Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2150/2010/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 12 tháng 11 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày
07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày
07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà n
ước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 963/TTr-SCT ngày 27 tháng 10 năm 2010 và Báo cáo kết quả thẩm định văn bản số 1005/BC-STP ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Hữu Nghị

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2150/2010/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Phần I

CĂN CỨ PHÁP LÝ, SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết xây dựng đề án

Ninh Thuận là một vùng đất có nhiều dân tộc sinh sống với nhiều bộ phận cư dân ở các nơi khác tới định cư trong nhiều giai đoạn khác nhau đã du nhập vào tỉnh các ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, gốm nung, đan võng, chiếu cói, … các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN), làng nghề hiện tại ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, không phát triển, hoạt động chủ yếu dưới hình thức nhỏ lẻ, quy mô kinh tế hộ, vốn thấp, sản lượng sản phẩm nhỏ, …

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy về hỗ trợ phát triển ngành nghề TTCN, làng nghề trên địa bàn tỉnh, yêu cầu trước tiên phải xây dựng được đề án hoặc định hướng chiến lược phát triển để triển khai thực hiện. Việc xây dựng Đề án phát triển ngành nghề TTCN, làng nghề tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 là rất cần thiết nhằm sử dụng nguồn lực từ tài nguyên ở khu vực nông thôn một cách hiệu quả; đồng thời góp phần lớn trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc là khâu quan trọng, làm nên sự khác biệt của mỗi tỉnh và mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay. Phát triển ngành nghề TTCN, làng nghề không chỉ góp phần quan trọng thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

Nội dung của đề án nhằm đánh giá thực trạng hoạt động các ngành nghề TTCN, làng nghề trên địa bàn tỉnh; dự báo về tiềm năng phát triển, khả năng mở rộng thị trường; định hướng các ngành nghề TTCN, làng nghề cần đầu tư khôi phục, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển, đề ra những chính sách hỗ trợ cụ thể và giải pháp để phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, công tác tổ chức triển khai thực hiện thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người dân, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

II. Những căn cứ xây dựng đề án

1. Chủ trương, chính sách của Chính phủ và các Bộ, ngành:

- Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn;

- Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;

- Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã;

- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

- Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội;

- Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

- Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ;

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 125/2009/TTLT/BTC-BCT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính - Bộ Công Thương quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với chương trình khuyến công.

2. Chủ trương, chính sách của tỉnh:

- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (khoá XI) về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 và đến 2020;

- Quyết định số 2968/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt dự án quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2005 - 2010;

- Quyết định số 3036/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Ninh Thuận giai đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề mới về Ninh Thuận;

- Quyết định số 2502/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển làng nghề - du lịch Chăm Ninh Thuận đến năm 2011;

- Quyết định số 301/2009/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt chương trình khuyến công tỉnh Ninh Thuận đến năm 2012;

- Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII nhiệm kỳ 2011 - 2015;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII nhiệm kỳ 2011 - 2015.

Phần II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ TỈNH NINH THUẬN

I. Đặc điểm tình hình

1. Đặc điểm kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật:

Tỉnh Ninh Thuận nằm ở cực Nam Trung bộ, trong vùng duyên hải miền Trung. Tổng diện tích tự nhiên 3.358km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 06 huyện. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh; là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh; cách thành phố Hồ Chí Minh 350km, cách sân bay quốc tế Cam Ranh 50km, cách thành phố Nha Trang 105km và cách thành phố Đà Lạt 110km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2009, dân số Ninh Thuận có 565,7 ngàn người, dự báo đến năm 2010 có khoảng 596 ngàn người; trong đó dân số đô thị chiếm 38%. Mật độ dân số trung bình 173 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển.

Tính đến cuối năm 2009, toàn tỉnh có 99 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với 7.785 lao động và 5.610 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với 12.424 lao động. Trong đó: công nghiệp khai khoáng 592 cơ sở, 1.245 lao động; công nghiệp chế biến 5.012 cơ sở, 11.155 lao động; công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, hơi nước 6 cơ sở, 24 lao động. Ủy ban nhân dân tỉnh đã công nhận các làng nghề và nghề truyền thống như: làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Chung Mỹ, làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc, nghề truyền thống dệt chiếu cói An Thạnh.

Về hạ tầng kỹ thuật, Ninh Thuận nằm ở giao điểm của 2 trục giao thông chiến lược: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27, có hệ thống ga - cầu đường - đường sắt Bắc - Nam, gần cảng biển và sân bay Cam Ranh. Lưới điện quốc gia đã phát triển 100% số thôn và 100% số xã có điểm bưu điện văn hoá. Các khu - cụm công nghiệp đã đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, lưới điện, cấp - thoát nước và hệ thống giao thông nội bộ khu - cụm công nghiệp. Hạ tầng các làng nghề truyền thống: gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, dệt thổ cẩm Chung Mỹ đã được đầu tư phát triển. Các xã trên địa bàn tỉnh đều có trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở và các cơ sở trạm y tế xã.

2. Thuận lợi, khó khăn hoạt động ngành nghề TTCN, làng nghề:

a) Thuận lợi:

- Chính sách hỗ trợ của Nhà nước: Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Trên cơ sở các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển tại địa phương: ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống - du lịch Chăm Ninh Thuận.

- Trình độ tay nghề: Ninh Thuận có nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thống có thời gian hoạt động và phát triển khá dài nên đã hình thành nhiều nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề cao có nhiều khả năng đào tạo, truyền nghề và phát triển nghề.

- Sản phẩm, thị trường tiêu thụ: các sản phẩm khá đa dạng, phù hợp việc đáp ứng nhu cầu sử dụng trong và ngoài tỉnh, đặc biệt phục vụ khách tham quan, du lịch. Các sản phẩm làng nghề có khả năng hướng đến xuất khẩu.

- Mô hình tổ chức hoạt động: hình thành các mô hình tổ hợp tác nhằm tạo mối liên kết và hợp tác trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh. Các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH), ...) cũng đang được thành lập là điều kiện để phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

- Khả năng kết hợp làng nghề truyền thống với du lịch tham quan: được sự quan tâm của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh các làng nghề truyền thống đã được bảo tồn và đang dần phát triển. Hạ tầng các làng nghề đang được đầu tư hoàn thiện, sản phẩm làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc rất phù hợp cho việc sử dụng làm quà lưu niệm đây là điều kiện thuận lợi để phát triển làng nghề kết hợp với du lịch tham quan.

- Môi trường hoạt động sản xuất của các làng nghề phù hợp với nông thôn, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn.

- Nguồn nguyên liệu sẵn có, lao động tại chỗ, nhiều sản phẩm mang bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc và sản phẩm đặc trưng lợi thế của địa phương;

b) Khó khăn, hạn chế:

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển: đến nay chưa xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Hiện nay, đã có quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn nhưng việc triển khai cụ thể hoá các chương trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

- Chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường: chưa có chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, chưa có khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ, chỉ thực hiện thông qua sự hỗ trợ của Nhà nước để tham dự các hội chợ triển lãm trong nước.

- Mô hình tổ chức kinh doanh: chủ yếu hoạt động tự phát, sản xuất nhỏ lẻ hoặc theo hộ gia đình. Khả năng về vốn còn quá ít so yêu cầu, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, khả năng tích lũy vốn phục vụ phát triển hạn chế, chưa hình thành các mô hình sản xuất phát triển bền vững.

- Năng lực lãnh đạo, quản lý: trình độ quản lý của người lao động khu vực ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề còn hạn chế, chưa có khả năng quản lý, nhất là khu vực nông thôn và làng nghề truyền thống. Lao động qua đào tạo còn thấp, chưa phù hợp với tác phong công nghiệp, sản xuất còn phân tán, theo thời vụ.

- Công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật: chủ yếu là công nghệ thủ công, thiết bị lạc hậu, chưa đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm; công tác thông tin quảng cáo chưa thật sự mang lại hiệu quả cao; cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế; chưa đào tạo được thợ chuyên sâu về ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

- Việc hỗ trợ vốn cho làng nghề truyền thống chưa đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất do thiếu tài sản thế chấp nên chỉ giải quyết cho vay đối với loại hình tổ sản xuất, hợp tác xã hoặc cơ sở sản xuất mang tính đặc thù với mức cho vay thấp.

- Thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước, chưa ổn định, chưa có thị trường xuất khẩu, khả năng tiếp thị sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề còn yếu. Kiểu dáng chưa phong phú, chất lượng, nhiều loại sản phẩm chưa ổn định. Công tác đăng ký thương hiệu, thiết kế cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, kiểu dáng công nghiệp còn hạn chế; chưa khai thác tốt tiềm năng du lịch trong việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, nhất là sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống.

- Sự hỗ trợ của Nhà nước trong công tác đào tạo, cung cấp thông tin chưa nhiều; thiếu sự gắn kết và phối hợp giữa các ngành, các cấp trong quá trình triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách để hỗ trợ phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

II. Thực trạng ngành nghề TTCN và làng nghề

1. Quá trình hình thành và phát triển:

Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề có vai trò và vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế. Làng nghề và làng nghề truyền thống của Ninh Thuận luôn gắn liền với đặc trưng riêng của địa phương và có vai trò rất quan trọng đối với nhu cầu đời sống sinh hoạt, lao động của người dân. Ngoài việc góp phần vào sự phát triển của kinh tế - xã hội toàn tỉnh, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đã hỗ trợ và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, mở ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Các ngành nghề TTCN và làng nghề trên địa bàn tỉnh được phân bố rộng khắp các huyện, thành phố thuộc tỉnh. Hoạt động kinh doanh chủ yếu dưới hình thức kinh tế hộ gia đình, quy mô phát triển sản xuất nhỏ lẻ, nguồn vốn thấp, chưa xây dựng và đăng ký thương hiệu, khả năng cạnh tranh kém. Hoạt động ngành nghề TTCN và làng nghề được đánh giá sơ bộ như sau:

- Về tổ chức và quy mô sản xuất: hiện nay ngành nghề TTCN, làng nghề trên địa bàn tỉnh hầu hết là các cơ sở, hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, … sản xuất nhỏ lẻ, quy mô nhỏ, nguồn vốn thấp, lao động chủ yếu là thành phần trong gia đình, chiếm tỷ lệ 98,3% tổng số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN và làng nghề.

Đến nay khu vực ngành nghề TTCN và làng nghề trên địa bàn tỉnh đã thành lập các tổ chức hoạt động, gồm: 04 hợp tác xã (HTX) (1/5, Hùng Phương, TTCN Quảng Sơn, Hùng Phát) hoạt động lĩnh vực gia công sửa chữa cơ kim khí, thêu ren, sản xuất gỗ mỹ nghệ; 01 công ty vốn nước ngoài (Bằng Giới) sản xuất sản phẩm từ lồ ô, mây, tre; 04 doanh nghiệp sản xuất gốm nung (gốm Chămpa, gốm Chăm Kiều Lan, Chế Nhất Khui, Tiến Vinh); 04 doanh nghiệp tư nhân (Tháp Chàm, mộc Thành Lợi, 1/5, Xuân Hải) sản xuất sản phẩm mộc dân dụng; ...

Toàn tỉnh hiện có 5.610 cơ sở sản xuất cá thể, hộ gia đình tăng 1.520 cơ sở so với năm 2005; thu hút trên 12.420 lao động (lao động nữ khoảng 6.300 người, chiếm 51%) tăng 2.462 lao động so với năm 2005. Tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh là 136,363 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn chủ sở hữu 117,424 tỷ đồng, vốn kinh doanh bình quân 22,2 triệu đồng/cơ sở, tập trung các ngành nghề: chế biến thực phẩm và đồ uống 2.016 cơ sở; dệt, da, sản xuất trang phục 1.814 cơ sở; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 435 cơ sở; sản xuất giường, tủ, bàn ghế 161 cơ sở; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tre, nứa 340 cơ sở; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 292 cơ sở; khai khoáng 558 cơ sở; các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác 76 cơ sở.

- Doanh thu, nộp ngân sách: sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh tiêu thụ chủ yếu phục vụ nhu cầu sử dụng của thị trường trong tỉnh. Doanh thu khu vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề toàn tỉnh năm 2009 đạt 504,597 tỷ đồng tăng 1,99 lần so với năm 2005. Các khoản nộp ngân sách đạt 5,068 tỷ đồng tăng 1,12 lần so với năm 2005; trong đó thuế tiêu thụ (VAT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, …) 3,616 tỷ đồng, các loại thuế khác 1,452 tỷ đồng;

- Về thu nhập: thu nhập từ lao động hoạt động ngành nghề TTCN và làng nghề hằng năm cao hơn nhiều so với lao động sản xuất thuần nông, thông thường cao gấp từ 2 - 4 lần. Thu nhập bình quân khoảng từ 800.000 - 1.000.000 đồng/người/tháng;

- Về sản phẩm và thị trường: ngành nghề TTCN và làng nghề sản xuất khối lượng hàng hoá khá lớn đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm ngành nghề TTCN và làng nghề khá đa dạng, các sản phẩm chủ yếu: gốm mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, đan lát, thêu ren, gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng, chiếu cói, tranh gỗ ghép, nước mắm, hải sản khô, … thị trường tiêu thụ chủ yếu phục vụ nhu cầu sử dụng trong tỉnh và các tỉnh lân cận, đặc biệt các tỉnh - thành phố phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm TTCN và làng nghề đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, giá bán thấp vì sản phẩm luôn chịu sức ép với sản phẩm cùng loại sản xuất công nghiệp, sức ép từ phía người tiêu thụ trung gian, sự cạnh tranh giữa các hộ cùng sản xuất sản phẩm tại địa phương, ... Thị trường xuất khẩu đối với các sản phẩm TTCN và làng nghề như: hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống, … hầu như chưa có, chỉ hoạt động mang tính chất giới thiệu thông qua tham dự một số hội chợ, triển lãm hoặc các hội thảo quốc tế về nghề thủ công, sản phẩm truyền thống ở trong và ngoài nước;

- Về nguyên vật liệu sản xuất: nguyên vật liệu chủ yếu khai thác tại chỗ, từ nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương hoặc thu mua từ các tỉnh, thành phố trong nước. Tuy nhiên, đến nay các loại nguyên liệu tại địa phương phục vụ cho sản xuất chưa được quy hoạch, một số nguyên liệu chưa có phương án khai thác để chủ động đáp ứng cho sản xuất như: mây, tre, trúc, chiếu cói, …;

- Về công nghệ và thiết bị: phần lớn công nghệ và thiết bị áp dụng trong ngành nghề TTCN và làng nghề đều là công nghệ thủ công, cổ truyền. Một số ngành nghề đã ứng dụng chuyển giao đưa các thiết bị, máy móc giản đơn thay thế một số khâu, công đoạn trong quy trình sản xuất. Tuy nhiên, đến nay việc chọn lọc, so sánh hiệu quả để đầu tư khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm. Do đó, sản phẩm ngành nghề TTCN và làng nghề của tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng, chưa mở rộng thị trường, chưa có thị trường xuất khẩu và sức cạnh tranh kém;

- Về bảo vệ môi trường: hầu hết các ngành nghề TTCN và làng nghề xen kẽ trong khu dân cư. Hiện nay, chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường. Các loại chất thải rắn (trấu, mùn cưa, dăm gỗ, …) được đốt hoặc chuyển cho bộ phận thu gom rác; các chất thải lỏng (làng nghề cá hấp, sản xuất nước mắm, chế biến bánh, bún, …) được một số cơ sở xử lý sơ bộ bằng hệ thống lắng lọc hoặc cho thấm vào đất; các chất thải khí (khói, mùi, …) tuy các cơ sở có xây dựng hệ thống ống khói thải nhưng chưa đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

2. Thực trạng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề:

- Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước: hiện có 10 tổ hợp tác, 12 cơ sở sản xuất và 500 hộ tham gia hoạt động nghề với hơn 800 lao động. Sản phẩm dệt thổ cẩm là vải tấm và vải dây. Từ sản phẩm dệt thổ cẩm tiếp tục gia công thành các sản phẩm phục vụ yêu cầu khách hàng như: tấm ra, khăn, chăn, túi xách, quần, áo, ba lô, cà vạt, bóp, ví, ... Tổng doanh thu hằng năm trên 15 tỷ đồng, thu nhập bình quân khoảng 900.000 đồng/người/tháng;

- Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Chung Mỹ, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước: hiện có 9 cơ sở sản xuất và 208 hộ tham gia hoạt động nghề với hơn 230 lao động, sản xuất sản phẩm vải thổ cẩm các loại chuyển bán cho làng nghề Mỹ Nghiệp hoặc nhu cầu may quần áo của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh lân cận. Tổng doanh thu hằng năm trên 5 tỷ đồng, thu nhập bình quân khoảng 700.000 đồng/người/tháng;

- Làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước: hiện có 3 công ty, 4 tổ hợp tác và 150 hộ tham gia hoạt động nghề với hơn 400 lao động. Các sản phẩm truyền thống: lu, chum, lọ, lò, ấm, … Sản phẩm gốm mỹ nghệ với nhiều kiểu dáng, hoạ tiết phong phú, đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, màu sắc, … được sử dụng trang trí nghệ thuật. Tổng doanh thu hằng năm trên 10 tỷ đồng, thu nhập bình quân khoảng 750.000 đồng/người/tháng;

- Nghề truyền thống dệt chiếu cói An Thạnh, xã An Hải, huyện Ninh Phước: hiện có 103 hộ tham gia hoạt động nghề với hơn 200 lao động, sản xuất sản phẩm chiếu các loại phục vụ nhu cầu sử dụng tại địa phương. Sản lượng sản xuất hằng năm khoảng 28.000 - 30.000 sản phẩm, thu nhập bình quân khoảng 600.000 đồng/người/tháng;

- Chế biến nước mắm: tập trung chủ yếu ở những địa phương ven biển thuộc 02 huyện Ninh Hải và Ninh Phước. Các địa phương ven biển vẫn duy trì hoạt động với xu hướng phát triển các cơ sở sản xuất có quy mô hoạt động lớn, sản xuất bán công nghiệp. Tuy nhiên, sản phẩm nước mắm chưa hình thành các tổ chức để tập trung sản xuất, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ và hình thành phát triển làng nghề;

- Chế biến cá hấp: là ngành nghề mới được phát triển, nguyên liệu sản xuất chính từ các loại cá cơm, cá nục. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu phục vụ nhu cầu trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu sang Trung Quốc; là ngành nghề có khả năng phát triển, trong thời gian đến cần đầu tư tập trung các cơ sở sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường;

- Nghề chế biến bánh hỏi Phước Lợi, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước: hiện có trên 15 hộ tham gia hoạt động nghề với hơn 50 lao động, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bánh hỏi phục vụ nhu cầu sử dụng tại địa phương. Định hướng khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bánh hỏi nhằm tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương;

- Sản xuất đũa gỗ: tuy gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất nhưng các cơ sở sản xuất đũa tại thị trấn Tân Sơn vẫn duy trì hoạt động từ nguồn nguyên liệu gỗ tận dụng, gỗ vệ sinh rừng trồng, … thị trường tiêu thụ chủ yếu các tỉnh lân cận và thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất đũa ổn định cần quy hoạch phát triển vùng đầu tư trồng và khai thác nguyên liệu từ rừng trồng phục vụ sản xuất để hình thành làng nghề chế biến đũa tạo việc làm cho lao động địa phương;

- Các ngành nghề được hình thành lâu năm trên địa bàn như: chằm nón (Thạch Hà, Quảng Sơn - huyện Ninh Sơn), đan võng (Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải), đan cà tăng (Suối Vang, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc), … nhưng hiện nay sản xuất gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu, thị trường, … nên hoạt động ngày càng bị thu hẹp. Hiện nay, chỉ hoạt động với mục đích chủ yếu sản xuất sản phẩm làm quà tặng và phục vụ nhu cầu một bộ phận nhỏ dân cư trong tỉnh. Riêng các sản phẩm sản xuất nỏ, rượu cần, gùi (Phước Chiến, Công Hải - Thuận Bắc) được Ủy ban nhân dân huyện Thuận Bắc quan tâm xây dựng đề án và cấp kinh phí hỗ trợ nhằm khôi phục và duy trì sản xuất sản phẩm truyền thống, đang cung cấp sản phẩm ký gửi, giới thiệu tại các nhà hàng thuộc địa bàn huyện phục vụ khách du lịch.

3. Các chủ trương, chính sách của Nhà nước đã được triển khai và sự tác động của chính sách đến hoạt động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong thời gian qua:

Trong những năm qua, trên cơ sở các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đã được tỉnh triển khai thực hiện, cụ thể đã xây dựng đề án phát triển làng nghề tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010 được Thường vụ Tỉnh ủy thông qua ngày 29 tháng 5 năm 2003; quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2005 - 2010 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2968/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2005 và các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Ngày 16 tháng 7 năm 2009, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2502/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển làng nghề du lịch Chăm Ninh Thuận đến năm 2011. Từ những chính sách được phê duyệt, các sở, ngành và địa phương đã triển khai thực hiện với kết quả đạt được như sau:

- Xây dựng mô hình sản xuất: phối hợp các ngành, chính quyền địa phương hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác (THT), HTX và doanh nghiệp thuộc khu vực làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo mối liên kết bước đầu để vay vốn, phát triển sản xuất, đào tạo nghề và tiêu thụ sản phẩm;

- Hỗ trợ vốn sản xuất: từ năm 2002 đến nay, ngành Công Thương đã phối hợp hướng dẫn và giải quyết cho các THT làng nghề, ngành nghề TTCN vay từ nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm với tổng vốn luân chuyển trên 5 tỷ đồng, giải quyết được việc làm trên 2.500 lao động tại địa phương, dư nợ hiện nay trên 2 tỷ đồng. Triển khai thực hiện Quyết định số 2502/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, sở đã phối hợp Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh thẩm định, hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt cho vay đối với các dự án tại các làng nghề, với tổng vốn vay 725 triệu đồng, gồm: làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (hộ kinh doanh Thạch Thị Bưng vay 30 triệu đồng; tổ hợp tác dệt thổ cẩm Tân Nghiệp vay 300 triệu đồng); làng nghề dệt thổ cẩm Chung Mỹ (9 hộ kinh doanh vay 245 triệu đồng). Làng nghề Gốm Bàu Trúc (Công ty TNHH gốm Chăm Kiều Lan vay 150 triệu đồng). Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề đã được hỗ trợ vay vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại khác để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh;

- Hỗ trợ đầu tư hạ tầng làng nghề: từ các nguồn vốn hỗ trợ chương trình mục tiêu của Chính phủ đã đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề, gồm: đường giao thông, cổng làng nghề, điện, nước, nhà trưng bày, … Năm 2008 đã hoàn thành đầu tư và đưa vào sử dụng hạ tầng làng nghề gốm Bàu Trúc với tổng vốn đầu tư trên 7,5 tỷ đồng. Năm 2009 tiếp tục đầu tư hạ tầng làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và hoàn thành đưa vào sử dụng trong quý I năm 2010 với tổng vốn trên 10 tỷ đồng. Đặc biệt, triển khai thực hiện Quyết định số 2502/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về đầu tư hạ tầng làng nghề dệt thổ cẩm Chung Mỹ với tổng vốn đầu tư 7,6 tỷ đồng, đã triển khai đầu tư từ tháng 9 năm 2009 đến nay hoàn thành các hạng mục công trình như: đường vào làng nghề, cổng làng nghề, đường giao thông nội bộ, điện chiếu sáng; đang tiếp tục đầu tư đường giao thông nội bộ giai đoạn 2 và dự kiến hoàn thành trong quý III năm 2010;

- Hỗ trợ phát triển ngành nghề: năm 2005, đã hướng dẫn hỗ trợ HTX, TTCN Quảng Sơn phối hợp với HTX may, thêu xuất khẩu Kim Chi, tỉnh An Giang đào tạo nghề thêu ren cho 150 lao động tại xã Quảng Sơn với tổng kinh phí đào tạo 120 triệu đồng được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Hỗ trợ HTX dịch vụ tổng hợp Hùng Phát (xã Phước Đại, huyện Bác Ái) tìm hiểu và hợp tác sản xuất với các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất TTCN tại Khánh Hoà ; tổ chức các đợt học tập kinh nghiệm và tìm cơ hội hợp tác phát triển nghề sản xuất đũa dừa, đan lát, mành trúc ... ;

- Chương trình hoạt động khuyến công:

+ Đào tạo nghề và xây dựng mô hình: từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia đã hỗ trợ DNTN sản xuất mây tre lá Đá Trắng tổ chức 5 lớp đào tạo nghề đan lát các sản phẩm mây tre cho 200 lao động với tổng kinh phí hỗ trợ 120 triệu đồng; Công ty may Hoàng Anh tổ chức 7 lớp đào tạo nghề may công nghiệp cho 210 lao động với tổng kinh phí 189 triệu đồng. Tổ chức 14 lớp đào nghề cho 420 lao động với tổng kinh phí hỗ trợ 372 triệu đồng, gồm các nghề như: dệt thổ cẩm, thêu ren, thêu tranh nghệ thuật, điêu khắc sản phẩm tiểu thủ công mỹ nghệ từ gỗ, sản xuất gốm, sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ vỏ sò, ốc; đồng thời thực hiện đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật lò nung gốm Bàu Trúc với kinh phí hỗ trợ 76 triệu đồng.

+ Xúc tiến thương mại: hằng năm tổ chức cho các cơ sở TTCN và làng nghề tham gia các đợt hội chợ, triển lãm tại các tỉnh, thành phố trong nước; qua đó đã giúp các cơ sở giới thiệu, quảng bá những sản phẩm TTCN của địa phương một cách hiệu quả, thiết thực. Nhiều sản phẩm đã phát triển rõ nét cả về số lượng, chất lượng, kiểu dáng (như gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, rượu vang nho, …), thị trường tiêu thụ mở rộng hơn nhiều so với trước đây và là cơ sở quan trọng để từng bước xúc tiến cho xuất khẩu. Triển khai thực hiện Quyết định số 2502/QĐ-UBND, đã triển khai xây dựng website cho 3 làng nghề truyền thống Chăm, đang tiến hành các điều kiện liên quan để quản lý và khai thác sử dụng website; xây dựng nhãn hiệu tập thể dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ, … đang xác định chủ thể đăng ký nhãn hiệu tập thể và chuẩn bị họp tổ tư vấn để thẩm định và thực hiện trong năm 2010;

- Chính sách hỗ trợ của huyện, thành phố: qua khảo sát thực tế đến nay, hầu hết các địa phương chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể, chỉ lồng ghép và hỗ trợ cho một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tham gia khảo sát học tập kinh nghiệm về mô hình phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ nhưng chưa đạt hiệu quả. Riêng huyện Thuận Bắc đã xây dựng đề án khôi phục ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn 2 xã Công Hải và Phước Chiến đến năm 2010 và được phê duyệt trong tháng 7 năm 2009. Trên cơ sở đó, ngày 19 tháng 3 năm 2010, Ủy ban nhân dân huyện có Quyết định số 290/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch hỗ trợ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn 2 xã Công Hải và Phước Chiến, với kinh phí 30 triệu đồng từ nguồn ngân sách địa phương nhằm hỗ trợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm truyền thống của địa phương như: nỏ, gùi, rượu cần, … hiện nay địa phương đang tổ chức triển khai thực hiện.

Ngoài các chương trình hỗ trợ của ngành Công Thương đã được triển khai trong thời gian qua, hoạt động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh còn được các sở, ngành và địa phương lồng ghép thực hiện từ các chương trình: khuyến nông, khuyến ngư, phát triển khoa học và công nghệ, vốn chương trình mục tiêu về đào tạo nghề lao động nông thôn, hỗ trợ dạy nghề nông dân, xúc tiến thương mại - du lịch, tham gia hội chợ, triển lãm, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, vay tín dụng, …

Phần III

DỰ BÁO VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ

I. Bối cảnh chung

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội vừa là thách thức rất lớn với sự phát triển kinh tế cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng, đặc biệt các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cũng chịu sự tác động không nhỏ của nền kinh tế hội nhập.

Trong tương lai mối quan hệ Á - Âu sẽ ngày càng phát triển. Châu Á cần tiếp thu những thành quả công nghệ tiến bộ của EU; đồng thời EU cần thị trường để tiêu thụ sản phẩm và nhập hàng hoá của châu Á. Sự hợp tác giữa hai khối nói trên sẽ đảm bảo cho sự ổn định và an ninh của khu vực. Đây là cơ hội cho các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, nhất là sản phẩm thủ công mỹ nghệ có điều kiện phát triển thị trường tiêu thụ.

Đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) thông qua kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ. Theo thông tin kinh tế, dự báo năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm TCMN cả nước đạt 1,5 tỷ USD. Sản phẩm TCMN của Việt Nam đã được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng, khả năng tiêu thụ khá lớn nhưng so với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm TCMN hằng năm của các nước trên thế giới thì Việt Nam dự kiến đến năm 2010 chỉ chiếm tỷ trọng quá thấp, cụ thể như: Hoa Kỳ khoảng 3,08% nhu cầu (0,4 tỷ USD/13 tỷ USD), thị trường EU 8,58% (0,6 tỷ USD/7 tỷ USD), Nhật Bản 4% (0,12 tỷ USD/2,9 tỷ USD). Thị trường Trung Đông là khu vực tiềm năng, trong những năm gần đây các doanh nghiệp cũng đã thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhưng chưa đẩy mạnh xuất khẩu được. Trong thời gian tới, các nước này vẫn là thị trường lớn để các doanh nghiệp tiếp tục thâm nhập.

Đối với Việt Nam kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới năm 1986 đã có sự phát triển kinh tế vượt bậc, tỷ lệ nghèo đói được cải thiện một cách rõ rệt. Tuy nhiên, trong sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, vấn đề khoảng cách phát triển kinh tế giữa các ngành kinh tế, các khu vực ngày càng trở nên rõ nét hơn. Vì vậy việc cải thiện tình trạng thu nhập bất ổn định cho hơn 70% dân số Việt Nam đang sống trong vùng nông thôn và thúc đẩy việc tạo công ăn việc làm cho người lao động thông qua việc phát triển các tỉnh, vùng, địa phương nhất là vùng nông thôn là mấu chốt để duy trì và phát triển bền vững của Việt Nam.

Thực hiện công nghiệp hoá đất nước là một quá trình tất yếu nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động, của cải vật chất xã hội không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá lại luôn song hành với quá trình đô thị hoá sẽ làm biến đổi nông nghiệp, nông thôn rất sâu sắc. Nhiều diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, nông dân bị mất đất không có việc làm ở nông thôn, phải dịch chuyển ra các thành phố để sinh sống làm cho nguồn nhân lực ở nông thôn vốn đã thiếu hụt lại càng bị thiếu hụt nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nói chung và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nói riêng ở khu vực nông thôn sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm sử dụng nguồn lực tự nhiên ở khu vực nông thôn một cách hiệu quả, tạo nguồn thu nhập ổn định; đồng thời góp phần vào việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc.

II. Dự báo tiềm năng phát triển

1. Dự báo phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề:

Thực tiễn cho thấy, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động không chỉ mùa vụ mà cho cả một số lao động ổn định lâu dài, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị cho xã hội, góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc và tăng trưởng kinh tế khu vực nông thôn.

Những sản phẩm thủ công truyền thống như: gia công sửa chữa cơ kim khí, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất nước mắm, dệt thổ cẩm, gốm nung, … hoạt động ngày càng ổn định và khả năng phát triển được thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu vì chất lượng sản phẩm ngày được nâng cao, các sản phẩm truyền thống không thể thay thế được và với sức cạnh tranh trên thị trường hiện nay, sản phẩm của địa phương có khả năng khắc phục được.

Với khả năng về nguồn lao động của tỉnh khá dồi dào, đặc biệt là lao động nông nhàn của địa phương. Cùng với ngành nghề hiện có trên địa bàn tỉnh, nhất là các ngành nghề, làng nghề truyền thống về khả năng đào tạo người lao động có nghề để phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh là khá lớn.

Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nhất là sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang ngày càng mở rộng, cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm thoả mãn nhu cầu trong và ngoài nước. Một số lượng lớn người tiêu dùng, khách hàng ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và các nước công nghiệp châu Á đang hướng đến những sản phẩm mang tính dân tộc, tính nghệ thuật cổ truyền dân gian; những sản phẩm thủ công truyền thống mang bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện môi trường.

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ngày càng thể hiện tính ưu việt hơn so với hoạt động sản xuất thuần nông, mức thu nhập cao hơn, giải quyết việc làm cho người lao động thường xuyên, thu nhập ổn định và mức sống của nhân dân lao động khu vực này ngày càng được nâng cao.

Với dự báo khả năng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề hiện có của tỉnh, phối hợp với các ngành, địa phương triển khai thực hiện phong trào xây dựng “mỗi làng một nghề” nhằm phát huy nguồn lực sẵn có của địa phương và sự hỗ trợ của Nhà nước để tạo ra bước chuyển biến cơ bản về ngành nghề ở khu vực nông thôn, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; thu hút và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhiều “nhà” cùng tham gia phát triển ngành nghề; tạo ra những nghề mới, thêm nhiều làng có nghề, thêm nhiều làng nghề mới. Thúc đẩy ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển bền vững góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, dịch vụ và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

2. Ngành nghề ưu tiên phát triển:

Qua dự báo tiềm năng và năng lực phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, trong thời gian đến cần tập trung ưu tiên phát triển một số ngành nghề sau:

a) Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp:

- Chế biến, bảo quản nông - lâm - thủy sản, gồm: chế biến hải sản, sản xuất nước mắm; chế biến bảo quản nho, rau - quả; chế biến thực phẩm bánh, bún, nem, chả, xay xát lương thực ...

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, gồm: dệt thổ cẩm, gốm nung, dệt chiếu cói, điêu khắc gỗ, gỗ mỹ nghệ, sản xuất đũa, tranh gỗ ghép, đan lát; sản phẩm mỹ nghệ từ vỏ sò, ốc; thêu ren, kết cườm, …

- Ngành nghề sản xuất, chế biến phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các ngành, lĩnh vực: nông - lâm - ngư nghiệp, giao thông, xây dựng và nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu gồm sản xuất, gia công, sửa chữa cơ kim khí; sản xuất sản phẩm phi kim loại: dệt may, da giày, sản xuất bao bì đóng gói, sản phẩm vật liệu xây dựng, …;

b) Làng nghề truyền thống và làng nghề mới:

- Làng nghề truyền thống: dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và Chung Mỹ, gốm Bàu Trúc, dệt chiếu cói An Thạnh, nước mắm.

- Làng có nghề: chế biến hải sản, đan lát, thêu ren, đính cườm, kết hoa, gỗ mỹ nghệ, sản phẩm mỹ nghệ từ vỏ sò - ốc, …

- Phát triển làng nghề mới: chế biến hải sản (nước mắm, cá hấp, hải sản khô), đan lát, thủ công mỹ nghệ, sản xuất đũa, chế biến bánh tráng, ...;

Ngoài ra, tiếp tục nghiên cứu xác lập mỗi làng lựa chọn một sản phẩm có nhiều ưu thế về phát triển ngành nghề, nguồn lực lao động, khả năng truyền nghề, du nhập nghề mới, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, … để phát triển sản phẩm đặc trưng của làng và phát triển thành làng nghề theo chương trình “mỗi làng một nghề”.

Phần IV

MỤC TIÊU, ĐỊnh hưỚng phÁt triỂn NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ

I. Mục tiêu

- Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nhằm khai thác tốt các tiềm năng lợi thế của địa phương, nhất là làng nghề và nghề truyền thống, chú trọng phát triển các ngành nghề TTCN và làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp; tạo việc làm ổn định, tăng nguồn thu nhập cho lao động nông thôn; góp phần xoá đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao mức sống nông thôn, giảm dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn;

- Phát triển ngành nghề TTCN và làng nghề góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; kết hợp du lịch làng nghề và sinh hoạt văn hoá - dân tộc, bảo tồn các lễ hội truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc để từng bước phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch trên cơ sở nâng cấp cải tạo hạ tầng kỹ thuật để vừa phục vụ phát triển sản xuất vừa tạo điều kiện thu hút du khách tham quan và tiếp cận sản phẩm làng nghề;

- Phấn đấu đến năm 2020, hỗ trợ xây dựng trên địa bàn mỗi huyện, thành phố hình thành, phát triển từ 3 - 5 làng nghề và xây dựng từ 2 - 3 thương hiệu sản phẩm đặc thù;

- Phấn đấu giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020, giá trị sản xuất khu vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm từ 16 - 18% (dự kiến 2006 - 2010 tăng 14%); về giá trị, phấn đấu đến năm 2015 đạt 660 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 1.400 tỷ đồng; tạo thêm việc làm mới cho khoảng 12.000 lao động, nâng tổng số lao động khu vực ngành nghề TTCN và làng nghề lên 25.000 lao động vào năm 2020. Nâng mức thu nhập bình quân đạt 1,8 - 2 triệu đồng/người/tháng vào năm 2015 và mức thu nhập bình quân đạt 2,8 - 3 triệu đồng/người/tháng vào năm 2020.

II. Nhiệm vụ

1. Quy hoạch phát triển ngành nghề và đầu tư phát triển hạ tầng gắn với bảo vệ môi trường:

a) Quy hoạch chi tiết ngành nghề, lĩnh vực: nhằm triển khai thực hiện tốt Đề án phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, giai đoạn 2010 - 2015 tiến hành lập 4 quy hoạch chi tiết, gồm:

- Quy hoạch ngành nghề chế biến nông, lâm, thủy sản.

- Quy hoạch ngành nghề sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

- Quy hoạch ngành nghề sản xuất, chế biến phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các ngành, lĩnh vực: nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông; xây dựng và nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu.

- Quy hoạch phát triển làng nghề tỉnh Ninh Thuận;

b) Quy hoạch, hình thành các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố và đầu tư hoàn thiện hạ tầng kể cả hệ thống xử lý các chất thải, nước thải, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố:

- Giai đoạn đến năm 2015: đầu tư các cụm, điểm công nghiệp làng nghề: chế biến nước mắm, cá hấp (Cà Ná, Phước Diêm, …), chế biến bánh hỏi (Phước Lợi, Phước Thuận), đan lát sản phẩm thủ công mỹ nghệ (Phước Thái, Phước Minh, Phước Thắng, Phước Thành, …), thêu ren (Quảng Sơn), gỗ mỹ nghệ (Phước Đại, Mỹ Sơn, Quảng Sơn), sản phẩm mỹ nghệ từ vỏ sò - ốc (Thanh Hải, Tri Hải, Vĩnh Hải, Phước Diêm, Cà Ná), ...

- Giai đoạn sau năm 2015: hình thành trên địa bàn mỗi huyện, thành phố từ 2 - 5 điểm sản xuất tiểu thủ công nghiệp hoạt động ở một số lĩnh vực ngành nghề công nghiệp sạch, công nghiệp thân thiện môi trường, phục vụ du lịch;

c) Đầu tư hạ tầng làng nghề: trong giai đoạn đến năm 2015 thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề: dệt chiếu cói (An Thạnh - An Hải), chế biến cá hấp (Mỹ Tân - Thanh Hải), chế biến nước mắm (Lạc Sơn 2 - Cà Ná), sản xuất đũa (Sông Mỹ - Tân Sơn), chế biến bánh tráng (Văn Sơn - Văn Hải, An Thạnh - An Hải, Đường Mức - Phước Dân). Giai đoạn đến năm 2020, hình thành phát triển và đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề: chế biến nước mắm (Tân An - Tri Hải), chế biến cá hấp (Lạc Tân 3 - Phước Diêm), đan lát sản phẩm thủ công mỹ nghệ (Ma Lâm - Phước Tân, Ma Nai - Phước Thành, Tập Lá - Phước Chiến, Động Thông - Phước Chiến), ...;

d) Xây dựng hệ thống xử lý các chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn quy định, phù hợp với quy mô và ngành nghề, đảm bảo vệ sinh môi trường đối với các làng nghề và một số ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở hình thành hoạt động riêng lẻ, xen lẫn trong khu dân cư phải xây dựng hệ thống xử lý các chất thải thích hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường.

2. Nguyên liệu phục vụ sản xuất:

Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến:

- Ổn định diện tích phát triển cây lương thực thuộc địa bàn các huyện. Trên cơ sở diện tích, sản lượng nguyên liệu, xác định nhu cầu sử dụng lương thực của từng địa phương để phát triển các cơ sở chế biến phù hợp;

- Xác định rõ hiệu quả về sự phù hợp của từng loại cây trồng cho từng vùng đất để phân vùng trồng ổn định các loại nguyên liệu phục vụ chế biến công nghiệp; định hướng phát triển cây công nghiệp (mía, mì, nho, điều, bông vải, …) thuộc địa bàn các huyện; quy hoạch vùng trồng cói để dệt chiếu, chuối phục vụ đan lát, đất sét để sản xuất gốm, ... Trên cơ sở diện tích, sản lượng nguyên liệu, xác định nhu cầu sử dụng phát triển cơ sở sơ chế sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến phù hợp. Trước hết cần tập trung phân bố vùng trồng các loại nguyên liệu cho các nhà máy hiện có: mía, mì, điều, nho, …;

- Cần thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu, lập phương án và tổ chức khai thác nguyên liệu gỗ tận dụng, gốc cây khô, … để sản xuất đũa, gỗ mỹ nghệ, nguyên liệu phục vụ đan lát;

- Để ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến hải sản của tỉnh: chế biến hải sản đông, hải sản khô, chế biến nước mắm, chế biến cá hấp, … cần quy hoạch phát triển tàu thuyền phục vụ đánh bắt hải sản và diện tích nuôi trồng thủy sản bền vững nhằm khai thác tối đa lợi thế vùng ven biển, đảm bảo nguồn hải sản đánh bắt, nuôi trồng, các loại hải sản chất lượng cao chiếm tỷ lệ lớn phục vụ chế biến xuất khẩu.

3. Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh:

Tập trung các nguồn lực về vốn để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong thời gian đến cần tập trung ở một số lĩnh vực, ngành nghề chủ yếu như sau:

a) Sản xuất, chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản:

- Xay xát lương thực: phát triển tăng năng lực các cơ sở trên địa bàn để xay xát lương thực phục vụ nhu cầu tiêu dùng địa phương; đồng thời đầu tư thay thế dần hệ thống truyền tải tự động, máy sấy, công nghệ sàng lọc, chà bóng gạo, hệ thống cân điện tử và may bao thành phẩm, … hướng đến xay xát lương thực đạt tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu.

- Chế biến bảo quản nho, rau - quả: phát triển các cơ sở chế biến sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường như: sản phẩm nho, quả sấy khô, mứt khô, mứt dẻo, mật nho, rượu nho, …

- Chế biến thực phẩm khác (chế biến bánh, bún, nem, chả, …): thực hiện cải tiến công nghệ, cơ khí hoá một số khâu, công đoạn trong quy trình sản xuất và xử lý môi trường đúng theo các quy định hiện hành của Nhà nước, đặc biệt chú trọng về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Chế biến hải sản: thực hiện cải tiến công nghệ, tăng năng lực chế biến các loại thủy, hải sản từ khai thác và nuôi trồng, chế biến sản phẩm đạt chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; đầu tư mới 2 - 3 cơ sở chế biến hải sản tiêu thụ nội địa hướng đến xuất khẩu và phát triển các cơ sở chế biến nước mắm đạt 500 - 1.000 tấn/năm.

- Điêu khắc gỗ, mộc mỹ nghệ, sản xuất đũa, đan lát: từng bước thực hiện cơ khí hoá một số khâu trong quy trình sản xuất; ứng dụng các tiến bộ khoa học trong việc xử lý nguyên liệu, tăng độ sáng, độ bền, xử lý nấm mốc, mối mọt, … nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu;

b) Sản xuất, chế biến đáp ứng nhu cầu các ngành, lĩnh vực:

- Sản xuất, gia công, sửa chữa cơ kim khí: đầu tư phát triển các cơ sở gia công cửa sắt - nhôm - inox cao cấp với máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại, công nghệ tinh xảo; phát triển cơ sở đúc các sản phẩm cao cấp từ gang, nhôm, …; thực hiện cơ giới hoá từng phần và tiến tới cơ giới hoá toàn bộ các khâu trong sản xuất nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; sửa chữa trung, đại tu phần lớn các loại máy nổ trên phương tiện vận chuyển; gia công lắp đặt các loại cấu kiện sắt, thép phục vụ thi công các công trình giao thông, xây dựng.

- Ngành nghề sản xuất sản phẩm phi kim loại: hỗ trợ đẩy mạnh đầu tư phát triển các sản phẩm như: dệt may, da giày, sản xuất bao bì đóng gói, sản phẩm vật liệu xây dựng, … Khai thác lợi thế nguồn nguyên liệu tre, nứa, ... hình thành 1 - 2 cơ sở sản xuất các loại bao bì giấy cung cấp cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh;

c) Làng nghề truyền thống và làng nghề mới:

- Tiếp tục hỗ trợ đầu tư khôi phục phát triển các làng có nghề hiện có: chế biến nước mắm (Cà Ná, Phước Diêm, …), chế biến bánh hỏi (Phước Lợi - Phước Thuận), đan lát sản phẩm thủ công mỹ nghệ (Phước Thái, Phước Minh, Phước Thắng, Phước Thành, …), thêu ren (Quảng Sơn), gỗ mỹ nghệ (Phước Đại, Mỹ Sơn, Quảng Sơn), sản phẩm mỹ nghệ từ vỏ sò - ốc (Thanh Hải, Tri Hải, Vĩnh Hải, Phước Diêm, Cà Ná).

- Hình thành, du nhập xây dựng và phát triển thành làng nghề mới: dệt chiếu cói (An Thạnh - An Hải), chế biến cá hấp (Mỹ Tân - Thanh Hải, Lạc Tân 3 - Phước Diêm, …), chế biến nước mắm (Lạc Sơn 2 - Cà Ná, Tân An - Tri Hải, Đông Hải, …), sản xuất đũa (Sông Mỹ - Tân Sơn), chế biến bánh tráng (Văn Sơn - Văn Hải, An Thạnh - An Hải, Đường Mức - Phước Dân), đan lát sản phẩm thủ công mỹ nghệ (Ma Lâm - Phước Tân, Ma Nai - Phước Thành, Tập Lá - Phước Chiến, Động Thông - Phước Chiến, …).

Ngoài ra, để phát huy lợi thế, tiềm năng của từng địa phương về phát triển ngành nghề; nguồn lực lao động; khả năng truyền nghề, du nhập nghề mới; khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, … Trên cơ sở đó, mỗi làng lựa chọn một sản phẩm có nhiều ưu thế nhất để xây dựng dự án đầu tư phát triển sản phẩm đặc trưng của làng và phát triển thành làng nghề.

4. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm: hằng năm triển khai thực hiện nghiên cứu, ứng dụng 3 - 4 đề tài về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng tăng năng lực sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, làng nghề truyền thống có lợi thế; nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ, áp dụng kỹ thuật đổi mới một số công đoạn sản xuất, đối với sản phẩm truyền thống cần kết hợp các công đoạn của kỹ thuật truyền thống với kỹ thuật hiện đại nhưng vẫn giữ nét văn hoá đặc thù của sản phẩm. Song song với việc đào tạo nghề để chuyển giao và sử dụng công nghệ mới cần có tổ chức phân công lao động hợp lý để thực hiện một số công đoạn thủ công nhằm đảm bảo tính văn hoá truyền thống và tính đặc thù của sản phẩm.

5. Công tác đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề:

Với các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề được định hướng phát triển, thực hiện ưu tiên hỗ trợ công tác đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề từ nguồn vốn kinh phí khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương và nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Đối với ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hiện có: phấn đấu hằng năm tổ chức 2 - 3 lớp đào tạo nghề ngắn hạn, tổ chức 1 - 2 lớp đào tạo nâng cao tay nghề; đồng thời vận động, tạo điều kiện cho những người có tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động nghề thực hiện tốt công tác truyền nghề và dạy nghề cho lao động địa phương;

- Đối với việc du nhập nghề mới: hằng năm tổ chức 1 - 2 đợt học tập kinh nghiệm phát triển ngành nghề TTCN và làng nghề ở các tỉnh để du nhập nghề mới cho tỉnh; thực hiện tốt chính sách xét tặng danh hiệu người có công đưa nghề mới về Ninh Thuận; đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển nghề, nhất là các nghề sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và nguồn lao động dôi thừa của địa phương (gỗ mỹ nghệ, sản phẩm mỹ nghệ từ vỏ sò - ốc, đan lát, ...). Hằng năm tổ chức 3 - 5 lớp đào tạo nghề ngắn hạn tùy theo nhu cầu hoạt động ngành nghề và sự phù hợp của việc phát triển nghề;

- Đối với các làng nghề truyền thống và nghề truyền thống: để thực hiện tốt việc duy trì và phát triển ổn định làng nghề và nghề truyền thống, hằng năm tổ chức 1 - 2 lớp đào tạo nghề ngắn hạn, tổ chức 1 lớp đào tạo nâng cao tay nghề tại mỗi làng nghề truyền thống; đồng thời vận động, tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ giỏi thực hiện tốt việc truyền nghề và dạy nghề tại địa phương.

6. Xúc tiến thương mại:

a) Đăng ký, quảng bá thương hiệu, xây dựng website: từ nay đến năm 2020, hằng năm hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, vốn phát triển khoa học công nghệ để triển khai thực hiện xây dựng và đăng ký thương hiệu cho khoảng 3 - 5 sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; xây dựng 4 - 5 logo quảng bá thương hiệu sản phẩm tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ xây dựng 1 - 2 website cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh;

b) Công tác xúc tiến thương mại khác: từ nay đến năm 2020, hằng năm xây dựng và phát triển hệ thống thiết kế mẫu mã sản phẩm; đăng ký nhãn hiệu, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp; hệ thống hoá mẫu mã sản phẩm, giới thiệu trên website Ninh Thuận, website của hiệp hội ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và website của hiệp hội làng nghề Việt Nam; cung cấp, trao đổi thông tin về thị trường; tổ chức mỗi năm ít nhất 02 đợt hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tham gia hội chợ, triển lãm trong nước.

7. Hình thành và phát triển mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh:

Để hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ổn định và phát triển trong nền kinh tế thị trường; đòi hỏi hoạt động sản xuất và kinh doanh của ngành nghề TTCN và làng nghề phải đáp ứng được yêu cầu khách hàng về nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ số lượng sản phẩm, ... kể cả cung cấp chứng từ, hoá đơn thanh toán, đảm bảo nguồn vốn, xây dựng phát triển thương hiệu, … Cần thiết phải hỗ trợ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: phát triển mô hình quản lý phù hợp như: hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, … và mô hình sản xuất khác phù hợp đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng, sản lượng sản phẩm, năng lực tiêu thụ và xuất khẩu.

Đối với các sản phẩm làng nghề truyền thống, nghề truyền thống song song với việc phát triển cần phải đảm bảo việc bảo tồn, duy trì bản sắc văn hoá dân tộc, giá trị truyền thống của sản phẩm làng nghề, ngành nghề truyền thống.

a) Tổ chức các lớp tập huấn:

- Giai đoạn 2010 - 2015, hằng năm tổ chức 1 - 2 lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp và tổ chức 1 - 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp.

- Giai đoạn 2016 - 2020, hằng năm tổ chức 1 lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp và tổ chức 2 - 3 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp;

b) Xây dựng mô hình mẫu: định hướng từ nay đến năm 2015, hỗ trợ vốn từ ngân sách tỉnh xây dựng mô hình mẫu sản xuất kinh doanh thuộc các ngành nghề: dệt thổ cẩm, gốm mỹ nghệ, thêu ren, gỗ mỹ nghệ, sản phẩm mỹ nghệ từ vỏ sò - ốc, sản phẩm đan lát mây tre, sản xuất nước mắm, chế biến cá hấp, chế biến hải sản khô.

8. Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với du lịch:

Song song với việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cần gắn với du lịch; đặc biệt việc bảo tồn, duy trì và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống và làng nghề mới nhằm thu hút khách du lịch tham quan, mua sắm.

a) Giai đoạn 2010 - 2015: hỗ trợ thành lập tại mỗi làng nghề truyền thống (dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và Chung Mỹ, gốm Bàu Trúc) một mô hình sản xuất tập trung, tập hợp những nghệ nhân giỏi, thợ giỏi giúp cải thiện kỹ thuật chế tác, tạo ra mẫu mã phong phú, trình diễn các công đoạn cơ bản của quy trình sản xuất để phục vụ du khách; tổ chức xây dựng khuôn viên theo mô hình nhà vườn để trưng bày và bán sản phẩm làng nghề làm quà lưu niệm, bên cạnh đó hình thành các đội biểu diễn văn hoá, văn nghệ để phục vụ cho du khách nhằm giới thiệu văn hoá truyền thống của dân tộc làng nghề;

b) Giai đoạn 2016 - 2020: hỗ trợ thành lập tại các làng nghề mới, ngành nghề sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ (thêu ren, đan lát, thủ công mỹ nghệ từ vỏ sò - ốc, …) một mô hình sản xuất tập trung gắn với thu hút du khách tham quan làng nghề.

III. Nguồn vốn thực hiện đề án:

1. Tổng vốn thực hiện: 2.400 tỷ đồng, cụ thể như sau:

1.1. Đầu tư hạ tầng gắn với bảo vệ môi trường: 1.189,40 tỷ đồng.

- Quy hoạch phát triển nhóm ngành nghề, lĩnh vực: 0,32 tỷ đồng.

- Quy hoạch phát triển cụm điểm công nghiệp: 0,08 tỷ đồng.

- Đầu tư hạ tầng làng nghề: 280 tỷ đồng.

- Đầu tư hạ tầng điểm công nghiệp, làng nghề: 860 tỷ đồng.

- Xử lý môi trường khu vực sản xuất tập trung: 35 tỷ đồng.

- Xử lý môi trường cơ sở sản xuất riêng lẻ: 14 tỷ đồng;

1.2. Quy hoạch nguồn nguyên liệu: 0,16 tỷ đồng;

1.3. Vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh: 1.142 tỷ đồng;

1.4. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm: 4,40 tỷ đồng;

1.5. Đào tạo nghề, học tập du nhập nghề mới: 7,12 tỷ đồng;

1.6. Xúc tiến thương mại: 5,77 tỷ đồng;

1.7. Hình thành và phát triển mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh: 2,77 tỷ đồng;

1.8. Phát triển làng nghề gắn với du lịch: 3,60 tỷ đồng;

1.9. Hỗ trợ phát sinh khác: 44,78 tỷ đồng.

2. Cơ cấu vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách (trung ương và địa phương): 812,15 tỷ đồng.

Trong đó: vốn đầu tư hạ tầng điểm công nghiệp, làng nghề tạm tính vốn ngân sách, quá trình triển khai thực hiện sẽ kêu gọi doanh nghiệp đầu tư;

- Vốn chương trình mục tiêu: 423,02 tỷ đồng;

- Vốn vay tín dụng: 571,00 tỷ đồng.;

- Vốn tự có của doanh nghiệp, cơ sở: 593,83 tỷ đồng.

3. Phân kỳ đầu tư:

Giai đoạn

Tổng số

Phân nguồn (ĐVT: tỷ đồng)

Ngân sách

Chương trình mục tiêu

Vay tín dụng

Vốn tự có doanh nghiệp, cơ sở

2010 - 2015

970,00

361,445

242,770

176,000

189,785

2016 - 2020

1.430,00

450,705

180,250

395,000

404,045

Tổng cộng

2.400,00

812,150

423,020

571,000

593,830

(kèm biểu tổng hợp chương trình và kinh phí thực hiện đề án)

IV. Các giải pháp chủ yếu

1. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước, địa phương: đối với các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đa số là các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, hầu hết đều thiếu vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư công nghệ xử lý môi trường, đầu tư sản xuất sản phẩm mới, đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật làng nghề, … nhất là thiếu vốn lưu động ở những hợp đồng đơn hàng lớn, do vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh cần ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện để phát triển ngành nghề TTCN và làng nghề, bao gồm:

a) Về đầu tư, tín dụng:

- Ngân sách địa phương hoặc ngân sách trung ương hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm - điểm công nghiệp để đáp nhu cầu phát triển ngành nghề TTCN và làng nghề; hỗ trợ một phần kinh phí cho cơ sở sản xuất hiện có gây ô nhiễm môi trường thực hiện di dời vào khu quy hoạch; hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO:14.000, sản xuất và tiêu dùng các loại sản phẩm, hàng hoá thân thiện môi trường, tái chế từ chất thải, sử dụng bao bì đóng gói sản phẩm dễ phân hủy trong tự nhiên, sản phẩm được cấp nhãn sinh thái và sản phẩm khác thân thiện môi trường.

- Đối với các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được: hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định hiện hành, vay vốn quỹ quốc gia về việc làm, thực hiện theo quy định của Nhà nước về tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng;

b) Về mặt bằng sản xuất:

- Khi quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp cần bố trí diện tích phù hợp cho việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

- Hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí diện tích đất phù hợp cho việc di dời các cơ sở sản xuất đòi hỏi mặt bằng lớn, dễ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm - điểm công nghiệp để tạo quỹ đất đủ điều kiện đáp ứng mặt bằng cho dự án đầu tư thuận lợi, sản xuất ổn định và bền vững cho phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

- Thực hiện tốt chính sách đất đai; ưu tiên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản hình thành trên đất, ... tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề thuận lợi trong việc thế chấp vay vốn;

c) Về xúc tiến thương mại:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở tiếp cận thị trường trong và ngoài nước bằng cách ưu tiên về quảng cáo, triển lãm; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý theo chương trình xúc tiến thương mại.

- Tăng cường hoạt động quảng bá giới thiệu các mô hình sản xuất, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên đài truyền hình địa phương và trung ương; cập nhật thường xuyên nội dung giới thiệu trên website của tỉnh;

d) Về chính sách thuế:

Thực hiện các chính sách thuế ưu đãi áp dụng mức tối đa để hỗ trợ đầu tư phát triển mới đối với các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, gồm:

- Thuế suất và miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.

- Được miễn tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về tiền thuê đất và mặt nước.

2. Đầu tư hạ tầng làng nghề, cụm - điểm công nghiệp:

Đối với hạ tầng làng nghề, cụm - điểm công nghiệp đã đầu tư trên địa bàn tỉnh cần xây dựng phương án tổ chức quản lý và sử dụng; đồng thời lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa để đảm bảo sử dụng lâu dài và hiệu quả.

Đối với các làng nghề, cụm - điểm công nghiệp được quy hoạch phát triển trên địa bàn tỉnh, chú trọng ưu tiên đầu tư hạ tầng đối với các làng nghề có triển vọng phát triển và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường cần phải di dời. Tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương, Ủy ban nhân dân các huyện - thành phố cần tiến hành lập quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư hạ tầng để kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đầu tư hoặc xây dựng kế hoạch để được hỗ trợ vốn đầu tư từ các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về đầu tư hạ tầng làng nghề, vốn chương trình khuyến công quốc gia hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cụm - điểm công nghiệp.

3. Quy hoạch, khai thác nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất:

- Tổ chức triển khai lập quy hoạch chi tiết các ngành nghề, lĩnh vực: quy hoạch ngành nghề chế biến nông, lâm, thủy sản; quy hoạch ngành nghề sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ; quy hoạch ngành nghề sản xuất, chế biến phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các ngành, lĩnh vực: nông, lâm, ngư nghiệp; giao thông; xây dựng và nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu; quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Quy hoạch diện tích phát triển các vùng nguyên liệu phù hợp để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; bố trí cho cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề được ưu tiên thuê đất phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất;

- Khai thác, tận dụng tiềm năng nguyên liệu sẵn có tại địa phương, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên; khôi phục và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá;

- Khi quy hoạch vùng nguyên liệu cần tạo mối quan hệ gắn kết giữa việc đầu tư phát triển nguyên liệu với cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; thực hiện giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình để có được vùng nguyên liệu ổn định; đồng thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân phát triển vùng nguyên liệu; tăng cường liên kết với các địa phương khác nhất là các tỉnh lân cận trong việc khai thác và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất.

4. Huy động nguồn vốn đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh:

- Phát huy tối đa nội lực của nhân dân địa phương và các thành phần kinh tế; đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như: vốn nhàn rỗi trong dân, vốn tín dụng, vốn tài trợ từ nước ngoài và các nguồn vốn khác; khuyến khích, vận động các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tăng vốn đầu tư nhằm mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; khuyến khích các tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp, … đẩy mạnh phát triển các loại hình liên kết giữa các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề với các doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực về vốn và thị trường;

- Các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách Xã hội, các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh có cơ chế về nguồn vốn tín dụng phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phù hợp với nhu cầu; mở rộng cho vay thông qua bảo lãnh tín dụng, thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay tín chấp đối với hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề;

- Áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình khác, … hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề được vay vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển;

- Tăng cường hỗ trợ từ nguồn vốn ODA, các nguồn tài trợ khác của các tổ chức phi Chính phủ cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

5. Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ:

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ sạch vào quá trình sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm; có biện pháp bảo tồn và phát triển công nghệ truyền thống độc đáo phù hợp với xu thế phát triển và văn hoá lịch sử địa phương;

- Thực hiện tốt các quy định về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường của cơ sở sản xuất. Đối với các cơ sở gây ô nhiễm cần kiên quyết di dời ra khu vực sản xuất tập trung phù hợp;

- Nhà nước hỗ trợ làng nghề, cơ sở sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp về các nội dung: thông tin, tuyên truyền; xây dựng mô hình chuyển giao khoa học công nghệ; bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo; tư vấn dịch vụ …;

- Phân bổ nguồn kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh để hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới, hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu có khả năng thương mại hoá, … đối với các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề;

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn phục vụ sản xuất để khuyến khích hiện đại hoá công nghệ truyền thống; hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn về sửa chữa, sản xuất máy cơ khí, nông cụ phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp, cơ khí tiêu dùng, chế biến nông - lâm - thủy sản, hỗ trợ xây dựng các mô hình sơ chế nguyên liệu, đặc biệt là quy mô nhỏ tại các vùng nguyên liệu phân tán để cung cấp cho các cơ sở công nghiệp chế biến tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ chuyển giao ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến vào một số công đoạn sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường.

6. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:

- Chú trọng và thực hiện thường xuyên việc đào tạo nghề tại chỗ cho người lao động ở nông thôn, đổi mới chương trình đào tạo nghề phù hợp với ngành nghề và lứa tuổi lao động nhằm để người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tại địa phương. Đặc biệt, cần chú trọng nghề thủ công truyền thống phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương nhằm giúp người lao động có việc làm thường xuyên, tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá;

- Vận động các nguồn tài trợ và đầu tư từ các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức nước ngoài để khai thác nguồn vốn hỗ trợ đào tạo nghề, khởi sự doanh nghiệp, nghiên cứu xúc tiến thị trường, xử lý môi trường ở các làng nghề, ... xúc tiến đầu tư mới trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề tại Ninh Thuận;

- Tăng cường đào tạo kiến thức về kỹ thuật và thiết kế sản phẩm cho thợ thủ công; tổ chức các hoạt động hỗ trợ thiết kế cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; đối với làng nghề truyền thống có biện pháp khuyến khích các nghệ nhân trong và ngoài tỉnh kèm cặp, bồi dưỡng truyền nghề cho lực lượng lao động trẻ thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, ...

7. Xúc tiến thương mại:

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, nhất là các sản phẩm đặc thù tham gia hoạt động xúc tiến thương mại thuộc các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và các chương trình xúc tiến thương mại khác;

- Hỗ trợ cho ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề thông qua các đợt hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường; hỗ trợ tổ chức hội chợ TTCN và làng nghề tại Ninh Thuận để quáng bá, giới thiệu sản phẩm;

- Gắn kết hoạt động sản xuất làng nghề với chương trình phát triển du lịch của tỉnh; hình thành tuyến du lịch làng nghề để tạo điều kiện cho khách du lịch tiếp cận hoạt động sản xuất và bản sắc văn hoá dân tộc của làng nghề;

- Hỗ trợ các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề xây dựng, đăng ký thương hiệu để được bảo hộ sản phẩm; xây dựng website ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề để quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ;

- Tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của tỉnh với các tỉnh lân cận nhằm liên kết hợp tác phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

8. Xây dựng các mô hình hoạt động sản xuất:

- Đối với làng nghề: khuyến khích các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thuộc làng nghề hợp tác xây dựng và phát triển mô hình liên kết sản xuất nhằm tập trung đầu mối quản lý và thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh về các mặt như: giá cả, sản lượng và chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ, thu mua nguyên liệu, … thông qua việc thành lập các loại hình phát triển phù hợp như: hợp tác xã, công ty, hiệp hội ngành nghề, …;

- Đối với cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp: tùy theo từng loại ngành nghề và địa bàn hoạt động các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cần có sự liên kết hợp tác ở một số khâu, công đoạn sản xuất phù hợp hoặc hình thành các loại hình doanh nghiệp để phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh như: tập trung các nguồn lực đầu tư, liên kết tiêu thụ sản phẩm, hợp tác đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh, …;

- Đối với làng chưa có nghề: thực hiện phong trào xây dựng “mỗi làng một sản phẩm” trên cơ sở phát huy nguồn lực sẵn có của địa phương, khả năng truyền nghề, thâm nhập và phát triển nghề, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, thu hút và tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các nhà: “Nhà nước”, “nhà sản xuất”, “nhà kinh doanh”, “nhà khoa học”, … cùng tham gia phát triển ngành nghề; tạo ra những nghề mới, thêm nhiều làng có nghề, thêm nhiều làng nghề mới.

V. Tổ chức thực hiện

Để tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 đạt mục tiêu và hiệu quả; các sở, ngành, địa phương cần phối hợp thực hiện tốt các công việc sau:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai thực hiện đề án; quán triệt, tuyên truyền, giải thích, vận động để người dân thấy rõ lợi ích của họ trong việc duy trì, phát triển ngành nghề TTCN và làng nghề để nhân dân địa phương tích cực tham gia thực hiện đề án; chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện đề án.

2. Trách nhiệm các sở, ngành liên quan:

- Sở Công Thương làm đầu mối, chủ trì và phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan tập trung các nguồn lực triển khai thực hiện đề án đạt hiệu quả; xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các quy hoạch chi tiết; xây dựng đề án hỗ trợ phát triển làng nghề, thương hiệu sản phẩm đặc thù của tỉnh; chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt; định kỳ 6 tháng, một năm tổng hợp báo cáo kết quả, kịp thời kiến nghị những khó khăn vướng mắc trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng ban hành các cơ chế, chính sách về tài chính, mặt bằng, thuế, … để hỗ trợ cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; xem xét, bố trí nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các làng nghề, cụm, điểm công nghiệp;

- Sở Tài chính phân bổ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ chương trình khuyến công và xúc tiến thương mại đối với ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cho Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại triển khai thực hiện;

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phân bổ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu - dạy nghề lao động nông thôn hằng năm cho phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố triển khai thực hiện;

- Sở Tài nguyên và Môi trường bổ sung quy hoạch diện tích đất để phục vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, các cụm, điểm công nghiệp, vùng nguyên liệu;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu ổn định và bền vững phục vụ chế biến công nghiệp; xây dựng kế hoạch khai thác các loại nguyên liệu mây, tre, … tạo điều kiện để khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Phối hợp thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư của ngành thuộc lĩnh vực phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh;

- Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí từ chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học công nghệ để triển khai xây dựng và đăng ký thương hiệu; xây dựng logo quảng bá thương hiệu; xây dựng website chung giới thiệu thông tin hoạt động tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của tỉnh; nghiên cứu, triển khai các đề tài ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại cho hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề;

- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch hằng năm có kế hoạch lồng ghép hỗ trợ quảng bá xúc tiến thương hiệu, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đến với các thị trường du lịch trọng điểm trong và ngoài nước; lập đề án xây dựng làng văn hoá - du lịch đối với các làng nghề tiêu biểu trên địa bàn tỉnh; hình thành và phát triển các tour du lịch tham quan làng nghề;

- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình hướng dẫn lập dự án, hồ sơ thủ tục vay vốn theo quy định, tổ chức thẩm định và cho vay vốn các dự án sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề;

Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ tạo điều kiện bảo lãnh cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và làng nghề vay vốn từ các ngân hàng thương mại.

- Liên minh Hợp tác xã tỉnh chủ trì, phối hợp với sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai vận động, tuyên truyền và hỗ trợ các địa phương hình thành các mô hình kinh tế tập thể sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề;

- Sở Nội vụ xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng trong các dịp sơ, tổng kết hoặc khen thưởng đột xuất cho các tập thể, cá nhân triển khai thực hiện tốt Đề án này trên cơ sở đề xuất của các sở, ngành và địa phương có liên quan.

Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

TỔNG HỢP

 CHƯƠNG TRÌNH VÀ KINH PHÍ ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

STT

Chương trình

Số lượng

Tổng kinh phí (tỷ đồng)

Trong đó: Nguồn vốn

Ngân sách

Chương trình mục tiêu

Vay tín dụng

Vốn tự có của doanh nghiệp, cơ sở

1

2

3

4

5

6

7

8

I

Giai đoạn 2010 - 2015

 

970.000

361.445

242.770

176.000

189.785

1

Quy hoạch phát triển ngành nghề và đầu tư phát triển hạ tầng gắn với bảo vệ môi trường

 

580.400

336.400

239.000

0

5.000

- Quy hoạch phát triển ngành nghề

4 quy hoạch

0.320

0.320

 

 

 

- Quy hoạch phát triển các cụm, điểm công nghiệp

1 quy hoạch

0.080

0.080

 

 

 

- Đầu tư hạ tầng làng nghề

9 làng nghề

180.000

 

180.000

 

 

- Đầu tư hạ tầng điểm công nghiệp làng nghề

18 điểm

360.000

306.000

54.000

 

 

- Xử lý môi trường khu vực sản xuất tập trung

60 điểm

30.000

30.000

 

 

 

- Xử lý môi trường cơ sở sản xuất riêng lẻ

50 cơ sở

10.000

 

5.000

 

5.000

2

Nguyên liệu phục vụ sản xuất

2 quy hoạch

0.160

0.160

 

 

 

- Quy hoạch khai thác nguyên liệu mây, tre, ...

1 quy hoạch

 

0.080

 

 

 

- Quy hoạch vùng trồng cói để phát triển nghề dệt chiếu

1 quy hoạch

 

0.080

 

 

 

3

Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh

 

352.000

0

0

176.000

176.000

- Sản xuất, chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản

2500 cơ sở

100.000

 

 

50.000

50.000

- Sản xuất, chế biến phục vụ các ngành, lĩnh vực

1400 cơ sở

84.000

 

 

42.000

42.000

- Làng nghề truyền thống và làng nghề mới

14 làng nghề

168.000

 

 

84.000

84.000

4

Hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ

3 ~ 4 đề tài/năm

2.400

2.400

 

 

 

5

Đào tạo nghề, học tập du nhập nghề mới vào tỉnh

 

3.870

0.750

2.870

0

0.250

- Đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề

78 lớp  2340 học viên

3.120

 

2.870

 

0.250

- Khảo sát, học tập để nghiên cứu du nhập nghề mới về tỉnh

12 đợt

0.750

0.750

 

 

 

6

Xúc tiến thương mại

 

3.070

3.070

0

0

0

- Đăng ký, quảng bá và xây dựng logo thương hiệu

30 sản phẩm

1.750

1.750

 

 

 

- Xây dựng website

12 website

0.720

0.720

 

 

 

- Khác

12 đợt hội chợ, …

0.600

0.600

 

 

 

7

Hình thành và phát triển mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh

 

1.170

1.170

0

0

0

 

- Tập huấn khởi sự và nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp

24 lớp

0.720

0.720

 

 

 

 

- Xây dựng mô hình mẫu

9 mô hình

0.450

0.450

 

 

 

 

8

Phát triển làng nghề gắn với du lịch

3 mô hình

1.800

 

0.900

 

0.900

 

9

Hỗ trợ phát sinh khác

 

25.130

17.495

 

 

7.635

 

II

Giai đoạn 2016 - 2020

 

1,430.000

450.705

180.250

395.000

404.045

 

1

Đầu tư phát triển hạ tầng gắn với bảo vệ môi trường

 

609.000

430.000

177.000

0

2.000

 

- Đầu tư hạ tầng làng nghề

5 làng nghề

100.000

 

100.000

 

 

 

- Đầu tư hạ tầng điểm sản xuất tiểu thủ công nghiệp

25 điểm

500.000

425.000

75.000

 

 

 

- Xử lý môi trường khu vực sản xuất tập trung

10 điểm

5.000

5.000

 

 

 

 

- Xử lý môi trường cơ sở sản xuất riêng lẻ

20 cơ sở

4.000

 

2.000

 

2.000

 

2

Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh

 

790.000

0

0

395.000

395.000

 

- Sản xuất, chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản

3000 cơ sở

240.000

 

 

120.000

120.000

 

- Sản xuất, chế biến phục vụ các ngành, lĩnh vực

1500 cơ sở

150.000

 

 

75.000

75.000

 

- Làng nghề truyền thống và làng nghề mới

20 làng nghề

400.000

 

 

200.000

200.000

 

3

Hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ

3 ~ 4 đề tài/năm

2.000

2.000

 

 

 

 

4

Đào tạo nghề, học tập du nhập nghề mới vào tỉnh

 

3.250

0.650

2.350

0

0.250

 

- Đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề

65 lớp  1950 học viên

2.600

 

2.350

 

0.250

 

- Khảo sát, học tập để nghiên cứu du nhập nghề mới về tỉnh

10 đợt

0.650

0.650

 

 

 

 

5

Xúc tiến thương mại

 

2.700

2.700

0

0

0

 

- Đăng ký, quảng bá và xây dựng logo thương hiệu

25 sản phẩm

1.500

1.500

 

 

 

 

- Xây dựng website

10 website

0.600

0.600

 

 

 

 

- Khác

10 đợt hội chợ,…

0.600

0.600

 

 

 

 

6

Hình thành và phát triển mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh

 

1.600

1.600

0

0

0

 

- Tập huấn khởi sự và nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp

20 lớp

0.600

0.600

 

 

 

 

- Xây dựng mô hình mẫu

20 mô hình

1.000

1.000

 

 

 

 

7

Phát triển làng nghề gắn với du lịch

3 mô hình

1.800

 

0.900

 

0.900

 

8

Hỗ trợ phát sinh khác

 

19.650

13.755

 

 

5.895

 

 

Tổng cộng

 

2,400.000

812.150

423.020

571.000

593.830

 

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN