- 1 Luật thi hành án dân sự 2008
- 2 Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 3 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014
- 4 Nghị quyết 111/2015/QH13 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân,Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo do Quốc hội ban hành
- 5 Quyết định 940/QĐ-TCTHADS năm 2015 về giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho cơ quan thi hành án dân sự địa phương năm 2016 do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2167/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2015 |
VỀ VIỆC GIAO CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2016
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014;
Căn cứ Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự năm 2016 như sau:
1. Ra quyết định thi hành án đúng thời hạn đối với 100% các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chú trọng việc xác minh, phân loại chính xác, đúng pháp luật án dân sự có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành; đăng tải kịp thời, đầy đủ danh sách người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành theo quy định của pháp luật.
3. Cơ bản khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án.
4. Phấn đấu nâng cao chất lượng, tỷ lệ thi hành án dân sự xong trên 70% về việc và trên 30% về tiền trên tổng số án có điều kiện thi hành theo quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
5. Thi hành án xong các khoản thu cho ngân sách nhà nước tỷ lệ cao hơn năm 2015 về việc và về tiền trên tổng số có điều kiện thi hành theo quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
6. Giảm ít nhất 5% đến 7% số việc và 2% đến 4% số tiền có điều kiện thi hành chuyển sang năm 2017 so với số chuyển kỳ sau của năm 2015 chuyển sang năm 2016 trên số có điều kiện thi hành.
7. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành đối với 100% bản án hành chính có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật.
8. Tổng cục Thi hành án dân sự có kế hoạch, biện pháp tổ chức triển khai; phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đề xuất xây dựng, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn và chuẩn bị tốt các điều kiện để thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
9. Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự phải trả lời đảm bảo chất lượng, đúng trình tự, thủ tục ít nhất 87% số văn bản xin ý kiến chỉ đạo của các cơ quan Thi hành án dân sự cấp dưới.
10. Giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đúng thời hạn, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; thực hiện tốt công tác tiếp công dân; tích cực tham gia, phối hợp giải quyết xong cơ bản những vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài.
11. Tổng cục Thi hành án dân sự phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Bộ Tư pháp đề xuất với Chính phủ bố trí, dự toán ngân sách hợp lý để đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho cơ quan thi hành án dân sự, nhất là các đơn vị mới được thành lập hoặc còn phải thuê, mượn trụ sở; bố trí kinh phí để tập trung đầu tư xây dựng kho vật chứng và bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết khác theo quy định.
12. Cơ quan thi hành án dân sự phối hợp chặt chẽ với Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng để nâng tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt đạt tỷ lệ trên 60%.
13. Triển khai, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Phương pháp giao thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ
1. Trên cơ sở chỉ tiêu, nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho mỗi địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) đảm bảo nguyên tắc hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao tại
2. Trên cơ sở chỉ tiêu, nhiệm vụ do Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự giao, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho Chi cục Thi hành án dân sự, Chấp hành viên thuộc Cục Thi hành án dân sự; có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá mức độ hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chi cục Thi hành án dân sự và Chấp hành viên thuộc Cục Thi hành án dân sự.
3. Trên cơ sở chỉ tiêu, nhiệm vụ do Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự giao, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho Chấp hành viên thuộc Chi cục; có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện chỉ tiêu và đánh giá mức độ hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chấp hành viên thuộc chi cục.
4. Kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là cơ sở để chi thu nhập tăng thêm theo quy định hiện hành và bình xét thi đua khen thưởng năm 2016 đối với các cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên.
Để đảm bảo thực hiện có kết quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại
1. Về xây dựng thể chế
Đẩy nhanh tiến độ tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các cơ quan thi hành án dân sự địa phương trong tổ chức thi hành án dân sự; tích cực tham gia, phối hợp xây dựng các văn bản pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Luật liên quan mới được Quốc hội thông qua, nhất là các nội dung liên quan đến thi hành án dân sự.
2. Về chỉ đạo, điều hành và phối hợp liên ngành
a) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự đã được giao, trong đó chú trọng các biện pháp nhằm đảm bảo tính thực chất kết quả thi hành án dân sự; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tiếp tục cải tiến công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ theo hướng sâu sát, cụ thể và xác định rõ trách nhiệm, thời gian hoàn thành; tổ chức quán triệt, triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra; phối hợp thanh tra, kiểm sát, giám sát công tác thi hành án dân sự.
b) Tiếp tục phát huy công tác phối hợp liên ngành từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ thi hành án dân sự, hoạt động Thừa phát lại, công tác tổ chức cán bộ thi hành án dân sự.
c) Chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự các cấp và sự phối hợp của các ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án và các cơ quan liên quan khác trong tổ chức thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự trên địa bàn; Cục Thi hành án dân sự đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu thi hành án xong về việc và về tiền năm 2015 phiên sang chỉ tiêu theo quy định mới để tổ chức thi hành và chỉ đạo thi hành án phấn đấu tỷ lệ thi hành xong năm 2016 cao hơn năm 2015.
3. Về công tác tổ chức cán bộ và đảm bảo cơ sở vật chất
a) Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự, nhất là cán bộ quản lý và cán bộ có chức danh pháp lý đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; tiếp tục triển khai việc điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên, Thẩm tra viên, công chức khác để tăng cường cho các địa phương có nhiều việc thi hành án và thiếu nguồn nhân lực. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ công chức thi hành án dân sự, nhất là đối với đội ngũ lãnh đạo quản lý và chức danh pháp lý; rà soát, kiên quyết thay thế Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, nhất là Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự vi phạm về phẩm chất đạo đức, yếu về năng lực trình độ; xử lý nghiêm những cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà, vi phạm đạo đức, lối sống và chuyên môn, nghiệp vụ; khen thưởng kịp thời và bảo đảm các chế độ, chính sách đối với người làm công tác thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan thi hành án dân sự sau khi được phê duyệt và Kế hoạch đầu tư năm 2016 cho các cơ quan thi hành án dân sự.
c) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành và trong công tác chuyên môn nghiệp vụ, góp phần tạo sự minh bạch, công khai trong hoạt động thi hành án dân sự để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 648/TCTHADS-VP về tập trung thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự năm 2018 do Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 2 Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 3 Quyết định 940/QĐ-TCTHADS năm 2015 về giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho cơ quan thi hành án dân sự địa phương năm 2016 do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 4 Nghị quyết 111/2015/QH13 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân,Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo do Quốc hội ban hành
- 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự
- 6 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014
- 7 Quyết định 603/QĐ-BTP năm 2013 về kế hoạch triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự theo Nghị quyết 37/NQ-QH13 năm 2012 và Quyết định 316/QĐ-TTg năm 2013 do Bộ Tư pháp ban hành
- 8 Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 9 Quyết định 858/QĐ-BTP năm 2009 về phân bổ chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự năm 2009 cho thi hành án dân sự địa phương do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 10 Luật thi hành án dân sự 2008
- 1 Quyết định 858/QĐ-BTP năm 2009 về phân bổ chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự năm 2009 cho thi hành án dân sự địa phương do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Quyết định 603/QĐ-BTP năm 2013 về kế hoạch triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự theo Nghị quyết 37/NQ-QH13 năm 2012 và Quyết định 316/QĐ-TTg năm 2013 do Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 4 Công văn 648/TCTHADS-VP về tập trung thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự năm 2018 do Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành