ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2159/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 31 tháng 03 năm 2010 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị quyết số 66/2008/NQ-HĐND ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc thông qua quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 4270/SGDĐT-KHTC ngày 03 tháng 12 năm 2009 và Tờ trình số 2598/TTr-SKHĐT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH
a) Phát triển ngành giáo dục và đào tạo thành phố nhằm xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của khu vực miền Trung và cả nước.
b) Mở rộng hợp lý quy mô đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa và hiện đại hóa, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nhân tài.
c) Thực hiện điều chỉnh cơ cấu hệ thống đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội; gắn công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học và đời sống xã hội.
d) Xây dựng và phát triển Đại học Đà Nẵng thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa cấp, chất lượng cao, đạt chuẩn ngang tầm khu vực và quốc tế trong một số lĩnh vực; làm nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho miền Trung - Tây Nguyên. Các trường cao đẳng, đại học thành lập mới phải đảm bảo các yêu cầu và điều kiện theo quy định của nhà nước.
a) Tiếp tục phát triển mạng lưới trường, lớp theo cơ cấu hợp lý giữa các ngành học, cấp học với tỷ lệ định hướng học sinh ngoài công lập đến năm 2020 là: nhà trẻ 80%, mẫu giáo 49%, tiểu học 1,9%, trung học cơ sở (THCS) 1%, trung học phổ thông (THPT) 15%, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) trên 80%, cao đẳng và đại học trên 36%. Có 77,4% trường mầm non, mẫu giáo, 83% trường tiểu học, 65% trường THCS và 73% trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Củng cố và mở rộng các trường có học sinh dân tộc nội trú. Phát triển 2 trường phổ thông chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật thành trường trọng điểm của vùng.
b) Hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2012. Phấn đấu đến năm 2020, có 90% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tương đương, có khoảng 30% số học sinh tốt nghiệp THPT vào học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
c) Hệ thống giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020 có 512 cơ sở giáo dục và đào tạo với khoảng 400.000 học sinh. Trong đó, có 146 trường mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo, mầm non), 114 trường tiểu học, 60 trường THCS, 33 trường THPT, 15 trường TCCN, 14 trường đại học, 11 trường cao đẳng (Trong đó Đại học Đà Nẵng hướng tới mục tiêu trở thành Đại học Nghiên cứu với 6 trường đại học và 2 trường cao đẳng), 08 trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), giáo dục thường xuyên hướng nghiệp (GDTX-HN), kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp (KTTH-HN), 56 trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), 56 trung tâm, cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ và một số trường quốc tế hệ đại học, cao đẳng, trung học, tiểu học.
a) Về mạng lưới: Có 146 trường mầm non, với 67 trường mầm non công lập chiếm 45,8% và 79 trường mầm non ngoài công lập chiếm 54,2%, trong đó có trường mầm non chất lượng cao. Trường thành lập mới chủ yếu là loại hình dân lập hoặc tư thục và phải đảm bảo đủ điều kiện theo Điều lệ trường mầm non.
Mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư; đặc biệt, ở nông thôn và những vùng khó khăn thông qua hệ thống trường, lớp đa dạng và mạng lưới phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình.
b) Về quy mô: Huy động 32% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 85% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp; thu hút 100% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo. Nhà trẻ có khoảng 14.500 cháu, trong đó học sinh ngoài công lập chiếm 80%. Mẫu giáo có khoảng 47.000 học sinh, trong đó học sinh ngoài công lập chiếm 49%.
a) Về mạng lưới: Có 114 trường tiểu học, với 109 trường công lập - chiếm 95,6%; 5 trường ngoài công lập - chiếm 4,4%; trong đó, thành lập 01 trường tiểu học chất lượng cao.
b) Về quy mô: Có 78.500 học sinh tiểu học, trong đó có 1.500 học sinh ngoài công lập, chiếm tỷ lệ 1,9%.
a) Về mạng lưới: Có 60 trường THCS; trong đó có 9 trường được thành lập ở các xã, phường mới và tách các trường có quy mô trên 35 lớp; các trường ngoài công lập được thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển.
b) Về quy mô: Có khoảng 69.500 học sinh THCS; trong đó, học sinh ngoài công lập chiếm tỷ lệ 1%.
a) Về mạng lưới: Có 33 trường THPT, trong đó có: 27 trường công lập, chiếm 81,8%; 6 trường dân lập, tư thục - chiếm tỷ lệ 18,2%.
b) Về quy mô: Có khoảng 53.300 học sinh THPT; trong đó, học sinh ngoài công lập, chiếm khoảng 15%.
a) Về mạng lưới: Có 15 trường TCCN, trong đó có 05 trường sẽ được nâng cấp thành trường cao đẳng.
b) Về quy mô: Có 27.900 học sinh TCCN; trong đó có khoảng 22.500 học sinh ngoài công lập, chiếm 80,6%.
Hệ thống trường TCCN đảm bảo cung cấp nguồn lao động cho các khu vực công nghiệp tập trung, các khu chế xuất và các nhu cầu về lao động phục vụ các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Dự kiến mở thêm một số ngành, nghề mới từ nay đến năm 2020 như sau:
- Đối với các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng công nghiệp và dân dụng:
+ Gia công, sửa chữa, lắp ráp các thiết bị chuyên ngành về: điện, điện tử, điện lạnh, máy vi tính, ôtô, các thiết bị công nghệ cao.
+ Cơ khí, điều khiển máy xây dựng, mộc công nghệ cao, nề công nghệ cao, sản xuất vật liệu xây dựng, điều khiển máy công nghiệp và dân dụng.
+ Hóa dầu, chế biến các sản phẩm từ dầu…
- Đối với các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ:
+ Hướng dẫn du lịch, kinh doanh du lịch, văn hóa du lịch, bảo tàng, bảo tồn, phục chế cổ vật, điêu khắc đá, điêu khắc gỗ.
+ Phục vụ khách sạn: Phục vụ buồng, phục vụ bàn, bếp trưởng, quầy trưởng, pha chế rượu và giải khát…
+ Quản lý thị trường, quản lý đô thị, quản lý môi trường.
+ Nhân viên bán hàng thuộc các lĩnh vực.
+ May, dệt, thêu…
- Đối với các ngành thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp:
+ Địa chính, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên rừng …
+ Chế biến hải sản, nông sản, lâm sản …
+ Sửa chữa máy thủy, hậu cần thủy sản …
+ Đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng.
Căn cứ vào danh mục này, các cơ sở đào tạo sẽ thiết kế nội dung, chương trình đào tạo phù hợp.
6. Hệ thống trường cao đẳng, đại học
a) Về mạng lưới: Có 14 trường đại học (có phụ lục các trường đại học hiện có và các trường đại học công lập dự kiến thành lập kèm theo), trong đó 07 trường đại học tư thục, chiếm 50%. Có 11 trường cao đẳng; trong đó 06 trường cao đẳng tư thục, chiếm 54,5%.
Loại hình cơ sở giáo dục đại học gồm: trường công lập, trường tư thục, trường có vốn đầu tư nước ngoài (100% vốn hoặc liên kết, liên doanh).
Phân tầng mạng lưới trường cao đẳng, đại học gồm:
- Các trường đại học đào tạo định hướng nghiên cứu;
- Các trường cao đẳng, đại học đào tạo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng.
Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các trường cao đẳng, đại học. Phát triển mô hình trường cao đẳng cộng đồng. Khuyến khích các trường cao đẳng, đại học liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có chất lượng cao của nước ngoài. Đến năm 2020, tỷ lệ sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học ngoài công lập khoảng 40% tổng số sinh viên cao đẳng, đại học trên địa bàn.
b) Về quy mô: Đáp ứng nhu cầu đào tạo khoảng 100.000 sinh viên cao đẳng, đại học, trong đó có khoảng 36.000 sinh viên ngoài công lập, chiếm 36%.
Hệ thống trường cao đẳng, đại học điều chỉnh cơ cấu số lượng sinh viên theo nhóm ngành, nghề để đến năm 2020 đạt tỷ lệ như sau: khoa học cơ bản: 9%; sư phạm: 12%; công nghệ - kỹ thuật: 35%; nông - lâm - ngư: 9%; y tế: 6%; kinh tế - luật: 20% và các ngành khác: 9%.
7. Hệ thống giáo dục thường xuyên
a) Về mạng lưới: Có 08 trung tâm GDTX, GDTX-HN, KTTH-HN trên địa bàn thành phố. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị cho trung tâm GDTX, GDTX-HN, KTTH-HN. Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả của 56 Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường.
Quy hoạch lại hệ thống trung tâm ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ trên toàn địa bàn thành phố loại hình tư thục. Quản lý chặt chẽ chất lượng giảng dạy tại các trung tâm. Khuyến khích thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học ở các địa bàn khó khăn, vùng nông thôn, miền núi.
b) Về quy mô: Hằng năm, huy động khoảng 20.000 lượt người học ở các trung tâm GDTX, GDTX-HN, KTTH-HN, 15.000 lượt người học ở các Trung tâm học tập cộng đồng và 30.000 lượt người học ở trung tâm ngoại ngữ, tin học.
Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên đạt trên 99%; có 100% số cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước được tham gia các khóa đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; có trên 85% số người lao động trong các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp được tiếp cận và hưởng thụ các chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ.
III. GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN
1. Đổi mới công tác quản lý giáo dục
a) Hợp lý hóa cơ cấu tổ chức, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, cơ chế về giáo dục và đào tạo, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chương trình và chất lượng, thực hiện nghiêm túc Luật Giáo dục. Quy định rõ trách nhiệm và tăng quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, nhất là các trường thuộc khối đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục (2005).
b) Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục các cấp, nâng cao năng lực bộ máy quản lý; hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục; xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thông tin quản lý giáo dục; thành lập và triển khai hoạt động của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục.
c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy và quản lý giáo dục.
d) Mở rộng quan hệ trao đổi và hợp tác giáo dục và đào tạo với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài.
đ) Triển khai đại trà công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện định kỳ xếp hạng các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
e) Xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; phát triển các trường tư thục, dân lập và trường có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
a) Để tạo sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu trong đội ngũ nhà giáo, tiến tới thực hiện chế độ hợp đồng thay cho biên chế trong tuyển dụng và sử dụng các giáo viên, giảng viên và các viên chức khác. Khuyến khích các cơ sở giáo dục ký hợp đồng với các nhà giáo, nhà khoa học có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước làm quản lý của cơ sở giáo dục, đào tạo.
b) Để đảm bảo đến năm 2020 có đủ giáo viên để thực hiện giáo dục toàn diện, dạy học các môn học tích hợp, dạy học phân hóa, dạy học 2 buổi/ngày ở phổ thông cần đảm bảo tỷ lệ 1,8 GV/lớp đối với giáo dục tiểu học, 15 HS/GV đối với giáo dục trung học; 16 HS/GV đối với các ngành công nghệ, 20 SV/GV đối với các ngành nghề khác trong giáo dục nghề nghiệp, 20 SV/GV đối với giáo dục cao đẳng, đại học.
c) Củng cố, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, thu hút người giỏi vào ngành sư phạm; nâng cao chất lượng đào tạo của trường sư phạm, khắc phục tình trạng thiếu giáo sư, giảng viên có trình độ cao trong các trường cao đẳng, đại học.
d) Có chính sách khuyến khích đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng.
đ) Bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng giáo viên các cấp học, ngành học, khuyến khích giáo viên tham gia chương trình đào tạo nguồn nhân lực của thành phố.
e) Hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thông qua chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
g) Ban hành chính sách thu hút, sử dụng các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước tham gia giảng dạy ở trường cao đẳng, đại học.
k) Đổi mới công tác đánh giá giáo viên, thông qua nhiều hình thức và gắn với đánh giá của học sinh và phụ huynh học sinh.
h) Xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên dành riêng cho các xã miền núi, vùng khó khăn.
3. Kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục
a) Xây dựng hệ thống tổ chức kiểm định độc lập chất lượng giáo dục.
b) Triển khai kiểm định các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, công bố công khai kết quả kiểm định trên các phương tiện truyền thông. Đến năm 2015, có 100% cơ sở giáo dục đào tạo được kiểm định 1 lần.
c) Tổ chức xếp hạng các cơ sở giáo dục đào tạo và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho giáo dục
a) Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia theo hướng hiện đại.
b) Xây dựng, chuẩn hóa phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, bảng, bàn ghế, … Tiêu chuẩn hóa thiết bị dạy học ở các cấp học, ngành học
c) Bổ sung, thay thế, tăng cường và hiện đại hóa từng bước thiết bị dạy - học phục vụ đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy; phấn đấu đến hết năm 2010 có 100% đơn vị, trường học và đào tạo được nối mạng Internet băng thông rộng.
d) Đầu tư xây dựng hệ thống phòng công nghệ thông tin (CNTT) cho các trường mầm non, phổ thông, trung tâm GDTX, GDTX-HN, KTTH-HN, … đảm bảo đủ phòng CNTT cho học sinh thực hành.
đ) Từng bước xây dựng thư viện điện tử kết nối giữa các trường trong thành phố, vùng, quốc gia và tiến tới kết nối quốc tế. Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện ở các trường.
e) Tập trung đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị phòng học, giảng đường; nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ cho sinh viên. Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các khu ký túc xá sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học.
g) Tăng cường sự phối hợp giữa các trường đại học với các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ, giữa các trường đại học với các nhà máy và doanh nghiệp trong công tác đào tạo, nghiên cứu; xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại thuộc các trường đại học; gắn nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản với các trường đại học trên cơ sở bảo đảm các điều kiện, chất lượng. Từng bước hỗ trợ hình thành, phát triển các cơ sở thực nghiệm về công nghệ ở các trường cao đẳng.
h) Các trường học đầu tư xây dựng mới được đầu tư xây dựng đồng bộ cả phần xây dựng cơ bản và phần trang thiết bị.
k) Đẩy mạnh chương trình kiên cố hóa trường học, ưu tiên cho giáo dục vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn.
5. Đảm bảo diện tích đất đai cho xây dựng các cơ sở giáo dục và đào tạo
a) Ưu tiên dành quỹ đất và vị trí cho xây dựng, mở rộng và phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo đến năm 2020.
b) Quy hoạch xây dựng trường hoặc điểm trường trong quy hoạch các điểm dân cư, các khu công nghiệp tập trung và đảm bảo nhu cầu diện tích đất tương ứng theo quy định của Điều lệ trường của từng ngành học, cấp học.
c) Chính sách hỗ trợ về đất đai (miễn giảm tiền thuê đất hoàn toàn hoặc trong một thời gian nhất định) cho các trường dân lập, tư thục, các trường cao đẳng, đại học.
a) Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, huy động nguồn thu từ Quỹ Bảo trợ giáo dục, khuyến khích các khoản đóng góp tự nguyện, từ thiện cho giáo dục, mở rộng các Quỹ khuyến học; khuyến khích cá nhân và tổ chức đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và mở thêm trường học mới.
b) Xác định chi phí hợp lý của từng cấp học, ngành học của từng loại hình và theo vùng để trình HĐND thành phố điều chỉnh mức học phí và các mức thu khác theo hướng bảo đảm tương xứng với chất lượng.
c) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao theo nhu cầu xã hội nhằm tăng thu nhập cho các trường.
d) Kết hợp tốt các nguồn vốn trong, ngoài nước và sự đóng góp của dân, sử dụng có hiệu quả để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục.
đ) Nguồn vốn để triển khai thực hiện các dự án liên quan đến Đại học Đà Nẵng được cấp từ ngân sách nhà nước, vốn huy động từ các tổ chức hữu quan các dự án tài trợ quốc tế và các nguồn thu hợp pháp của các đơn vị thuộc Đại học Đà Nẵng.
e) Quy định cụ thể trích một phần vốn thu được trong việc đấu thầu quyền sử dụng đất, đổi đất lấy hạ tầng, đấu giá đất các trường cũ có giá trị cao … để xây dựng trường, phòng học ở những nơi phù hợp với yêu cầu và cảnh quan sư phạm.
7. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
a) Cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” của các cấp chính quyền, tầng lớp nhân dân.
b) Khuyến khích phát triển các loại hình giáo dục ngoài công lập, tập trung chủ yếu ở bậc mầm non, THPT và các trường thuộc khối đào tạo. Xác định cụ thể các tiêu chí thành lập cơ sở giáo dục và đào tạo, bảo đảm chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia vào công tác thành lập trường. Ưu tiên đầu tư phát triển cho các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc.
c) Phát huy vai trò, tác dụng tích cực của Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội đồng Giáo dục các cấp; xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội trong việc tham gia làm chuyển biến chất lượng, phát triển giáo dục.
a) Phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng mối quan hệ trong đào tạo giữa các trường phổ thông, các trường TCCN - doanh nghiệp thuộc các bộ ngành trung ương và địa phương, Đại học Đà Nẵng, các trường cao đẳng, đại học khác trên địa bàn thành phố, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của thành phố và khu vực trong từng giai đoạn.
b) Tập trung xây dựng 01 trường đại học đạt trình độ quốc tế trước năm 2015.
9. Tranh thủ sự hợp tác quốc tế để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo
a) Ngoài việc tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức xã hội từ thiện, cần tập trung mở rộng hợp tác song phương, đa dạng hóa các hình thức liên kết đào tạo trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhất là du học tại chỗ, du học nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực.
b) Huy động đóng góp của cá nhân, các tổ chức quốc tế cho giáo dục.
c) Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế nước ngoài tham gia xây dựng trường học.
a) Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, xác định lộ trình, đề xuất phân kỳ đầu tư thực hiện Đề án để tham mưu UBND thành phố xem xét, quyết định.
b) Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, trường học trực thuộc, các phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai quy hoạch có hiệu quả.
c) Chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các dự án kêu gọi viện trợ không hoàn lại để tạo nguồn thực hiện đề án quy hoạch.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn những hành vi làm trái quy định về quản lý quy hoạch. Theo dõi việc thực hiện quy hoạch và đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với nhiệm vụ phát triển từng thời kỳ và hàng năm.
đ) Chủ động lập kế hoạch sử dụng đất, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật theo hướng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tại Quyết định số 3315/QĐ-BGD&ĐT ngày 03 tháng 7 năm 2006, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, triển khai Đề án quy hoạch tổng thể ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2020 của khối các trường trực thuộc Đại học Đà Nẵng.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát mạng lưới quy hoạch trường học trên địa bàn để tham mưu cho UBND thành phố phương án, quy hoạch mở rộng trường học. Đặc biệt chú trọng đối với khu dân cư mới, phải dành quỹ đất xây dựng trường học theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất các phương án xây dựng trường học đảm bảo tính hiện đại, phục vụ tốt cho việc học tập của học sinh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện rà soát, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại các địa phương, nhằm bảo đảm đủ quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây trường học.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND thành phố bố trí kế hoạch vốn đầu tư theo phân kỳ thực hiện Quy hoạch.
a) Căn cứ phân kỳ đầu tư thực hiện Đề án đưa vào kế hoạch xây dựng cơ bản các công trình, dự án xây dựng trường học.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan đề xuất chính sách đầu tư hoặc hỗ trợ của Nhà nước cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành kêu gọi đầu tư từ nguồn viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, tham mưu cho UBND thành phố về: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm; giao chỉ tiêu trên cơ sở định mức, định biên cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định.
9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các đơn vị trường học được phân cấp phù hợp với Luật Giáo dục.
b) Chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND các phường, xã tổ chức tốt công tác quản lý sử dụng đất đai đã được bố trí đối với các đơn vị, trường học trực thuộc.
c) Lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm phù hợp với Quy hoạch, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường.
d) Hằng năm lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, đăng ký vốn xây dựng cơ bản với Sở Kế hoạch và Đầu tư.
đ) Căn cứ Quy hoạch được duyệt để lập kế hoạch xây dựng cơ bản, chia tách, thành lập trường mới theo từng thời kỳ và hằng năm.
e) Chỉ đạo các đơn vị, trường học trực thuộc triển khai có hiệu quả Quy hoạch được duyệt, thực hiện tốt công tác quản lý sử dụng đất.
Xúc tiến các dự án đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo; kêu gọi đầu tư xây dựng trường Đại học đẳng cấp quốc tế tại Đà Nẵng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN CÓ VÀ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP DỰ KIẾN THÀNH LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2010 của UBND Thành phố)
Danh sách các trường đại học hiện có
STT | Tên trường |
I. Các trường thuộc Đại học Đà Nẵng | |
1 | Trường Đại học Bách Khoa |
2 | Trường Đại học Kinh tế |
3 | Trường Đại học Ngoại ngữ |
4 | Trường Đại học Sư phạm |
II. Các trường Đại học công lập khác | |
5 | Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng |
III. Các trường Đại học ngoài công lập | |
6 | Trường Đại học Duy Tân |
7 | Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng |
8 | Trường Đại học Đông Á |
Danh sách các trường đại học công lập dự kiến thành lập
1 | Đại học Quốc tế |
2 | Đại học Y Dược (thuộc Đại học Đà Nẵng) |
3 | Đại học Kỹ thuật Y tế (Nâng cấp từ Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế Trung ương II) |
- 1 Quyết định 2454/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh Bình Phước
- 2 Quyết định 26/2011/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3 Nghị quyết 16/NQ-HĐND năm 2011 phê chuẩn Quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và đào tạo đến năm 2020 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 4 Nghị quyết 66/2008/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
- 5 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 6 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 7 Luật Giáo dục 2005
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 26/2011/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
- 2 Quyết định 2454/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh Bình Phước
- 3 Nghị quyết 16/NQ-HĐND năm 2011 phê chuẩn Quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và đào tạo đến năm 2020 do tỉnh Hà Giang ban hành