BỘ GIÁO DỤC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 215-QĐ | Hà Nội, ngày 27 tháng 2 năm 1986 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
Căn cứ Quyết định số 125-CP ngày 19-3-1981 về việc sửa đổi chế độ thi trong trường phổ thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ các trường phổ thông trung học, Bộ Giáo dục.
| Nguyễn Thị Bình (Đã ký) |
THI VÀ XÉT TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 215-QĐ ngày 27-2-1986)
- Xét điều kiện dự thi,
- Kết hợp với kết quả thi để xét tốt nghiệp và xếp loại tốt nghiệp.
TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO KỲ THI VÀ XÉT TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
1. Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ, tư cách thí sinh theo các điều kiện dự thi và xét tốt nghiệp, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và mọi thủ tục cần thiết để kỳ thi và xét tốt nghiệp tiến hành được bình thường và nghiêm túc.
2. Tổ chức và tiến hành việc coi thi, chấm thi theo đúng các Quy chế, thể thức và hướng dẫn của Bộ Giáo dục.
3. Xét duyệt kết quả tốt nghiệp phổ thông trung học trên cơ sở kết quả xếp loại cả năm về các mặt giáo dục ở lớp cuối cấp và kết quả thi theo Quy chế của Bộ Giáo dục.
4. Lập danh sách học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học cùng toàn bộ hồ sơ thi để trình lên Sở Giáo dục duyệt y kết quả.
5. Đề nghị cấp trên xét tốt nghiệp đặc cách (ngoài Quy chế) đối với những trường hợp đặc biệt (nếu có).
- Giáo dục cho học sinh về mục đích học tập, rèn luyện, thi cử; xây dựng thái độ học tập và thi cử đúng đắn, không vi phạm các quy định của Quy chế thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học.
- Nâng cao kết quả học tập, rèn luyện về mọi mặt cho thanh niên học sinh trong và ngoài Đoàn.
- Bảo vệ an toàn trật tự của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, động viên tinh thần tự giác tự quản của học sinh.
Đối với những học sinh đã học năm học trước, nếu có đủ điều kiện mà muốn dự thi và xét tốt nghiệp, phải nộp đầy đủ hồ sơ ở nơi đăng ký dự thi và xét tốt nghiệp.
Bộ Giáo dục ra đề thi tốt nghiệp phổ thông trung học, Bộ Giáo dục có thể uỷ nhiệm cho Sở Giáo dục ra đề thi tốt nghiệp phổ thông trung học đối với một số môn thi.
1. Chỉ đạo việc hoàn thành công tác cho điểm, đánh giá xếp loại học sinh trong năm học và việc chuẩn bị hồ sơ sổ sách, các phương tiện vật chất cần thiết cho kỳ thi và xét tốt nghiệp ở các trường phổ thông trung học.
2. Chọn định và chuyển giao đề thi tốt nghiệp phổ thông trung học cho các Hội đồng thi và xét tốt nghiệp trong địa phương theo sự uỷ nhiệm hàng năm của Bộ Giáo dục.
3. Căn cứ vào Quy chế thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học, vào các hướng dẫn của Bộ Giáo dục, tổ chức và lãnh đạo việc coi thi, chấm thi, xét tốt nghiệp ở các trường phổ thông trung học; việc chấm lại; việc xét duyệt kết quả thi và xét tốt nghiệp của các trường phổ thông trung học; chỉ đạo việc công bố kết quả tốt nghiệp phổ thông trung học; thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật trong khi thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học.
4. Đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập ban chỉ đạo, kiểm tra thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học và Hội đồng chấm lại của tỉnh, thành phố, đặc khu.
5. Theo sự uỷ nhiệm của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập các Hội đồng thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học trong địa phương, thành lập các tổ kiểm tra, giám sát tại các Hội đồng thi và xét tốt nghiệp trong địa phương để kiểm tra, giám sát và giải quyết các công việc của Hội đồng thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học theo đúng Quy chế và các hướng dẫn của Bộ Giáo dục.
6. Tổng kết, đánh giá kết quả công tác thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học, đề xuất những vấn đề về công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng theo mục tiêu đào tạo.
1. Chỉ đạo Sở Giáo dục thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Quy chế thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học do Bộ Giáo dục ban hành.
2. Ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo, kiểm tra thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học và Hội đồng chấm lại của tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.
3. Uỷ nhiệm cho Sở Giáo dục ra quyết định thành lập các Hội đồng thi và xét tốt nghiệp tại các trường phổ thông trung học và các tổ kiểm tra, giám sát thi và xét tốt nghiệp tại các Hội đồng này.
4. Chỉ thị cho Uỷ ban Nhân dân cấp huyện (và tương đương) cùng các ngành hữu quan ở tỉnh, thành phố giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành giáo dục tiến hành tổ chức tốt kỳ thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học; chỉ đạo Uỷ ban Nhân dân cấp huyện (và tương đương) tổ chức ban bảo vệ và phục vụ kỳ thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học (nếu thấy cần thiết).
1. Ban hành Quy chế thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học, các Chỉ thị, Thông tư hướng dẫn về tổ chức kỳ thi và xét tốt nghiệp, nghiệp vụ thi và các chủ trương giải quyết cụ thể những vấn đề xảy ra trong kỳ thi và xét tốt nghiệp.
2. Xác định môn thi, nội dung thi, hình thức thi, ngày thi và xét tốt nghiệp hàng năm.
3. Ra đề thi...
4. Thành lập các Ban chỉ đạo và kiểm tra toàn bộ công việc tổ chức chỉ đạo kỳ thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học của các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, các Sở Giáo dục và các Hội đồng thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học trong cả nước.
5. Chuẩn y kết quả việc xét duyệt tốt nghiệp của các địa phương và quyết định những trường hợp được tốt nghiệp đặc cách (ngoài Quy chế) do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu, trực thuộc Trung ương đề nghị.
ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI VÀ XÉT TỐT NGHIỆP
1. Những học sinh đã học hết lớp cuối cấp (lớp 12) trong năm mở kỳ thi và xét tốt nghiệp ở các loại trường phổ thông trung học đã được phép mở theo kế hoạch.
2. Những học sinh đã học hết lớp cuối cấp (lớp 12) của các năm học trước đã dự thi nhưng không đạt điều kiện xét tốt nghiệp hoặc không đủ điều kiện dự thi.
Ngoài 2 đối tượng trên, các trường hợp đặc biệt khác đều phải được Bộ Giáo dục xét và quyết định (sẽ nói rõ trong Thông tư hướng dẫn thực hiện Quy chế này).
1. Đã học hết chương trình của các lớp trong cấp học, có đầy đủ kết quả do nhà trường đánh giá xếp loại về các mặt giáo dục ở các lớp theo Quy chế hiện hành.
2. Tổng số ngày nghỉ học trong năm học ở lớp cuối cấp (lớp 12) (nghỉ 1 lần hay nhiều lần cộng lại) không được quá 45 ngày.
3. Được xếp loại cả năm về các mặt đạo đức, lao động, bảo vệ và rèn luyện thân thể ở lớp cuối cấp từ trung bình trở lên.
4. Về mặt văn hoá không bị xếp vào loại kém như quy định trong Thông tư của Bộ.
Đối với những học sinh đang học không đủ điều kiện dự thi và xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng phải báo cho học sinh và gia đình học sinh biết trước ngày thi và xét tốt nghiệp 10 ngày.
1. Những học sinh năm học trước đã dự thi và xét tốt nghiệp nhưng không đạt kết quả tốt nghiệp, nếu có nguyện vọng dự thi và xét tốt nghiệp sẽ được phép đăng ký dự thi và xét tốt nghiệp trước ngày thi 45 ngày tại trường cũ hoặc nơi thi gần nhất, nếu có đủ các điều kiện dưới đây:
a) Không quá 24 tuổi.
b) Được chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn, v.v...) nơi cư trú hoặc cơ quan, đơn vị sản xuất đang quản lý cấp giấy xác nhận đã có ý thức và thái độ tốt trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đã tích cực tham gia lao động hoặc công tác xã hội và có tư cách đạo đức tốt trong thời gian không tiếp tục học ở trường.
2. Những học sinh năm học trước không đủ điều kiện dự thi và xét tốt nghiệp mà không tiếp tục học lại, nếu có nguyện vọng dự thi và xét tốt nghiệp sẽ được đăng ký dự thi và xét tốt nghiệp trước ngày thi 45 ngày tại trường cũ hoặc trường khác thuận tiện nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đối với học sinh không đủ điều kiện về mặt đạo đức hoặc lao động thì phải có đủ 2 điều kiện đã nói trong điểm 1 của điều này.
b) Đối với học sinh không đủ điều kiện về mặt văn hoá thì ngoài việc phải có đủ 2 điều kiện đã nói trong điều 1 của điều này còn phải được trường cũ hoặc 1 trường đã đăng ký dự thi kiểm tra xác nhận đủ điều kiện dự thi về mặt văn hoá. Chỉ kiểm tra những môn có điểm trung bình cả năm học quá thấp nên đã không đủ điều kiện dự thi. Điểm kiểm tra lại sẽ thay thế cho điểm trung bình cả năm học của môn học đó để xét điều kiện dự thi.
c) Các học sinh không đủ điều kiện dự thi về mặt bảo vệ và rèn luyện thân thể cần được nhà trường kiểm tra lại và xác nhận đủ điều kiện dự thi.
ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP VÀ XẾP LOẠI TỐT NGHIỆP
1. Được xếp loại cả năm học về các mặt giáo dục (theo Quy chế hiện hành) ở lớp cuối cấp phổ thông trung học từ trung bình trở lên, có điểm bình quân các môn thi từ 5 điểm trở lên, không có bài thi nào bị điểm dưới 3.
2. Được xếp loại cả năm học về các mặt giáo dục ở lớp cuối cấp từ khá trở lên, có điểm bình quân các môn thi từ 4,5 điểm trở lên, không có bài thi nào bị điểm dưới 3.
Những học sinh thuộc 1 trong các loại dưới đây sẽ được tốt nghiệp thêm (đỗ vớt):
1. Được xếp loại cả năm học về các mặt đạo đức, lao động, bảo vệ và rèn luyện thân thể ở lớp cuối cấp từ trung bình trở lên và có điểm bình quân các môn thi từ 5 điểm trở lên, không có bài thi nào bị không điểm (Zéro).
2. Được xếp loại cả năm học ở lớp cuối cấp về các mặt đạo đức, văn hoá và lao động từ khá trở lên, có điểm bình quân các môn thi từ 4,5 điểm trở lên, không có bài thi nào bị không điểm (Zéro).
3. Học sinh là con liệt sĩ hoặc bản thân là thương binh hoặc đã đi bộ đội, thanh niên xung phong đã phục vụ từ 3 năm trở lên (có giấy chứng nhận hợp lệ của cơ quan, đơn vị quản lý) nay trở về tiếp tục học tại trường phổ thông trung học, được xếp loại cả năm học ở lớp cuối cấp về các mặt đạo đức và lao động từ khá trở lên và có điểm bình quân các môn thi từ 4,5 điểm trở lên, không có bài thi nào bị không điểm (Zéro).
1. Loại giỏi (được Sở Giáo dục cấp giấy khen) là những học sinh được công nhận tốt nghiệp, có xếp loại đạo đức cả năm học đạt loại tốt, văn hoá cả năm học đạt loại giỏi, các mặt giáo dục khác đạt loại khá trở lên và có điểm bình quân các môn thi đạt từ 8 điểm trở lên, chỉ có một bài thi đạt 6 điểm trở lên.
2. Loại khá là những học sinh được công nhận tốt nghiệp đạt 1 trong các loại sau đây:
a) Có các mặt giáo dục được xếp loại cả năm học từ khá trở lên và có điểm bình quân các môn thi từ 6,5 điểm trở lên, chỉ có một bài thi đạt điểm 5 trở lên.
b) Các mặt giáo dục được xếp loại cả năm học từ khá trở lên và có điểm bình quân các môn thi từ 7 điểm trở lên, chỉ có hai bài thi đạt điểm 5 trở lên trong đó chỉ được một bài là văn, toán hoặc ngoại ngữ.
3. Loại trung bình là những học sinh được công nhận tốt nghiệp (đỗ thẳng) còn lại.
4. Loại thường là những học sinh được lấy tốt nghiệp thêm (đỗ thêm).
Kết quả xếp loại tốt nghiệp trên đây được ghi vào danh sách tốt nghiệp và bằng tốt nghiệp của học sinh để tiện sử dụng khi ra trường.
1. Học sinh bị ốm hoặc có việc đột xuất xảy ra trước ngày thi, không tham dự được kỳ thi và xét tốt nghiệp, nếu có giấy chứng nhận hợp lệ của cơ quan y tế và nhà trường, được xếp loại cả năm học về các mặt đạo đức và văn hoá (ở lớp cuối cấp) từ khá trở lên, các mặt giáo dục khác được xếp loại từ trung bình trở lên.
2. Học sinh bị ốm hoặc có việc đột xuất xảy ra trong thời gian đang thi, không thể thi tiếp được nữa, nếu có biên bản xác nhận hợp lệ của cơ quan y tế hoặc Hội đồng thi và xét tốt nghiệp thì:
- Các môn đã thi phải đạt từ 5 điểm trở lên.
- Các mặt giáo dục đạo đức, văn hoá phải được xếp loại cả năm học từ khá trở lên.
3. Học sinh không tham dự kỳ thi và xét tốt nghiệp do được tuyển nhập ngũ và hiện đang tại ngũ, đi thanh niên xung phong, phục vụ quốc phòng, đi xây dựng vùng kinh tế mới theo chủ trương chung của Nhà nước, sau khi đã học hết học kỳ I hoặc học kỳ II, nếu cuối học kỳ I hoặc cuối học kỳ II hoặc cả năm học được xếp loại về đạo đức từ khá trở lên, các mặt giáo dục khác được xếp loại từ trung bình trở lên.
4. Những học sinh đang học lớp 12 được Bộ Giáo dục hoặc cơ quan Nhà nước cấp trung ương tuyển chọn để bồi dưỡng và đi dự các cuộc thi quốc tế, nếu có mặt đạo đức được xếp loại cả năm học từ khá trở lên, các mặt giáo dục khác được xếp loại cả năm học từ trung bình trở lên. Ngoài ra, đối với một số trường hợp cụ thể khác (như đang học lớp 11) Bộ Giáo dục sẽ xét và quyết định từng trường hợp.
Những học sinh được đặc cách tốt nghiệp đều không xếp loại tốt nghiệp và ghi rõ trong bằng tốt nghiệp.
CẤP BẰNG TỐT NGHIỆP VÀ LƯU TRỮ BẢO QUẢN HỒ SƠ THI
Điều 24. Căn cứ vào kết quả tốt nghiệp của Hội đồng thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học sau khi đã xét duyệt theo đúng Quy chế và các hướng dẫn của Bộ Giáo dục, Giám đốc Sở Giáo dục cấp bằng tốt nghiệp phổ thông trung học cho học sinh. Chậm nhất là 60 ngày sau khi công bố kết quả tốt nghiệp, bằng tốt nghiệp của học sinh phải được giao tới từng trường để nhà trường tổ chức lễ trao bằng và bàn giao học sinh cho địa phương vào dịp khai giảng năm học mới.
1. Sở Giáo dục phải lập sổ cấp bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, Bộ Giáo dục sẽ ban hành mẫu sổ cấp bằng và mẫu bằng tốt nghiệp phổ thông trung học.
2. Danh sách học sinh tốt nghiệp, sổ cấp bằng tốt nghiệp, bảng ghi tên ghi điểm và đánh giá xếp loại các mặt giáo dục, và hồ sơ của những học sinh được xét đặc cách tốt nghiệp phải được lưu trữ không thời hạn tại Sở Giáo dục.
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT TRONG CÔNG TÁC THI
Điều 27. Việc khen thưởng và kỷ luật những cán bộ, giáo viên và những người làm công tác phục vụ thi và xét tốt nghiệp hoặc những học sinh dự thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học phải được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:
1. Định hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với từng cá nhân phải căn cứ vào mức độ thành tích hay hành động phạm lỗi cụ thể của cá nhân đó trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của mình đã được quy định trong Quy chế thi, xét tốt nghiệp và Thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục.
2. Việc khen thưởng và kỷ luật phải được tiến hành một cách nghiêm minh, dân chủ, kịp thời và có tác dụng giáo dục.
a) Hiệu trưởng trường phổ thông trung học tuyên dương trước toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
b) Giám đốc Sở Giáo dục cấp giấy khen.
a) Khiển trách trước toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong phạm vi nhà trường.
b) Cảnh cáo và thông báo cho toàn thể cán bộ, giáo viên các trường phổ thông trung học trong phạm vi quận, huyện hoặc trong phạm vi tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.
c) Hạ tầng công tác, hạ cấp bậc kỹ thuật và hạ lương, chuyển đi làm công tác khác.
d) Buộc thôi việc hoặc có thể truy tố trước pháp luật.
Chủ tịch Hội đồng thi và xét tốt nghiệp có quyền đình chỉ công tác của các Phó Chủ tịch Hội đồng, các thành viên của Hội đồng và những người làm công tác phục vụ thi và xét tốt nghiệp trong Hội đồng thi.
Giám đốc Sở Giáo dục có quyền đình chỉ công tác của Chủ tịch Hội đồng thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học và của các thành viên khác của Hội đồng cũng như đình chỉ công tác của các thành viên trong tổ kiểm tra và giám sát công tác thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học nếu thấy cần thiết.
a) Hiệu trưởng trường phổ thông trung học cấp giấy khen các học sinh tốt nghiệp loại khá và các trường hợp có thành tích đột xuất trong kỳ thi.
b) Giám đốc Sở Giáo dục cấp giấy khen các học sinh tốt nghiệp loại giỏi.
a) Giáo viên coi thi khiển trách trước học sinh trong phòng thi.
b) Chủ tịch Hội đồng thi và xét tốt nghiệp cảnh cáo trước toàn thể học sinh dự thi hoặc quyết định đình chỉ việc dự thi tiếp các môn còn lại.
c) Hội đồng không chấm bài thi, huỷ kết quả tốt nghiệp, đề nghị Sở Giáo dục cấm không cho dự thi và xét tốt nghiệp phổ thông trung học từ 1 đến 2 năm.
d) Sau khi Hội đồng thi và xét tốt nghiệp đã kết thúc công việc, nếu phát hiện ra hành động phạm lỗi của học sinh trong kỳ thi và xét tốt nghiệp thì Sở Giáo dục có thể (ra quyết định) huỷ bỏ kết quả tốt nghiệp và thu hồi bằng tốt nghiệp (nếu đã cấp), cấm không cho dự thi và xét tốt nghiệp từ 1 đến 2 năm sau khi đã được Bộ Giáo dục đồng ý.
Các hình thức xử lý kỷ luật đối với học sinh dự thi và xét tốt nghiệp phải được công bố trước Hội đồng thi và xét tốt nghiệp và thông báo cho gia đình học sinh, cho nhà trường và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường biết.
- 1 Quyết định 31/1999/QĐ-BGD&ĐT bãi bỏ 174 văn bản quy phạm pháp luật của Ngành Giáo dục - Đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Quyết định 3752-GDĐT năm 1994 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm trong các quy chế thi và xét tốt nghiệp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Quyết định 3752-GDĐT năm 1994 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm trong các quy chế thi và xét tốt nghiệp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1 Quyết định 19/1999/QĐ-BGD&ĐT sửa đổi quy định về làm đề thi tốt nghiệp Phổ thông trung học, Trung học chuyên ban và Bổ túc Trung học Ban hành kèm theo quyết định 44/1998/QĐ-BGDĐT năm 1998 do Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo ban hành
- 2 Thông tư 7-TT18-1986 hướng dẫn thực hiện quy chế thi và xét tốt nghiệp Phổ thông trung học do Bộ giáo dục ban hành
- 3 Nghị định 123-HĐBT năm 1985 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Giáo dục do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1 Quyết định 31/1999/QĐ-BGD&ĐT bãi bỏ 174 văn bản quy phạm pháp luật của Ngành Giáo dục - Đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Quyết định 19/1999/QĐ-BGD&ĐT sửa đổi quy định về làm đề thi tốt nghiệp Phổ thông trung học, Trung học chuyên ban và Bổ túc Trung học Ban hành kèm theo quyết định 44/1998/QĐ-BGDĐT năm 1998 do Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo ban hành