Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2970/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 11 tháng 8 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CỦA CÁC TỔ CHỨC THỦY LỢI CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;

Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thủy lợi; Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ- CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về việc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

Căn cứ Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

Căn cứ Thông tư số 73/2018/TT-BTC ngày 15/8/2018 của Bộ Tài chính Hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 27/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 283/TTr- SNN ngày 09/8/2023 và Báo cáo thẩm định số 237/BC-SNN ngày 09/8/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các Tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định với nội dung như sau:

1. Tên Đề án: Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các Tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. Mục tiêu xây dựng định mức

- Làm căn cứ lập báo cáo kế hoạch sản xuất hàng năm.

- Làm căn cứ để xây dựng giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi khác.

- Để xác định các nội dung công việc gắn với các khoản chi phí phù hợp với quy định.

- Để bố trí, sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động.

- Thực hiện công tác quản lý vận hành công trình theo đúng quy trình, quy phạm, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tuổi thọ của công trình.

- Giao khoán trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nhằm gắn quyền lợi với trách nhiệm và hiệu quả sản xuất của người lao động, gắn chế độ lương thưởng với kết quả sản xuất.

- Làm căn cứ để các cơ quan quản lý Nhà nước thẩm tra, thẩm định kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính của đơn vị và là cơ sở để xây dựng đơn giá đặt hàng, giao kế hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo Nghị định số 32/2019/NĐ- CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ.

- Làm căn cứ để thu phí thủy lợi nội đồng, nghiệm thu, thanh quyết toán chi phí quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cho các đơn quản lý, khai thác và vận hành công trình thủy lợi.

3. Nhiệm vụ

- Xây dựng định mức cho công tác vận hành: Định mức lao động; định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu; định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới, tiêu.

- Xây dựng định mức cho công tác quản lý: Định mức chi phí quản lý.

4. Chủ đầu tư

Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định. Đại diện chủ đầu tư: Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Định.

5. Nội dung thực hiện

- Xây dựng định mức cho công tác vận hành: Định mức lao động; định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu; định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới, tiêu.

- Xây dựng định mức cho công tác quản lý: Định mức chi phí quản lý.

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu xây dựng bộ định mức kinh tế - kỹ thuật.

- Hội thảo.

- Xây dựng bộ công cụ tính giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi và dịch vụ khác.

- Đào tạo, tập huấn sử dụng Định mức.

6. Thời gian lập đề án: 10 tháng (Không bao gồm thời gian trình UBND tỉnh ban hành).

7. Nguồn vốn thực hiện: Vốn ngân sách tỉnh.

(Đề cương nhiệm vụ chi tiết kèm theo Tờ trình số 283/TTr-SNN ngày 09/8/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT)

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này theo đúng quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Xây dựng; Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Tuấn Thanh

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BÌNH ĐỊNH
CHI CỤC THỦY LỢI BÌNH ĐỊNH

 

ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ

Đề án:

XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CỦA CÁC TỔ CHỨC THỦY LỢI CƠ SỞ

 

MỤC LỤC

A. TỔNG QUAN

I. TÍNH CẤP THIẾT

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

III. TÊN, QUY MÔ, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1. Tên đề án

2. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện

3. Mục tiêu đề án

4. Đối tượng nghiên cứu lập đề án

IV. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC

B. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Điều kiện tự nhiên

2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC, VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỈNH BÌNH ĐỊNH

1. Thực trạng hệ thống công trình thủy lợi

2. Thực trạng các hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi do Ủy ban nhân dân cấp huyện là chủ sở hữu; các công trình thủy lợi khác không phân cấp quản lý ở Bình Định

III. NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT

1. Khối lượng định mức cần xây dựng

2. Nội dung chi tiết

2.1. Nghiên cứu xây dựng định mức lao động

2.2. Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, điện năng

2.3. Nghiên cứu xây dựng định mức điện bơm tưới, tiêu

2.4. Nghiên cứu xây dựng định mức chi phí quản lý

2.5. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu xây dựng bộ định mức kinh tế kỹ thuật.

2.6. Hội thảo

2.7. Xây dựng bộ công cụ tính giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi và dịch vụ khác

2.8. Đào tạo, tập huấn sử dụng Định mức:

3. Kết luận và kiến nghị

IV. NỘI DUNG CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC

V. SẢN PHẨM ĐỀ ÁN

VI. KHỐI LƯỢNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

 

A. TỔNG QUAN

I. TÍNH CẤP THIẾT

Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017 quy định về nội dung xây dựng, ban hành và áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi và Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Thực hiện Thông tư số 27/2022/TT-BNNPTNT (Thông tư 27/2022) ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi, theo đó, đơn vị khai thác công trình thủy lợi phải rà soát, xây dựng, trình ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày Thông tư 27/2022 có hiệu lực thi hành.

Tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định là các đơn vị khai thác công trình thủy lợi quy mô nhỏ theo quy định, định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác công trình thủy lợi do các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Định chưa được xây dựng gây khó khăn trong quá trình tổ chức sản xuất, quản lý khai thác công trình thủy lợi đúng tiêu chuẩn, phù hợp với các quy định hiện hành như tiền lương, bảo dưỡng, chế độ chính sách với người lao động…

Định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý khai thác công trình thủy lợi là căn cứ để xác định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và thực hiện cơ chế đặt hàng, giao kế hoạch trong công tác khai thác hệ thống công trình thủy lợi, từ đó nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống công trình thủy lợi theo đúng Luật Thủy lợi và các quy định khác đã ban hành. Để đảm bảo việc áp dụng có hiệu quả các quy định mới trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi nói chung, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Thông tư số 27/2022/TT-BNNPTNT nói riêng, nhiệm vụ Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định là rất cấp thiết.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017; Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13;

- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP, ngày 14/5/2018, 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thủy lợi;

- Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi

- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, ngày 04/9/2018 của Chính phủ, Về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

- Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ Qui định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

- Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;

- Thông tư số 73/2018/TT-BTC ngày 15/8/2018 của Bộ Tài chính Hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước;

- Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT, ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy Lợi; Thông tư 03/2022/TT- BNNPTNT, ngày 16/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT;

- Thông tư số 178/2014/TT-BTC ngày 26/11/2014 của Bộ Tài chính, Hướng dẫn một số nội dung về tài chính khi thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi;

- Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính, Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;

- Thông tư số 27/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

- Quyết định 2891/QĐ-BNN-TL ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Quyết định 3869/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/09/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định một số nội dung, định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ KHCN cấp Bộ sử dụng NSNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Quyết định 64/2020/QĐ-UBND ngày 17/09/2020, Quyết định 59/2021/QĐ- UBND ngày 30/09/2021, Quyết định 73/2022/QĐ-UBND ngày 30/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Định;

- Các chế độ, chính sách đang được áp dụng riêng đối với đơn vị thủy lợi cơ sở (nếu có);

- Các Quy trình; Quy phạm; Tiêu chuẩn trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của Bộ Nông nghiệp và PTNT, cụ thể là:

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8414:2010 Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước;

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8418:2010 Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng cống;

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9164:2012 Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới tiêu - Yêu cầu kỹ thuật vận hành hệ thống kênh;

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8641: 2011 Kỹ thuật tưới tiêu nước cho cây lương thực và thực phẩm;

- Văn bản 3179/UBND-KT của UBND tỉnh Bình Định ngày 31/5/2023 về việc chủ trương xây dựng Định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định;

- Căn cứ hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi do các đơn vị quản lý tại thời điểm nghiên cứu xây dựng định mức.

III. TÊN, QUY MÔ, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1. Tên đề án

Xây dựng Định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện

- Phạm vi nghiên cứu: Các công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu do Ủy ban nhân dân cấp huyện là chủ sở hữu trên địa bàn tỉnh Bình Định (do Trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện; UBND cấp xã; Tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác, vận hành); các công trình thủy lợi khác không phân cấp quản lý.

- Thời gian thực hiện: Dự kiến 10 tháng (Không kể thời gian trình UBND tỉnh phê duyệt).

3. Mục tiêu đề án

- Làm căn cứ lập báo cáo kế hoạch sản xuất hàng năm.

- Làm căn cứ để xây dựng giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi khác.

- Để xác định các nội dung công việc gắn với các khoản chi phí phù hợp với quy định.

- Để bố trí, sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động.

- Thực hiện công tác quản lý vận hành công trình theo đúng quy trình, quy phạm, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tuổi thọ của công trình.

- Giao khoán trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nhằm gắn quyền lợi với trách nhiệm và hiệu quả sản xuất của người lao động, gắn chế độ lương thưởng với kết quả sản xuất.

- Làm căn cứ để các cơ quan quản lý Nhà nước thẩm tra, thẩm định kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính của đơn vị và là cơ sở để xây dựng đơn giá đặt hàng, giao kế hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ.

- Làm căn cứ để thu phí thủy lợi nội đồng, nghiệm thu, thanh quyết toán chi phí quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cho các đơn quản lý, khai thác và vận hành công trình thủy lợi.

4. Đối tượng nghiên cứu lập đề án

- Các công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu trong phạm vi quản lý, khai thác, vận hành của Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện, UBND cấp xã, Tổ chức thủy lợi cơ sở và các điểm giao nhận sản phẩm thủy lợi giữa Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi và Tổ chức thủy lợi cơ sở;

- Các cơ quan, đơn vị quản lý có liên quan: Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Công ty TNHH Khai thác Công trình thủy lợi, Chi cục Thủy lợi; UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện, Hợp tác xã;Tổ hợp tác.

IV. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC

Đơn vị chủ trì xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật lựa chọn một hoặc đồng thời các phương pháp dưới đây:

- Phương pháp thống kê, tổng hợp

Dựa vào số liệu thống kê hằng năm hoặc trong các kỳ báo cáo (số liệu thống kê phải đảm bảo độ tin cậy, tính pháp lý trong thời gian tối thiểu ba năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật) và dựa vào kinh nghiệm thực tế hoặc các thông số so sánh để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.

- Phương pháp so sánh

Dựa vào các định mức của công việc, sản phẩm tương đồng đã thực hiện trong thực tế để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.

- Phương pháp tiêu chuẩn

Căn cứ các tiêu chuẩn, quy định của nhà nước về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, mức tiêu hao máy móc, thiết bị để xây dựng định mức lao động, định mức máy móc, thiết bị cho từng công việc hoặc nhóm công việc.

- Phương pháp phân tích thực nghiệm

Dựa vào kết quả triển khai khảo sát, thực nghiệm (khảo sát, chụp ảnh, bấm giờ và các phương pháp khác tương tự) về hao phí thời gian lao động, hao phí vật liệu và thời gian sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị thực tế theo từng quy trình, nội dung công việc để phân tích, tính toán từng yếu tố cấu thành định mức (lựa chọn những công việc không xác định được qua ba phương pháp trên hoặc xác định được nhưng chưa chính xác mà cần phải kiểm nghiệm thực tế).

B. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý

1.2. Đặc điểm địa hình

1.3. Đặc điểm đất đai thổ nhưỡng

1.4. Khí hậu

1.5. Mạng lưới sông ngòi

1.6. Nguồn nước (nước mặt, nước ngầm)

2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

2.1. Dân số và lao động.

2.2. Tổng quan phát triển kinh tế

2.3. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật

II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC, VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỈNH BÌNH ĐỊNH

1. Thực trạng hệ thống công trình thủy lợi

1.1. Thực trạng quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Định;

1.2. Hiện trạng về các công trình do Ủy ban nhân dân cấp huyện là chủ sở hữu trên địa bàn tỉnh Bình Định (Do Trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện; UBND cấp xã; Tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác, vận hành); các điểm giao nhận sản phẩm dịch vụ giữa Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi và tổ chức thủy lợi cơ sở; các công trình thủy lợi khác không phân cấp quản lý.

2. Thực trạng các hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi do Ủy ban nhân dân cấp huyện là chủ sở hữu; các công trình thủy lợi khác không phân cấp quản lý ở Bình Định

2.1 Diện tích cây trồng năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định; các dịch vụ thủy lợi khác;

2.2. Hiện trạng về tổ chức, quản lý, khai thác, vận hành;

2.3. Những thuận lợi, khó khăn, hạn chế.

2.4. Các đề xuất.

III. NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT

1. Khối lượng định mức cần xây dựng

Trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình, hiện trạng công trình, kết quả sản xuất, mô hình tổ chức của tổ chức thủy lợi cơ sở, dự kiến thực hiện triển khai xây dựng các định mức sau:

- Định mức cho công tác vận hành:

Định mức lao động;

Định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, điện năng;

Định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới, tiêu;

Lập định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, điện năng tổng hợp;

Lập định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới, bơm tiêu tổng hợp;

- Định mức cho công tác quản lý:

Định mức chi phí quản lý;

2. Nội dung chi tiết

2.1. Nghiên cứu xây dựng định mức lao động

Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp:

- Định mức lao động trực tiếp bao gồm: Định mức lao động chi tiết và Định mức lao động tổng hợp.

Định mức lao động chi tiết là hao phí lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo nhóm công việc trong từng công đoạn như một lần vận hành, một lần quan trắc, một lần tuần tra, bảo vệ công trình thủy lợi hoặc công việc khác theo đúng quy trình, nội dung công việc và yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành;

Định mức lao động tổng hợp là hao phí lao động cần thiết để quản lý, khai thác một công trình, một hệ thống công trình theo từng vụ và cả năm. Định mức lao động tổng hợp được tính toán trên cơ sở định mức lao động chi tiết;

Thành phần, nội dung công việc thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình kỹ thuật về quản lý, khai thác, vận hành, bảo dưỡng công trình do cơ quan có thẩm quyền công bố, ban hành; các đặc thù hoạt động quản lý, khai thác, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong thực tiễn.

- Định mức lao động gián tiếp là định mức lao động quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ. Định mức lao động gián tiếp xác định theo mô hình tổ chức của đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi; chức danh, vị trí việc làm, khối lượng công việc, yêu cầu nội dung công việc cụ thể của từng lao động và quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Các bước tiến hành:

- Thống kê, tổng hợp phân loại công trình

Thống kê, tổng hợp số liệu công trình thủy lợi (đập, hồ chứa nước, trạm bơm điện, cống, hệ thống dẫn, chuyển nước, công trình trên kênh, máy đóng mở, công trình thủy lợi và các dịch vụ thủy lợi khác);

Phân loại, phân nhóm công trình: Sắp xếp phân loại và phân nhóm công trình theo tính năng, các thông số kỹ thuật, diện tích tưới…: Do số lượng các hạng mục công trình thực hiện để xây dựng định mức là rất lớn, do vậy cần phân loại và phân nhóm công trình đại diện để tiến hành khảo sát chi tiết. Các hạng mục công trình được phân loại và phân nhóm để khảo sát như sau:

Hồ chứa nước: Trên địa bàn tỉnh Bình Định UBND cấp huyện là chủ sở hữu 99 hồ chứa (36 hồ chứa vừa, 63 hồ chứa nhỏ), trong đó: Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện quản lý, khai thác 11 hồ, Tổ chức TLCS quản lý, khai thác 88 hồ. Ngoài ra Tổ chức TLCS còn quản lý khoảng 60 hồ chứa nhỏ không nằm trong danh mục phân cấp các công trình thủy lợi. Dự kiến phân 3 nhóm hồ có dung tích hữu ích khác nhau để khảo sát, gồm: hồ chứa vừa; hồ chứa nhỏ; hồ chứa rất nhỏ (dung tích<50.000m3).

Đập dâng: Trên địa bàn tỉnh Bình Định UBND cấp huyện là chủ sở hữu 247 đập dâng. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện quản lý, khai thác 2 đập dâng, Tổ chức TLCS quản lý, khai thác 245 đập dâng (ngoài ra còn một số đập tạm khác). Dự kiến phân 3 nhóm, gồm: Đập dâng vừa; đập dâng nhỏ; đập tạm.

Trạm bơm: Tổ chức TLCS trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện đang quản lý 260 trạm bơm nhỏ với tổng công suất thiết kế là 150,8 m3/s (258 trạm bơm tưới và 02 trạm bơm tưới tiêu kết hợp), ngoài ra còn sử dụng một số loại trạm bơm di động để tưới, tiêu. Dự kiến phân 2 nhóm, chọn từ 3÷5 trạm bơm của mỗi nhóm để khảo sát chi tiết, gồm: Trạm bơm nhỏ; Các loại bơm tưới khác.

Hệ thống kênh mương: Tổng cộng 4.700 km kênh tưới, tiêu. Trong đó: Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện quản lý 120km, Tổ chức TLCS quản lý 4.580km (từ Điểm giao nhận sản phẩm dịch vụ thủy lợi đến đầu mối khoảng 1.380 km; từ Điểm giao nhận sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi đến mặt ruộng khoảng 3.200km) bao gồm: 2.240 km kênh kiên cố và 2.340 km kênh đất. Trong quá trình khảo sát, thu thập và phân tích dữ liệu, tùy theo địa hình khu tưới (vùng miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển…), kích thước hình học, diện tích tưới đề phân nhóm, chọn từ 3÷5 tuyến kênh mương của mỗi nhóm kênh mương kiên cố và kênh đất để khảo sát chi tiết, dự kiến có 3 nhóm: Kênh loại vừa (kênh từ điểm giao nhận sản phẩm dịch vụ thủy lợi đến công trình đầu mối); Kênh loại nhỏ; Kênh rất nhỏ.

Hệ thống cống: Hệ thống cống tưới bao gồm các cống đầu mối thuộc hồ, đập, trạm bơm, cống trên kênh, gồm các loại Vít-me, van đĩa, các loại tời. Dự kiến phân 3 nhóm, gồm: Cống vừa, cống nhỏ, cống rất nhỏ.

Đối với công tác quản lý nước mặt ruộng: Phân loại, phân nhóm theo theo diện tích hợp đồng tưới tiêu, phương pháp tưới tiêu, đặc điểm địa hình khu tưới … và hợp đồng thực tế của các đơn vị thủy lợi cơ sở với các đơn vị dùng nước. Ứng với mỗi nhóm tiến hành khảo sát chi tiết 1 đến 5 đơn vị dùng nước.

- Phân chia quá trình lao động và phân loại lao động: Phân chia quá trình lao động thành 3 công đoạn:

Công đoạn 1: Công tác quản lý vận hành, khai thác công trình đầu mối (đập, hồ chứa nước, tràn, cống, trạm bơm);

Công đoạn 2: Công tác quản lý vận hành, khai thác hệ thống dẫn, chuyển nước, công trình điều tiết nước, phân phối nước và công trình khác;

Công đoạn 3: Công tác quản lý sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm các công việc như xác định khối lượng, lập, tổng hợp kế hoạch phân phối, triển khai kế hoạch; ký kết, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, đánh giá kế hoạch cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và công tác khác có liên quan.

Công đoạn 1 và 2 gồm các nhóm công việc chính là vận hành công trình; kiểm tra, quan trắc; bảo dưỡng công trình; kiểm tra, bảo vệ; các công việc khác sử dụng lao động của đơn vị khai thác công trình thủy lợi thực hiện. Nội dung, thành phần công việc của các công đoạn quản lý vận hành công trình quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 của Thông tư 27/2022.

- Lập định mức lao động chi tiết: Định mức lao động chi tiết xác định cho một hoặc một nhóm lao động có cấp bậc kỹ thuật cụ thể, trực tiếp thực hiện một bước công việc quản lý, vận hành theo từng nhóm công việc chính trong mỗi công đoạn;

- Tổng hợp định mức lao động chi tiết theo nhóm công việc chính trong từng công đoạn.

- Lập định mức lao động tổng hợp: Lập bảng tính toán, xác định hao phí lao động trực tiếp theo từng vụ hoặc cả năm. Bảng tổng hợp có thể tính riêng cho từng công trình, hệ thống công trình (theo số lượng các loại công trình trong hệ thống) hoặc tổng hợp theo từng tổ chức khai thác công trình thủy lợi (theo tổng số lượng công trình thủy lợi do tổ chức đang quản lý, khai thác).

- Rà soát, đánh giá kết quả tính toán hao phí lao động trực tiếp của đơn vị khai thác công trình thủy lợi với Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 27/2022.

2.2. Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, điện năng

- Thống kê, tổng hợp, phân nhóm, phân loại máy móc, thiết bị:

Thống kê, tổng hợp số liệu các loại máy móc, thiết bị (máy bơm, động cơ, máy đóng mở cống, thiết bị nâng hạ, hoặc thiết bị khác);

Phân loại, phân nhóm máy móc, thiết bị theo các đặc tính kỹ thuật: Phân nhóm theo lưu lượng thiết kế đối với máy bơm; công suất thiết kế đối với động cơ; sức nâng, cách thức vận hành đối với loại máy đóng mở, thiết bị nâng hạ hoặc tiêu chí phù hợp theo yêu cầu bổ sung vật tư, nhiên liệu, chế độ bảo dưỡng, điện năng vận hành máy móc, thiết bị của nhà sản xuất.

- Lập định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu: Lập định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu chi tiết đối với từng loại, nhóm máy móc, thiết bị như sau:

Dựa vào số liệu thống kê các loại vật tư, nhiên liệu trong công tác bảo dưỡng, vận hành máy móc, thiết bị trong thời gian từ ba đến năm năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật (số liệu thống kê phải đảm bảo độ tin cậy, tính pháp lý) và kinh nghiệm thực tế, các thông số so sánh để xây dựng định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu chi tiết (cho một lần bảo dưỡng, một giờ vận hành);

Căn cứ các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy định của nhà sản xuất về mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu cho một lần bảo dưỡng, một giờ vận hành máy móc, thiết bị;

Dựa vào kết quả khảo sát, thực nghiệm theo từng quy trình, nội dung công việc để phân tích, tính toán, xác định định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu (lựa chọn những công việc không xác định được theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này hoặc xác định được nhưng chưa chính xác mà cần phải kiểm nghiệm thực tế).

2.3. Nghiên cứu xây dựng định mức điện bơm tưới, tiêu

- Tổng hợp, phân loại trạm bơm tưới

Thống kê, tổng hợp, phân loại và phân nhóm các trạm bơm điện tưới có các thông số kỹ thuật và điều kiện làm việc tương tự nhau; xác định diện tích tưới của các đối tượng: các loại cây trồng, lúa, màu, thủy sản trong khu tưới của trạm bơm;

Chọn các trạm bơm điện đại diện cho từng nhóm để khảo sát xác định hiệu suất, lưu lượng máy bơm thực tế và công suất máy bơm thực tế theo chiều cao cột nước bơm thường xuyên.

- Tính toán định mức điện năng bơm tưới chi tiết

Khảo sát, xác định lưu lượng, công suất thực tế của từng loại máy bơm;

Khảo sát, xác định hệ số sử dụng nước của hệ thống tưới trạm bơm điện theo thực tế. Tính toán mức tưới toàn vụ tại mặt ruộng trong khu vực diện tích tưới của trạm bơm;

Tính định mức điện năng bơm tưới chi tiết cho từng loại máy bơm

- Rà soát, đánh giá kết quả tính toán định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới chi tiết cho từng loại máy bơm với Bảng 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 27/2022.

2.4. Nghiên cứu xây dựng định mức chi phí quản lý

- Tổng hợp, thống kê số liệu, xác định các khoản chi phí quản lý của các tổ chức TLCS.

Tổng hợp, thống kê số liệu các khoản chi phí quản lý dựa vào số liệu các khoản chi phí quản lý của các tổ chức TLCS từ ba đến năm năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật (số liệu thống kê phải đảm bảo độ tin cậy, tính pháp lý);

Phân tích, tính toán quy đổi các khoản chi phí quản lý của các tổ chức TLCS của các năm về năm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật căn cứ sự biến động của giá cả tiêu dùng, chỉ số giá tiêu dùng để xác định mức chi phí bình quân.

Căn cứ các tiêu chuẩn, chính sách, chế độ, định mức đã ban hành, giá cả hàng hóa thời điểm hiện tại, phân tích tính toán mức chi phí theo quy định.

- Định mức chi phí quản lý được tính theo tỷ lệ % tổng chi phí sản xuất kinh doanh từ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trong 01 năm của đơn vị khai thác công trình thủy lợi như sau:

ĐMCPQL=   x 100%

Trong đó:

ĐMCPQL: Định mức chi phí quản lý

Cql: Tổng chi phí quản lý bình quân (đơn vị là: đồng);

Csx: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị khai thác công trình thủy lợi, xác định theo các quy định về sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước hoặc theo số liệu thống kê chi phí sản xuất kinh doanh (tối thiểu ba năm liên tục trước thời điểm lập định mức kinh tế - kỹ thuật) của đơn vị khai thác công trình thủy lợi; quy định pháp luật hiện hành có liên quan (đơn vị là: đồng).

Tổng hợp kết quả tính toán, xây dựng định mức.

2.5. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu xây dựng bộ định mức kinh tế kỹ thuật.

Báo cáo tổng hợp các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi do Trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện, UBND cấp xã, các tổ chức TLCS trên địa bàn tỉnh Bình Định quản lý (bao gồm thuyết minh và phụ lục tính toán);

So sánh, đánh giá với kết quả hoạt động quản lý của các đơn vị quản lý, khai thác, vận hành công trình thủy lợi trong ba năm liên tục trước thời điểm lập định mức.

2.6. Hội thảo

Tổ chức tham vấn cộng đồng, lấy ý kiến các của các đơn vị quản lý, khai thác, vận hành công trình thủy lợi;

Hội thảo báo cáo kết quả xây dựng bộ định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý khai thác các công trình thủy lợi.

2.7. Xây dựng bộ công cụ tính giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi và dịch vụ khác

2.8. Đào tạo, tập huấn sử dụng Định mức:

Sau khi Định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức TLCS trên địa bàn tỉnh Bình Định được UBND tỉnh phê duyệt. Đơn vị tư vấn phối hợp với Chi cục Thủy lợi tổ chức đào tạo, tập huấn cho các đơn vị quản lý, khai thác, vận hành công trình thủy lợi áp dụng.

3. Kết luận và kiến nghị

3.1. Kết luận

3.2. Kiến nghị

IV. NỘI DUNG CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC

1. Khảo sát, điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu;

2. Phân tích xử lý số liệu, tính toán các chỉ tiêu định mức;

3. Lấy ý kiến tham vấn cộng đồng, Hội thảo nội bộ báo cáo kết quả xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, hiệu chỉnh và cập nhật bản dự thảo định mức;

4. Lấy ý kiến liên ngành báo cáo kết quả xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, hiệu chỉnh và cập nhật bản dự thảo định mức;

5. Chỉnh sửa hoàn thiện tập định mức trình Sở Nông nghiệp và PTNT xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

6. Trình UBND tỉnh ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật;

7. Tổ chức đào tạo tập huấn sử dụng định mức (6 lớp*30 người/1 lớp).

V. SẢN PHẨM ĐỀ ÁN

- Quyết định phê duyệt Định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi của UBND tỉnh Bình Định;

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp và phụ lục tính toán: 10 Bộ;

- Bộ Định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức TLCS trên địa bàn tỉnh Bình Định: 170 bộ (149 xã, 11 huyện; 10 sở ngành);

- Phần mềm tính toán giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi công ích và dịch vụ thủy lợi khác.

- USB các loại tài liệu: 1 cái.

VI. KHỐI LƯỢNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

- Tiến độ: Thời gian thực hiện 10 tháng (không bao gồm thời gian trình UBND tỉnh Bình Định ban hành) theo Bảng 1;

- Khối lượng thực hiện: Bảng 2, Bảng 3, Bảng 4

Bảng 1: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Bảng 2: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TRÌNH KHẢO SÁT

Đặc điểm địa hình tỉnh Bình Định

TT

Đơn vị

Vùng đồi, núi

Vùng đồng bằng

Vùng ven biển

1

TP Quy Nhơn

 

x

x

2

Huyện An Lão

x

x

 

3

Huyện Hoài Ân

x

x

 

4

Thị xã Hoài Nhơn

x

x

x

5

Huyện Phù Mỹ

x

x

x

6

Huyện Phù Cát

x

x

x

7

TX An Nhơn

x

x

 

8

Huyện Tuy Phước

x

x

x

9

Huyện Vân Canh

x

x

 

10

Huyện Tây Sơn

x

x

 

11

Huyện Vĩnh Thạnh

x

x

 

Số lượng công trình phân theo đơn vị

TT

Đơn vị

Hồ chứa (hồ)

Đập dâng (đập)

Trạm bơm (trạm)

Cống (cống)

Kênh (km)

Số liệu cập nhật từ văn bản số 2501/SNN -TL của Sở nông nghiệp và PTNT ngày 13 tháng 12 năm 2022

1

TP Quy Nhơn

 

5

2

 

233

2

Huyện An Lão

2

17

1

 

230,3

3

Huyện Hoài Ân

17

35

65

 

589,7

4

Thị xã Hoài Nhơn

10

40

25

 

617,9

5

Huyện Phù Mỹ

26

54

6

 

402,5

6

Huyện Phù Cát

9

43

13

 

609,5

7

TX An Nhơn

0

0

73

 

404,95

8

Huyện Tuy Phước

2

8

39

 

404,51

9

Huyện Vân Canh

4

2

5

 

235,8

10

Huyện Tây Sơn

18

24

30

 

478,3

11

Huyện Vĩnh Thạnh

0

17

1

 

47,98

12

TT dịch vụ nông nghiệp

2

0

0

 

120

 

Cộng

90

245

260

0

4374,44

Đối với mỗi nhóm công trình thuộc mỗi vùng địa lý lựa chọn tối đa các công trình để khảo sát (có thể thấp hơn nếu không đủ công trình) bao gồm:

- 01 công trình quản lý vận hành khó khăn (xấu)

- 01 công trình quản lý vận hành bình thường (bình thường)

- 01 công trình quản lý vận hành thuận lợi (tốt)

Khối lượng khảo sát công trình Hồ chứa (hồ)

TT

Vùng

Loại vừa

Loại nhỏ

Loại rất nhỏ

Tổng cộng

1

Vùng đồi, núi

3

3

3

9

2

Vùng đồng bằng

3

3

3

9

3

Vùng ven biển

3

3

3

9

 

Cộng

9

9

9

27

Khối lượng khảo sát công trình đập dâng (đập)

TT

Vùng

Loại vừa

Loại nhỏ

Loại tạm

Tổng cộng

1

Vùng đồi, núi

 

3

3

6

2

Vùng đồng bằng

 

3

3

6

3

Vùng ven biển

 

3

3

6

 

Cộng

0

9

9

18

Khối lượng khảo sát công trình Trạm bơm (Trạm bơm)

TT

Vùng

Loại nhỏ

Loại bơm tưới khác

Tổng cộng

1

Vùng đồi, núi

3

3

6

2

Vùng đồng bằng

3

3

6

3

Vùng ven biển

3

3

6

 

Cộng

9

9

18

Khối lượng khảo sát công trình Cống (Cống)

TT

Vùng

Loại vừa

Loại nhỏ

Loại rất nhỏ

Tổng cộng

1

Vùng đồi, núi

3

3

3

9

2

Vùng đồng bằng

3

3

3

9

3

Vùng ven biển

3

3

3

9

 

Cộng

9

9

9

27

Khối lượng khảo sát công trình Kênh (tuyến)

TT

Vùng

Loại vừa

Loại nhỏ

Loại rất nhỏ

Tổng cộng

1

Vùng đồi, núi

3

3

3

9

2

Vùng đồng bằng

3

3

3

9

3

Vùng ven biển

3

3

3

9

 

Cộng

9

9

9

27

Tổng hợp khối lượng tối đa khảo sát công trình là:

- Công trình hồ chứa: 27 hồ chứa

- Công trình đập dâng: 18 đập

- Công trình trạm bơm: 18 trạm bơm

- Công trình cống: 27 cống

- Công trình kênh: 27 tuyến kênh

Trường hợp số lượng công trình không đủ theo các tiêu chí đã lựa chọn sẽ khảo sát tối đa số lượng công trình hiện có đáp ứng các tiêu chí như trên.

Bảng 3: KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

(Căn cứ Quyết định 1090/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn)

TT

Nội dung công việc

Sản phẩm

Chức danh

Số công (công)

Tiền công 1 ngày lao động (đồng)

Thành tiền (đồng)

B2.1

Định mức nghiên cứu tính toán hao phí lao động cho quản lý khai thác và vận hành của một thể loại công trình

 

 

473

 

 

B2.1.1

Thiết kế phiếu khảo sát thu thập dữ liệu

Phiếu điều tra

 

17,5

 

 

CN

5,0

 

 

TVC

7,5

 

 

KTV

5,0

 

 

B2.1.2

Thu thập tài liệu, số liệu, khảo sát hiện trạng và đặc thù ảnh hưởng đến hao phí

Số liệu, tài liệu điều tra

 

140,0

 

 

CN

50,0

 

 

TVC

65,0

 

 

KTV

25,0

 

 

B2.1.3

Tính toán xác định tổng hao phí lao động để quản lý vận hành phục vụ

Thuyết minh tính toán

 

225,0

 

 

CN

75,0

 

 

TVC

100,0

 

 

KTV

50,0

 

 

B2.1.4

Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu tính toán hao phí lao động cho quản lý vận hành

Báo cáo

 

90,0

 

 

CN

25,0

 

 

TVC

50,0

 

 

KTV

15,0

 

 

B2.2

Định mức nghiên cứu tính toán mức tiêu thụ điện năng bơm tưới (hoặc tiêu)

 

 

65,0

 

 

B2.2.1

Khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu, nghiên cứu tài liệu liên quan đến mức tiêu thụ điện năng cho bơm tưới (hoặc tiêu)

Số liệu, tài liệu điều tra

 

30,0

 

 

CN

10,0

 

 

TVC

15,0

 

 

KTV

5,0

 

 

B2.2.2

Nghiên cứu tính toán mức tiêu thụ điện năng thực tế của từng trạm bơm (tưới hoặc tiêu)

Thuyết minh tính toán

 

35,0

 

 

CN

10,0

 

 

TVC

15,0

 

 

KTV

10,0

 

 

B2.2.3

Nghiên cứu tính toán mức tiêu thụ điện năng bơm tưới cho từng loại cây trồng chính của từng trạm bơm (với trạm bơm tưới) hoặc định mức tiêu thụ

Thuyết minh tính toán

 

70,0

 

 

CN

20,0

 

 

TVC

30,0

 

 

KTV

20,0

 

 

B2.3

Định mức nghiên cứu tính toán vật tư nguyên liệu quản lý vận hành, công trình thủy lợi

 

 

91,0

 

 

B2.3.1

Khảo sát thu thập số liệu, tài liệu, nghiên cứu tài liệu liên quan đến mức tiêu hao vật tư, nguyên nhiên vật liệu phục vụ công tác vận hành thiết bị công trình

Số liệu, tài liệu điều tra

 

23,0

 

 

CN

9,0

 

 

TVC

10,0

 

 

KTV

4,0

 

 

B2.3.2

Nghiên cứu tính toán định mức tiêu hao vật tư, nguyên nhiên liệu phục vụ công tác quản lý vận hành đối với từng thể loại công trình, thiết bị phân theo đơn vị quản lý (cụm, trạm, chi nhánh, xí nghiệp)

Thuyết minh tính toán

 

68,0

 

 

CN

20,0

 

 

TVC

35,0

 

 

KTV

13,0

 

 

B2.4

Định mức nghiên cứu tính toán chi phí quản lý trong hoạt động khai thác công trình thủy lợi

 

 

127,0

 

 

B2.4.1

Khảo sát thu thập số liệu, tài liệu, nghiên cứu tài liệu liên quan đến chi phí quản lý trong hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi

Số liệu, tài liệu điều tra

 

22,0

 

 

CN

8,0

 

 

TVC

10,0

 

 

KTV

4,0

 

 

B2.4.2

Nghiên cứu xây dựng mô hình cho các khoản chi phí quản lý

Thuyết minh tính toán

 

30,0

 

 

CN

8,0

 

 

TVC

17,0

 

 

KTV

5,0

 

 

B2.4.3

Nghiên cứu xây dựng mô hình cho các khoản chi phí, trợ cấp thôi việc, kiểm toán, thu tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác, dự phòng, phí, lệ phí, theo quy định của pháp luật

Thuyết minh tính toán

 

25,0

 

 

CN

8,0

 

 

TVC

13,0

 

 

KTV

4,0

 

 

B2.4.4

Báo cáo tổng hợp xây dựng định mức chi phí quản lý

Báo cáo

 

50

 

 

CN

15

 

 

TVC

30

 

 

KTV

5

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

756

 

 

Áp dụng hệ số 1,5

 

Bảng 4. KHỐI LƯỢNG KHÁC

TT

Hạng mục chi phí

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền (đồng)

Chi chú

I

CÔNG TÁC PHÍ VÀ CHI PHÍ ĐI LẠI (đối với đơn vị tư vấn thực hiện không nằm trên địa bàn tỉnh Bình Định)

 

 

 

 

 

1

Chi phí đi lại và công tác phí đi khảo sát, thu thập số liệu (2 đợt)

 

 

 

 

 

 

Vé (5 người x 2 đợt x 2 chiều),

20

 

 

 

Thuê xe đi khảo sát (10 ngày x 2 đợt)

ngày

20

 

 

 

Phụ cấp lưu trú (5 người x 10 ngày/đợt x 2 đợt - bao gồm thời gian đi khảo sát và thời gian thu thập số liệu tại văn phòng)

ngày

100

 

 

 

Khoán chi phí ngủ trọ (5 người x 9 đêm x 2 đợt - bao gồm thời gian đi khảo sát và thời gian thu thập số liệu tại văn phòng)

đêm

90

 

 

2

Đi hội thảo, họp (2 đợt)

 

 

 

 

 

Vé máy bay (2 người x 2 đợt x 2 chiều), bình quân triệu/vé

8

 

 

 

Khoán phụ cấp lưu trú: (2 người x 2 ngày x 2 đợt

ngày

20

 

 

 

Khoán chi phí ngủ trọ: (2 người x 1 đêm x 2 đợt)

đêm

10

 

 

2

Đi tập huấn hướng dẫn sử dụng định mức (1 đợt x 6 lớp x 30 người/lớp)

 

 

 

 

 

Vé (2 người x 1 đợt x 2 chiều), bình quân triệu/vé

8

 

 

 

 

Khoán phụ cấp lưu trú: (2 người x 7 ngày)

ngày

14

 

 

 

Khoán chi phí ngủ trọ: (2 người x 6 đêm)

đêm

12

 

 

II

CHI PHÍ VĂN PHÒNG PHẨM, IN ẤN

 

 

 

 

 

 

- Hộp mực in Laze

hộp

2

 

 

 

 

- Giấy A4

thùng

5

 

 

 

- Văn phòng phẩm khác

T.bộ

1

 

 

 

- Photo tài liệu, đóng quyển

T.bộ

1

 

 

III

CHI PHÍ HỘI HỌP

 

 

 

 

 

 

Hội thảo nội bộ, lấy ý kiến liên ngành và nghiệm thu (2 lần)

 

 

 

 

 

-

Chủ trì hội thảo (1 người x 2 lần)

người

2

 

 

 

-

Thư ký hội thảo (1 người x 2 lần)

người

2

 

 

-

Đại biểu tham dự (10 người x 2 lần)

người

20

 

 

-

Nước uống cho đại biểu (20.000/đại biểu)

 

24

 

 

 

Tập huấn hướng dẫn sử dụng định mức (1 đợt x 6 lớp x 30 người/lớp)

 

 

 

 

-

Báo cáo viên (2 người x 6 lớp)

người

12

 

 

-

Đại biểu tham dự (30 người x 6 lớp)

người

180

 

 

-

Nước uống cho đại biểu (20.000/đại biểu)

 

192

 

 

Tổng cộng