ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2198/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 15 tháng 7 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09/6/2000;
Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi;
Căn cứ Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 61/TTr-STP ngày 28/6/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong giải quyết thủ tục hành chính về nuôi con nuôi, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tư pháp, Lao động, Thương binh và Xã hội, Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Giám đốc các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ NUÔI CON NUÔI, QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Quy chế này quy định việc phối hợp thực hiện các thủ tục hành chính về nuôi con nuôi, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về nuôi con nuôi, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai gồm:
1. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
2. Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam;
3. Nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam;
4. Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài;
5. Công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài;
6. Ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
Các cơ quan, tổ chức được quy định trong Quy chế này bao gồm: Sở Tư pháp; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Công an tỉnh; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1. Đảm bảo mối quan hệ phối hợp trong thực hiện thủ tục hành chính một cách đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức; đảm bảo thời hạn cung cấp thông tin, giải quyết hồ sơ, chế độ quản lý hồ sơ và xác định trách nhiệm cụ thể giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Việc phối hợp không làm cản trở đến hoạt động của từng cơ quan, tổ chức và ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân.
3. Tuân thủ nghiêm chỉnh quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết hồ sơ.
4. Thực hiện kiểm tra, giám sát, trao đổi thông tin kịp thời, chính xác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm khi thực hiện thủ tục hành chính về nuôi con nuôi, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
5. Thực hiện tinh thần cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết hồ sơ so với thời gian theo quy định.
Điều 4. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
1. Niêm yết công khai và hướng dẫn cho người dân các thủ tục hành chính về nuôi con nuôi, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
2. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ về nuôi con nuôi, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài khi đủ các thành phần, giấy tờ cần thiết và thu lệ phí giải quyết hồ sơ theo quy định.
3. Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ nuôi con nuôi, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi đối với hồ sơ nuôi con nuôi hoặc trường hợp nghi vấn, có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của hai bên nam, nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, đề nghị cơ quan Công an xác minh hồ sơ theo quy định.
4. Thực hiện các nghiệp vụ như phỏng vấn, bổ túc hồ sơ cần thiết theo quy định nhằm hoàn thiện hồ sơ.
5. Đề xuất ý kiến bằng văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đối với từng hồ sơ cụ thể.
6. Thông báo kết quả giải quyết hồ sơ cho đương sự. Trong trường hợp giải quyết hồ sơ chậm hơn so với quy định phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do chậm trễ.
7. Tổ chức Lễ giao nhận con nuôi; Lễ đăng ký kết hôn; trao Quyết định công nhận cha, mẹ, con.
8. Cấp các loại bản sao Giấy tờ về nuôi con nuôi, hộ tịch có yếu tố nước ngoài theo quy định.
9. Tổ chức lưu trữ, quản lý hồ sơ, tra cứu và cung cấp thông tin liên quan đến hồ sơ nuôi con nuôi, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định.
10. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thẩm tra, xác minh và có văn bản trả lời đối với hồ sơ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
11. Sau khi giải quyết việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, công nhận việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con theo quy định, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để ghi chú vào sổ hộ tịch.
12. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, tổ chức thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực nuôi con nuôi, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Điều 5. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Trên cơ sở văn bản đề nghị, kèm theo hồ sơ có liên quan do Sở Tư pháp chuyển đến, Công an tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ liên quan xác minh và thông báo kết quả để Sở Tư pháp giải quyết hồ sơ cho đương sự.
2. Thông báo kết quả xác minh hồ sơ của Công an tỉnh được chuyển giao cho Sở Tư pháp theo đúng quy định của pháp luật về công tác văn thư.
3. Thời hạn xác minh hồ sơ được thực hiện theo Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Thời hạn xác minh hồ sơ được tính kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp.
Trong trường hợp Công an tỉnh không thể thông báo kết quả xác minh đúng thời hạn quy định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để Sở Tư pháp làm cơ sở trả lời và gia hạn thời gian giải quyết hồ sơ cho đương sự.
Điều 6. Trách nhiệm của Văn phòng UBND tỉnh
1. Trong thời hạn quy định kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất kèm theo hồ sơ về nuôi con nuôi, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có liên quan do Sở Tư pháp chuyển đến, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký và trả kết quả giải quyết cho Sở Tư pháp.
2. Trong trường hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh không thể giải quyết hồ sơ đúng thời hạn quy định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để Sở Tư pháp làm cơ sở trả lời và gia hạn thời gian giải quyết hồ sơ cho đương sự.
3. Trường hợp hồ sơ bị từ chối đăng ký hoặc không được chấp thuận thì Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ký văn bản thông báo và nêu rõ lý do việc từ chối đăng ký hoặc không chấp thuận giải quyết.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
1. Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc chỉ đạo các cơ sở nuôi dưỡng chuẩn bị các giấy tờ trong hồ sơ trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và cơ quan, tổ chức thành lập cơ sở nuôi dưỡng kiểm tra, đánh giá và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ định cơ sở nuôi dưỡng được cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài.
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và cho trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi, bảo đảm đúng đối tượng theo quy định của pháp luật.
4. Kiểm tra, theo dõi việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân vì mục đích bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh
1. Thành lập và phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
3. Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam. Hướng dẫn, giúp đỡ phụ nữ tổ chức tốt cuộc sống gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo Phòng Tư pháp các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật có liên quan đến công tác giải quyết thủ tục hành chính về nuôi con nuôi, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thực hiện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để làm thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.
2. Phối hợp thực hiện niêm yết việc nhận cha, mẹ, con.
3. Ghi chú vào sổ hộ tịch các việc nuôi con nuôi, đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; công nhận việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
4. Thực hiện báo cáo ngay bằng văn bản cho Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu trong quá trình thực hiện việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để làm thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài; niêm yết việc nhận cha, mẹ, con theo yêu cầu của Sở Tư pháp mà phát sinh khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
1. Tư vấn những vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cho công dân Việt Nam theo hướng dẫn của Hội Liên hiệp phụ nữ.
2. Tư vấn, bồi dưỡng cho công dân Việt Nam về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật về hôn nhân và gia đình, về nhập cư của nước mà đương sự dự định kết hôn với công dân nước đó.
3. Tư vấn, giúp đỡ người nước ngoài tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam.
4. Giúp đỡ các bên kết hôn tìm hiểu các vấn đề về hoàn cảnh cá nhân, gia đình, xã hội của mỗi bên và các vấn đề khác liên quan mà các bên yêu cầu; tạo điều kiện để họ tiến tới hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, một vợ, một chồng.
5. Cấp giấy xác nhận cho công dân Việt Nam sau khi đã được tư vấn, bồi dưỡng theo quy định.
6. Giúp đỡ các bên kết hôn hoàn tất hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, nếu có yêu cầu.
7. Trường hợp công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có nhu cầu giới thiệu người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam để kết hôn thì Trung tâm thực hiện giới thiệu.
8. Được thực hiện hoạt động hợp tác với tổ chức tư vấn, hỗ trợ hôn nhân hợp pháp của nước ngoài có liên quan để giải quyết những vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm của các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em
1. Đảm bảo đủ các điều kiện tốt nhất cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em theo quy định của pháp luật.
2. Đảm bảo đội ngũ nhân viên đủ tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn trong lĩnh vực chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em và am hiểu về lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài.
3. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong việc chuẩn bị các giấy tờ trong hồ sơ trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
1. Mối quan hệ công tác giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan là quan hệ dựa trên nguyên tắc phối hợp, tôn trọng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trong những trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức hội nghị liên tịch; ký kết văn bản liên tịch; thành lập Đoàn công tác liên ngành để kiểm tra, thanh tra hoặc khảo sát tình hình tổ chức thực hiện Quy chế này.
Điều 14. Chế độ giao, nhận hồ sơ
1. Sở Tư pháp cử công chức trực tiếp thực hiện việc chuyển, giao công văn hoặc hồ sơ đến Công an tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và nhận về khi có kết quả xác minh hoặc kết quả giải quyết hồ sơ.
2. Đối với việc giao nhận hồ sơ, tài liệu giữa Sở Tư pháp với các cơ quan khác thực hiện thông qua việc gửi, nhận hồ sơ bằng đường bưu điện.
3. Việc giao, nhận hồ sơ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về công tác văn thư.
Điều 15. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Sở Tư pháp thực hiện việc thống kê, báo cáo định kỳ 6 tháng, năm và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình giải quyết thủ tục hành chính về nuôi con nuôi, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Các cơ quan, tổ chức khi báo cáo định kỳ hoặc đột xuất những vấn đề có liên quan đến phạm vi áp dụng của Quy chế này theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền thì đồng thời gửi Sở Tư pháp một bản để theo dõi.
Điều 16. Giải quyết những khó khăn, vướng mắc
1. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế, Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp, thống nhất với các cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh.
2. Trong quá trình giải quyết hồ sơ mà có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, đơn vị thì Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo và đề xuất hướng giải quyết trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 17. Trách nhiệm thực hiện
1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Đề nghị Hội Liên Hiệp phụ nữ tỉnh quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với Trung tâm Tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
3. Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm định kỳ hàng năm và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả tổ chức thực hiện Quy chế này.
Điều 18. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện, Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thường theo dõi, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Quy chế này cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương./.
- 1 Quyết định 900/QĐ-UBND năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về Quy chế phối hợp giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh
- 2 Quyết định 900/QĐ-UBND năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về Quy chế phối hợp giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh
- 1 Quyết định 05/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 18/2006/QĐ-UBND và 49/2013/QĐ-UBND do tỉnh Hà Nam ban hành
- 2 Quyết định 17/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3 Quyết định 3647/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Quyết định 17/2004/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện Nghị định 68/2002/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 4 Quyết định 89/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp liên ngành để tham mưu, tư vấn trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5 Quyết định 53/2013/QĐ-UBND về Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận
- 6 Nghị định 24/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- 7 Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi
- 8 Luật nuôi con nuôi 2010
- 9 Quyết định 60/2008/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
- 10 Chỉ thị 15/2005/CT-UB tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 11 Quyết định 43/2004/QĐ-UB về Quy chế phối hợp thực hiện Nghị định 68/2002/NĐ-CP về thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài do tỉnh Bình Phước ban hành
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 13 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000
- 1 Quyết định 53/2013/QĐ-UBND về Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận
- 2 Quyết định 43/2004/QĐ-UB về Quy chế phối hợp thực hiện Nghị định 68/2002/NĐ-CP về thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài do tỉnh Bình Phước ban hành
- 3 Quyết định 89/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp liên ngành để tham mưu, tư vấn trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4 Quyết định 17/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5 Quyết định 3647/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Quyết định 17/2004/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện Nghị định 68/2002/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 6 Chỉ thị 15/2005/CT-UB tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 7 Quyết định 60/2008/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
- 8 Quyết định 05/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 18/2006/QĐ-UBND và 49/2013/QĐ-UBND do tỉnh Hà Nam ban hành