- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Luật Thủy lợi 2017
- 3 Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 4 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định về hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước
- 6 Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 7 Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Nghị định 40/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 9 Quyết định 21/2023/QĐ-UBND về Định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 10 Quyết định 2970/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các Tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 11 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác quản lý, xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2023/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ QUY MÔ THỦY LỢI NỘI ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 03/2022/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 6 năm 2022 của của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3034/TTr-SNN ngày 25 tháng 8 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quyết định này quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi và quy mô thủy lợi nội đồng được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
b) Đối với các công trình, hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn khác, việc tổ chức quản lý do chủ sở hữu (hoặc đại diện chủ sở hữu) quyết định theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn, sử dụng có hiệu quả.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc chung
1. Phân cấp để đảm bảo quản lý thống nhất theo hệ thống công trình thủy lợi, từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng; phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng nước phục vụ sản xuất, dân sinh và các ngành kinh tế khác.
2. Các cơ quan được phân cấp chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
3. Việc thực hiện tưới, tiêu cho khu vực tưới, tiêu phải đảm bảo đúng quy mô quy định tại quyết định này, trừ một số trường hợp để đảm bảo tính hệ thống của khu vực tưới, tiêu không bị chia cắt.
Điều 3. Phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý các công trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh có quy mô, nhiệm vụ công trình như sau:
1. Hồ chứa nước nhỏ là đập có chiều cao dưới 10 m hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ dưới 500.000 m3 hoặc hồ chứa nước nhỏ có nhiệm vụ phục vụ diện tích tưới nhỏ hơn 20 ha đối với vùng miền núi; nhỏ hơn 50 ha đối với vùng còn lại.
2. Đập dâng nhỏ có chiều cao đập (Hđ) dưới 10 m hoặc đập dâng nhỏ có nhiệm vụ phục vụ diện tích tưới nhỏ hơn 20 ha đối với vùng miền núi; nhỏ hơn 50 ha đối với vùng còn lại.
3. Trạm bơm điện nhỏ có loại máy bơm công suất dưới 1.000 m3/h hoặc trạm bơm nhỏ có nhiệm vụ phục vụ diện tích tưới, tiêu nhỏ hơn 100 ha.
4. Toàn bộ hệ thống dẫn, chuyển nước (bao gồm kênh, mương, đường ống, xi phông, cầu máng dùng để dẫn, chuyển nước) từ công trình đầu mối quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này đến khu vực tưới, tiêu.
5. Toàn bộ công trình kênh, mương, đường ống dẫn nước tưới, tiêu (thủy lợi nội đồng) trong phạm vi từ điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác.
Điều 4. Quy định về quy mô thủy lợi nội đồng
Quy mô thủy lợi nội đồng được xác định theo diện tích tưới, tiêu của khu vực tưới, tiêu đối với từng vùng như sau:
1. Đối với vùng miền núi: Kênh tưới, tưới tiêu kết hợp, tiêu từ sau cống đầu kênh tới mặt ruộng có diện tích hưởng lợi nhỏ hơn 20 ha. Trong một số trường hợp, để đảm bảo tính hệ thống thì diện tích khu vực tưới, tiêu có thể lớn hơn 20 ha nhưng không vượt quá 50 ha.
2. Đối với các vùng còn lại: Kênh tưới, tưới tiêu kết hợp, tiêu từ sau cống đầu kênh tới mặt ruộng có diện tích hưởng lợi nhỏ hơn 50 ha. Trong một số trường hợp để đảm bảo tính hệ thống thì diện tích khu vực tưới, tiêu có thể lớn hơn 50 ha nhưng không vượt quá 200 ha.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy lợi
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi do cấp tỉnh quản lý; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định danh mục, giao nhiệm vụ cho đơn vị khai thác công trình thủy lợi do cấp tỉnh quản lý và danh mục các công trình thủy lợi phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi được phân cấp và giao cho các tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý, khai thác theo quy định.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, đơn vị khai thác công trình thủy lợi và các đơn vị liên quan kịp thời phản ánh bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2023.
Điều 7. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 21/2023/QĐ-UBND về Định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 2 Quyết định 2970/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các Tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác quản lý, xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận