ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2007/QĐ-UBND | Mỹ Tho, ngày 12 tháng 6 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Tiền Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp liên ngành trong giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công có trách nhiệm ban hành và công bố các thủ tục hành chính có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương trong giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư phù hợp với Quy chế này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và các đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHO NHÀ ĐẦU TƯ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Điều 1. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh Tiền Giang nhằm góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, cơ chế và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp ngoài các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Việc phối hợp giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp được thực hiện theo Quy chế phối hợp thực hiện trách nhiệm trong công tác quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban hành kèm theo Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 29/3/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Việc phối hợp giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 27/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Điều 3. Đối tượng điều chỉnh Quy chế này áp dụng đối với:
1. Các cơ quan hành chính nhà nước (Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn) và các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh (các sở, ngành tỉnh), gọi chung là cơ quan nhà nước.
2. Các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trừ các doanh nghiệp nêu tại Khoản 2, 3 Điều 2 Quy chế này.
CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHO NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 4. Yêu cầu đối với công tác phối hợp
Công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư phải đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong việc giải quyết các thủ tục hành chính và những vấn đề liên quan cho nhà đầu tư; bảo đảm hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ tỉnh đến huyện, xã.
Công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
1. Nội dung công việc phải liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối hợp.
2. Bảo đảm tính khách quan trong quá trình phối hợp.
3. Bảo đảm yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời hạn phối hợp.
4. Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng và cán bộ, công chức tham gia phối hợp.
1. Nhà đầu tư cần tiếp cận thông tin về đầu tư trên địa bàn tỉnh thì liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nếu có nhu cầu đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhà đầu tư có văn bản chính thức gởi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để xem xét và thẩm tra sơ bộ; trường hợp cần thiết, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xin phép về chủ trương và trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư. Trong trường hợp cần có thông tin cung cấp cho nhà đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các sở, ngành liên quan hoặc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công (gọi tắt là Ủy ban nhân dân huyện) cung cấp. Các cơ quan có liên quan khi nhận được đề nghị cung cấp thông tin phải trả lời cho Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan xác lập phương thức thông tin đảm bảo tính chính xác và kịp thời.
2. Sau khi được chấp thuận về mặt chủ trương, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cho nhà đầu tư các thủ tục cần thiết về đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối trong việc phối hợp với các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện có liên quan giải quyết các vấn đề về đầu tư cho nhà đầu tư.
3. Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện có liên quan khi tiếp nhận các đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc. Nếu có vấn đề vượt ngoài thẩm quyền thì kịp thời có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định, đồng gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để biết.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư có thể cùng với nhà đầu tư trực tiếp làm việc với sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện có liên quan để giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Làm đầu mối trong việc phối hợp với các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện có liên quan giải quyết các vấn đề về đầu tư trên địa bàn tỉnh.
2. Cung cấp các thông tin về quy định, chủ trương, chính sách ưu đãi của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến đầu tư cho nhà đầu tư.
3. Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc xác nhận ưu đãi đầu tư thì Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào nội dung văn bản đăng ký đầu tư đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký đầu tư hợp lệ.
4. Tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra đối với dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm tra, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét, quyết định việc cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó có nêu rõ lý do.
5. Hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Thông tin về quy hoạch xây dựng đã được công bố theo thẩm quyền.
2. Công khai hóa thủ tục về xây dựng tại trụ sở cơ quan làm việc và trên website của Ủy ban nhân dân tỉnh (www.tiengiang.gov.vn).
3. Tiếp nhận, thẩm định thiết kế cơ sở đối với công trình lập dự án đầu tư.
Đối với các trường hợp dự án xây dựng vượt quá thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở của Sở Xây dựng, thì Sở Xây dựng xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh và trả lời cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
4. Cấp giấy phép xây dựng theo phân cấp trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Cung cấp kịp thời các thông tin theo yêu cầu của các cơ quan có liên quan theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về những thông tin đó.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Công khai hóa quy định về thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại trụ sở cơ quan làm việc và trên website của Ủy ban nhân dân tỉnh (www.tiengiang.gov.vn).
2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ xin giao đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
- Trong thời hạn 12 (mười hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ xin giao đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư.
- Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường trao quyết định giao đất, chứng nhận quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân tỉnh cho nhà đầu tư; hoặc hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục và tiến hành ký kết hợp đồng thuê đất với nhà đầu tư (trong trường hợp nhà đầu tư xin thuê đất).
3. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
- Trong thời hạn 17 (mười bảy) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất.
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh cho chuyển mục đích sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất cho nhà đầu tư.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thời gian thẩm định và quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường là không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong vòng 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để điều chỉnh, bổ sung.
Điều 10. Trách nhiệm của các sở, ngành khác có liên quan đến việc giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư
1. Công an tỉnh:
a) Thực hiện cấp giấy phép khắc con dấu doanh nghiệp trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
b) Hỗ trợ nhà đầu tư về các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy và các vấn đề có liên quan khác trong quá trình nhà đầu tư triển khai dự án và đưa dự án vào hoạt động.
2. Cục Thuế tỉnh:
a) Cấp mã số thuế cho doanh nghiệp trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
b) Hướng dẫn, phổ biến chính sách thuế; hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thủ tục kê khai, nộp thuế; mở sổ sách kế toán; về việc phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn.
3. Các sở, ngành khác:
a) Có ý kiến đóng góp đối với dự án đầu tư có liên quan đến chức năng của ngành khi được Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị.
b) Hỗ trợ nhà đầu tư về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành trong quá trình nhà đầu tư triển khai dự án và đưa dự án vào hoạt động.
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công
1. Thông tin về quy hoạch xây dựng đã được công bố theo thẩm quyền của cấp huyện; công bố các thông tin về: mật độ xây dựng, lộ giới, tầng cao; quy hoạch về ngành nghề trên địa bàn.
2. Xây dựng, cập nhật thường xuyên quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000, quỹ đất kêu gọi đầu tư gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong trường hợp các nội dung trên chưa sẵn sàng, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công phải trả lời bằng văn bản cho Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu. Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời cho nhà đầu tư sau khi nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công.
3. Thông báo bằng văn bản về tính pháp lý, hiện trạng và nguồn gốc khu đất mà nhà đầu tư xin thuê trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời cho nhà đầu tư sau khi nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công.
4. Thực hiện các hồ sơ, thủ tục pháp lý thuộc thẩm quyền về thu hồi đất, giao đất cho nhà đầu tư để triển khai thực hiện dự án.
5. Hỗ trợ cho nhà đầu tư về bồi thường, giải phóng mặt bằng, về triển khai thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn và những vấn đề có liên quan khác theo thẩm quyền.
1. Đối với dự án có vốn đầu tư trong nước:
a) Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.
b) Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư (theo mẫu quy định) trước khi thực hiện dự án đầu tư. Nội dung đăng ký đầu tư bao gồm:
- Tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
- Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
- Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án.
- Nhu cầu sử dụng đất và cam kết bảo vệ môi trường.
- Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
2. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài:
Dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, hồ sơ đăng ký gồm:
a) Văn bản đăng ký đầu tư (theo mẫu quy định).
b) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
Trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định tại Mục B, Chương III của Quy định này.
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
3. Đối với dự án có vốn đầu tư trong nước và dự án có vốn đầu tư nước ngoài với quy mô đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 của Quy chế này.
Điều 13. Hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư
1. Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu quy định).
b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân.
c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
d) Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường.
đ) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định tại Mục B, Chương III của Quy chế này.
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
2. Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện:
a) Văn bản đăng ký đầu tư (theo mẫu quy định).
b) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
d) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định tại Mục B, Chương III của Quy chế này.
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
3. Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu quy định).
b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân.
c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
d) Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường.
đ) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
e) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện tham gia thị trường quy định đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định tại Mục B, Chương III của Quy chế này.
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
B. VỀ LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Điều 14. Hồ sơ đăng ký kinh doanh
1. Đối với doanh nghiệp tư nhân:
a) Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định).
b) Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
c) Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
d) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của chủ doanh nghiệp và cá nhân khác (Giám đốc) đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên:
a) Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu kèm theo).
b) Dự thảo điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của các thành viên công ty.
c) Danh sách thành viên của công ty kèm theo:
- Nếu thành viên là công dân Việt Nam ở trong nước: bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
- Nếu thành viên là người Việt Nam định cư ở nước ngoài: bản sao hợp lệ hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ còn hiệu lực như: giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận đăng ký công dân, giấy xác nhận gốc Việt Nam, giấy xác nhận có gốc Việt Nam, giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam.
- Nếu thành viên là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: bản sao hợp lệ thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và hộ chiếu còn hiệu lực.
- Nếu thành viên là người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: bản sao hợp lệ hộ chiếu còn hiệu lực.
- Nếu thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác của tổ chức; văn bản ủy quyền, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền.
- Nếu thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
d) Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
đ) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác (Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên công ty) đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
3. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
a) Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định).
b) Dự thảo điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty.
c) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty.
d) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình hội đồng thành viên thì phải có danh sách những người đại diện theo ủy quyền. Kèm theo danh sách này phải có các giấy tờ (của người được ủy quyền) sau đây:
- Nếu là công dân Việt Nam ở trong nước: bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực.
- Nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài: bản sao hợp lệ hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ còn hiệu lực như: giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận đăng ký công dân, giấy xác nhận gốc Việt Nam, giấy xác nhận có gốc Việt Nam, giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam.
- Nếu là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: bản sao hợp lệ thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và hộ chiếu còn hiệu lực.
- Nếu là người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: bản sao hợp lệ hộ chiếu còn hiệu lực.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty thì phải có bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền (như các trường hợp nêu trên).
đ) Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền.
e) Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
g) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị) đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
4. Đối với công ty cổ phần:
a) Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định).
b) Dự thảo điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập (đối với cổ đông sáng lập là tổ chức).
c) Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
- Nếu cổ đông sáng lập là công dân Việt Nam ở trong nước: bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực.
- Nếu cổ đông sáng lập là người Việt Nam định cư ở nước ngoài: bản sao hợp lệ hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ còn hiệu lực như: giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận đăng ký công dân, giấy xác nhận gốc Việt Nam, giấy xác nhận có gốc Việt Nam, giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam.
- Nếu cổ đông sáng lập là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: bản sao hợp lệ thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và hộ chiếu còn hiệu lực.
- Nếu cổ đông sáng lập là người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: bản sao hợp lệ hộ chiếu còn hiệu lực.
d) Văn bản ủy quyền của cổ đông sáng lập cho người được ủy quyền trường hợp cổ đông sáng lập là tổ chức.
đ) Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
e) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác (thành viên Hội đồng quản trị) đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
5. Đối với công ty hợp danh:
a) Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định).
b) Dự thảo điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh.
c) Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
- Nếu là công dân Việt Nam ở trong nước: bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực.
- Nếu thành viên là người Việt Nam định cư ở nước ngoài: bản sao hợp lệ hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ còn hiệu lực như: giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận đăng ký công dân, giấy xác nhận gốc Việt Nam, giấy xác nhận có gốc Việt Nam, giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam.
- Nếu thành viên là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: bản sao hợp lệ thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và hộ chiếu còn hiệu lực.
- Nếu thành viên là người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: bản sao hợp lệ hộ chiếu còn hiệu lực.
d) Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
đ) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Điều 15. Hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất đã được giải phóng mặt bằng hoặc không phải giải phóng mặt bằng đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài
1. Đơn xin giao đất, thuê đất (theo mẫu quy định).
2. Văn bản thỏa thuận chọn địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định.
3. Quyết định dự án đầu tư hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng nhận của Công chứng nhà nước; trường hợp dự án đầu tư của tổ chức không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì phải có văn bản thẩm định về nhu cầu sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường.
4. Trường hợp dự án thăm dò, khai thác khoáng sản phải có giấy phép kèm theo bản đồ thăm dò, khai thác mỏ; trường hợp sử dụng đất vào mục đích sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm phải có quyết định hoặc đăng ký kinh doanh sản xuất gạch ngói hoặc dự án đầu tư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
5. Văn bản xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất về việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước đó.
Điều 16. Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp phải xin phép
1. Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (theo mẫu quy định).
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với trường hợp người xin chuyển mục đích sử dụng đất là tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.
Điều 17. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình
1. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu quy định).
Trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xin cấp giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.
2. Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, hoặc hợp đồng thuê đất phù hợp với quy định của pháp luật có công chứng.
3. Hồ sơ bản vẽ thiết kế phải thể hiện được:
a) Vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình của công trình.
b) Mặt bằng móng của công trình.
c) Sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình.
d) Sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước.
đ) Ảnh chụp hiện trạng (đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có giấy phép xây dựng).
Đối với công trình đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở thì chủ đầu tư nộp kết quả thẩm định thiết kế cơ sở thay cho các tài liệu nêu tại khoản này.
Điều 18. Hồ sơ xin giấy phép khắc dấu của doanh nghiệp (trường hợp doanh nghiệp không chọn áp dụng thủ tục theo Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA nêu tại Khoản 3, Điều 2 của Quy chế này)
1. Giấy giới thiệu của cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân của chủ doanh nghiệp tư nhân, hoặc của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Điều 19. Hồ sơ đăng ký mã số thuế
1. Đối với doanh nghiệp:
a) Tờ khai đăng ký nộp thuế (theo mẫu quy định) và các bảng kê kèm theo đăng ký thuế (nếu có).
b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với đầu tư nước ngoài).
c) Bản sao quyết định thành lập (nếu có).
2. Đối với đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp (thực hiện kê khai với cơ quan thuế trực tiếp quản lý, được nhận giấy chứng nhận đăng ký thuế):
a) Tờ khai đăng ký thuế và các bảng kê kèm theo (nếu có).
b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với đầu tư nước ngoài).
1. Ủy ban nhân dân tỉnh phân công một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo, xử lý các vấn đề có liên quan trong quá trình thực hiện Quy chế này; báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền; trong trường hợp cấp bách thì báo cáo trực tiếp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Khi thấy cần thiết, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức họp các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công để xem xét giải quyết những vấn đề còn ý kiến khác nhau theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc của các sở, ngành khác và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công.
Điều 21. Các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công
1. Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công phải xác định việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến đầu tư trên địa bàn là một nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài, do đó thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công phải có kế hoạch tổ chức sắp xếp bộ máy, bố trí nhân sự và trang bị cơ sở vật chất thích hợp để thực hiện công tác này. Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức của ngành, đơn vị mình gây ra ách tắc, nhũng nhiễu, khó khăn cho nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư cũng như đầu tư, triển khai thực hiện dự án trên địa bàn.
2. Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công phân công một thành viên trong ban lãnh đạo chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề có liên quan đến đầu tư trên địa bàn, thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư biết để phối hợp thực hiện.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình đầu tư trên địa bàn và việc thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công cho các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công. Hàng quí, 6 tháng và cả năm có báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện quy chế này, nếu có gì khó khăn, vướng mắc, Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổng hợp ý kiến, đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung Quy chế trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.
- 1 Quyết định 5122/QĐ-UBND năm 2009 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế phối hợp liên thông trong giải quyết thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2 Quyết định 2448/2010/QĐ-UBND công bố danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành và bãi bỏ văn bản không còn phù hợp do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 3 Quyết định 2448/2010/QĐ-UBND công bố danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành và bãi bỏ văn bản không còn phù hợp do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 1 Báo cáo 178/BC-UBND năm 2013 tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong quý II năm 2013 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 2 Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3 Quyết định 11/2007/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp thực hiện trách nhiệm trong công tác quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BKH-BTC-BCA hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Công An cùng ban hành
- 5 Luật Đầu tư 2005
- 6 Luật Doanh nghiệp 2005
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 5122/QĐ-UBND năm 2009 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế phối hợp liên thông trong giải quyết thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2 Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3 Quyết định 2448/2010/QĐ-UBND công bố danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành và bãi bỏ văn bản không còn phù hợp do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 4 Báo cáo 178/BC-UBND năm 2013 tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong quý II năm 2013 do tỉnh Hà Giang ban hành