ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 235/QĐ-UBND | Gia Lai, ngày 22 tháng 5 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Viễn thông”;
Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn Hệ thống thông tin theo cấp độ;
Căn cứ Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn Hệ thống thông tin theo cấp độ;
Căn cứ Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 12/2019/TT-BTTTT ngày 05 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai tại Tờ trình số 64/TTr-STTTT ngày 29/4/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG CẤP II TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Kèm theo Quyết định số 235/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
Quy chế này quy định về quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh.
Các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh.
1. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước là hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, được sử dụng trong hoạt động truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước (sau đây gọi là mạng truyền số liệu chuyên dùng và viết tắt là “mạng TSLCD”). Mạng TSLCD bao gồm mạng TSLCD cấp I và mạng TSLCD cấp II.
2. Mạng TSLCD trên địa bàn tỉnh bao gồm các thành phần sau:
2.1. Mạng TSLCD cấp I do Cục Bưu điện Trung ương trực tiếp quản lý, vận hành và khai thác, kết nối đến Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh.
2.2. Mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh kết nối nối đến:
a) Các cơ quan Đảng: Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; huyện ủy, thị ủy, thành ủy; đảng ủy xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là cấp xã);
b) Các cơ quan Nhà nước:
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Hội đồng nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Hội đồng nhân dân cấp xã;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây viết tắt là cấp huyện) và Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp huyện;
c) Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện;
d) Các đối tượng khác theo yêu cầu của các cơ quan Đảng và Nhà nước.
3. Mạng diện rộng (sau đây gọi tắt là mạng WAN) tỉnh là hệ thống thông tin sử dụng mạng TSLCD cấp II để kết nối Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh đến hệ thống mạng nội bộ (LAN) của các sở, ban, ngành; Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân cấp xã do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý, vận hành.
4. Đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh là các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều này trên địa bàn tỉnh có điểm kết nối vào mạng TSLCD cấp II.
5. Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp viễn thông cung cấp hạ tầng kết nối và dịch vụ mạng TSLCD cho các đơn vị sử dụng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu, điều kiện quy định tại Điều 9 Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước; khoản 4 Điều 1 Thông tư số 12/2019/TT-BTTTT ngày 05 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước và (sau đây gọi tắt là “Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ”).
Chương II
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG CẤP II
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, vận hành mạng TSLCD cấp II
Đảm bảo các nguyên tắc quản lý, vận hành mạng TSLCD cấp II theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT.
Điều 5. Quản lý, vận hành mạng TSLCD cấp II
1. Văn phòng Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương và doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ quản lý, vận hành và khai thác mạng TSLCD cấp II kết nối đến các cơ quan Đảng trên địa bàn tỉnh được quy định tại Điểm 2.2, Khoản 2, Điều 3 Quy chế này.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ quản lý, vận hành và khai thác mạng TSLCD cấp II kết nối đến các đối tượng cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ quản lý, vận hành và khai thác mạng TSLCD cấp II kết nối đến các cơ quan nhà nước, đơn vị trực thuộc thuộc địa bàn quản lý.
Điều 6. Danh mục dịch vụ cung cấp trên mạng TSLCD cấp II
Dịch vụ cung cấp trên mạng TSLCD cấp II bao gồm: Dịch vụ cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng và các dịch vụ cộng thêm được quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT.
Điều 7. Các ứng dụng khai thác qua mạng TSLCD cấp II
1. Các dịch vụ công trực tuyến.
2. Điều hành công việc, luân chuyển văn bản giữa các cơ quan, đơn vị thông qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành.
3. Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh.
4. Phần mềm Một cửa điện tử giải quyết thủ tục hành chính.
5. Truy cập, kết nối đến các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.
6. Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh.
7. Các ứng dụng chuyên ngành khác có yêu cầu liên thông, luân chuyển dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Điều 8. Triển khai kết nối trên mạng TSLCD cấp II
1. Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức chọn doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ để kết nối cơ quan Đảng thuộc tỉnh vào mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh theo quy định về quản lý, sử dụng bảo vệ mạng thông tin diện rộng của Đảng.
2. Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức chọn doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ theo đúng quy định để kết nối các sở, ban, ngành, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc mạng WAN tỉnh Gia Lai vào mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chọn doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ theo đúng quy định để kết nối cơ quan nhà nước và đơn vị trực thuộc địa phương vào mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh.
4. Các đơn vị không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này tổ chức chọn doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ để kết nối với mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh theo nhu cầu của đơn vị và gửi thông báo bằng văn bản về Sở Thông tin và Truyền thông để biết, quản lý.
5. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn việc triển khai kết nối với mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Điều 9. Sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên mạng TSLCD cấp II
1. Việc sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên mạng TSLCD cấp II phải tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, công nghệ thông tin, an toàn thông tin và lưu trữ.
2. Thông tin được sử dụng, chia sẻ và lưu trữ trên mạng TSLCD cấp II phải là những thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp II.
3. Thông tin quan trọng truyền tải trên mạng TSLCD cấp II phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, mã hóa bằng mật mã cơ yếu.
Điều 10. Quy định về bảo đảm an toàn thông tin cho mạng TSLCD cấp II
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT; điểm 2 Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 12/2019/TT-BTTTT.
2. Đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp II có trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin theo quy định tại Quy chế đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 30/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai.
TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG CẤP II
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được quy định tại Điều 18 Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT khoản 8 Điều 1 Thông tư số 12/2019/TT-BTTTT.
2. Lập dự toán kinh phí sử dụng mạng TSLCD cấp II đối với các đơn vị thuộc mạng WAN tỉnh Gia Lai để kết nối, sử dụng các hệ thống dùng chung của tỉnh.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Hằng năm, tại thời điểm xây dựng dự toán ngân sách, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách và dự toán do các sở, ngành, đơn vị dự toán lập theo đúng thời gian quy định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bố trí kinh phí đảm bảo triển khai các nhiệm vụ, duy trì hoạt động của mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ trong việc tổ chức quản lý, vận hành mạng TSLCD cấp II thuộc mạng TSLCD tỉnh trên địa bàn địa phương.
2. Khi cần bổ sung, thay đổi điểm kết nối mạng TSLCD cấp II tại địa phương, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố gửi đề nghị bằng văn bản về Sở Thông tin và Truyền thông.
3. Lập dự toán kinh phí sử dụng mạng TSLCD cấp II đối với cơ quan nhà nước và đơn vị trực thuộc địa bàn quản lý.
4. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông tình hình khai thác, sử dụng mạng TSLCD cấp II trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan nhà nước, đơn vị trực thuộc địa bàn quản lý để tổng hợp báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 14. Đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp II
1. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được quy định tại Điều 19 Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT và khoản 9 Điều 1 Thông tư số 12/2019/TT-BTTTT.
2. Thiết lập địa chỉ IP trên các máy trạm tham gia vào hệ thống mạng nội bộ của đơn vị, chịu trách nhiệm về nội dung, thông tin của đơn vị được truyền tải trên mạng TSLCD cấp II.
3. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng trong việc thiết lập hệ thống máy chủ, cài đặt thiết bị, địa chỉ IP kết nối mạng TSLCD cấp II; tổ chức khai thác có hiệu quả các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, phần mềm do đơn vị chủ trì triển khai trên mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh.
4. Trong trường hợp có kế hoạch di dời trụ sở làm việc, nâng cấp, bảo trì mạng nội bộ hoặc bắt buộc phải thay đổi hệ thống mạng tại đơn vị ảnh hưởng đến mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh, đơn vị phải thông báo với Sở Thông tin và Truyền thông bằng văn bản tối thiểu trước 05 ngày làm việc tính từ ngày bắt đầu triển khai để được hướng dẫn và hỗ trợ.
5. Tổ chức, phân công cán bộ hoặc bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin thực hiện nhiệm vụ quản trị mạng máy tính tại đơn vị, cụ thể:
a) Lập nhật ký theo dõi quá trình hoạt động của các thiết bị kết nối mạng TSLCD cấp II; quá trình kết nối, sử dụng mạng TSLCD cấp II.
b) Quản lý chặt chẽ hệ thống hạ tầng và thiết bị kết nối mạng TSLCD cấp II của đơn vị (chỉ những cá nhân được phân công quản lý, vận hành, xử lý sự cố trên mạng TSLCD cấp II mới được thao tác trên thiết bị mạng TSLCD cấp II theo sự chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị).
c) Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về quản lý, quản trị mạng do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hoặc các lớp đào tạo nghiệp vụ quản trị mạng theo các chương trình phù hợp.
6. Liên hệ trực tiếp đầu mối bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ khắc phục đối với các sự cố thông thường (các sự cố về kết nối, tốc độ, chất lượng dịch vụ).
7. Thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông để tổ chức phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành khắc phục kịp thời đối với các sự cố nghiêm trọng (các sự cố liên quan đến thiết bị mạng, thiết bị bảo mật, đường truyền, các sự cố liên quan đến an toàn thông tin, mất dữ liệu) ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của đơn vị.
8. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông tình hình khai thác, sử dụng mạng TSLCD cấp II trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị, địa phương để tổng hợp báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 15. Trách nhiệm của cá nhân sử dụng mạng TSLCD cấp II
1. Người sử dụng (thuộc các đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp II) khi kết nối vào mạng TSLCD cấp II phải tuyệt đối tuân thủ những quy định về quản lý, vận hành và sử dụng mạng TSLCD cấp II.
2. Không thực hiện truy cập trái phép vào mạng TSLCD cấp II.
3. Không tự ý cài đặt, tháo gỡ, di chuyển, can thiệp không đúng thẩm quyền vào các thiết bị đã thiết lập trên mạng TSLCD cấp II vào các mục đích không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn; không cung cấp, phát tán thông tin không được pháp luật cho phép; không cố tình gây mất an toàn, an ninh thông tin.
4. Không tiết lộ sơ đồ tổ chức hệ thống mạng, mật khẩu truy nhập các ứng dụng trên mạng TSLCD cho các tổ chức, cá nhân không đúng thẩm quyền.
5. Khi sự cố xảy ra, cần thông báo kịp thời cho người có thẩm quyền của đơn vị mình để kịp thời giải quyết.
1. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Đơn vị sử dụng mạng TSLCD mạng cấp II trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế này, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức kịp thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1 Quyết định 23/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 2 Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2020 về triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3 Quyết định 39/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4 Quyết định 58/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5 Thông tư 12/2019/TT-BTTTT sửa đổi Thông tư 27/2017/TT-BTTTT quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6 Quyết định 17/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng Truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 7 Thông tư 27/2017/TT-BTTTT quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8 Thông tư 03/2017/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9 Quyết định 41/2016/QĐ-UBND Quy chế bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 10 Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
- 11 Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 12 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 13 Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Viễn thông
- 14 Luật viễn thông năm 2009
- 15 Luật Công nghệ thông tin 2006
- 1 Quyết định 17/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng Truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2 Quyết định 58/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3 Quyết định 39/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4 Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2020 về triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5 Quyết định 23/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6 Quyết định 23/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 7 Quyết định 15/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu