ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2391/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 1992 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
- Căn cứ Nghị định số 66/HĐBT ngày 2 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong Nghị định số 221-HĐBT ngày 23 tháng 7 năm 1991;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Công nghiệp, Giám đốc Sở Thương nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 . Nay ban hành quy định về việc thi hành Nghị định số 66/HĐBT ngày 2 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn nhóm pháp định quy định trong nghị định số 221-HĐBT ngày 23 tháng 7 năm 1991 kèm theo quy định này.
Điều 2 . Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ban hành. Những quyết định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3 . Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Công nghiệp, Giám đốc Sở Thương nghiệp; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 66/HĐBT CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ CÁ NHÂN VÀ NHÓM KINH DOANH CÓ VỐN THẤP HƠN VỐN PHÁP ĐỊNH QUY ĐỊNH TRONG NGHỊ ĐỊNH SỐ 221-HĐBT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2391/QĐ-UB ngày 30 tháng 9 năm 1992)
Để kiểm tra thực hiện đúng Nghị định số 66/HĐBT ngày 2 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về cá nhân và nhóm cá kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong Nghị định số 221-HĐBT ngày 13 tháng 7 năm 1991 trong tình hình phạm vi áp dụng Nghị định này ở thành phố khá rộng nhưng thiếu sự hướng dẫn đồng bộ và kịp thời của các cơ quan Trung ương: trong thời gian chờ các Bộ chuyên ngành hướng dẫn tiếp, ủy ban nhân dân thành phố quy định tổ chức thực hiện quy định 66/HĐBT như sau:
Điều 1. Các loại hình kinh doanh thuộc phạm vi Nghị định số 66/HĐBT là:
1/ Cá nhân kinh doanh:
Cá nhân kinh doanh do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động kinh doanh của mình, là chủ thể trong mọi quan hệ kinh doanh.
2/ Nhóm kinh doanh:
Nhóm kinh doanh là hoạt động kinh doanh gồm hai hoặc một số cá nhân tự nguyện hùn vốn, kỹ thuật, tay nghề (cùng nghành nghề)… cùng tiến hành hoạt động kinh doanh chia lời hoặc chịu lỗ, cùng thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm đối với Nhà nước và khác hàng.
Trong nhóm kinh doanh, sở hữu về tài sản là sở hữu của từng cá nhân; nhóm kinh doanh cử một người đại diện là chủ thể trong mọi quan hệ kinh doanh của nhóm.
Điều 2. Các loại hình không thuộc phạm vi áp dụng Nghị định số 66/HĐBT:
1/ Các hộ chuyên sản xuất nông – lâm – ngư – diêm nghiệp có tính chất tự sản tự tiêu.
2/ Những người bán hàng rong, quà vặt làm nghề dịch vụ có thu nhập thấp và có những hộ làm kinh tế gia đình theo Nghị định số 29-HĐBT ngày 9 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng.
B. ĐIỀU KIỆN PHẠM VI VÀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:
Điều 3. Điều kiện đối với người kinh doanh:
a. Cá nhân và nhóm kinh doanh và nhóm kinh doanh (sau đây gọi tắt là người kinh doanh) phải có các điều kiện sau đây:
1- Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có nơi đăng ký hộ khẩu tại thành phố;
2- Có vốn, có sức khỏe, có kỹ thuật, chuyên môn;
3- Có địa điểm kinh doanh phù hợp với ngành nghề và mặt hàng kinh doanh theo đúng quy định chung của thành phố;
4- Không bị pháp luật cấm kinh doanh;
b. Những đối tượng sau đây không được phép thành lập nhóm hoặc cá nhân kinh doanh:
1- Người nhất trí;
2- Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
3- Người bị kết án tù mà chưa được xoá án.
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Mỗi người kinh doanh được mở một địa điểm kinh doanh trên địa bàn một quận, huyện.
Nếu kinh doanh ngoài nơi có hộ khẩu thường trú thì phải được ủy ban nhân dân quận, huyện nơi có hộ khẩu thường trú xác nhận
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ TRONG VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 66/HĐBT:
A. ĐỐI TƯỢNG, NGÀNH NGHỀ VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH:
Điều 6. Các loại hình kinh tế thuộc phạm vi áp dụng Nghị định số 66/HĐBT:
1- Các hộ cá thể, hộ tiểu thủ công nghiệp đã đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 27/HĐBT ngày 9 tháng 3 năm 1988 (kể cả các xưởng tư nhân hoặc các hình thức khác tương tự, do quận, huyện đặt ra).
2- Người xin kinh doanh có đủ điều kiện theo quy định của Nghị định số 66/HĐBT.
3- Các hoạt động kinh tế khác có đủ điều kiện theo Nghị định số 66/HĐBT.
Điều 7. Các loại hình kinh doanh không thuộc phạm vi áp dụng Nghị định số 66/HĐBT:
1- Các tổ chức kinh tế tập thể (HTX và Tổ hợp tác) tổ chức đúng theo Nghị định số 28/HĐBT ngày 9 tháng 3 năm 1988.
2- Các hộ kinh doanh nói ở điều 2 mục A.
Người kinh doanh được đăng ký kinh doanh trong phạm vi lĩnh vực, ngành nghề sau đây:
- Các ngành nghề (hoặc mặt hàng cũng nhóm ngành): công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ-hải sản, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, cửa hàng ăn-giải khát, nhà trọ.
- Các ngành nghề do các Bộ quản lý ngành quy định (các Sở hướng dẫn).
Điều 9. Các ngành nghề không được phép kinh doanh:
Ngoài một số ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh, trong lúc chờ các bộ hướng dẫn, người kinh doanh theo Nghị định số 66/HĐBT không kinh doanh các ngành ghề mà Luật Doanh nghiệp tư nhân (theo điều 5) quy định phải được HĐBT cho phép như:
- Sản xuất và lưu thông thuốc nổ, thuốc độc, hoá chất độc;
- Khai thác các loại khoáng sản quí;
- Sản xuất và cung cấp điện nước có quy mô lớn;
- Sản xuất các phương tiện phát sóng truyền tin; dịch vụ bưu chính viễn thông, truyền thanh, truyền hình, xuất bản;
- Vận tải viễn dương và vận tải hàng không;
- Chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu;
- Du lịch quốc tế.
Điều 10. Các ngành nghề phải được Ủy ban nhân dân thành phố xét cấp giấy phép:
Trong lúc chờ các Bộ hướng dẫn, Ủy ban nhân dân thành phố quy định các ngành nghề sau đây phải được ủy ban nhân dân xem xét cấp giấy phép sau khi có ý kiến của Sở quản lý ngành:
- Một số lĩnh vực thuộc ngành khai thác;
- Sản xuất thuốc chữa bệnh đông ý gia truyền;
- Sản xuất phân hoá học;
- Sản xuất và cung ứng điện (không thuộc mạng lưới điện quốc gia);
- Dịch vụ truyền thanh truyền hình trong phạm vi địa phương;
- Kinh doanh xăng dầu.
Điều 11. Điều kiện kinh doanh:
- Khi kinh doanh các ngành nghề có điều kiện dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ, môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội (dưới đây gọi tắt là ngành nghề có điều kiện) hoặc những ngành nghề đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật nhất định, người kinh doanh phải có các điều kiện như sau:
1- Người kinh doanh các ngành nghề có điều kiện – theo điều 8 Nghị định số 221/HĐBT và theo quy định của các Bộ chuyên ngành phải có chứng nhận hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề, giấy phép chuyên ngành… (dưới đây gọi tắt là giấy chứng nhận hành nghề) do Sở quản lý ngành cấp theo quy định của Bộ.
2- Người kinh doanh ngành nghề có đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật (theo điều 8 Nghị định số 221/HĐBT) phải có bằng hoặc giấy chứng nhận (do các trường đào tạo được phép cấp) hay có trình độ tay nghề, kinh nghiệp chuyên môn do các Sở quản lý ngành chứng nhận.
Ủy ban nhân dân thành phố giao cho các Sở quản lý ngành hướng dẫn cụ thể cho từng quận, huyện và người kinh doanh thực hiệ đúng quy định.
Khi kinh doanh nhiều ngành nghề thì vốn của người kinh doanh cũng phải dưới mức vốn pháp định của các ngành nghề đó cộng lại.
Vốn kinh doanh phải bao gồm vốn cố định và vốn lưu động phù hợp với ngành nghề kinh doanh. Vốn kinh doanh do người kinh doanh tự khai.
Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh khi cần thiết được thẩm tra vốn trước khi cấp giấy phép.
Điều 13. Hồ sơ xin phép kinh doanh:
+ Đối với người kinh doanh:
1- Đơn xin phép kinh doanh (theo mẫu số 1 – Kèm theo quy định này).
2- Bản tự khai vốn kinh doanh (theo mẫu số 2) và chứng từ sở hữu tài sản đã ghi vào vốn kinh doanh.
+ Đối với nhóm kinh doanh:
1- Đơn xin phép kinh doanh (theo mẫu số 1a).
2- Bản tự khai vốn kinh doanh và chứng từ sở hữu tài sản đã ghi vào vốn kinh doanh của từng người.
3- Bản thoả thuận lập nhóm kinh doanh (theo mẫu số 3).
4- Danh sách nhóm kinh doanh và người đại diện.
Nếu kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, và ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn như nói ở điểm 1 điều 11 thì người kinh doanh và nhóm kinh doanh còn phải có:
1- Giấy chứng nhận ngành nghề do các Sở quản lý ngành cấp.
2- Xác nhận của cơ quan quản lý vệ sinh môi trường quận, huyện (đối với ngành nghề có ảnh hưởng đến môi trường).
Điều 14. Nơi gửi đơn xin cấp giấy phép:
Người kinh doanh phải trực tiếp gửi đơn kèm hồ sơ đăng ký kinh doanh đến ủy ban nhân dân quận, huyện nơi kinh doanh (nếu là nơi kinh doanh cố định) hoặc ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thường trú (nếu kinh doanh lưu động như xây dựng, buôn chuyến, sửa chữa lưu động…) thông qua các phòng ban quản lý ngành.
Các phòng, ban… quản lý ngành của quận, huyện (tuỳ theo sự phân công của Ủy ban nhân dân quận, huyện, có thể tập trung đầu mối hoặc theo ngành KHKT) là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện hướng dẫn, tiếp nhận, xem xét hồ sơ, hỏi ý kiến của các cơ quan hữu quan… Chuẩn bị cho ủy ban nhân dân quyết định cấp giấy phép hoặc trả lời cho người kinh doanh.
Nếu kinh doanh những ngành nghề có điều kiện (như điểm 1 điều 11) thì quận, huyện chuyển hồ sơ cho các Sở hữu quan xem xét cấp giấy chứng nhận hành nghề trước khi Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp giấy phép kinh doanh.
Khi tiếp nhận hồ sơ phải giao biên nhận cho người kinh doanh (theo mẫu số 5).
Điều 16. Xem xét cấp giấy phép:
1- Đối với các sở thành lập theo Nghị định số 27/HĐBT (hộ cá thể, hộ tiểu công nghiệp và các loại hình kinh tế tương tự).
- Các cơ sở thực hiện đang mở địa điểm kinh doanh tại nhiều quận, huyện thì cần phải tổ chức lại theo điều 5 của quy định này. trường hợp đặc biệt (nếu có) cần phải đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố xem xét.
Nếu người kinh doanh có vốn lớn, có nhu cầu kinh doanh ở nhiều địa điểm thì hướng dẫn họ lập thủ tục xin thành lập doanh nghiệp tư nhân.
- Các cơ sở đủ điều kiện thì bổ sung thủ tục phần còn thiếu để xét cấp giấy phép mới thu hồi giấy phép cũ và con dấu (nơi nào cấp nơi đó thu hồi).
Trong quá trình đổi giấy phép mới tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cơ sở.
- Các cơ sở không đủ điều kiện đã quy định thì yêu cầu họ chấn chỉnh, tổ chức lại hay tạm đình chỉ hoạt động cho đến khi bảo đảm đủ điều kiện đăng ký lại. Nếu không đăng ký được thì phải thanh lý (nếu cần) giải thể thu hồi giấy phép kinh doanh và con dấu theo quy định hiện hành.
- Đối với cơ sở mới được cấp giấy phép từ năm 1991 nếu không có gì phát sinh mới quan trọng, có thể giải quyết thủ tục nhanh gọn giúp cơ sở tiến hành kinh doanh được lợi nhuận.
- Các cơ sở có vốn không thấp hơn vốn pháp định thì hướng dẫn họ xin thành lập Doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty (thực hiện theo điểm 3 điều 26 Quyết định 617/QĐ-UB của ủy ban nhân dân thành phố).
Điều 17. Thời hạn xem xét cấp giấy phép:
Kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện Quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép.
Trường hợp chấp nhận thì Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện ký giấy phép kinh doanh (theo mẫu giấy phép và hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại công văn số 349/PLD-KT ngày 14 tháng 5 năm 1992).
Sau khi cấp giấy phép chậm nhất 7 ngày, quận, huyện gửi bản sao cho Sở quản lý ngành và cơ quan thuế.
Trường hợp không thuận cấp giấy phép thì thông báo bằng văn bản cho người đăng ký kinh doanh và nói rõ lý do (theo mẫu số 6).
Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh được thu theo Thông tư số 33/TC-TCT ngày 22 tháng 7 năm 1992 của Bộ Tài chính, cụ thể:
1- Mức thu lệ phí cho một lần cấp giấy phép kinh doanh là:
- Cá nhân và người kinh doanh ở bậc môn bài bậc 1-2 thu 15.000đ.
- Cá nhân và người kinh doanh ở bậc môn bàn bậc 3-4 thu 10.000đ.
- Cá nhân và người kinh doanh ở bậc môn bàn bậc 5-6 thu 5.000đ.
- Cá nhân và người kinh doanh chưa xếp bậc môn bài thì áp dụng mức thu 10.000đ.
2- Mọi trường hợp thay đổi các nội dung ghi trong giấy phép đã cấp và giáy chứng nhận ngừng kinh doanh mức thu 5.000đ.
Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh do nơi cấp giấy phép trực tiếp thu đồng thời với việc cấp giấy phép.
Điều 19. Hiệu lực của giấy phép:
Giấy phép kinh doanh có hiệu lực kể từ ngày ký. Thời hạn được phép kinh doanh ghi trên giấy phép tùy theo ngành nghề, điều kiện và yêu cầu của người kinh doanh nhưng không quá 5 năm.
Giấy phép kinh doanh hết hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
1- Kết thúc thời hạn kinh doanh ghi trên giấy phép.
2- Thay đổi về tên người được phép kinh doanh hoặc thay đổi địa điểm địa bàn kinh doanh.
3- Chấm dứt hoạt động kinh doanh trước thời hạn hoặc tự ý ngừng hoạt động kinh doanh không làm thủ tục theo quy định.
4- Vi phạm pháp luật, bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh.
5- Ngừng kinh doanh không còn bảo đảm đủ điều kiện kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng kinh doanh có điều kiện như quy định của các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân địa phương.
6- Khi người kinh doanh chết mà không có người thừa kế hoạt động kinh doanh.
Điều 20. Giải quyết khiếu nại:
ủy ban nhân dân thành phố là cơ quan giải quyết các khiếu nại cuối cùng có liên quan đến việc xin phép đăng ký kinh doanh.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
Điều 21. Tên và biển hiệu cơ sở kinh doanh:
Tên cơ sở (nếu có) và biển hiệu phải được ghi theo quy định tại Chỉ thị số 361-CT ngày 5 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Cụ thể là:
- Ghi đầy đủ tên cơ sở bằng tiếng Việt, không dược viết tắt.
- Trên bảng hiệu nếu cần, có thể ghi tên viết tắt dùng trong thông tin giao dịch ở phía dưới.
- Nghiêm cấm chỉ dùng tiếng nước ngoài ghi trên bảng hiệu.
Điều 22. Niêm yết biển hiệu, bảng hiệu:
Người kinh doanh phải niêm yết biển hiệu, bảng hiệu tại nơi được kinh doanh. Biển hiệu, bảng hiệu phải được ghi rõ:
- Tên cơ sở kinh doanh;
- Người kinh doanh;
- Địa chỉ;
- Số giấy phép kinh doanh được cấp.
Điều 23. Con dấu và mở tài khoản ngân hàng:
Trong lúc chờ Bộ Nội vụ hướng dẫn, người kinh doanh có thể sử dụng “con dấu tiêu đề” (hình chữ nhật) và mở tài khoản tại ngân hàng bình thường theo quy định của ngân hàng.
Điều 24. Thay đổi nội dung, tạm ngưng, thừa kế và chấm dứt hoạt động:
1/ Thay đổi nội dung kinh doanh:
Khi thay đổi nội dung kinh doanh đã ghi trong giấy phép, người kinh doanh phải có đơn xin thay đổi (mẫu số 7) gửi cơ quan đã cấp giấy phép kinh doanh. Sau khi được phép thay đổi (mẫu số 9) mới được kinh doanh theo nội dung mới.
2/ Chuyển địa điểm kinh doanh:
Khi chuyển địa điểm kinh doanh sang địa bàn thuộc quận, huyện khác thì người kinh doanh phải khai báo và nộp lại giấy phép kinh doanh cho cơ quan đã cấp giấy phép, làm thủ tục xin phép kinh doanh tại nơi chuyển đến.
3/ Tạm ngưng kinh doanh:
Nếu tạm ngưng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, người kinh doanh phải khai báo với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh (mẫu số 9) nói rõ lý do và thời hạn tạm ngưng kinh doanh. Cơ quan này cấp giấy xác nhận (mẫu số 10) làm căn cứ để người kinh doanh miễn thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh. Nếu người kinh doanh tự ý ngừng kinh doanh hoặc ngừng qúa thời hạn đã khai báo thì coi như tự chấm dứt hoạt động kinh doanh và bị thu hồi giấy phép kinh doanh.
4/ Thừa kế:
Khi người kinh doanh chết hoặc vì lý do khác không kinh doanh được mà có người thừa kế tiếp tục kinh doanh thì sau 30 ngày người thừa kế phải nộp lại giấy phép kinh doanh và làm lại thủ tục xin phép kinh doanh.
5/ Chấm dứt hoạt động:
Người kinh doanh muốn chấm dứt hoạt động trước thời hạn, phải có đơn khai báo với cơ quan đã cấp giấy phép trước 30 ngày (mẫu số 9). Cơ quan này thu hồi giấy phép kinh doanh và cấp giấy xác nhận ngừng kinh doanh (mẫu số 10). Chỉ sau khi được cấp giấy xác nhận ngừng kinh doanh, người kinh doanh mới không phải thực hiện các nghĩa vụ.
E. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KINH DOANH
Điều 25. Quyền hạn của người kinh doanh:
1- Lựa chọn ngành, nghề, mặt hàng, hình thức kinh doanh phù hợp với khả năng và điều kiện kinh doanh théo pháp luật;
2- Được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh hợp pháp;
3- Sử dụng phần thu nhập hợp pháp từ hoạt động kinh doanh;
4- Thuê mướn lao động theo yêu cầu kinh doanh (tương ứng với mức vốn và quy mô kinh doanh).
Điều 26. Nghĩa vụ của người kinh doanh:
Người kinh doanh có nghĩa vụ:
1- Phải xin phép kinh doanh và khai báo đúng sự thật theo quy định của Nhà nước;
2- Kinh doanh theo đúng nội dung được phép;
3- Niêm yết Giấy phép kinh doanh tại nơi kinh doanh; không được cho thuê, cho mượn, mua bán, tự sửa Giấy phép kinh doanh;
4- Ghi chép sổ sách kế toán và sử dụng chứng từ hoá đơn mua, bán hàng hoá hoặc dịch vụ theo quy định của Nhà nước;
5- Đăng ký và nộp thuế theo đúng Luật Thuế hiện hành;
6- Tuân thủ các quy định của Nhà nước về thuê mướn, sử dụng lao động, về bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đăng ký, vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường, di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và trật tự an toàn xã hội.
- Người kinh doanh chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và có trách nhiệm báo cáo tình hình kinh doanh, xuất trình giấy tờ chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền.
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra giám sát phải theo đúng chức năng quyền hạn đã được pháp luật quy định. Nghiêm cấm việc kiểm tra xử lý không đúng chức năng quyền hạn, gây cản trở phiền hà cho người kinh doanh hoặc gây thiệt hại đến hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Trường hợp phải thu hồi giấy phép kinh doanh, cơ sở có thẩm quyền kiểm tra thông báo ngay bằng văn bản đến cơ quan đã cấp giấy phép kinh doanh để thu hồi giấy phép và xoá tên trong sổ cấp Giấy phép kinh doanh.
- Người kinh doanh vi phạm pháp luật Nhà nước tuỳ theo tính chất mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt bằng biện pháp hành chính hoặc truy tố theo pháp luật.
- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc cấp giấy phép kinh doanh hoặc trong việc kiểm tra giám sát, xử lý đối với người kinh doanh… có hành vi trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật bồi thường thiệt hại hoặc truy tố theo pháp luật.
Điều 30. Thời hạn đăng ký lại:
Thời hạn đăng ký lại đối với người kinh doanh đã được cấp giấy phép trước ngày ban hành Nghị định số 66/HĐBT kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 1992. Quá thời hạn đó nếu không đăng ký lại mà vẫn tiếp tục hoạt động thì coi như kinh doanh bất hợp pháp.
Trong khi chờ cấp giấy phép mới, tạm thời người kinh doanh được hoạt động theo giấy phép cũ.
Cùng với việc đăng ký lại, tiếp tục cấp giấy phép cho người mới ra kinh doanh đúng theo Nghị định số 66/HĐBT.
Điều 31. Các cơ sở quản lý chuyên ngành có trách nhiệm cùng với Ủy ban nhân dân quận, huyện giúp ủy ban nhân dân thành phố trong việc tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc cấp giấy phép kinh doanh, hướng dẫn các phòng ban chuyên môn quận, huyện quản lý về mặt Nhà nước các hoạt động kinh doanh của người kinh doanh và nhóm kinh doanh theo đúng Nghị định số 66/HĐBT ngày 2 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng.
Đối với các ngành có điều kiện (như nói ở điểm 1 điều 11) thì các Sở quản lý ngành cần phải hướng dẫn cụ thể cho các phòng ban ở quân, huyện và đến tận người kinh doanh những nội dung cơ bản như:
- Danh mục ngành nghề có điều kiện;
- Đối tượng và điều kiện kinh doanh;
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận hành nghề;
- Kiểm tra và xử lý vi phạm…
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện và báo cáo cho ủy ban nhân dân thành phố những vướng mắc (nếu có) để kịp thời chỉ đạo.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- 1 Quyết định 100/2001/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ năm 1976 đến năm 1996 đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 100/2001/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ năm 1976 đến năm 1996 đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1 Thông tư 33-TC/TCT năm 1992 hướng dẫn thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh theo Nghị định 66-HĐBT 1992 do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Chỉ thị 08/CT-UB năm 1992 về tổ chức thi hành Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty và Nghị định 66/HĐBT do Tỉnh Bến Tre ban hành
- 3 Nghị định 66-HĐBT năm 1992 về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong Nghị định 221-HĐBT năm 1991 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4 Nghị định 221-HĐBT năm 1991 Quy định về cụ thể hoá một số điều trong Luật doanh nghiệp tư nhân do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1989
- 6 Nghị định 27-HĐBT năm 1988 quy định chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp xây dựng, vận tải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1 Quyết định 100/2001/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ năm 1976 đến năm 1996 đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Chỉ thị 08/CT-UB năm 1992 về tổ chức thi hành Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty và Nghị định 66/HĐBT do Tỉnh Bến Tre ban hành