho doanh nghiệp được ghi nhận một cách đơn giản trong Giấy chứng nhận đầu tư là “thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành”. Còn mức cụ thể như thế nào là do cơ quan chuyên ngành xác định. Do đó, không còn cần thiết ghi các ưu đãi này vào Giấy chứng nhận đầu tư.
- Về lĩnh vực ưu đãi: Hiện nay do tình hình gia nhập kinh tế thế giới của Việt Nam ngày càng sâu, rộng, nên các chính sách ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam ngày càng bị thu hẹp, ví dụ như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ còn ghi nhận vài lĩnh vực được miễn giảm thuế chủ yếu là lĩnh vực xã hội hóa, trước đây chỉ có nhà nước đầu tư như lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực y tế…
- Về nhu cầu thẩm tra đầu tư của doanh nghiệp: Hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư đều nhằm mục đích được hưởng ưu đãi đầu tư, nhưng hiện nay do tình hình liên quan đến chính sách đầu tư có nhiều thay đổi và do ảnh hưởng diễn biến của tình hình kinh tế thế giới nên các doanh nghiệp rất ít quan tâm đến đầu tư.
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
2.1. Phương án 1:
- Đề nghị bãi bỏ Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Vì yêu cầu như vậy có thể dẫn đến việc không khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp mới nhưng khuyến khích việc mua lại cổ phần, phần vốn góp của các doanh nghiệp đã thành lập.
- Đề nghị bãi bỏ Điều 45, 46, 47 và Điều 48 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ vì vấn đề bảo đảm đầu tư thực chất đã được quy định tại Điều 5 Luật Doanh nghiệp 2005 với nội dung không khác gì so với Luật Đầu tư 2005. Các vấn đề khác như đất đai, xây dựng, môi trường… đều đã có các luật chuyên ngành điều chỉnh, do đó Luật Đầu tư hoàn toàn không cần thiết.
- Đề xuất biện pháp thay thế:
+ Tách biệt thủ tục đăng ký kinh doanh và thẩm tra đầu tư;
+ Thay thế thủ tục này bằng thủ tục “Thông báo đầu tư của doanh nghiệp” gửi cơ quan quản lý nhà nước.
Hơn nữa, việc thành lập, tổ chức của tất cả các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được thực hiện trên một sân chơi thống nhất là đăng ký theo Luật Doanh nghiệp. Khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được hoạt động khi đã đảm bảo tuân thủ các điều kiện do pháp luật quy định (nếu có). Riêng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có một số hạn chế về thị trường và lao động thì thực hiện theo các văn bản cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Để kiểm soát vấn đề này, cơ quan quản lý nhà nước chỉ cần ghi những quy định cấm hay hạn chế vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để doanh nghiệp biết và thực hiện. Do vậy, để đáp ứng mục tiêu quản lý hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh và đảm bảo những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm và theo quy định của pháp luật Việt Nam, cần có biện pháp hậu kiểm doanh nghiệp sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp (theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).
2.2. Phương án 2:
Trong nội dung của Luật và trên thực tế cho thấy đến nay thì mục tiêu của yêu cầu thẩm tra dự án đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đầu tư chưa được xác định một cách rõ ràng và thống nhất và nếu không có quy định rõ ràng thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ khó lòng an tâm khi đầu tư tại Việt Nam. Vì vậy nếu vẫn giữ Luật Đầu tư, đề nghị chỉ giữ lại một số nội dung thực sự vẫn còn cần thiết như quy định về bảo đảm đầu tư; ưu đãi đầu tư… Cần chỉnh sửa Luật Đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan phù hợp để mục tiêu quản lý về hoạt động đầu tư đạt hiệu quả. Biện pháp thay thế: Nhà đầu tư chỉ thực hiện thủ tục “Thông báo đầu tư” gửi cơ quan quản lý nhà nước.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa của từng thủ tục như sau:
2.3.1. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ gắn với thành lập doanh nghiệp - Công ty cổ phần
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 22.826.350 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.483.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 19.343.350 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 85%.
2.3.2. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ gắn với thành lập doanh nghiệp - Công ty hợp danh
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 22.826.350 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.483.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 19.343.350 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 85%.
2.3.3. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ gắn với thành lập doanh nghiệp - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 22.849.500 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.506.150 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 19.343.350 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 85%.
2.3.4. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ gắn với thành lập doanh nghiệp - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 22.826.350 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.483.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 19.343.350 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 85%.
2.3.5. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 20.748.550 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.945.200 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 18.803.350 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 91%.
2.3.6. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ gắn với thành lập Chi nhánh
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 23.057.350 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.945.200 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 3.544.950 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 85%.
2.3.7. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với thành lập doanh nghiệp - Công ty cổ phần
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 22.826.350 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.483.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 19.343.350 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 85%.
2.3.8. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với thành lập doanh nghiệp - Công ty hợp danh
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 22.826.350 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.483.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 19.343.350 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 85%.
2.3.9. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với thành lập doanh nghiệp - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 22.849.500 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.506.150 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 19.343.350 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 85%.
2.3.10. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với thành lập doanh nghiệp - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 22.826.350 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.483.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 19.343.350 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 85%.
2.3.11. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 20.748.550 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.945.200 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 18.803.350 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 91%.
2.3.12. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với thành lập Chi nhánh
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 23.057.350 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.544.950 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 19.477.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 85%.
2.3.13. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với thành lập doanh nghiệp - Công ty cổ phần
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 15.753.750 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.599.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 14.154.350 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 90%.
2.3.14. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với thành lập doanh nghiệp - Công ty hợp danh
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 15.753.750 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.599.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 14.154.350 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 90%.
2.3.15. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với thành lập doanh nghiệp - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 15.776.900 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.622.550 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 14.154.350 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 90%.
2.3.16. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với thành lập doanh nghiệp - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 15.753.750 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.599.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 14.154.350 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 90%.
2.3.17. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 13.675.950 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 62.600 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 13.613.350 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 99,55%
2.3.18. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với thành lập Chi nhánh
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 15.984.750 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.661.350 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 14.323.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 90%.
2.3.19. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô dưới 300 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với thành lập doanh nghiệp - Công ty cổ phần
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 39.605.400 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 6.966.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 32.639.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 83%.
2.3.20. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô dưới 300 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với thành lập doanh nghiệp - Công ty hợp danh
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 19.802.700 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.483.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 16.319.700 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 83%.
2.3.21. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô dưới 300 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với thành lập doanh nghiệp - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 51.364.650 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 4.890.350 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 46.474.300 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 89%.
2.3.22. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô dưới 300 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với thành lập doanh nghiệp - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 39.634.300 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 6.971.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 32.663.300 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 83%.
2.3.23. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô dưới 300 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 17.724.900 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.945.200 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 15.779.700 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 90%.
2.3.24. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô dưới 300 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với thành lập Chi nhánh
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 45.873.750 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 5.374.500 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 40.499.250 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 89%.
III. Nhóm thủ tục, quy định có liên quan về lựa chọn nhà thầu
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
- Đề nghị bỏ Quyết định phân bổ vốn.
Lý do: Theo các quy định của Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Công văn số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Các dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cần phải cung cấp tài liệu về nguồn vốn, đảm bảo nguồn vốn thực hiện dự án qua các năm theo đúng quy định. Do tại bước phê duyệt dự án (đã đảm bảo nguồn vốn đầu tư theo thời gian quy định) đã yêu cầu chứng minh về nguồn vốn qua các năm theo quy định nêu trên, nên việc yêu cầu cung cấp tài liệu về nguồn vốn thêm một lần nữa ở bước phê duyệt kế hoạch đấu thầu là trùng lắp.
1.2. Kiến nghị thực thi:
+ Trách nhiệm thực thi phương án đơn giản hóa: Bộ Kế hoạch và đầu tư
+ Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
Đề nghị sửa đổi Điều 9 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 33.150.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 22.950.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 10.200.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31%.
- 1 Quyết định 444/QĐ-UBND năm 2013 thông qua phương án đơn giản hóa 46 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- 2 Quyết định 1268/QĐHC-CTUBND năm 2012 thông qua phương án đơn giản hóa 41 thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 3 Quyết định 1404/QĐ-UBND năm 2012 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
- 4 Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch rà soát thủ tục hành chính trọng tâm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Công văn 7356/BKHĐT-TH hướng dẫn Chỉ thị về tăng cường quản lý đầu tư từ Ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6 Chỉ thị 1792/CT-TTg năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Thông tư 124/2011/TT-BTC hướng dẫn lệ phí trước bạ do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9 Nghị định 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
- 10 Thông tư 13/2010/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 11 Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 12 Quyết định 1793/QĐ-UBND năm 2010 thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên
- 13 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 14 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- 15 Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 16 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 17 Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- 18 Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- 19 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 20 Nghị định 69/2009/NĐ-CP bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- 21 Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 22 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
- 23 Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 24 Thông tư 04/2006/TT-BXD hướng dẫn Quy chế khu đô thị mới theo Nghị định 02/2006/NĐ-CP do Bộ Xây dựng ban hành
- 25 Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 26 Luật Đầu tư 2005
- 27 Luật Doanh nghiệp 2005
- 28 Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 29 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 30 Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- 31 Quyết định 27/2003/QĐ-TTg quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 1793/QĐ-UBND năm 2010 thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên
- 2 Quyết định 1404/QĐ-UBND năm 2012 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
- 3 Quyết định 1268/QĐHC-CTUBND năm 2012 thông qua phương án đơn giản hóa 41 thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 4 Quyết định 444/QĐ-UBND năm 2013 thông qua phương án đơn giản hóa 46 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa