Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2217/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BỐ TRÍ HỆ THỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 75/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi;

Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành Nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 238/QĐ-UBND ngày 25/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1458/QĐ-UBND ngày 8/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt đề cương và dự toán khảo sát, lập Quy hoạch bố trí hệ thống cây trồng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020; Quyết định số 957/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc thành lập Hội đồng thẩm định dự án Quy hoạch bố trí hệ thống cây trồng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Báo cáo thẩm định số 2897/BC-SNNPTNT ngày 11/12/2014 thẩm định Dự án Quy hoạch Bố trí hệ thống cây trồng nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Bố trí hệ thống cây trồng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu quy hoạch

a) Mục tiêu chung:

- Quy hoạch bố trí hệ thống cây trồng nông nghiệp hợp lý trên cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương trong tỉnh; xác định các loại cây trồng chủ lực của tỉnh để tập trung đầu tư phát triển.

- Đảm bảo anh ninh lương thực, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, tạo sản phẩm có số lượng lớn và chất lượng cao, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ ổn định nhằm phục vụ tốt nhu cầu nguyên liệu cho ngành chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt, đảm bảo sản xuất ổn định và bền vững, giải quyết việc làm, tăng thu nhập nhằm nâng cao đời sống nhân dân, góp phần giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh.

- Đầu tư phát triển những loại cây trồng có lợi thế so sánh, ổn định diện tích đất chuyên trồng lúa nước; phát triển sản xuất lúa chất lượng cao, rau an toàn, cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm; chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa (không làm biến dạng đất trồng lúa) theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng đất, nguồn nước, lao động và vốn đầu tư.

- Thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ngãi;

b) Mục tiêu cụ thể:

- Tổng sản lượng lương thực đến năm 2025 đạt 527.522 tấn,

- Lương thực đầu người đến năm 2025 đạt 330 kg/người/năm.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt hàng năm trong giai đoạn 2015-2020 đạt 1,9%/năm, giai đoạn 2021-2025 đạt 2,1%/năm (theo giá so sánh năm 2010).

- Tỷ trọng ngành trồng trọt đến năm 2020 chiếm 48,6% và đến năm 2025 chiếm 44,6% trong tổng cơ cấu nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp.

- Bình quân giá trị sản xuất trên 01 ha đất trồng trọt đến năm 2025 đạt trên 67 triệu đồng/ha/năm.

- Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đến năm 2020 còn 40,4% và đến năm 2025 còn 35% trong tổng số lao động.

- Giải quyết thêm công ăn việc làm cho khoảng 10 - 15 ngàn lao động nông nghiệp.

2. Nội dung, qui mô quy hoạch

a) Quy hoạch sử dụng đất bố trí cây trồng nông nghiệp đến năm 2025:

Tổng diện tích đất bố trí trồng cây nông nghiệp đến năm 2020 là 130.606 ha, giảm 10.128 ha so với năm 2013 và đến năm 2025 là 126.515 ha, giảm so với năm 2013 là 14.220 ha, trong đó:

- Đất trồng lúa: Đến năm 2025 có diện tích 36.375 ha, giảm so với năm 2013 là 8.016 ha.

- Đất trồng cây hàng năm khác: Đến năm 2025 có diện tích 58.700 ha, tăng so với năm 2013 là 8.085 ha, chủ yếu bố trí trồng các loại cây: ngô, mía, mì, lạc, rau, đậu các loại cây hàng năm khác,...

- Đất trồng cây lâu năm: Đến năm 2025 có diện tích 31.440 ha, giảm so với năm 2013 là 14.288 ha. Chủ yếu bố trí trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, cây lâu năm khác,...

b) Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp giai đoạn 2013-2025

TT

Hạng mục

ĐVT

Qua các giai đoạn

Nhịp độ tăng (%)

2013

2020

2025

2015-2020

2021-2025

I

GTSX nông nghiệp (giá SS 2010)

tỷ đồng

7.127

10.526

12.272

105,7

103,1

1

Trồng trọt

tỷ đồng

4.487

5.111

5.664

101,9

102,1

 

- Cây lương thực có hạt

tỷ đồng

2.285

2.427

2.563

100,9

101,1

 

- Cây rau, đậu thực phẩm

tỷ đồng

950

1.103

1.195

102,2

101,6

 

- Cây công nghiệp hàng năm

tỷ đồng

407

530

564

103,9

101,3

 

- Cây công nghiệp lâu năm

tỷ đồng

84

116

170

104,7

108,0

 

- Cây ăn quả

tỷ đồng

80

139

189

108,3

106,3

 

- Sản phẩm phụ trồng trọt

tỷ đồng

682

796

982

102,2

104,3

2

Chăn nuôi

tỷ đồng

2.276

4.741

5.696

111,1

103,7

 

- Gia súc

tỷ đồng

1.757

3.727

4.592

111,3

104,3

 

- Gia cầm

tỷ đồng

454

794

849

108,3

101,4

 

- Thú nuôi khác

tỷ đồng

10

25

29

115,0

102,9

 

- SPCN không qua giết thịt

tỷ đồng

56

195

226

119,4

103,0

3

Dịch vụ nông nghiệp

tỷ đồng

363

674

912

109,2

106,2

II

GTSX nông nghiệp (giá hiện hành)

tỷ đồng

9.397

13.838

16.150

105,7

103,1

1

Trồng trọt

tỷ đồng

5.538

6.493

7.195

102,3

102,1

2

Chăn nuôi

tỷ đồng

3.279

6.483

7.788

110,2

103,7

3

Dịch vụ nông nghiệp

tỷ đồng

580

862

1.167

105,8

106,2

III

Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành)

%

100,0

100,0

100,0

 

 

1

Trồng trọt

%

58,9

48,6

44,6

 

 

2

Chăn nuôi

%

34,9

45,0

48,2

 

 

3

Dịch vụ nông nghiệp

%

6,2

6,4

7,2

 

 

c) Quy hoạch bố trí các loại cây trồng chủ yếu đến năm 2025:

c1) Nhóm cây lương thực:

- Đến năm 2025 tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh là 527.522 tấn, tăng so với năm 2013 là 58.967 tấn. Trong đó, sản lượng thóc là 445.622 tấn và ngô là 81.900 tấn.

- Sản lượng lương thực bình quân đầu người đến năm 2020 là 336kg, giảm so với năm 2013 là 43kg và đến năm 2025 là 330kg giảm so với năm 2013 là 49kg.

* Cây lúa

- Từ năm 2020 đến năm 2025, diện tích đất canh tác lúa ổn định 36.375 ha, giảm so với năm 2013 là 8.016 ha. Trong đó đất chuyên trồng lúa là 35.500 ha và đất lúa 01 vụ là 875 ha. Vùng trồng lúa được bố trí ở 13 huyện, thành phố của tỉnh.

- Diện tích gieo trồng lúa hàng năm toàn tỉnh đến năm 2025 là 71.875 ha, phấn đấu đến năm 2020 năng suất bình quân đạt 60,0 tạ/ha, sản lượng đạt 431.250 tấn và đến năm 2025 năng suất bình quân đạt 62 tạ/ha, sản lượng đạt 445.622 tấn.

- Vùng sản xuất lúa chất lượng cao - sản xuất lúa giống:

+ Quy hoạch vùng lúa chất lượng cao đến năm 2020 là 5.000 ha, đến năm 2025 là 10.000 ha. Vùng sản xuất lúa chất lượng cao quy hoạch tại các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi.

+ Quy hoạch vùng sản xuất lúa giống của tỉnh là 360 ha (tại các huyện: Bình Sơn 53ha, Sơn Tịnh 37ha, Tư Nghĩa 50ha, Nghĩa Hành 40ha, Mộ Đức 100ha, Đức Phổ 50ha và thành phố Quảng Ngãi 30ha), sản lượng khoảng 3.600 tấn lúa giống các loại, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu lúa giống phục vụ sản xuất trong tỉnh.

* Cây ngô:

- Quy hoạch diện tích canh tác đến năm 2020 là 6.000 ha, đến năm 2025 là 6.500 ha, tăng so với năm 2013 là 2.000 ha. Vùng sản xuất ngô chủ yếu bố trí tại các bãi đất bồi, đất thổ, ven sông, suối thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Lý Sơn và trồng phân tán, rãi rác ở các huyện còn lại trong tỉnh.

- Diện tích gieo trồng: Đến năm 2020, ổn định 12.000 ha, phấn đấu năng suất bình quân đạt 60,0 tạ/ha, sản lượng đạt 72.000 tấn. Đến năm 2025, ổn định 13.000 ha, phấn đấu năng suất bình quân đến năm 2025 đạt 63,0 tạ/ha, sản lượng đạt 81.900 tấn.

c2) Nhóm cây nguyên liệu:

* Cây mía

Ổn định diện tích mía đứng từ năm 2020 đến năm 2025 là 5.200 ha, giảm so với năm 2013 là 77 ha. Phấn đấu năng suất mía bình quân đến năm 2020 đạt 650 tạ/ha, sản lượng 338.000 tấn và đến năm 2025 đạt 700 tạ/ha, sản lượng 364.000 tấn, đáp ứng đủ nguồn nguyên liệu cho Nhà máy đường Phổ Phong (công suất 2.000 tấn mía cây/ngày) hoạt động ổn định và có hiệu quả.

* Cây mì

Từ năm 2020 đến năm 2025, quy hoạch diện tích trồng mì hàng năm là 18.000 ha, giảm so với năm 2013 là 2.487 ha. Đầu tư thâm canh mì để năng suất bình quân đến năm 2020 đạt 240 tạ/ha, sản lượng khoảng 432.000 tấn và đến năm 2025 đạt năng suất 260 tạ/ha, sản lượng khoảng 468.000 tấn, đáp ứng đủ nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến tinh bột, chế biến thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học (tổng diện tích trồng mì hàng năm là 18.000 ha, có 13.000 ha trên đất trồng cây hàng năm và 5.000 ha trên đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất).

* Cây Quế

Quy hoạch đến năm 2025 là 5.255 ha, trong đó diện tích hiện có 3.000 ha và đầu tư trồng mới 2.255 ha. Đến năm 2025, diện tích quế thu hoạch hàng năm khoảng 1.700 ha, năng suất khai thác bình quân 1,7 tấn vỏ tươi/ha, sản lượng 2.890 tấn vỏ tươi. Địa điểm bố trí trồng ở 3 huyện: Trà Bồng 2.800 ha, Tây Trà 1.200 ha và Sơn Tây 1.255 ha.

* Cây cao su

Quy hoạch đất trồng cao su đến năm 2025 là 3.000 ha (tập trung tại 4 huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tây Trà và Sơn Hà) để đảm bảo cho Công ty Cao su Quảng Ngãi hoạt động có hiệu quả và đủ điều kiện xây dựng Nhà máy chế biến mủ cao su tại tỉnh Quảng Ngãi.

* Cây lạc

Quy hoạch diện tích canh tác lạc đến năm 2025 là 5.000 ha, tăng so với năm 2013 là 750 ha; diện tích gieo trồng là 7.000 ha, năng suất đạt bình quân 30 tạ/ha, sản lượng đạt 21.000 tấn.

* Cây dừa

Quy hoạch diện tích trồng dừa đến năm 2025 là 3.000 ha, năng suất dừa đạt 10.000 trái/ha đối với dừa lấy cùi và 12.000 trái/ha đối với dừa lấy nước uống; trong đó cần cải tạo vườn dừa cũ theo hướng trồng dừa lấy nước uống. Vùng trồng dừa chủ yếu là trồng phân tán thuộc các huyện đồng bằng ven biển: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ.

* Cây chè

Quy hoạch và phát triển vùng chè truyền thống (cải tạo, khôi phục vùng chè cũ các huyện Minh Long, xã Trà Nham - huyện Tây Trà) đến năm 2025 là 100 ha, sản lượng đạt 500 tấn chè tươi để cung cấp nhu cầu trong tỉnh và tăng nguồn thu nhập cho người dân.

* Cây hồ tiêu

Tăng cường đầu tư, thâm canh và duy trì ổn định diện tích cây hồ tiêu hiện có là 124 ha (tỷ lệ đạt 03 tấn hạt tươi/01 tấn hạt khô), sản lượng thu hoạch đạt: 136 tấn hạt tươi.

* Cây cau

Duy trì diện tích cau hiện có đến năm 2025 là 2.000 ha; trong đó diện tích thu hoạch 1.500 ha, năng suất bình quân 160 tạ/ha, sản lượng 24.000 tấn cau tươi. Vùng trồng cau tập trung chủ yếu ở các huyện: Sơn Tây, Sơn Hà, Nghĩa Hành và rãi rác ở các huyện còn lại trong tỉnh.

c3) Nhóm cây trồng đa dạng hóa sản phẩm:

* Cây rau các loại và hoa tươi

- Cây rau: Quy hoạch diện tích canh tác rau đến năm 2025 là 6.500 ha, tăng so với năm 2013 là 260 ha. Vùng trồng rau tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng và rãi rác ở các huyện còn lại trong tỉnh. Ổn định diện tích gieo trồng rau hàng năm khoảng 14.000 ha, năng suất bình quân 185 tạ/ha, sản lượng đạt 259.000 tấn rau các loại; gồm các chủng loại rau chủ yếu là: Rau ăn lá, rau ăn quả và các loại rau gia vị.

- Hoa tươi: Xây dựng các vùng trồng hoa tại một số xã ở các huyện: Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn, Nghĩa Hành với qui mô 5-10 ha/vùng. Bố trí trồng luân canh, xen canh trong đất trồng rau trong vườn hộ gia đình.

* Đậu các loại

Quy hoạch đến năm 2025 khoảng 1.700 ha canh tác, tăng so với năm 2013 là 587 ha; phấn đấu đến năm 2025, diện tích gieo trồng đậu các loại là 4.500ha, năng suất bình quân đạt 27 tạ/ha, sản lượng đạt 12.150 tấn.

* Cây hành, tỏi:

Đến năm 2025, Quy hoạch ổn định diện tích trồng hành, tỏi ở huyện Lý Sơn là 300 ha, phấn đấu nâng cao năng suất bình quân đạt 68 tạ/ha, sản lượng đạt 2.040 tấn.

* Cây ăn quả

Năm 2025, quy hoạch, cải tạo lại vườn tạp, vườn hộ gia đình và trồng phân tán khoảng 5.500 ha, tăng so với năm 2013 khoảng 2.058 ha. Phát triển đa dạng các loại cây ăn quả; trong đó ưu tiên phát triển một số loại cây ăn quả giá trị kinh tế cao, có lợi thế như: Bưởi da xanh, Chôm chôm Java, sầu riêng, thanh long ruột đỏ, mít thái, nhãn hạt lép, chuối tiêu,... và một số cây ăn quả truyền thống: mít, chuối, xoài,…..

c4) Quy hoạch cây trồng phục vụ chăn nuôi

Quy hoạch đồng cỏ gắn liền với việc phát triển đàn trâu, bò của các địa phương trong tỉnh khoảng 3.000 ha; trong đó quy hoạch ở các huyện đồng bằng: 2.150 ha, chiếm 71,6% diện tích quy hoạch, diện tích còn lại bố trí tại 6 huyện miền núi trong tỉnh; sản lượng hàng năm đạt khoảng 600.000 tấn có các loại.

d) Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh

- Cây mía làm nguyên liệu chế biến đường phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và sản xuất các sản phẩm bánh kẹo của Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi, với qui mô 5.200 ha mía đứng.

- Cây mì làm nguyên liệu chế biến tinh bột xuất khẩu và sản xuất Ethanol với qui mô 18.000 ha.

- Cây cao su làm nguyên liệu sản xuất, chế biến các sản phẩm công nghiệp và xuất khẩu với qui mô 3.000 ha.

- Cây quế làm nguyên liệu sản xuất đồ dùng mỹ nghệ và làm nguyên liệu sản xuất hương (nhang) với qui mô diện tích 5.255 ha.

- Cây cau làm nguyên liệu chế biến dược liệu và xuất khẩu với qui mô diện tích 2.000 ha.

- Cây tỏi chủ yếu làm gia vị, cung ứng cho tiêu dùng trong nước và làm thuốc với qui mô diện tích 300 ha.

- Vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn là 293 ha để phục vụ nhu cầu sử dụng rau xanh toàn tỉnh.

đ) Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Tổng diện tích đất chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 8.916 ha;

Trong đó:

+ Đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng lạc, rau đậu, cây hàng năm khác, cây ăn quả, cỏ chăn nuôi: 4.396 ha.

+ Đất mía chuyển sang trồng mì, rau, đậu các loại: 553 ha.

+ Đất mì chuyển sang trồng đậu các loại, cỏ chăn nuôi, v.v...: 1.000 ha.

+ Đất màu kém hiệu quả chuyển sang trồng mía, cỏ chăn nuôi: 237 ha.

+ Đất trồng cây lâu năm khác chuyển sang trồng cỏ chăn nuôi, trồng cao su, v.v...: 995 ha.

+ Cải tạo vườn tạp để trồng cỏ, trồng cây ăn quả: 1.735 ha.

e) Các dự án ưu tiên đầu tư

- Dự án đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu.

- Dự án đầu tư phát triển vùng mì nguyên liệu.

- Dự án đầu tư phát triển vùng cao su nguyên liệu.

- Dự án hỗ trợ sản xuất giống lúa thuần mới chất lượng cao giai đoạn 2015-2020.

- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.

- Dự án hỗ trợ chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn và cỏ phục vụ chăn nuôi.

- Dự án hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao.

- Dự án hỗ trợ xây dựng HTX, tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

- Dự án xây dựng cánh đồng mẫu đạt giá trị sản xuất 150 triệu/ha/năm.

3. Khái toán vốn đầu tư:

a) Nguồn vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư: 356 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách đầu tư: 106 tỷ đồng, chiếm 29,8% tổng vốn đầu tư.

- Vốn doanh nghiệp: 250 tỷ đồng, chiếm 70,2% tổng vốn đầu tư.

b) Phân kỳ vốn đầu tư:

- Giai đoạn 2015-2020: 209 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021-2025: 147 tỷ đồng.

Bảng: Nguồn vốn đầu tư ngành trồng trọt giai đoạn 2015-2025

ĐVT: tỷ đồng

STT

Hạng mục

Tổng vốn

Nguồn vốn

Giai đoạn đầu tư

Ngân sách

Doanh nghiệp

2015-2020

2021-2025

1

Đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu

15

 

15

8

8

2

Đầu tư phát triển vùng mì nguyên liệu

20

 

20

10

10

3

Đầu tư phát triển vùng cao su nguyên liệu

180

 

180

90

90

4

Hỗ trợ sản xuất giống lúa thuần mới chất lượng cao giai đoạn 2015-2020

16

16

 

16

 

5

Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo chất lượng cao

25

 

25

25

 

6

Hỗ trợ chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn và cỏ phục vụ chăn nuôi

10

10

 

10

 

7

Hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao

15

15

 

8

8

8

Hỗ trợ xây dựng HTX, tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

10

 

10

5

5

9

Xây dựng cánh đồng mẫu đạt GTSX 150 triệu/ha/năm

10

10

 

10

 

10

Đầu tư xây dựng hệ thống trạm, trại phục vụ sản xuất

20

20

 

10

10

11

Các chương trình khuyến nông

35

35

 

18

17

 

TỔNG CỘNG

356

106

250

209

147

4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:

- Giải pháp về quy hoạch.

- Giải pháp về phát triển thị trường và xúc tiến thương mại.

- Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (thủy lợi, giao thông, cơ sở sản xuất,...).

- Giải pháp về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ (phát triển giống cây trồng, kỹ thuật canh tác và sau thu hoạch, công tác khuyến nông,...)

- Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu cây trồng và ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất (cơ cấu cây trồng, giống, mùa vụ và cơ giới hóa trong sản xuất trồng trọt).

- Giải pháp về đổi mới tổ chức sản xuất.

- Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.

- Giải pháp về chính sách đất đai.

- Giải pháp về chính sách tín dụng, đầu tư.

- Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp.

- Giải pháp về quản lý nhà nước.

- Giải pháp về bảo vệ môi trường.

5. Thời gian thực hiện: Từ năm 2015 đến năm 2025.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. UBND các huyện, thành phố:

- Quản lý qui hoạch, rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển một số cây trồng chủ yếu trên địa bàn cho phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh và quy hoạch cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu tại địa phương và quy hoạch tổng thể cấp huyện.

- Tổ chức triển khai, hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng quy hoạch đã được phê duyệt.

- Phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch trên địa bàn tỉnh; hàng năm báo cáo tình hình quản lý thực hiện Quy hoạch cho UBND tỉnh.

- Tham mưu đề xuất thực hiện các dự án ưu tiên trong vùng quy hoạch đã được phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Công thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Cục Thống kê tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT (NL) UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP (NL), KTTH, CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TNndt276.

CHỦ TỊCH




Lê Viết Chữ