Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 235/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 03 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG NĂM 2021

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia năm 2021;

Căn cứ Kết luận số 88-KL/TU ngày 15/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về kịch bản tăng trưởng năm 2021;

Căn cứ Nghị quyết số 239/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021;

Căn cứ quyết định số 68/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia năm 2021;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 40/TTr-SKHĐT ngày 01/02/2021,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Giao các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kịch bản tăng trưởng năm 2021 như sau:

Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, là năm đầu triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025. Dự báo bối cảnh tình hình thế giới tiếp dục diễn biến phức tạp, khó lường như cạnh tranh chiến lược, căng thẳng thương mại giữa các nước; tăng trưởng kinh tế thế giới có khả năng chậm hơn; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến mọi mặt của đời sống; đặc biệt sự bùng phát lần thứ 3 đại dịch Covid-19 sẽ tác động tiêu cực có thể kéo dài, ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là đối với đầu tư, thương mại, dịch vụ, du lịch, vận tải.

Để phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2021 đã đề ra, nhất là chỉ tiêu Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2021 đạt 6,9%. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau:

I. YÊU CẦU TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương:

- Bám sát các Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ; Kết luận số 52-KL/TU ngày 03/12/2020 Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết số 239/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh; các quyết định số 2886/QĐ-UBND ngày 10/12/2020 và 68/QĐ- UBND ngày 15/01/2021 của UBND tỉnh, trong đó chủ động rà soát, sắp xếp lại thứ tự ưu tiên, lựa chọn các nhiệm vụ trọng yếu cần chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện; xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho từng ngành cụ thể, tạo động lực phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng chung.

- Các cấp, các ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm, kiên quyết không để xảy ra tình trạng trì trệ trong thực hiện nhiệm vụ; phát động các phong trào thi đua khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực, địa bàn theo dõi, góp phần hoàn thành mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được HĐND tỉnh quyết nghị; đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và trong từng ngành, lĩnh vực để nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế, tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng tốt hơn với các biến động.

- Tổ chức kiểm tra, theo dõi, giám sát thường xuyên tiến độ triển khai thực hiện các giải pháp; phát hiện các vấn đề, kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh những nội dung phát sinh và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện.

II. KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG NĂM 2021

1. Mục tiêu: Phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm năm 2021 đạt 6,9%.

2. Chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu năm 2021: Phấn đấu hoàn thành toàn diện vượt mức 28 chỉ tiêu chủ yếu năm 2021 đã giao tại Nghị quyết số 239/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh và quyết định số 2886/QĐ-UBND ngày 10/12/2020 của UBND tỉnh.

(Có phụ lục chi tiết kèm theo).

3. Kịch bản tăng trưởng năm 2021 theo từng quý

TT

Chỉ tiêu

Kịch bản năm 2021

Quý I

Quý II

6 tháng

Quý III

9 tháng

Quý IV

Cả năm

 

GRDP (%)

106,3

109,0

107,8

106,0

107,0

106,5

106,9

1

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

104,8

107,1

106,9

104,4

104,6

105,9

104,9

2

Công nghiệp và Xây dựng

106,8

105,0

105,3

108,2

106,7

102,3

107,0

-

Công nghiệp

106,6

104,2

105,1

104,3

105,6

101,2

105,3

-

Xây dựng

107,1

105,3

106,6

115,1

109,6

105,5

110,8

3

Dịch vụ

108,5

106,1

106,3

109,8

109,3

105,8

108,2

4

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

107,3

106,1

106,7

106,2

106,1

105,8

106,0

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Kiên định thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Kết luận số 52-KL/TU ngày 03/12/2020 Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2020; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2021; Nghị quyết số 239/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh; quyết định số 2886/QĐ-UBND ngày 10/12/2020 của UBND tỉnh; xác định việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, nỗ lực và quyết tâm tối đa để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Tập trung phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do đại dịch Covid-19. Tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” - vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế. Chủ động bố trí các nguồn lực và thực hiện các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

2. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2021; xây dựng kế hoạch chi tiết có lộ trình thực hiện theo từng quý và phân công trách nhiệm đến từng tổ chức, cá nhân liên quan; phấn đấu hoàn thành toàn diện vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2021 theo Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố gắn với trách nhiệm người đứng đầu để nâng cao trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu.

3. Cải thiện môi trường đầu tư, huy động và thu hút các nguồn lực, đảm bảo các cân đối cho đầu tư phát triển:

- Tập trung hoàn thành nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh, bổ sung kịp thời các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành đáp ứng nhu cầu phát triển. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách của tỉnh liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã; phát hiện, đề xuất bãi bỏ, sửa đổi những quy định chưa phù hợp giữa các thành phần kinh tế.

- Chủ động trong điều hành ngân sách đảm bảo cân đối ngân sách toàn tỉnh; nuôi dưỡng và tạo lập các nguồn thu mới phù hợp với quy định của pháp luật, kiểm soát chặt chẽ thất thu ngân sách, giảm nợ thuế và hạn chế tối đa nợ không có khả năng thu. Thực hiện triệt để tiết kiệm trong quản lý sử dụng ngân sách, đặc biệt là chi thường xuyên, hội họp, công tác trong và ngoài nước; sử dụng hiệu quả tài sản công, đảm bảo kinh phí thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, chương trình giảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới, ưu tiên vốn đầu tư thực hiện các chính sách đã được HĐND tỉnh quyết nghị. Hoàn thiện cơ chế hoạt động tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực gắn với thúc đẩy lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công theo quy định.

- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, hình thành cơ cấu đầu tư công hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh, có biện pháp quản lý dự án khởi công mới. Theo dõi chặt chẽ tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công của từng dự án; thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân thanh toán, kịp thời điều chỉnh kế hoạch từ dự án giải ngân chậm hoặc không còn nhu cầu sang dự án có nhu cầu bổ sung vốn, các dự án đã có khối lượng hoàn thành để đảm bảo giải ngân thanh toán tối đa kế hoạch năm 2021.

- Đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội tạo động lực phát triển kinh tế nhanh và bền vững; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư; ưu tiên thu hút đầu tư vào các lĩnh vực phát triển nông nghiệp, đầu tư các nhà máy chế biến nông sản, công nghệ cao; phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La; năng lượng điện mặt trời, điện gió. Chuẩn bị các điều kiện, tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La năm 2021.

- Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy hoạt động đầu tư kinh doanh của các thành phần kinh tế. Tăng cường đối thoại, trao đổi và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Quản lý hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, duy trì tốc độ tăng trưởng và dư nợ theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tập thể và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; thực hiện tín dụng xanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường bảo vệ môi trường. Mở rộng mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng.

4. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại các ngành kinh tế bảo đảm thực chất, hiệu quả; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng và thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng ứng dụng công nghệ xanh, hệ thống quản lý và kiểm soát hoạt động theo kinh nghiệm thực hành tốt để giảm ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh công tác quản lý và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là nguồn lợi thuỷ sản lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình và thuỷ điện Sơn La. Tập trung công tác trồng rừng theo hướng phát triển trồng cây lâm nghiệp đa chức năng, đem lại việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề rừng. Tiếp tục thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; khoanh nuôi và bảo vệ rừng hiện còn; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát khai thác chế biến lâm sản. Tiếp tục thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” gắn với dịch vụ du lịch và bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống; xây dựng các xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, xây dựng vườn kiểu mẫu, bản nông thôn kiểu mẫu.

- Khai thác, phát huy tiềm năng và nâng cao giá trị gia tăng các ngành công nghiệp thế mạnh của địa phương gắn với xây dựng thương hiệu, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến gắn với khai thác tiềm năng các vùng nguyên liệu, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp địa phương; hỗ trợ, tạo điều kiện để các chủ đầu tư khai thác hiệu quả công suất các nhà máy chế biến lớn trên địa bàn; tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến, bảo quản các sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu. Thúc đẩy phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời, thủy điện); tăng cường quản lý quy hoạch, đầu tư, vận hành các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn.

- Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có lợi thế, có giá trị gia tăng cao như: (1) Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải phấn đấu đạt mức tăng khoảng 9% so với năm 2020; (2) Phát triển đa dạng thị trường thương mại, áp dụng công nghệ thông tin phát triển thương mại điện tử; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn, tổng mức bán lẻ hàng hóa phấn đấu tăng 7,8%; (3) Hoạt động ngân hàng tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều hình thức huy động vốn, cho vay đáp ứng nhu cầu đầu tư các chương trình kinh tế, dự án lớn, phấn đấu giá trị tăng thêm tăng khoảng 9,8%; (4) Triển khai có hiệu quả Kế hoạch xuất khẩu nông sản năm 2021, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản của tỉnh có tiềm năng, lợi thế; giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu ước đạt 160 triệu USD, tăng 42,9% so với năm 2020;

(5) Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Sơn La theo hướng trọng tâm, trọng điểm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến; năm 2021 phấn đấu đón trên 2,95 triệu lượt khách du lịch, doanh thu hoạt động du lịch đạt khoảng 2.246 tỷ đồng...

5. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2021 cấp huyện; quyết định kế hoạch khai thác quỹ đất sạch, tạo nguồn thu từ đất năm 2021. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

6. Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính; tiếp tục vận hành có hiệu quả hoạt động của Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện, cấp xã. Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối các tổ chức của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, trong đó tập trung rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng dần tự chủ kinh phí, giảm chi ngân sách; sắp xếp các hội đặc thù cấp tỉnh, cấp huyện. Thực hiện tốt việc thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định.

Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường thanh tra, kiểm tra trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức, ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; nâng cao chất lượng, tinh thần trách nhiệm, đạo đức, tác phong và ý thức phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

7. Phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, làm tốt công tác y tế dự phòng; chủ động phòng, chống dịch bệnh. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, công khai, minh bạch các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội; tiếp tục triển khai hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả đối với người lao động, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tập trung triển khai hiệu quả Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

8. Tiếp tục củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; từng bước xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới. Huy động và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở và của toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự ngay tại cơ sở; thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

9. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Triển khai quy trình, thủ tục tổ chức khai trương cặp Cửa khẩu chính Lóng Sập (Việt Nam) - Pa Háng (Lào) thành Cửa khẩu quốc tế và triển khai các nội dung khác về quy hoạch phát triển cửa khẩu biên giới trên địa bàn. Chủ động thúc đẩy và làm sâu sắc quan hệ với các nước và các đối tác; tạo đan xen lợi ích, góp phần thiết thực phục hồi kinh tế. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế ứng phó với đại dịch Covid-19.

Duy trì, mở rộng hợp tác quốc tế, chú trọng mở rộng hợp tác với một số địa phương của các nước ngoài khu vực, hợp tác với các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam để tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng lợi thế của tỉnh ra cộng đồng quốc tế, vận động thu hút đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tranh thủ tối đa các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGOs), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các nguồn lực khác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Căn cứ Quyết định này và các Nghị quyết, Kết luận, chương trình hành động của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, các Quyết định, Chỉ thị, Thông báo, Kết luận của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện kịch bản tăng trưởng và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2021. Hàng quý tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trước ngày 20 của tháng cuối quý.

2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện kịch bản tăng trưởng năm 2021. Định kỳ hàng quý tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25 của tháng cuối quý.

3. Giao Cục Thống kê tỉnh chủ trì, phối hợp với các Vụ của Tổng cục Thống kê tính toán số liệu GRDP của tỉnh theo từng quý, gửi Tổng cục Thống kê thẩm định và công bố số liệu cho tỉnh trước ngày 20 của tháng cuối quý để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- VP UBND tỉnh (LĐ, CV, TT thông tin);
- Lưu: VT, TH (V.Hải) 20b.

CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Khánh

 

PHỤ LỤC 01

MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU TỔNG HỢP NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số 235/QĐ-UBND ngày 03/02/2021 của Chủ tịch UBND tnh)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

ƯTH năm 2020

Năm 2021

Đơn vị chủ trì

Kế hoạch

Mục tiêu quý l

Mục tiêu 6 tháng

Mục tiêu 9 tháng

Mục tiêu cả năm

I

CHỈ TIÊU KINH TẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP

%

6,08

6,9

6,3

7,8

7,0

6,9

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố (Cục Thống kê tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp báo cáo)

2

GRDP bình quân đầu người

Triệu đồng/người/ năm

43,1

47

 

 

 

47

3

Cơ cấu kinh tế

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản

25,27

23,2

 

 

 

23,2

- CN - XD

28,76

30,3

 

 

 

30,3

- Dịch vụ

38,98

39,6

 

 

 

39,6

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

6,99

6,9

 

 

 

6,9

4

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Tỷ đồng

21.000

22.000

5.060

13.200

15.500

22.000

5

Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu

Triệu USD

112

160

40

72

112

160

Sở Công thương

6

Thu ngân sách trên địa bàn

Tỷ đồng

4.526

4.100

1.025

2.050

3.075

4.100

Sở Tài chính

7

Tỷ lệ đô thị hóa

%

14,85

14,85

 

 

 

14,85

Sở Xây dựng

8

Tổng lượt khách du lịch

Triệu lượt

1.718

2.950

710

1.435

2.180

2.965

Sở VH-TT&DL

Doanh thu từ hoạt động du lịch

Tỷ đồng

1.245

2.246

525

1.065

1.640

2.246

II

CHỈ TIÊU XÃ HỘI

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội

%

68,7

66,9

68,7

68,2

67,6

66,9

Sở LĐ- TB&XH

10

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

55,0

57,0

55,0

55,5

56,0

57,0

Sở LĐ- TB&XH

11

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị

%

3,80

3,77

3,80

3,79

3,78

3,77

Sở LĐ- TB&XH

12

Tỷ lệ hộ nghèo

%

18,62

15,62

18,62

18,62

18,62

15,62

Sở LĐ-

TB&XH

13

Số bác sĩ/10.000 dân

Bác sĩ

7,95

8,0

8,0

8,0

8,0

8,0

Sở Y tế

14

Số giường bệnh/10.000 dân

Giường

29,2

29,2

29,2

29,2

29,2

29,2

Sở Y tế

15

Tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm y tế

%

95,7

95,8

88,9

91,2

93,5

95,8

Sở Y tế

16

Xã đạt chuẩn nông thôn mới

49

55

49

49

49

55

Sở NN&PTNT

17

Tỷ lệ hộ gia đình  được dùng điện sinh hoạt an toàn

%

97,5

98

97,5

97,5

97,6

98

Sở Công thương

18

Cơ quan, doanh nghiệp, trường học đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh, trật tự"

%

94

94,2

 

 

 

94,2

Công an tỉnh

Khu dân cư, xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh, trật tự"

%

90

88,4

 

 

 

88,4

 

19

Tỷ lệ người sử dụng internet

%

41,2

43,04

41,66

42,12

42,58

43,04

Sở Thông tin và truyền thông

20

Tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia

%

50,1

52,7

51,3

52,1

53,9

55,6

Sở Giáo dục và Đào tạo

21

Tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu "Gia đình văn hoá"

%

70

70

 

 

 

70

Sở VH-TT&DL

III

CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh

%

95

95,5

95,1

95,2

95,3

95,5

Sở NN&PTNT

23

Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch

%

65

68

66

67

67,5

68

Sở NN&PTNT

24

Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch

%

93,2

93,4

93,25

93,3

93,35

93,4

Sở Xây dựng

25

Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom

%

90,5

90,9

90,6

90,7

90,8

90,9

Sở Xây dựng

26

Tỷ lệ chất thải rắn ở nông thôn được thu gom

%

75,0

80,0

76,0

78,0

79,0

80,0

Sở Tài nguyên và Môi trường

27

Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được xử lý

%

55

56

55

55

55

56

Sở Xây dựng

28

Tỷ lệ che phủ rừng ổn định

%

45,5

46,4

45,5

45,8

46,2

46,4

Sở NN&PTNT

 

PHỤ LỤC 02

MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ NĂM 2021 THEO TỪNG QUÝ
(Kèm theo Quyết định số 235/QĐ-UBND ngày 03/02/2021 của Chủ tịch UBND tình)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

ƯTH năm 2020

Năm 2021

Ghi chú

Kế hoạch

Mục tiêu quý I

Mục tiêu 6 tháng

Mục tiêu 9 tháng

Mục tiêu cả năm

Mục tiêu cả năm 2021 so với ƯTH năm 2020 (%)

I

MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÀNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thu ngân sách trên địa bàn

Tỷ đồng

4.526

4.100

1.025

2.050

3.075

4.100

90,6

 

2

Chi ngân sách địa phương

Tỷ đồng

15.362

13.576

3.400

6.800

10.200

13.576

88,4

 

3

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn

Tỷ đồng

21.000

22.000

5.060

13.200

15.500

22.000

104,8

 

II

CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

Lúa cả năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

51.506

49.020

12.390

29.740

49.020

49.020

95,2

 

-

Năng suất

Tạ/ha

37,87

39,72

 

36,15

36,72

39,72

 

 

-

Sản lượng

Tấn

195.060

195.000

-

74.510

180.000

195.000

100,0

 

b)

Ngô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

84.577

82.000

1.800

62.000

80.000

82.000

97,0

 

-

Năng suất

Tạ/ha

42,8

45,0

45

45

45

45

 

 

-

Sản lượng

Tấn

362.236

369.000

2.500

160.000

350.000

369.000

101,9

 

c)

Sắn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

36.864

41.110

 

41.110

41.110

41.110

111,5

 

-

Năng suất

Tạ/ha

118,8

120

 

 

 

120

 

 

-

Sản lượng

Tấn

437.887

493.320

 

 

 

493.320

112,7

 

e)

Mía

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

7.852

7.680

7.852

8.805

8.805

7.680

97,8

 

-

Năng suất

Tạ/ha

653

660

381

660

660

660

 

 

-

Sản lượng

Tấn

512.784

506.880

299.007

506.880

506.880

506.880

98,8

 

f)

Cà phê nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

17.687

17.420

17.600

17.420

17.420

17.420

98,5

 

-

Diện tích kinh doanh

Ha

15.491

15.727

15.727

15.727

15.727

15.727

101,5

 

-

Năng suất

Tạ/ha

18,6

19,0

 

 

 

19,0

 

 

-

Sản lượng

Tấn

28.822

29.881

 

 

 

29.881

103,7

 

g)

Chè

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

5.535

5.890

5.890

5.890

5.890

5.890

106,4

 

-

Diện tích kinh doanh

Ha

4.581

5.006

5.006

5.006

5.006

5.006

109,3

 

-

Năng suất

Tạ/ha

105,7

104,96

104,96

100,00

104,70

104,96

 

 

-

Sản lượng chè búp tươi

Tấn

48.414

53.064

5.568

15.964

38.649

53.064

109,6

 

h)

Cây cao su

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

5.879

5.879

5.879

5.879

5.879

5.879

100,0

 

-

Diện tích kinh doanh

Ha

3.440

4.500

3.440

3.640

4.209

4.500

130,8

 

-

Sản lượng

Tấn

4.000

4.920

119

181

1.470

4.920

123,0

 

i)

Cây ăn quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích (bao gồm cả cây sơn tra)

ha

78.850

87.090

79.550

83.350

87.090

87.090

110,5

 

 

Tổng sản lượng

Tấn

336.330

448.630

16.000

225.600

365.000

448.630

133,4

 

k)

Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trâu

Tấn

5.160

5.420

1.626

2.714

4.330

5.420

105,0

 

 

- Bò

Tấn

6.970

7.140

2.138

3.574

5.712

7.140

102,4

 

 

- Dê

Tấn

1.460

1.550

456

760

1.236

1.550

106,2

 

 

- Lợn

Tấn

46.490

50.120

15.035

25.055

40.100

50.120

107,8

 

 

- Gia cầm

Tấn

15.580

16.290

4.887

8.145

13.032

16.290

104,6

 

 

- Sữa tươi

Tấn

85.500

87.600

26.280

43.800

70.080

87.600

102,5

 

2

Lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích rừng trồng tập trung

Ha

2.186

3.730

 

 

3.730

3.730

170,6

 

-

Tỷ lệ che phủ rừng

%

45,5

46,4

45,5

45,8

46,2

46,4

 

 

3

Thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổng sản lượng thủy sản

Tấn

8.920

8.810

2.093

4.164

5.977

8.810

98,8

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Sản lượng khai thác thủy sản

Tấn

1.720

1.500

247

590

757

1.500

87,2

 

-

Sản lượng nuôi trồng

Tấn

7.200

7.310

1.846

3.574

5.219

7.310

101,5

 

III

CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP so với cùng kỳ (tính theo năm gốc 2010)

%

104,0

110,0

112,0

112,0

110,0

110,0

 

 

2

Sản phẩm công nghiệp chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Xi măng

Nghìn tấn

470

490

115

235

325

490

104,3

 

-

Đá xây dựng các loại

Nghìn m3

1.400

1.450

300

650

900

1.450

103,6

 

-

Đường kính

Tấn

63.000

78.500

60.000

76.000

76.000

78.500

124,6

 

-

Chè nguyên chất

Tấn

14.500

15.800

800

4.500

8.000

15.800

109,0

 

-

Sữa tươi tiệt trùng

Triệu lít

69,0

75,0

16,3

38,0

59,8

75,0

108,7

 

-

Điện sản xuất

Triệu kWh

12.000

13.000

1.400

3.700

9.600

13.000

108,3

 

-

Tinh bột sắn

Tấn

40.000

50.000

29.000

30.000

30.000

50.000

125,0

 

IV

DỊCH VỤ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (Theo giá hiện hành)

Tỷ đồng

20.217

21.794

5.500

11.000

16.600

21.794

107,8

 

V

XUẤT, NHẬP KHẨU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giá trị một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chè

Triệu USD

15,6

22,0

5,5

9,9

14,3

22,0

141,0

 

 

Cà phê

Triệu USD

37,0

67,8

17,0

33,9

50,9

67,8

183,2

 

 

Xi măng

Triệu USD

6,6

6,6

1,7

3,3

5,0

6,6

100,0

 

 

Tằm tơ

Triệu USD

0,5

0,7

0,2

0,3

0,5

0,7

140,4

 

 

Tinh bột sắn

Triệu USD

27,0

27,0

6,8

13,5

20,3

27,0

100,0

 

 

Xoài

Triệu USD

3,4

4,8

-

3,8

4,8

4,8

141,2

 

 

Nhãn

Triệu USD

9,0

9,0

-

-

8,1

9,0

100,0

 

 

Chanh leo

Triệu USD

0,4

2,7

0,4

1,4

2,3

2,7

675,0

 

 

Rau các loại

Triệu USD

0,6

1,2

0,3

0,6

0,9

1,2

218,2

 

2

Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu

Triệu USD

112,0

160,0

40,0

72,0

112,0

160,0

142,9

 

 

Trong đó: Giá trị hàng hóa nông sản thực phẩm tham gia xuất khẩu

Triệu USD

104,0

150,0

38,0

67,0

107,0

150,0

144,2

 

3

Giá trị hàng hóa nhập khẩu

Triệu USD

20,0

28,0

7,0

14,0

21,0

28,0

140,0

 

 

- Máy móc thiết bị, phụ tùng

Triệu USD

6,0

14,7

3,7

7,4

11,0

14,7

245,0

 

 

- Nguyên, nhiên vật liệu

Triệu USD

1,6

1,6

0,4

0,8

1,2

1,6

100,0

 

 

- Hàng hóa khác

Triệu USD

12,4

11,7

2,9

5,9

8,8

11,7

94,4