ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2392/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 14 tháng 08 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 29/6/2010 của Quốc Hội;
Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;
Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ chức lại, giải thể Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật;
Thông báo số 1138-TB/TU ngày 26/9/2013 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về ý kiến chỉ đạo của thường trực Tỉnh ủy về việc chăm sóc, giáo dục cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ;
Kế hoạch số 2370/KH-UBND ngày 17/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2020;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1651/TTr-SGDĐT ngày 30/7/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020” với những nội dung chính sau:
1. Đổi mới công tác chỉ đạo, quản lí giáo dục hòa nhập, chuyển từ quan điểm trợ giúp nhân đạo sang quan điểm bảo đảm quyền con người và nhìn nhận các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn là một bộ phận của nguồn nhân lực; thay các biện pháp hỗ trợ cá nhân bằng việc tạo môi trường, điều kiện, cơ hội tiếp cận bình đẳng, không rào cản đối với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
2. Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhằm thực hiện có hiệu quả công tác trợ giúp người khuyết tật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là một trong những nội dung quan trọng góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
3. Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phải đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, góp phần tích cực vào công tác đảm bảo an sinh xã hội.
1. Mục tiêu chung
Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy và tăng cường chất lượng giáo dục hòa nhập; thực hiện quyền và cơ hội của trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ được chăm sóc, giáo dục thường xuyên, có chất lượng.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- 100% số cán bộ giáo viên trong các cơ sở giáo dục được trang bị các kiến thức về giáo dục cho trẻ em khuyết tật, tự kỷ;
- 90% số cha mẹ trẻ em (người nuôi dưỡng trẻ), trẻ em được thông tin truyền thông, tư vấn về các chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật, tự kỷ;
- 50% số cơ sở giáo dục tổ chức giáo dục hòa nhập có phòng hỗ trợ đặc biệt hoạt động tư vấn, trợ giúp công tác giáo dục hòa nhập;
- 90% số trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ có khả năng học tập được tham gia học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục;
- 80% số trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ tham gia học hòa nhập cấp tiểu học hoàn thành chương trình học tập;
- 70% số trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ học hòa nhập tiểu học hoàn thành chương trình học tập vào học lớp 6;
- 80% số trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ học hòa nhập cấp học THCS hoàn thành chương trình học tập.
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền về công tác trợ giúp người khuyết tật
- Xác định công tác giáo dục trẻ khuyết tật phải là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia phối hợp của tất cả các ngành liên quan, sự đồng thuận, quyết tâm thực hiện của cộng đồng.
- Đưa nhiệm vụ cụ thể về công tác trợ giúp người khuyết tật theo chức năng, nhiệm vụ vào trong Nghị quyết của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và đơn vị; coi công tác chăm sóc, trợ giúp giáo dục trẻ khuyết tật là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và các lực lượng chính trị, của toàn xã hội; định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện.
- Thành lập Ban chỉ đạo giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật ở các cấp; phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý đến từng đơn vị và các cá nhân trong tổ chức.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hòa nhập
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về đường lối, chủ trương, chính sách, Pháp luật của Đảng và Nhà nước, Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật, Luật Người khuyết tật, Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật của tỉnh giúp cộng đồng, người khuyết tật hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong việc tham gia học tập, hòa nhập cộng đồng.
- Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng để có nhận thức đúng về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình đối với người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng theo quy định của pháp luật; giúp cộng đồng hiểu rõ việc can thiệp sớm và trẻ khuyết tật trong độ tuổi có khả năng học hòa nhập đều được đến trường.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục về bảo vệ, chăm sóc người khuyết tật. Mở rộng thông tin, tuyên truyền về giáo dục hòa nhập tới mọi người dân; thường xuyên đưa các thông tin về quyền, nghĩa vụ của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc bảo đảm quyền bình đẳng tham gia, thực hiện phổ cập giáo dục của mọi trẻ em.
- Tổ chức tốt các hoạt động kỉ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4 và Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12 hàng năm.
- Tổ chức Hội nghị tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc, giáo dục người khuyết tật và những người khuyết tật vượt khó học tập, lao động, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
3. Tăng cường công tác quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
- Hoàn chỉnh hệ thống các văn bản chỉ đạo nhằm triển khai chủ trương giáo dục hòa nhập của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cơ hội được tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ khuyết tật, xác định các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn để giải quyết các hạn chế, tồn tại nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập.
- Xây dựng phần mềm về giáo dục hòa nhập trên địa bàn tỉnh nhằm xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ học hòa nhập trong các nhà trường.
- Đổi mới công tác chỉ đạo, quản lí giáo dục hòa nhập, chuyển từ quan điểm trợ giúp nhân đạo sang quan điểm bảo đảm quyền con người và nhìn nhận các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn là một bộ phận của nguồn nhân lực; thay các biện pháp hỗ trợ cá nhân bằng việc tạo môi trường, điều kiện, cơ hội tiếp cận bình đẳng, không rào cản đối với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện của các đơn vị, địa phương, nhà trường; tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo thực hiện.
4. Xây dựng Phòng hỗ trợ đặc biệt trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn có nhiều trẻ khuyết tật tham gia hòa nhập (có quy chế tổ chức hoạt động riêng).
- Phòng hỗ trợ đặc biệt nằm trong khuôn viên của nhà trường có diện tích khoảng 45-50m2 tương đương với diện tích phòng học của học sinh trong trường phổ thông; có hai khu vực dành cho hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm; có đủ ánh sáng, thiết bị đặc biệt và phương tiện thiết bị hỗ trợ khác cho các hoạt động phát triển năng lực của trẻ khuyết tật, hướng nghiệp,...
- Quản lý Phòng thực hiện theo hình thức kiêm nhiệm bao gồm: Trưởng Ban quản lý Phòng, Phụ trách Phòng, Giáo viên chủ nhiệm, cán bộ phụ trách Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Nhân viên y tế, Đại diện học sinh tình nguyện giúp bạn khuyết tật trong trường, Đại diện cộng đồng, Đại diện cha mẹ trẻ khuyết tật.
- Cơ chế hoạt động: tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm.
- Nội dung hoạt động:
+ Phối hợp phát hiện khuyết tật để tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
+ Hỗ trợ thực hiện biện pháp can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật tại cộng đồng để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
+ Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
+ Hỗ trợ trẻ khuyết tật tại gia đình, tại cơ sở giáo dục và cộng đồng;
+ Thực hiện điều chỉnh nội dung, chương trình, tài liệu dạy và học phù hợp với trẻ khuyết tật.
- Thời gian hoạt động: Hoạt động thường xuyên, có thể cả ngày chủ nhật, ngoài giờ (theo điều kiện thực tế); hoạt động theo lịch (lớp).
- Kinh phí xây dựng Phòng hỗ trợ đặc biệt:
+ Đối với các phòng hỗ trợ đặc biệt xây dựng thí điểm: Nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn thu hợp pháp khác của địa phương và các nhà trường.
+ Đối với các phòng hỗ trợ đặc biệt xây dựng nhân rộng: Nguồn ngân sách các địa phương và các nguồn thu hợp pháp khác của các nhà trường.
5. Đảm bảo số lượng, nâng cao chất lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác giáo dục hòa nhập.
- Tổ chức rà soát, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ giáo viên trong các cơ sở giáo dục, đáp ứng nhu cầu về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo để thực hiện công tác giáo dục hòa nhập.
- Đẩy nhanh việc bồi dưỡng chuyên môn về can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập cho lực lượng nòng cốt (cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế), sau khi được bồi dưỡng chuyên sâu, đội ngũ này tiến hành bồi dưỡng giáo viên trực tiếp dạy trẻ ở Mầm non, Tiểu học, THCS.
- Bố trí, phân công cán bộ, công chức, viên chức tại Phòng Giáo dục và Đào tạo phụ trách hoặc kiêm nhiệm công tác giáo dục hòa nhập. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng các chuyên ngành về giáo dục hòa nhập đối với cán bộ quản lý cấp Phòng, trường từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện bồi dưỡng giáo viên, nhân viên về kỹ năng tư vấn, quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán về giáo dục hòa nhập. Ưu tiên bố trí biên chế để thực hiện tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động đối với giáo viên có chuyên ngành đào tạo liên quan đến giáo dục hòa nhập cho cơ sở giáo dục trên địa bàn có nhiều học sinh khuyết tật. Các cơ sở giáo dục không còn biên chế để tuyển giáo viên sẽ bố trí cử giáo viên đi đào tạo hoặc bồi dưỡng chuyên ngành tại các trường sư phạm.
- Tổ chức cho nhân viên y tế trên địa bàn có cơ sở giáo dục hòa nhập được tham gia bồi dưỡng các lớp tập huấn về kỹ năng chăm sóc, trợ giúp trẻ khuyết tật để thực hiện hỗ trợ giáo viên trong quá trình triển khai giáo dục hòa nhập trong nhà trường và thực hiện các chức năng của Phòng hỗ trợ đặc biệt. Tuyển dụng nhân viên có chuyên ngành về chăm sóc, tư vấn trẻ khuyết tật trong các trường có tổ chức phòng hỗ trợ đặc biệt (trước mắt thực hiện kiêm nhiệm, hoặc hợp đồng, không làm tăng biên chế tại các cơ sở giáo dục).
6. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật, tài liệu cho giáo dục hòa nhập
- Xây dựng danh mục thiết bị tối thiểu phục vụ cho công tác giáo dục hòa nhập. Từng bước đầu tư mua sắm các thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục để thực hiện công tác giáo dục hòa nhập cho các đối tượng trẻ khuyết tật khác nhau; bảo đảm các Phòng hỗ trợ đặc biệt trong các trường có đủ thiết bị, phương tiện tối thiểu để thực hiện hỗ trợ trẻ khuyết tật, tự kỷ học hòa nhập
- Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ về công tác sử dụng thiết bị dạy học hòa nhập cho trẻ khuyết tật; bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, trợ giúp giáo dục trẻ khuyết tật.
- Cụ thể hóa chương trình, sách giáo khoa, mua sắm thiết bị giáo dục người khuyết tật; đảm bảo hệ thống tài liệu bồi dưỡng giáo viên và các điều kiện cần thiết để thực hiện công tác giáo dục hòa nhập.
7. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ công tác trợ giúp trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ
- Triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đã được Trung ương và Tỉnh ban hành như: Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật; Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh Xã hội, Bộ Tài chính quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật;
- Xây dựng một số cơ chế chính sách về hỗ trợ cho học sinh, giáo viên, nhân viên làm công tác giáo dục hòa nhập đảm bảo sự công bằng, nâng cao chất lượng giáo dục. Nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ cho đối tượng trẻ tự kỷ.
8. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động và quản lý tốt các nguồn lực phát triển công tác giáo dục hòa nhập
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của môi cá nhân, tổ chức, đơn vị trong việc chăm lo cho công tác trợ giúp, hỗ trợ trẻ khuyết tật và trẻ tự kỷ. Tăng cường phối hợp giữa các cơ sở giáo dục với các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo hòa nhập.
- Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng nguồn kinh phí cho các hoạt động liên quan đến công tác giáo dục trẻ khuyết tật (đào tạo, bồi dưỡng; công tác tuyên truyền; hoàn thiện nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy; bổ sung cơ sở vật chất; chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật; thiết bị; hỗ trợ cho những trẻ khuyết tật nặng có hoàn cảnh khó khăn; đầu tư, khuyến khích đội ngũ giáo viên tham gia giáo dục trẻ khuyết tật…).
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư và hỗ trợ các nguồn lực cho giáo dục hòa nhập. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân mở các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường xúc tiến các hoạt động gây quỹ cho giáo dục hòa nhập trong cộng đồng, nhà trường và các tổ chức xã hội; gây quỹ hỗ trợ cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
1. Giai đoạn 2015 -2017
- Triển khai kế hoạch tuyên truyền;
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục hòa nhập trên địa bàn tỉnh; tiến hành khảo sát, phân loại, mức độ nhu cầu giáo dục đặc biệt trong toàn tỉnh;
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Xây dựng thí điểm các phòng hỗ trợ đặc biệt tại các địa phương có số lượng lớn trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ (Đông Triều, Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Quảng Yên).
2. Giai đoạn 2018 - 2020
- Tiếp tục triển khai kế hoạch tuyên truyền;
- Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Dự kiến 50% số trường tổ chức giáo dục hòa nhập có phòng hỗ trợ đặc biệt.
1. Nguồn kinh phí từ Ngân sách nhà nước.
2. Nguồn xã hội hóa.
Điều 2: Tổ chức thực hiện Đề án
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan và các địa phương triển khai thực hiện Đề án; cụ thể hóa nội dung đề án để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban chỉ đạo công tác hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; xây dựng quy chế tổ chức hoạt động của Phòng hỗ trợ đặc biệt trong các cơ sở giáo dục;
- Hướng dẫn, chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện Đề án.
- Hằng năm, căn cứ nhiệm vụ cụ thể của Đề án, chủ động dự toán kinh phí thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2. Sở Lao động -Thương binh và Xã hội: Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, các tổ chức chính trị xã hội và các địa phương thường xuyên rà soát, cập nhật, theo dõi các đối tượng trẻ khuyết tật, tự kỷ; duy trì hoạt động hiệu quả phần mềm quản lý người khuyết tật; thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với trẻ khuyết tật, tự kỷ và trẻ có hoàn cảnh khó khăn; chủ trì và phối hợp với các Sở, Ngành liên quan xây dựng, bổ sung, sửa đổi các chế độ, chính sách hỗ trợ trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ.
3. Sở Y tế: Chủ trì chỉ đạo hướng dẫn hệ thống y tế các cấp thực hiện các dịch vụ y tế một cách có kế hoạch để hỗ trợ giáo dục hòa nhập; tổ chức khám chữa bệnh, chẩn đoán, phân loại, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ; nghiên cứu, chỉ đạo thành lập các khoa (hoặc đơn nguyên) khám chữa bệnh cho trẻ tự kỷ. Trước mắt ngay trong năm 2015 thành lập tại Bệnh viện Sản Nhi; Bệnh viện Đa khoa Tỉnh; Bệnh viện Điều dưỡng, phục hồi chức năng; từ năm 2016 có kế hoạch triển khai tại bệnh viện đa khoa các huyện, thị xã, TP. Việc bổ sung các khoa (hoặc đơn nguyên) trên cơ sở không làm tăng biên chế, giường bệnh của đơn vị; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện các nội dung của Đề án.
4. Các sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông và các sở ngành liên quan, căn cứ chức năng và nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các địa phương triển khai thực hiện Đề án.
5. Đối với các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn; chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện điều tra, phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật, tự kỷ tại địa phương; thực hiện các giải pháp phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo dục thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước.
- Thành lập Ban chỉ đạo giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cấp huyện để thống nhất trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Thực hiện các quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật tại địa phương.
- Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất để tất cả các cơ sở giáo dục có thể thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập; thực hiện chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trực tiếp tham gia công tác giáo dục hòa nhập theo quy định.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án tại địa phương, định kỳ báo cáo Ban Chỉ đạo Tỉnh qua Sở Giáo dục và Đào tạo.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, Ngành liên quan tuyên truyền, vận động các tổ chức, cơ quan, cá nhân và hội viên tham gia hỗ trợ người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng về vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để người khuyết tật được tiếp cận giáo dục, vươn lên hòa nhập cộng đồng; thực hiện tốt các chính sách liên quan đến trẻ em khuyết tật trên địa bàn. Phối hợp với chính quyền các cấp để vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ và giúp đỡ trẻ khuyết tật, tạo điều kiện để trẻ tham gia học văn hóa, học nghề, đảm bảo ổn định cuộc sống.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2264/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch "triển khai thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa"
- 2 Quyết định 5444/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt dự án Bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ giáo dục và phát triển đời sống tâm sinh lý xã hội cho trẻ em mồ côi bị nhiễm HIV và trẻ mồ côi khuyết tật trong độ tuổi 3 đến 15 tuổi hiện đang sinh sống tại cơ sở bảo trợ xã hội của Sở Lao động Thương binh Xã hội do tổ chức Pearl S.Buck International - Mỹ tài trợ của thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Kế hoạch 4065/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 4 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 5 Kế hoạch 9971/KH-UBND năm 2013 thực hiện trợ giúp trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2015
- 6 Thông tư liên tịch 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ chức lại, giải thể Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7 Kế hoạch 5872/KH-UBND năm 2012 thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 8 Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật
- 9 Quyết định 1714/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đến năm 2020
- 10 Luật người khuyết tật 2010
- 11 Nghị quyết 12/2007/NQ-HĐND quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục tỉnh Hà Giang
- 12 Quyết định 23/2006/QĐ-BGDĐT về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 13 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Kế hoạch 9971/KH-UBND năm 2013 thực hiện trợ giúp trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2015
- 2 Kế hoạch 4065/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 3 Quyết định 5444/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt dự án Bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ giáo dục và phát triển đời sống tâm sinh lý xã hội cho trẻ em mồ côi bị nhiễm HIV và trẻ mồ côi khuyết tật trong độ tuổi 3 đến 15 tuổi hiện đang sinh sống tại cơ sở bảo trợ xã hội của Sở Lao động Thương binh Xã hội do tổ chức Pearl S.Buck International - Mỹ tài trợ của thành phố Hà Nội ban hành
- 4 Nghị quyết 12/2007/NQ-HĐND quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục tỉnh Hà Giang
- 5 Kế hoạch 5872/KH-UBND năm 2012 thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6 Quyết định 1714/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đến năm 2020
- 7 Quyết định 2264/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch "triển khai thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa"