Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2404/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 29 tháng 06 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2016-2020”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 22/01/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Chương trình công tác năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa;

Xét đề nghị của Trưởng ban Dân tộc tại Tờ trình số 199/TTr-BDT ngày 19/6/2015 về việc phê duyệt Đề cương Đề án “Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương Đề án “Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020”, với các nội dung chính như sau:

1. Tên Đề án: “Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020”.

2. Cơ quan thực hiện Đề án

a) Cấp quyết định phê duyệt: UBND tỉnh Thanh Hóa;

b) Cơ quan chủ trì xây dựng Đề án: Ban Dân tộc Thanh Hóa.

3. Nội dung Đề cương Đề án

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ĐỀ ÁN

1. Đối tượng: Nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số; các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư bảo tồn, phát triển sản xuất nghề truyền thống khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh.

2. Phạm vi: Trên địa bàn 11 huyện miền núi của tỉnh

IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Giai đoạn từ 2016 - 2020

Phần I

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ TÌNH HÌNH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

1. Điều kiện tự nhiên

2. Điều kiện kinh tế-xã hội

2.1. Dân số, lao động, việc làm

2.2. Đời sống và thu nhập

2.3. Phong tục tập quán

II. THỰC TRẠNG BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2011-2015

1. Tình hình bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề và tiêu thụ sản phẩm

2. Các chính sách, chương trình đầu tư, hỗ trợ cho bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề vùng dân tộc thiểu số

3. Đánh giá chung về bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống

3.1. Tiềm năng và thuận lợi

3.2. Những khó khăn thách thức

4. Một số dự báo

Phần II

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. QUAN ĐIỂM

II. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu tổng quát

Bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm; khai thác các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của khu vực về nghề, làng nghề; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; tạo điều kiện để đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập giảm nghèo nhanh và bền vững; bảo tồn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 09/NQ-TU về giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh đến năm 2020.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Bảo tồn nghề truyền thống và làng nghề truyền thống

2.2. Phát triển làng nghề gắn với du lịch và khu cửa khẩu

2.3. Công nhận nghề truyền thống; làng nghề truyền thống

2.4. Tỷ trọng kinh tế nghề, làng nghề trong kinh tế nông thôn, miền núi

2.5. Tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần nâng thu nhập cho lao động ngành, nghề nông thôn, miền núi.

2.6. Tỷ lệ lao động khu vực miền núi được đào tạo nghề

2.7. Đăng ký thương hiệu, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

2.8. Xử lý ô nhiễm môi trường các cơ sở sản xuất nghề, làng nghề.

III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

1. Bảo tồn nghề, làng nghề truyền thống

1.1. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của việc bảo tồn nghề, làng nghề truyền thống

1.2. Hỗ trợ kinh phí để bảo tồn, gìn giữ nghề, làng nghề truyền thống

2. Phát triển các nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch và cửa khẩu.

2.1. Nghề dệt thổ cẩm

2.2. Nghề thêu ren

2.3. Nghề đan lát mỹ nghệ

2.4. Nghề đan cót

2.5. Nghề ủ rượu cần

2.6. Nghề nấu rượu siêu men lá

IV. NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư

2.  Nguồn vốn đầu tư

- Ngân sách nhà nước

- Vốn từ các đơn vị, tổ chức

- Vốn của nhân dân.

3. Phân kỳ vốn đầu tư qua các năm

V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả kinh tế

2. Hiệu quả văn hóa - xã hội

3. Hiệu quả môi trường

VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đối với bảo tồn nghề, làng nghề truyền thống

1.1. Giải pháp tuyên truyền vận động và khen thưởng

1.2. Giải pháp về lao động

1.3. Giải pháp về chính sách và vốn đầu tư, hỗ trợ

2. Đối với phát triển nghề, làng nghề truyền thống

2.1. Quy hoạch cho phát triển nghề, làng nghề

2.2. Giải pháp về tổ chức, quản lý, chỉ đạo

2.3. Giải pháp về lao động và giáo dục nghề nghiệp

2.4. Giải pháp về nguyên liệu

2.5. Giải pháp về quảng bá sản phẩm và thị trường tiêu thụ

2.6. Giải pháp về khoa học công nghệ

2.7. Giải pháp về chính sách và vốn đầu tư, hỗ trợ

2.8. Giải pháp về xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường

2.9. Giải pháp phối hợp, lồng ghép với các chương trình, dự án do tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tài trợ trên địa bàn.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện

2. Phân công trách nhiệm

2.1. Các sở, ban, ngành

2.2. UBND các huyện thuộc Đề án

Phần IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

2. Kiến nghị

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ban Dân tộc

- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ; Hội Nông dân tỉnh; UBND 11 huyện miền núi và các đơn vị có liên quan xây dựng Đề án.

- Lập dự toán kinh phí xây dựng Đề án, gửi Sở Tài chính thẩm định.

- Xin ý kiến, tổng hợp ý kiến đóng góp của các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ; Hội Nông dân tỉnh vào dự thảo Đề án; trình Chủ tịch UBND tỉnh trong Quý IV, năm 2015.

2. Sở Tài chính

Thẩm định, bố trí kinh phí lập Đề án trong nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế ngân sách tỉnh dành cho xây dựng các đề án, dự án theo quy định; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trong Quý IV, năm 2015.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban Dân tộc; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ; Đề nghị Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Chủ tịch UBND 11 huyện miền núi; các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCT UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền;
- Lưu: VT, VX, V1.
QĐ14.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền