BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2164/GD-ĐT | Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 1995 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUI ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN TRƯỜNG, LỚP, THƯ VIỆN, THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Luật Phổ cập giáo dục tiểu học ban hành ngày 12/8/1991;
Căn cứ Nghị định 338/HĐBT ngày 26/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về thi hành Luật Phổ cập giáo dục tiểu học và Nghị đinh 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng chứng chỉ về giáo dục và đào tạo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tiểu học;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành Bản Qui định về tiêu chuẩn trường, lớp, thư viện, thiết bị giáo dục ở trường tiểu học" áp dụng thống nhất cho tất cả các loại hình trường tiểu học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2: Bản quy định này có hiệu lực từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Ông Vụ trưởng Vụ tiểu học có ttrách nhiệm hướng dẫn thực hiện quy định này.
Điều 3: Các Ông (Bà) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các đơn vị tổ chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
VỀ TIÊU CHUẨN TRƯỜNG, LỚP, THƯ VIỆN, THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
(Ban hành theo Quyết định số 2164/GD - ĐT ngày 27 tháng 6 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Trường, lớp, thư viện, thiết bị giáo dục ở trường tiểu học là rất quan trọng đối với hoạt động dạy và học của một nhà trường, góp phần 1 nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm qua, do nhiều khó khăn khác nhau, đặc biệt là khó khăn của nền kinh tế đất nước, việc củng cố và phát triển cơ sở vật chất trường tiểu học còn nhiều hạn chế và tồn tại.
Nay, căn cứ vào tình hình mới và những yêu cầu cấp bách về phổ cập giáo dục tiểu học, Bộ ban hành một số quy định về tiêu chuẩn trường, lớp, thư viện, thiết bị giáo dục ở trường tiểu học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường tiểu học trong cả nước.
1. Trường học.
1.1 Địa điểm:
Trường được đặt tại khu vực trung tâm các khu dân cư, bán kính phục vụ hoặc điểm trường không quá 1 km; đối với vùng cao, vùng sâu có thể xa hơn, nhưng tối đa cũng chỉ 2 km.
Nơi đặt trường cần lựa chọn chỗ cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh, thuận lợi cho học sinh đi học và bảo đảm những quy định về vệ sinh trường tiểu học.
1.2 Quy mô trường lớp.
- Quy mô trường: Căn cứ vào số dân cư và triển vọng phát triển giáo dục của địa phương, trường tiểu học có quy mô trung bình là 15 lớp; trường lớn cũng không quá 30 lớp.
- Quy mô lớp học: Tùy theo vùng địa lí để xác định quy mô của từng lớp (theo Thông tư 27/ TTLB giữa Bộ Giáo dục và Uỷ ban kế hoạch nhà nước ký ngày 27 tháng 08 năm 1988 quy định mức bình quân học sinh trên một lớp học ở bậc tiểu học là 35 học sinh/1ớp); phấn đấu hạ dần số lượng học sinh/1ớp xuống 25 - 30. Đối với vùng cao, vùng sâu số học sinh quá ít, có thể tổ chức hình thức lớp ghép.
1.3 Khu đất xây dựng trường:
Mặt bằng xây dựng trường lớp được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng. Phương án thiết kế điển hình trường tiểu học thực hiện theo các vùng khác nhau:
- Trường tiểu học ở miền núi (phụ lục 4, 5)
- Trường tiểu học ở đồng bằng sông Cửu Long (phụ lục 6).
- Trường tiểu học ở nông thôn (phụ lục 7, 8, 9, 10)
- Trường tiểu học ở thị trấn (phụ Lục 11 , 12, 13 , 14)
- Trường tiểu học ở thành phố (phụ Lục 15, 16, 17, 18)
Trường tiểu học thực hiện chương trình học 2 buổi/ngày phải có diện tích khu đất xây dựng tăng thêm 25%. Trường có khu nội trú cần tách biệt với khu học tập và có lối ra vào riêng. Diện tích xây dựng khu nội trú trung bình 12m2/ học sinh.
1.4 Cơ cấu khối công trình và chỉ tiêu thiết kế.
1.4.1 Cơ cấu khối công trình bao gồm:
- Khối phòng học.
- Khối phòng phục vụ học tập.
- Khối phòng Hành chính quản trị.
- Nhà đa năng.
- Khu sân chơi, bãi tập
- Khu vệ sinh.
- Khu để xe cho giáo viên và học sinh.
1.4.2 Chỉ tiêu điện tích thiết kế (xem các phương án thiết kế điển hình trường tiểu học).
- Khối phòng học: Số phòng học được xây dựng tương ứng với số lớp của trường.
- Khối phòng phục vụ học tập:
+ Phòng giáo dục lao động
+ Phòng luyện tập thể dục thể thao và giáo dục rèn luyện thể chất.
+ Phòng giáo dục nghệ thuật (nhạc, họa, tập hát, .. ), hoặc nhà đa năng
+ Thư viện: Kho sách, phòng đọc cho học sinh. phòng đọc cho giáo viên.
+ Phòng thiết bị giáo dục.
+ Phòng hoạt động Đội.
- Khối phòng Hành chính quản trị:
+ Phòng Hiệu trưởng (đối với những trường có qui mô lớn cần thêm phòng Hiệu phó).
+ Phòng Hội đồng sư phạm.
+ Văn phòng nhà trường
+ Phòng y tế học đường.
+ Phòng kho.
+ Phòng thường trực ở gần cổng trường.
- Khu sân chơi, bãi tập.
Khu đất làm sân chơi bãi tập được bố trí từ 20% - 25% diện tích mặt bằng của trường, đảm bảo có cây xanh bóng mát, bằng phẳng. Bãi tập thể dục có hố nhảy cao, nhảy xa đúng tiêu chuẩn và an toàn lúc luyện tập.
- Khu vệ sinh thực hiện theo quy định về vệ sinh trường tiểu học.
- Khu để xe cho học sinh và giáo viên cần được bố trí hợp lý, không ảnh hưởng đến dạy và học.
1.5 Khuôn viên của trường phải có hàng rào bảo vệ (tường xây hoặc hàng rào cây xanh) cao l,5m. Cổng trường và hàng rào bảo vệ được thiết kế, xây dựng đảm bảo yêu cầu kiến trúc, thẩm mỹ. Phải có biển hình thức trang nhã đề tên trường bằng chữ to, rõ ràng, dễ đọc.
2. Phòng học
2. 1. Phòng học phái đảm bảo đúng qui cách, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh theo quy định về vệ sinh trường tiểu học.
2-2- Trong phòng học có các thiết bị:
- Bàn ghế học sinh từ 1 - 2 chỗ ngồi theo kích cỡ của từng lớp (đảm bảo 1 học sinh/1 chỗ ngồi).
- 01 bàn quầy, 01 ghế tựa cho giáo viên.
- Bảng viết
- 01 bục giảng bằng gỗ hoặc xây gạch.
- 01 bục kê bàn ghế của giáo viên bằng gỗ hoặc xây gạch.
- Có hệ thống đèn và hệ thống quạt (đối với những trường đã có điện lưới)
- Có hệ thống tủ tường (đối với những trường có đủ điều kiện).
Các thiết bị được sắp đặt theo những quy định về vệ sinh trường tiểu học.
1. Thư Viện trường tiểu học là một trong những cơ sở vật chất của trường, là phương tiện cần thiết phục vụ giảng dạy và học tập của nhà trường. Thư viện phải có đầy đủ sách phục vụ cho việc học tập của học sinh. Và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên. Thư viện nhà trường phải có đủ các Loại sách: sách giáo khoa. sách tham khảo đọc thêm sách nghiệp vụ, sách chuyên môn, các Loại báo, tạp chí cần thiết Thư viện còn là nơi tổ chức cho giáo viên, học sinh sử dụng một cách có hiệu quả các Loại sách báo nhằm phục vụ tốt công tác giảng dạy và học tập, thu hút giáo viên và học sinh đọc sách báo, tạo nên thói quen tự học, tự bồi dường nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
2. Mỗi trường tiểu học có một thư viện gồm 3 khu vực: kho sách, phòng đọc cho học sinh, phòng đọc cho giáo viên. Mỗi khu vực có đủ các phương tiện, thiết bị như tủ, giá (kệ) sách, tủ hoặc hộp mục lục, bàn ghế, bảng, và các loại sổ sách quản lý thư viện…
Kho sách được chia thành 3 bộ phận: sách giáo khoa dùng chung; sách nghiệp vụ cho giáo viên; sách tham khảo đọc thêm (bao gồm cả báo, tạp chí cho thầy và trò. Mỗi bộ phận sách phải được xử Lý kỹ thuật nghiệp vụ và bổ sung thường xuyên hàng năm bằng các nguồn kinh phí khác nhau.
3. Thư viện phải có nội dung hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy và học, các hoạt động của nhà trường, phù hợp với tâm lý Lứa tuổi của học sinh; thu hút được giáo viên và học sinh thường xuyên sử dụng thư viện trong việc dạy và học; tổ chức những hình thức hoạt động phong phú: đọc tại thư viện, mượn sách để đọc, kể chuyện theo sách, trưng bày triển lãm sách, báo, giới thiệu sách; tổ chức tủ sách lưu động đưa đến các điểm trường; kết hợp tổ chức cho học sinh thuê mượn sách giáo khoa (theo chính sách xã hội) và vận động học sinh mua sách dùng riêng, đảm bảo tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập.
1. Thiết bị giáo dục của một trường bao gồm: máy móc, dụng cụ thí nghiệm, mô hình, mẫu vật, hóa chất, tranh ảnh, bản đồ, dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ, phương tiện nghe nhìn phục vụ cho dạy và học.
2. Thiết bị giáo dục vừa là phương tiện vừa là điều kiện quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Các trường cần phải trang bị đầy đủ các loại thiết bị theo danh mục chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
3. Thiết bị giáo dục trang bị cho nhà trường phải thiết thực. Trước mắt cần tập trung trang bị những thiết bị tối thiểu, cần thiết phục vụ yêu cầu đồng bộ giữa thiết bị chứng minh của giáo viên và thiết bị thực hành của học sinh; cần kết hợp trang bị thiết bị truyền thống đơn giản và thiết bị hiện đại (phương tiện nghe nhìn, phòng học tiếng, vi tính…), từng bước hiện đại hóa nhà trường tiểu học theo sự phát triển của xã hội và kinh tế đất nước, khuyến khích giáo viên và học sinh làm đồ dùng dạy học bằng nguyên vật liệu địa phương, giá thành thấp.
4. Mọi giáo viên trong trường căn cứ vào chương trình mình phụ trách và thiết bị giáo dục đã có ở trường để có kế hoạch thực hiện đầy đủ các thí nghiệm (chứng minh và thực hành) đã được quy định. Chấm dứt tình trạng dạy chay, sử dụng thiết bị mang tính hình thức.
5. Mỗi trường phải có phòng chứa và bảo quản thiết bị giáo dục. Trong phòng có đầy đủ tủ, giá (kệ) để triển khai bảo quản và sử dụng, có phương tiện phòng chống mối, chống ẩm, chống cháy; có bàn ghế cho giáo viên chuẩn bị thí nghiệm trước khi mang lên lớp sử dụng.
IV. QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Cơ sở vật chất trường học (trường lớp, bàn ghế, tủ, bảng, thư viện, thiết bị giáo dục..) bất kể mua sắm từ nguồn kinh phí nào đều là tài sản của Nhà nước giao cho nhà trường quản lý và sử dụng, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, Mọi thành viên trong trường phải có ý thức và trách nhiệm bảo quản và sử dụng có hiệu quả.
2. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, mỗi trường cần sắp xếp để có:
- 01 nhân viên bảo vệ trường (có thể là nhân viên hợp đồng do địa phương cử ra).
- 01 cán bộ thư viện và thiết bị (có thể là giáo viên chuyển sang chuyên trách hoặc kiêm nhiệm).
Nếu giáo viên kiêm nhiệm thì mỗi giáo viên chỉ kiêm nhiệm một công tác hoặc thiết bị hoặc thư viện.
3. Quản Lý cơ sở vật chất trường học đúng nguyên tắc, đủ hồ sơ và sổ sách quản lý: sổ tài sản, sổ thiết bị giáo dục, sổ theo dõi sử dụng thiết bị, sổ thư viện, sổ cho thuê, cho mượn… theo mẫu của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Các sổ sách trên phải được ghi chép đầy đủ, rõ ràng, kịp thời, chính xác và giữ gìn cẩn thận.
4. Mỗi năm học tổ chức kiểm tra định kỳ 2 lần (vào đầu năm học và sau khi tổng kết năm học) và kiểm tra đột xuất khi có yêu cầu.
5. Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách và chỉ đạo công tác cơ sở vật chất trường học có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm về xây dựng, sửa chữa trường sở, mua sắm mới hoặc mua sẩm bổ sung thiết bị giáo dục và sách thư viện, mua sắm vật liệu tiêu hao cho thí nghiệm và tự làm thiết bị giáo dục của giáo viên và học sinh; thường xuyên kiểm tra cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện những qui đinh về quản lý, bảo quản, sử dụng sách và thiết bị nhằm phát huy hiệu quả trang thiết bị.
6. Cán bộ thư viện và thiết bị chuyên trách (hoặc kiêm nhiệm) là người giúp lãnh đạo nhà trường:
- Làm dự trù kinh phí mua sắm sách và thiết bị hàng năm.
- Tổ chức thực hiện những hoạt động về thư viện và thiết bị trong trường.
- Nắm tình hình sử dụng, phát huy hiệu quả sử dụng sách và thiết bị trong giáo viên và học sinh.
- Mua sắm sách và thiết bị phục vụ kịp thời dạy và học.
- Chuẩn bị sách và thiết bị theo yêu cầu của chuyên môn.
- Quản lý, bảo quản sách thư viện và thiết bị giáo dục trong trường.
7. Kinh phí mua sắm thiết bị giáo dục trang bị cho các trường do từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương, kinh phí các chương trình mục tiêu giáo dục… Trong tình hình khó khăn hiện nay các trường cần có kế hoạch để sử dụng kinh phí này đúng mục đích, không cắt xén hoặc chi dùng khoản tài chính đã quy định cho mục này vào việc khác.
8. Song song với thiết bị giáo dục mua sắm từ nguồn ngân sách Nhà nước, thiết bị do giáo viên tự làm, tự sáng chế giữ một vai trò đáng kể trong hoạt động dạy và học. Các cấp lãnh đạo giáo dục và lãnh đạo nhà trường cần phải thực sự quan tâm, dành kinh phí và thời gian cho giáo viên thực hiện công tác này, kịp thời động viên khen thưởng những giáo viên có những thiết bị giáo dục tự làm đạt chất lượng giáo dục cao trong sử dụng hàng ngày, trong các hội thi.
9. Do điều kiện hách sử để lại, phần lớn các trường tiểu học xây dựng không đúng quy cách, không đầy đủ các khối công trình cần thiết cho hoạt động dạy và học. Vì vậy, từ nay để đảm bảo sự thống nhất trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường tiều học, yêu cầu các trường căn cứ vào tình hình cụ thể để tổ chức thực hiện thống nhất như sau:
+ Các trường đã được xây dựng không đúng quy cách cần có kế hoạch cải tạo, bổ sung dần theo yêu cầu mới.
+ Các trường xây dựng mới kể cả trường xây dựng theo các đề án, chương trình... phải bảo đảm được những quy định chung. Khi thực hiện cần có sự nghiên cứu và vận dụng linh hoạt theo những phương án phù hợp (chẳng hạn xây dựng trường tiểu học ở nông thôn trên 15 lớp có thể vận dụng thiết kế trường tiểu học trên 15 lớp ở thị trấn…).
10. Cơ quan quản lý giáo dục các cấp cần tăng cường chỉ đạo và kiểm tra các trường về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường tiểu học, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cần thiết để các trường tiểu học thực hiện được những quy định này.
- 1 Nghị định 29-CP năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và đào tạo
- 2 Nghị định 90-CP năm 1993 quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo của Việt Nam
- 3 Nghị định 338-HĐBT năm 1991 thi hành Luật phổ cập giáo dục tiểu học do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4 Luật Phổ cập giáo dục tiểu học 1991