ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 229/QĐ-UBND | Kiên Giang, ngày 29 tháng 01 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg; Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
Căn cứ Nghị quyết số 43/2016/NQ-HĐND ngày 01/10/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang;
Căn cứ Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 11/11/2014 của UBND tỉnh về đào tạo lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 3128/TTr-LĐTBXH ngày 27 tháng 12 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch số 3061/KHLS-TC-LĐTBXH-NNPTNT ngày 19/12/2018 của liên Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo theo Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 11/11/2014 của UBND tỉnh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (kèm theo Kế hoạch số 3061/KHLS-TC-LĐTBXH-NNPTNT ngày 19/12/2018),
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH KIÊN GIANG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3061/KHLS-TC-LĐTBXH-NNPTNT | Kiên Giang, ngày 19 tháng 12 năm 2018 |
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg; Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
Căn cứ Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng; Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 43/2016/NQ-HĐND ngày 01/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang;
Căn cứ kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 11/11/2014 của UBND tỉnh về đào tạo lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,
Liên Sở Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội - Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) và đào tạo theo kế hoạch số 106/KH-UBND năm 2019 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang:
1. Mục tiêu tổng quát
Thực hiện đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT; nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp; khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm nghèo bền vững.
Huy động tối đa nguồn lực, cùng với việc lồng ghép các chương trình, đề án, dự án có liên quan để tập trung đào tạo chuyên môn, bồi dưỡng kỹ năng mềm, tay nghề, ngoại ngữ, ý thức chấp hành kỷ luật và tác phong công nghiệp của người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là các địa bàn đang phát triển mạnh lĩnh vực du lịch, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản như: huyện Phú Quốc, Kiên Lương, Giang Thành, Châu Thành, U Minh Thượng, Kiên Hải; thành phố Rạch Giá, Hà Tiên,...
Đổi mới và phát triển đào tạo những ngành, nghề hiện tại xã hội đang có nhu cầu; những ngành, nghề dự kiến sẽ phát triển và thu hút lao động; đặc biệt là những ngành, nghề công nghiệp hỗ trợ; lĩnh vực phục vụ hoặc thay thế quá trình phát triển của nền công nghiệp 4.0; phát triển nông nghiệp theo hướng sạch và bền vững gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể
Năm 2019 toàn tỉnh tổ chức đào tạo cho 12.000 người (bao gồm nguồn kinh phí Trung ương, địa phương và liên kết đào tạo), trong đó: Lao động được đào tạo thuộc lĩnh vực nghề phi nông nghiệp chiếm 57%, thuộc lĩnh vực nghề nông nghiệp chiếm 43%.
Tập trung triển khai nhân rộng hoặc xây dựng mới các mô hình dạy nghề có hiệu quả; dạy nghề gắn với các doanh nghiệp, làng nghề, vùng chuyên canh, xã xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề cho người khuyết tật giúp họ tạo thu nhập và hòa nhập thị trường lao động.
Đẩy mạnh nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp và khu du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Sau đào tạo có ít nhất 80% trở lên số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. Không tổ chức đào tạo khi người lao động không dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập sau học nghề.
Tổ chức lồng ghép, huy động các nguồn lực trong đào tạo một cách linh hoạt, phù hợp giữa đề án, chương trình và các chính sách khác nhau tại địa phương; đồng thời, kêu gọi sự giúp đỡ của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ cho lao động về chi phí ăn, nghỉ trong thời gian học nghề để làm tại doanh nghiệp; lồng ghép các vấn đề về giới, môi trường, văn hóa, xã hội, kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp, ý thức chấp hành nội quy và tác phong công nghiệp linh hoạt phù hợp với đối tượng người học trong quá trình đào tạo nghề cho người lao động để nâng cao hiệu quả năng suất lao động, cải thiện chỉ số PCI của tỉnh.
1. Đối tượng và điều kiện hỗ trợ
a. Đối tượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
LĐNT từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi (đối với nữ), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, bao gồm:
- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã.
- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi.
Trong các đối tượng nêu trên, ưu tiên đào tạo nghề cho người lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số; người khuyết tật; người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh; lao động nữ bị mất việc làm và ngư dân.
- Xác định đối tượng hỗ trợ
+ Việc xác định đối tượng người lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số; người khuyết tật; người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh và ngư dân là các hồ sơ minh chứng cụ thể theo từng nhóm đối tượng thực hiện theo quy định hiện hành.
+ Đối với lao động nữ bị mất việc làm là: Lao động nữ đã có việc làm (làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng bao tiêu sản phẩm; làm việc cho tổ chức, cá nhân không có hợp đồng lao động; tự tạo việc làm trên địa bàn xã) nay đang trong tình trạng thất nghiệp, đang tìm kiếm việc làm, được UBND cấp xã xác nhận trong đơn đăng ký học nghề.
b. Đối tượng đào tạo theo kế hoạch 106/KH-UBND
- Là lao động có hộ khẩu thường trú tại xã, phường, thị trấn tham gia học nghề để làm việc theo nhu cầu đặt hàng của doanh nghiệp; làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch gồm:
+ Lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp; khu, cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh, chưa qua đào tạo hoặc đã đào tạo nhưng làm không đúng ngành nghề cần được đào tạo lại.
+ Lao động xã hội có nhu cầu học nghề để được làm việc tại các doanh nghiệp; khu, cụm công nghiệp, khu du lịch theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
+ Đào tạo nguồn lao động dự phòng, để cung ứng nguồn lực vào làm việc tại doanh nghiệp; khu, cụm công nghiệp, khu du lịch trên cơ sở dự kiến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố. Do UBND huyện, thành phố xác định và đưa vào kế hoạch đào tạo lao động từ đầu năm 2019.
- Độ tuổi người lao động được đào tạo từ 16 - 45 tuổi và một số trường hợp khác theo yêu cầu đặt hàng của doanh nghiệp.
c. Ngành, nghề đào tạo
Các ngành, nghề đào tạo cho LĐNT và đào tạo theo kế hoạch số 106/KH-UBND phải đa dạng, cụ thể, theo yêu cầu của người học, của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất; ngành nghề cụ thể do Ban chỉ đạo cấp huyện và doanh nghiệp lựa chọn trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch hoặc kế hoạch đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm giai đoạn đến năm 2020 của địa phương.
Danh mục ngành, nghề đào tạo căn cứ theo Quyết định của UBND tỉnh ban hành hàng năm. Nếu ngành nghề không có trong danh mục, các địa phương đề xuất về Ban chỉ đạo tỉnh (Sở Lao động - TB&XH) xem xét quyết định bổ sung.
Ưu tiên đào tạo trình độ sơ cấp đối với các ngành, nghề phục vụ nhu cầu sinh kế tại chỗ của người dân và đào tạo cung ứng lao động cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
d. Định mức hỗ trợ
- Đối tượng tại điểm a, b khoản này khi tham gia học nghề được hỗ trợ học phí theo quy định tại điểm a, khoản 1, mục III, Điều 1 Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang.
- Riêng các đối tượng thuộc nhóm tại điểm a khoản này gồm: Người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số; người khuyết tật; người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh; lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 3 tháng ngoài việc được miễn học phí còn được hỗ trợ thêm các khoản sau:
+ Hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học (trong đó: Lớp có thời gian đào tạo 100 giờ, người học nghề được hỗ trợ 375.000đ/người/khóa; lớp có thời gian đào tạo 188 giờ người học nghề được hỗ trợ 705.000đ/người/khóa) và tương ứng với các thời gian đào tạo khác nhau theo cách tính như sau:
Tổng số giờ thực học/khóa | x 30.000đ |
8 giờ |
+ Hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
- Đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.
- Các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm niêm yết các khoản chi phí đào tạo, chi hỗ trợ tại lớp học để người học giám sát; đồng thời thanh toán tiền ăn, tiền đi lại cho người học và quyết toán với nơi đã ký hợp đồng đào tạo sau khi kết thúc khóa học. Trường hợp người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ tự ý nghỉ học, bỏ học hoặc bị buộc thôi học thì không được hỗ trợ tiền ăn trong thời gian nghỉ học, bỏ học, thôi học và tiền đi lại (lượt về) theo quy định.
- Định mức chi/lớp căn cứ Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt định mức hỗ trợ chi phí đào tạo cho từng ngành, nghề cụ thể, được tính toán trên cơ sở về thời gian đào tạo, chi phí tiêu hao nguyên liệu của từng ngành, nghề và phân bổ về UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức triển khai, thực hiện trên địa bàn (trong đó: Tiền giảng nhà giáo tham gia giảng dạy là 65.000 đồng/giờ; Chi phí khai, bế giảng 800.000 đồng/khóa).
- Quy mô học viên mỗi lớp học tối đa không quá 35 người/lớp, tối thiểu từ 20 người/lớp trở lên.
- Mỗi lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo nghề một lần, những người đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ theo kế hoạch này. Riêng những người đã được hỗ trợ đào tạo nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND cấp xã xem xét xác nhận vào đơn học nghề để chuyển đổi việc làm nhưng tối đa không quá 03 lần.
2. Cơ sở đào tạo và chính sách đối với nhà giáo đào tạo nghề
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập và ngoài công lập; viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm khuyến nông, khuyến công; doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ tham gia đào tạo nghề cho LĐNT và đào tạo theo kế hoạch số 106/KH-UBND khi đã được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đào tạo hoặc thông báo chấp thuận được phép đào tạo nghề cho LĐNT của Sở Lao động - TB&XH.
- Chi cục Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế hoặc Nông nghiệp & PTNT (đối với nghề nông nghiệp), phòng Lao động - TB&XH, Sở Du lịch (đối với nghề phi nông nghiệp) trực tiếp ký hợp đồng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện; đồng thời, yêu cầu cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, báo cáo danh sách học viên, quyết định mở lớp và mở các loại sổ sách biểu mẫu quản lý đào tạo; có kế hoạch kiểm tra, giám sát và thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
- Các cơ sở có chức năng đào tạo nghề, xây dựng kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp theo mẫu số 1.1, kế hoạch đào tạo dưới 3 tháng theo mẫu số 1.2 (đính kèm) gửi về các đơn vị ký kết hợp đồng đào tạo phê duyệt trước khi mở lớp, trong đó nêu cụ thể tên nghề đào tạo, thời gian và địa điểm triển khai. Sau khi được phê duyệt báo cáo về phòng Dạy nghề Sở Lao động - TB&XH 01 bản để theo dõi, quản lý.
- Giáo viên khi tham gia đào tạo nghề, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp thường xuyên phải xuống các xã đặc biệt khó khăn và biên giới theo Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016 từ 15 ngày trở lên được phụ cấp 0,2 lần so với mức lương cơ sở.
- Định mức chi phí đào tạo từng nghề theo danh mục đính kèm chưa bao gồm chi phí tiền ăn và tiền tàu xe của giáo viên từ đất liền đào tạo nghề tại xã đảo và ngược lại, mỗi lớp được hỗ trợ tiền ăn 100.000đ/ngày, tiền nghỉ 100.000đ/đêm và chi phí tàu xe đi, về theo giá vé giao thông công cộng tại thời điểm thanh toán (mỗi lớp thanh toán chi phí đi, về không quá 02 giáo viên).
- Riêng đối tượng học theo kế hoạch 106/KH-UBND chỉ được hỗ trợ học phí, không được hỗ trợ các chi phí ăn, ở và đi lại của người học.
3. Thời gian đào tạo
Đào tạo nghề cho LĐNT (bao gồm đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp); đào tạo nghề theo kế hoạch số 106/KH-UBND (nghề phi nông nghiệp) chủ yếu là dạy thực hành và được thực hiện tại nơi sản xuất hoặc tại doanh nghiệp. Thời gian đào tạo được tính theo giờ thực học, tùy theo điều kiện thực tế của từng nghề các cơ sở đào tạo có thể bố trí thời gian học kéo dài hơn, nhưng vẫn phải đảm bảo tổng số giờ học theo quyết định của UBND tỉnh.
Nội dung chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải được xây dựng và phê duyệt theo đúng quy định hiện hành. Nội dung chương trình đào tạo dưới 3 tháng phải bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nghề, kỹ năng nghề và kiến thức bổ trợ (an toàn lao động, pháp luật lao động, tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm). Thời gian đào tạo dưới 3 tháng (từ 100 giờ đến dưới 300 giờ) tối thiểu một lớp không dưới 100 giờ thực học (không tính thời gian khai và bế giảng) để người học có năng lực thực hiện được công việc, vị trí làm việc; cơ sở đào tạo thực hiện lồng ghép các vấn đề về giới, về môi trường, văn hóa xã hội, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp trong nội dung chương trình đào tạo nghề. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp là 03 (ba) mo - đun đào tạo, với thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ, được thực hiện từ 03 (ba) tháng đến dưới 12 (mười hai) tháng.
4. Nguồn, quản lý và thanh toán kinh phí
a. Nguồn kinh phí
- Kinh phí Đào tạo nghề cho LĐNT thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do Trung ương phân bổ năm 2019 là 7,5 tỷ đồng.
- Kinh phí địa phương hỗ trợ năm 2019 là 8 tỷ đồng (03 tỷ đào tạo nghề cho lao động nông thôn lĩnh vực phi nông nghiệp, đào tạo theo kế hoạch 106/KH-UBND và 500 triệu đồng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, 4,5 tỷ đào tạo nghề cho lao động nông thôn lĩnh vực nông nghiệp).
- Tổng kinh phí thực hiện năm 2019: 15.5 tỷ đồng.
(có bảng chi tiết phân bổ cụ thể cho các địa phương).
b. Tạm ứng hợp đồng đặt hàng đào tạo
Các đơn vị được phân bổ kinh phí, sau khi xác định ngành, nghề cần phải đào tạo cho lao động tiến hành ký kết hợp đồng và đặt hàng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chức năng và tạm ứng kinh phí gồm:
- Tạm ứng lần đầu ngay sau khi ký hợp đồng đặt hàng đào tạo bằng 50%/ tổng giá trị hợp đồng.
- Tạm ứng lần hai áp dụng cho các khóa đào tạo trình độ sơ cấp, khi cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã thực hiện tối thiểu 30% thời gian đào tạo của khóa học. Mức tạm ứng lần hai theo khối lượng và giá trị thực tế đã thực hiện, nhưng tối đa mức tạm ứng lần hai không quá 80%/ tổng giá trị hợp đồng.
Đối với tạm ứng lần hai, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có văn bản gửi đề nghị tạm ứng; danh sách học viên thuộc diện được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại và báo cáo tiến độ thực hiện khối lượng công việc.
c. Quản lý kinh phí
Căn cứ nguồn kinh phí được phân bổ, định mức chi phí đào tạo cho từng nghề đã được UBND tỉnh phê duyệt; Sở Lao động - TB&XH, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính chuyển kinh phí đào tạo nghề cho các Sở, ban ngành, địa phương. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội; kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT; nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp; việc phát triển các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch trên địa bàn; phòng Kinh tế hoặc phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Lao động - TB&XH xây dựng kế hoạch trình UBND cấp huyện phân bổ kinh phí thực hiện, trong đó ghi rõ từng mục chi cụ thể (kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp, kinh phí tuyên truyền, kinh phí giám sát đánh giá, kinh phí đào tạo theo kế hoạch 106/KH-UBND) cho từng phòng cụ thể. Đối với các đơn vị được phân bổ kinh phí còn lại xây dựng kế hoạch gửi về Sở Lao động - TB&XH phê duyệt. Quá trình thực hiện địa phương cần linh động và uyển chuyển nguồn kinh phí từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp hoặc ngược lại nhằm đảm bảo sử dụng hết nguồn kinh phí đã được phân bổ trong năm; riêng kinh phí đào tạo theo kế hoạch 106/KH-UBND chỉ được bố trí đào tạo, bồi dưỡng cho lao động làm việc tại các doanh nghiệp; khu, cụm công nghiệp và khu du lịch, không được chuyển sang lĩnh vực đào tạo khác.
d. Thanh toán hợp đồng đặt hàng đào tạo
Sau khi kết thúc khóa học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có văn bản gửi cơ quan, đơn vị đặt hàng đào tạo đề nghị thanh lý hợp đồng và kèm theo các tài liệu sau:
- Báo cáo kết quả thực hiện hợp đồng.
- Quyết định và danh sách công nhận tốt nghiệp.
- Bảng kê danh sách học viên có việc làm sau học nghề: Danh sách học viên được doanh nghiệp tuyển dụng có xác nhận của doanh nghiệp; danh sách học viên được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm có xác nhận của doanh nghiệp cam kết bao tiêu sản phẩm; danh sách học viên tự tạo việc làm từ nghề đã học hoặc thành lập tổ, nhóm sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp có xác nhận của UBND cấp xã.
- Bảng tổng hợp thanh quyết toán các nội dung cho lớp học.
- Các chứng từ chi tiêu có liên quan đến chi phí tổ chức đào tạo, hỗ trợ tiền ăn, đi lại có chữ ký nhận tiền của học viên và giáo viên.
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ tài liệu quyết toán của cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định, các cơ quan, đơn vị đặt hàng đào tạo có trách nhiệm nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đào tạo, chuyển số kinh phí còn lại (sau khi trừ tạm ứng) phải thanh toán cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
đ. Hồ sơ thanh quyết toán
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm các nội dung và chứng từ chi, đảm bảo các nguyên tắc về tài chính, tính hợp lệ và hợp pháp của chứng từ thanh toán, nếu sai hoặc quyết toán khống cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Các đơn vị được phân bổ kinh phí sau khi kiểm tra chứng từ, đảm bảo đầy đủ hồ sơ thủ tục, thanh lý hợp đồng và phê duyệt quyết toán xong, sau đó trả toàn bộ chứng từ gốc cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp lưu trữ.
- Mỗi lớp nghề lập 04 bộ chứng từ thanh quyết toán gồm:
+ 01 bộ lưu tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp (toàn bộ chứng từ gốc).
+ 01 bộ lưu tại phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động - TB&XH, 01 bộ lưu tại đơn vị được phân bổ kinh phí gồm: Mẫu số 1.1 (đối với chương trình đào tạo sơ cấp), mẫu số 1.2 (đối với chương trình đào tạo dưới 3 tháng), mẫu số 2, 3, 4 và bảng kê danh sách học viên có việc làm sau học nghề.
+ 01 bộ lưu tại Chi nhánh Kho bạc Nhà nước huyện, thành phố nơi đơn vị mở lớp gồm: Mẫu số 1.1 (đối với chương trình đào tạo sơ cấp), mẫu số 1.2 (đối với chương trình đào tạo dưới 3 tháng) và mẫu số 2, 3, 4.
5. Chế độ báo cáo
- Đối với phòng Kinh tế hoặc phòng Nông nghiệp và PTNT tổng hợp báo cáo (nghề nông nghiệp) về phòng Lao động - TB&XH các huyện, thành phố (thường trực Ban chỉ đạo cấp huyện) và Chi cục Phát triển Nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Kiên Giang.
- Đối với phòng Lao động - TB&XH (thường trực BCĐ) tổng hợp báo cáo chung (nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp và đào tạo theo kế hoạch 106/KH-UBND trên địa bàn) về Ban chỉ đạo tỉnh (thông qua phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động - TB&XH) trước ngày 10 hàng tháng theo biểu số 05 đính kèm.
- Đối với các đơn vị được phân bổ kinh phí đào tạo báo cáo về Ban chỉ đạo tỉnh (thông qua phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động - TB&XH) trước ngày 10 hàng tháng theo biểu số 05 đính kèm.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp báo cáo mẫu số 1.1 (đối với chương trình đào tạo sơ cấp), mẫu số 1.2 (đối với chương trình đào tạo dưới 3 tháng) và mẫu số 2 sau 05 ngày kể từ ngày nhập học về Ban chỉ đạo tỉnh (thông qua phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động - TB&XH).
Trên cơ sở tổng kinh phí phân bổ năm 2019, Sở Lao động - TB&XH phối hợp Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình UBND tỉnh Quyết định phê duyệt định mức chi phí đào tạo cho từng nghề; phê duyệt bổ sung danh mục nghề đào tạo; Quyết định phân bổ kinh phí 2019 về UBND huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch đào tạo năm 2019 này, UBND cấp huyện và lãnh đạo đơn vị được phân bổ kinh phí chỉ đạo các phòng, ban có liên quan xây dựng kế hoạch và phân khai nguồn kinh phí cụ thể; đồng thời, tùy theo điều kiện cụ thể UBND cấp huyện được phép chuyển nguồn kinh phí từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp và ngược lại nhằm phát huy tối đa hiệu quả chủ trương đào tạo và giải quyết việc cho LĐNT trên địa bàn.
Sở Lao động - TB&XH chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về Ban chỉ đạo Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh theo quy định; Quyết định phê duyệt chi phí cho từng nghề đối với các nghề phát sinh mới hoặc các nghề có thời gian đào tạo khác nhau (không có trong danh mục phê duyệt của UBND tỉnh) trong quá trình triển khai thực hiện. Chủ trì phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo tình hình đào tạo nghề nông nghiệp cho các cơ quan có liên quan, có trách nhiệm hướng dẫn nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho các địa phương, bảo đảm cân đối chung theo định hướng phát triển của ngành nông nghiệp và nhu cầu đào tạo lao động theo ngành, nghề của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn các phòng Kinh tế hoặc phòng Nông nghiệp & PTNT xác định danh mục nghề đào tạo và nhu cầu học nghề nông nghiệp của LĐNT trên địa bàn. Chỉ đạo các địa phương theo dõi, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đào tạo; hướng dẫn định hướng sản xuất, thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đối với các lớp đào tạo nghề nông nghiệp.
Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Lao động - TB&XH, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí địa phương để triển khai thực hiện kế hoạch. Chủ trì phối hợp cơ quan chức năng hướng dẫn thanh quyết toán nguồn kinh phí, tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Kho bạc Nhà nước tỉnh chỉ đạo trong hệ thống thống nhất về hồ sơ thanh, quyết toán kinh phí đào tạo nghề nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong thanh quyết toán, hạn chế việc phát sinh thủ tục ngoài hướng dẫn.
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, ban, Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các đoàn thể tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động người LĐNT trên địa bàn tích cực tham gia học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập; ưu tiên bố trí và tạo điều kiện cho đối tượng sau khi học nghề được vay vốn từ chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tại địa phương; chủ động lựa chọn ngành nghề, thời gian đào tạo phù hợp; tổ chức lồng ghép Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT với các chương trình, đề án khác đang triển khai trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề năm 2019, trên cơ sở nhu cầu học nghề của LĐNT, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động; chỉ đạo phòng Kinh tế hoặc phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Lao động - TB&XH trực tiếp ký hợp đồng đào tạo theo cơ chế đặt hàng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và thanh quyết toán kinh phí theo định mức cho từng nghề đã được UBND tỉnh phê duyệt hoặc các ngành, nghề mới, bổ sung do Sở Lao động - TB&XH quyết định. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát chỉ số học sinh, hồ sơ sổ sách, biểu mẫu của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, môi trường học tập, chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho LĐNT sau đào tạo. Chủ động kiểm tra, giám sát và đình chỉ các lớp đào tạo nghề trên địa bàn khi lao động không dự báo được thu nhập và việc làm sau học nghề; các lớp đào tạo nghề có biểu hiện cắt xén chương trình đào tạo, thiết bị, đồ dùng dạy học, môi trường học tập không đảm bảo; giáo viên đào tạo nghề không có tên trong danh sách đăng ký hoạt động do cơ quan có chức năng cấp; định kỳ báo cáo về BCĐ tỉnh tình hình tổ chức triển khai thực hiện đề án theo quy định, chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT và đào tạo theo kế hoạch 106/KH-UBND trên địa bàn.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng chương trình, giáo trình, đăng ký hoạt động đào tạo. Hợp đồng đào tạo với phòng Kinh tế hoặc phòng Nông nghiệp & PTNT (đối với nghề nông nghiệp); Sở Du lịch, Sở Lao động - TB&XH, phòng Lao động - TB&XH cấp huyện (đối với nghề phi nông nghiệp và đào tạo theo kế hoạch 106/KH-UBND). Trình phê duyệt kế hoạch đào tạo trước khi mở lớp, trực tiếp chi trả tiền ăn, tiền tàu xe theo định mức và lập hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán gửi các đơn vị theo đúng thời gian quy định. Nghiêm cấm cắt xén chương trình đào tạo, nguyên liệu thực tập, cử giáo viên tham gia đào tạo nghề không có tên trong danh sách đăng ký hoạt động.
Trên đây là kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT và đào tạo theo kế hoạch 106/KH-UBND năm 2019. Quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, phát sinh phản ảnh về Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Dạy nghề và Phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc Sở Lao động - TB&XH, Phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp thuộc Sở Tài chính nghiên cứu xin ý kiến giải quyết./.
GIÁM ĐỐC | GIÁM ĐỐC | GIÁM ĐỐC | |
|
| ||
|
|
|
|
Tên cơ quan chủ quản: ... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo kế hoạch số /KHLS-TC-LĐTBXH-NNPTNT ngày / /2019 của liên Sở Tài chính - Sở Lao động - TB&XH - Sở Nông nghiệp & PTNT)
1. Nghề đào tạo: ……………………Mã nghề: ……………………………… Khóa học…………
Địa điểm triển khai: …………………………………………………………
2. Trình độ đào tạo: Sơ cấp
3. Đối tượng tuyển sinh: …………………………………………
4. Mục tiêu đào tạo:
4.1. Kiến thức: ....................................................................................................................
4.2. Kỹ năng nghề: ..............................................................................................................
4.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: ....................................................................................
5. Thời gian khóa học: …………………… ngày (từ ……/……/…… đến ……/……/……)
6. Thời gian thực học: ………… giờ; trong đó, thời gian ôn, kiểm tra hết mô-đun, thời gian ôn, kiểm tra/thi kết thúc khóa học: …… giờ
7. Thời gian khai, bế giảng: ………… giờ.
8. Quyết định phê duyệt chương trình đào tạo: ………………………………………………
9. Phân bổ thời gian đào tạo:
Số tt | Môn học hoặc mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | Lịch kiểm tra hết môn học hoặc mô đun | ||
Lý thuyết | Thực hành | Ôn, kiểm tra | |||
|
|
|
|
| ……/……/……/ |
|
|
|
|
| ……/……/……/ |
| Kiểm tra/ thi kết thúc khóa học | Từ ngày ……/……/…… Đến ngày ……/……/…… |
10. Quy định kiểm tra/thi kết thúc khóa học.
Bài tập kỹ năng tổng hợp | Điều kiện kiểm tra/thi | Phương pháp đánh giá | Ghi chú |
|
|
|
|
DUYỆT CỦA ĐƠN VỊ | ……ngày……tháng……năm……. |
Tên cơ quan chủ quản: ... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
(Ban hành kèm theo kế hoạch số /KHLS-TC-LĐTBXH-NNPTNT ngày / /2019 của liên Sở Tài chính - Sở Lao động- TB&XH - Sở Nông nghiệp & PTNT)
1. Nghề đào tạo: ……………………………………………………… Lớp/Khóa: ………………
Địa điểm triển khai: ………………………………………………………
2. Đối tượng tuyển sinh: ……………………………………………………………
3. Mục tiêu đào tạo:
3.1. Kiến thức, kỹ năng mềm: ………………………………………………………………………
3.2. Kỹ năng nghề: ……………………………………………………………………………………
3.3. Kỹ năng mềm: ……………………………………………………………………………………
4. Thời gian khóa học: ………………………ngày (từ ..…/..…/..… đến ..…/..…/..…)
5. Thời gian thực học: ………………giờ.
6. Ngày khai giảng: ………………………………
7. Phân bổ thời gian đào tạo.
Số tt | MÔ-ĐUN/MÔN HỌC | THỜI GIAN ĐÀO TẠO (GIỜ) | ||
Lý thuyết | Thực hành | Ôn, Kiểm tra | ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
| Kiểm tra kết thúc khóa học | Từ ngày ..…/..…/..… Đến..…/..…/..… |
8. Quy định kiểm tra kết thúc khóa học
BÀI TẬP KỸ NĂNG TỔNG HỢP | ĐIỀU KIỆN KIỂM TRA | PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ | GHI CHÚ |
…………………………………. …………………………………. | ……………………. ……………………. | ……………………. ……………………. | ……………………. ……………………. |
DUYỆT CỦA ĐƠN VỊ | ……., ngày……tháng……năm……. |
Tên cơ quan chủ quản: ... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…../QĐ…… | .........., ngày….. tháng….. năm 2019 |
Về việc mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn hoặc đào tạo theo kế hoạch 106/KH-UBND
(Ban hành kèm theo kế hoạch số /KHLS-TC-LĐTBXH-NNPTNT ngày / /2019 của liên Sở Tài chính - Sở Lao động - TB&XH - Sở Nông nghiệp & PTNT)
HIỆU TRƯỞNG (GIÁM ĐỐC) TRƯỜNG, TRUNG TÂM
Căn cứ Quyết định thành lập Trường, trung tâm số: …./QĐ.... , ngày…. tháng…. năm…. của …..về việc thành lập Trường, Trung tâm….….….….;
Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số: ….….….….…. do (nơi cấp giấy) ….….;
Xét đề nghị của ….…. (phòng/tổ đào tạo hoặc phụ trách công tác DNNT),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều I: Mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn (hoặc đào tạo theo kế hoạch 106/KH-UBND) Nghề: ….….….….….….…. (Ghi tên nghề theo danh mục được duyệt), trình độ đào tạo: ….….…. khóa học: ….….…., địa điểm học: ….….….….….….….….….….…. số lượng: ….…. học viên
(có danh sách kèm theo).
Điều II: Các học viên có tên tại điều I chấp hành thời gian học, nội quy, quy chế của trường, trung tâm, cơ sở ….…. đúng quy định đã ban hành và đảm bảo đúng thời lượng theo kế hoạch đã được đơn vị liên kết đào tạo: ….….….….….…. phê duyệt.
Điều III: Các phòng/tổ ... thuộc (tên đơn vị)..., các Ông/Bà có tên ở Điều I chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Tên cơ quan chủ quản: ... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH ĐẦU VÀO HỌC VIÊN
THEO ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
(kèm theo Quyết định số: /QĐ.. ngày / /2019 của .....)
- Ngành nghề đào tạo : ….…………….; - Địa điểm triển khai: …………………………
- Thời gian đào tạo : ……………………; - Tên giáo viên giảng dạy: …………………...
TT | Họ và tên | Năm sinh | Văn hóa | Dân tộc | Đối tượng | Quê quán | Hộ khẩu thường trú | |
Nam | Nữ | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số : …………………..học viên
trong đó : Nam : ………người; Nữ : ………..người;
Lưu ý:
Cột số 7 ghi rõ đối tượng cụ thể gồm:
- Dân tộc thiểu số: ………người
- Hộ nghèo: ………người; - Hộ cận nghèo : ………người
- Gia đình có công với cách mạng: ………người
- Gia đình bị thu hồi đất: ………người
- Người khuyết tật: ………người
- Lao động nữ bị mất việc làm: ………người
- Lao động chấp hành xong án phạt tù .... người
- Ngư dân ... người
Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn | …., ngày……tháng.....năm 2019 |
Tên cơ quan chủ quản: ... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…../QĐ-…… | .........., ngày….. tháng….. năm 2019 |
(Ban hành kèm theo kế hoạch số /KHLS-TC-LĐTBXH-NNPTNT ngày / /2019 của liên Sở Tài chính - Sở Lao động - TB&XH - Sở Nông nghiệp & PTNT)
HIỆU TRƯỞNG (GIÁM ĐỐC) TRƯỜNG, TRUNG TÂM………….
Căn cứ Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp nghề (căn cứ này áp dụng cho các lớp đào tạo trình độ sơ cấp tức 300 giờ trở lên);
Căn cứ Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo thường xuyên (căn cứ này áp dụng cho các lớp đào tạo trình độ dưới 3 tháng tức từ 100 giờ đến dưới 300 giờ);
Căn cứ Quyết định thành lập Trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề số: …../QĐ.... ngày… tháng… năm… do……… về việc thành lập Trường, Trung tâm, cơ sở dạy nghề……………;
Xét biên bản công nhận kết quả kiểm tra cuối khóa lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn hoặc đào tạo theo kế hoạch 106/KH-UBND, nghề ………………, ngày…… tháng…… năm 201....,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều I: Công nhận hoàn thành khóa đào tạo với số lượng…… học viên lớp dạy nghề cho lao động nông thôn (hoặc đào tạo theo kế hoạch 106/KH-UBND)
Nghề: …………………………, thời gian đào tạo từ ngày... tháng... năm 201... đến ngày... tháng... năm 201..., địa điểm mở lớp …………
(có danh sách kèm theo).
Điều II: các học viên đạt tốt nghiệp tại điều I được cấp chứng chỉ ... (chứng chỉ đào tạo hay chứng chỉ sơ cấp) theo đúng quy định hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều III: Các phòng/tổ ... thuộc (tên đơn vị) và các cá nhân có tên ở điều I chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| HIỆU TRƯỞNG (GIÁM ĐỐC) |
Cơ quan chủ quản……….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH TỐT NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số: ………./QĐ-……., ngày….. tháng…… năm 2019 )
Tên Lớp:…………………………………………………………………………
Địa điểm:………………………………………………………………………...
TT | Họ và tên | Năm sinh | Văn hóa | Đối tượng | Quê quán | Điểm trung bình | Xếp loại | Ghi chú | |
Nam | Nữ | ||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số học viên đạt tốt nghiệp:……………… học viên
Nam: …….….người; Nữ: …………người;
Đối tượng:
- Dân tộc kinh: …………người; - Dân tộc thiểu số: …………người
- Hộ nghèo: …………người; - Hộ cận nghèo: …………người
- Gia đình có công với cách mạng: …………người
- Gia đình bị thu hồi đất: …………người
- Người khuyết tật: …………người
- Lao động nữ bị mất việc làm: …………người
- Lao động đã chấp hành án phạt tù: .... người
- Ngư dân: ... người
| ……., ngày….. tháng…… năm 201... |
Tên cơ quan chủ quản: ... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
(Ban hành kèm theo kế hoạch số /KHLS-TC-LĐTBXH-NNPTNT ngày / /2019 của liên Sở Tài chính - Sở Lao động - TB&XH - Sở Nông nghiệp & PTNT)
Tên lớp: ……………………………………………………………….
Địa điểm mở lớp: …………………………………………………….
Thời gian đào tạo: …………ngày (từ ngày ..../.../201... đến ngày..../..../201...)
Đơn vị tính: đồng
Số TT | Chỉ tiêu | Mục chi | Số báo cáo | Số kiểm tra | ||
Vốn CT MTQG (TW) | Kinh phí ĐP | Vốn CT MTQG (TW) | Kinh phí ĐP | |||
I | Kinh phí đào tạo |
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
II | Hỗ trợ học viên |
|
|
|
|
|
1 | Tiền ăn đối tượng ưu tiên |
|
|
|
|
|
2 | Tiền tàu, xe |
|
|
|
|
|
III | Hỗ trợ giáo viên |
|
|
|
|
|
1 | Hỗ trợ GV dạy các xã ĐBKK, xã vùng BNVB |
|
|
|
|
|
2 | Tiền tàu, xe dạy xã đảo |
|
|
|
|
|
3 | Tiền ăn dạy xã đảo |
|
|
|
|
|
4 | Tiền nghỉ dạy xã đảo |
|
|
|
|
|
| Tổng = I+II+III |
|
|
|
|
|
| ……, ngày…… tháng……. năm 201... |
- 1 Quyết định 858/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2019
- 2 Quyết định 1313/QĐ-UBND năm 2019 quy định Danh mục nghề, mức hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 3 Quyết định 908/QĐ-UBND về Kế hoạch "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2018"
- 4 Kế hoạch 5719/KH-UBND năm 2017 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020
- 5 Thông tư 43/2017/TT-BTC về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
- 6 Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2017 đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2020
- 7 Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8 Nghị quyết 43/2016/NQ-HĐND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2016-2020
- 9 Quyết định 204/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 12 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Quyết định 971/QĐ-TTg năm 2015 sửa đổi Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 15 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 16 Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2017 đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2020
- 2 Kế hoạch 5719/KH-UBND năm 2017 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020
- 3 Quyết định 908/QĐ-UBND về Kế hoạch "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2018"
- 4 Quyết định 1313/QĐ-UBND năm 2019 quy định Danh mục nghề, mức hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 5 Quyết định 858/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2019