Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2277/QĐ-CT

Quảng Bình, ngày 01 tháng 10 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUNG THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 16/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 1679/QĐ-UBND ngày 18/7/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1839/TTr-SGD-ĐT ngày 24/9/2012 và đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính chung thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Điều 2. Bãi bỏ nội dung công bố hai thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo đã được công bố tại Mục VII, Phần II, Quyết định số 1582/QĐ-UBND ngày 01/7/2009 của UBND tỉnh về việc công bố Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, cụ thể:

1. Cấp bằng tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở;

2. Cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

Điều 3. Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn cấp huyện tổ chức việc công khai và thực hiện các thủ tục hành chính này theo quy định.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ, Cục KS TTHC;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh; Sở Giáo dục và Đào tạo;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài PT-TH, Báo QB;
- TT Tin học, TT Công báo;
- Lưu: VT, KSTTHC (2), VX.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Tiến Dũng

 

CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUNG THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2277/QĐ-CT ngày 01 tháng 10 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình)

PHẦN I. DANH MỤC CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TT

Tên thủ tục hành chính

1

Chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ thuộc thẩm quyền của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.

2

Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc thuộc thuộc thẩm quyền của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUNG THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

1. Thủ tục: Chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ thuộc thẩm quyền của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.

* Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị hồ sơ nộp hồ sơ tại Tổ Trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.

Bước 2: Chuyên viên Tổ Trung học cơ sở tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ thì ghi giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả, nếu chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho người nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ.

Bước 3: Chuyên viên Tổ Trung học cơ sở xử lý hồ sơ hoàn thành thủ tục trình lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ.

Bước 4: Chuyên viên Trung học cơ sở thực hiện các thủ tục đối với văn bản đi và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo phiếu hẹn.

Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày thứ 2, 4, 6 trong tuần trừ các ngày lễ, Tết.

Nếu cá nhân yêu cầu gửi kết quả theo đường bưu điện thì người yêu cầu phải trả cước phí bưu điện cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Qua đường bưu điện.

* Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ;

b) Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người được cấp văn bằng, chứng chỉ;

c) Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;

d) Quyết định cho phép thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;

đ) Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn;

e) Các tài liệu chứng minh văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ khi người học đã ký nhận văn bằng, chứng chỉ nhưng nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ;

Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ tại các mục b, c, d, đ và e có thể là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.

Nếu hồ sơ là bản sao không có chứng thực thì người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ phải xuất trình bản chính để đối chiếu; người đối chiếu phải ký xác nhận và ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Nếu tài liệu trong hồ sơ là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ không phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

* Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo; UBND cấp xã, cơ quan công an cấp xã.

* Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định chỉnh sửa (không chỉnh sửa trực tiếp trên văn bằng, chứng chỉ).

* Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

* Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Phí, lệ phí: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp sau đây:

1. Sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người được cấp văn bằng, chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận việc thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh theo quy định của pháp luật.

2. Người học đã ký nhận văn bằng, chứng chỉ nhưng nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ.

(Điều 21a Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 22/2012/TT-BGDĐT).

* Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 sửa đổi bổ sung 2009;

- Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;

- Thông tư 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20/6/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Thủ tục: Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc thuộc thẩm quyền của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.

* Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc chuẩn bị hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hồ sơ tại Tổ Trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Chuyên viên Tổ Trung học cơ sở tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ thì ghi giấy biên nhận và hẹn thời gian trả kết quả; nếu chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho người nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ.

Bước 3: Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, kiểm tra tính hợp pháp của việc yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ, đối chiếu với sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc. Nội dung bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc phải đúng với nội dung đã ghi trong sổ gốc.

Bước 4: Chuyên viên Tổ Trung học cơ sở thực hiện các thủ tục đối với văn bản đi và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo phiếu hẹn.

Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày thứ 2, 4, 6 trong tuần trừ các ngày lễ, Tết.

Nếu cá nhân yêu cầu gửi kết quả theo đường bưu điện thì người yêu cầu phải trả cước phí bưu điện cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Qua đường bưu điện.

* Thành phần hồ sơ:

(*) Trường hợp trực tiếp thực hiện tại cơ quan hành chính nhà nước:

1. Xuất trình chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác.

2. Xuất trình giấy tờ chứng minh là người có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc. (Đối với trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là người đại diện hợp pháp, người được uỷ quyền hợp pháp của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ; cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ đã chết.)

(*) Trường hợp thực hiên qua đường bưu điện:

1. Gửi yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.

2. Gửi bản chính hoặc bản sao có chứng thực chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác.

3. Gửi bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc. (Đối với trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là người đại diện hợp pháp, người được uỷ quyền hợp pháp của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ; cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ đã chết.)

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết:

a) Trường hợp trực tiếp nhận yêu cầu: Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu.

b) Trường hợp yêu cầu được gửi qua đường bưu điện: Chậm nhất trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu theo dấu ngày đến của bưu điện.

Trường hợp không cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc cho người yêu cầu thì cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc văn bằng, chứng chỉ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: UBND cấp xã, cơ quan công an cấp xã.

* Kết quả của việc thực hiện TTHC: Bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.

Không hạn chế số lượng bản sao yêu cầu được cấp.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

* Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Phí, lệ phí: 20.000 đồng/bản sao.

(Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP và Quyết định 1413/QĐ-CT của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình)

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Những người sau đây có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc:

a) Người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ;

b) Người đại diện hợp pháp, người được uỷ quyền hợp pháp của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ;

c) Cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ đã chết.

(Khoản 1, Điều 27 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 22/2012/TT-BGDĐT).

* Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 sửa đổi bổ sung 2009;

- Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;

- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;

- Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực;

- Thông tư 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20/6/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Quyết định số 1413/QĐ-CT ngày 20/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc quy định nội dung và mức chi kinh phí tổ chức các kỳ thi, khen thưởng học sinh giỏi, cấp phát bằng tốt nghiệp.