Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2410/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 25 tháng 08 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐỂ CHẾ BIẾN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;

Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ nghị quyết số 101/2017/NQ-HĐND ngày 21/07/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản để chế biến làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 724/TTr-STNMT ngày 15/08/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản để chế biến làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT) tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 với các nội dung sau:

I. Nội dung điều chỉnh Quy hoạch

1. Điều chỉnh quy hoạch thăm dò khai thác đất sét để chế biến làm VLXDTT tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.

a. Bổ sung mới 13 điểm mỏ đất sét để chế biến làm gạch, ngói nhằm cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho các nhà máy gạch tuynel.

b. Loại bỏ 33 điểm mỏ đất sét khỏi quy hoạch do không còn phù hợp với thực tiễn, không thực hiện được hoặc do nằm vào vùng quy hoạch đất cho các mục đích khác hoặc nằm trong vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản (Bảng 1 phụ lục chi tiết kèm theo).

c. Kết quả sau khi đã điều chỉnh: Quy hoạch 32 điểm mỏ đất sét vào quy hoạch kỳ này; trong đó 19 mỏ giữ lại từ quy hoạch kỳ trước, 13 mỏ bổ sung mới. (Bảng 2 phụ lục chi tiết kèm theo).

- Các mỏ đất sét quy hoạch có tổng diện tích đất 5.748.700 m2, bề dày khai thác trung bình 4 m, tổng trữ lượng tài nguyên 22.994.800 m3.

- Đất sét sản xuất gạch nung: Giai đoạn 2016- 2017 là 3.363.750 m3; giai đoạn 2018- 2020 là 5.045.625 m3. Cả giai đoạn 2016-2020 là 8.409.375 m3.

Quy mô và trữ lượng khai thác đất sét được đánh giá, quy hoạch trên cơ sở trữ lượng các mỏ, nhu cầu khai thác của các cơ sở sản xuất cộng thêm 25% dự phòng.

2. Điều chỉnh quy hoạch thăm dò khai thác cát sông tỉnh Hưng Yên đến năm 2020

a. Bổ sung mới 03 điểm mỏ cát lòng sông.

b. Loại bỏ 14 điểm mỏ cát bãi bồi khỏi quy hoạch do không còn phù hợp với thực tiễn hoặc do nằm vào vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản (Bảng 3 phụ lục chi tiết kèm theo).

- Quy hoạch thăm dò khai thác cát bãi bồi (Bảng 4 phụ lục chi tiết kèm theo).

- Quy hoạch thăm dò khai thác cát lòng sông (Bảng 5 phụ lục chi tiết kèm theo).

II. Các giải pháp thực hiện điều chỉnh Quy hoạch

1. Giải pháp về giải quyết nguồn vốn đầu tư

- Vốn ngân sách đầu tư cho thăm dò cơ bản.

- Huy động vốn từ các doanh nghiệp đầu tư khai thác theo quy định hiện hành.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tạo điều kiện và có chính sách khuyến khích đối với các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, cải tiến kỹ thuật, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường.

2. Giải pháp về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường

Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản. Tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường sau đầu tư trong hoạt động khai thác khoáng sản theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực quản lý

Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật lành nghề, kết hợp với việc phát triển khoa học công nghệ khai thác sản xuất vật liệu xây dựng.

4. Giải pháp hiệu lực quản lý nhà nước

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng thông thường nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân về quản lý khai thác, chế biến khoáng sản tiết kiệm có hiệu quả, đúng luật định; khai thác kết hợp với bảo vệ tài nguyên khoáng sản và môi trường.

- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước của các cấp, ngành trong tỉnh đối với sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt đối với lĩnh vực khai thác đất sét sản xuất gạch, ngói nung, cát sông làm nguyên liệu phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng...Tổ chức thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy hoạch, nghiêm cấm các hoạt động khai thác, sản xuất không có giấy phép. Tổ chức được phép hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Luật Khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Đê điều, Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của tỉnh.

- Tổ chức sắp xếp lại sản xuất, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Kiên quyết xoá bỏ các cơ sở sản xuất kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản.

- Tăng cường biên chế và cơ cấu tổ chức, trang bị điều kiện làm việc cho hệ thống quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản đến cấp huyện.

5. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường kết hợp bảo vệ tài nguyên khoáng sản và môi trường.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo hướng tập trung một đầu mối, thông thoáng và thuận tiện hơn.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Tổ chức, công bố, hướng dẫn triển khai và kiểm tra thực hiện điều chỉnh Quy hoạch; phối hợp với các sở, ngành đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản theo hướng gắn trách nhiệm của UBND cấp huyện, cấp xã và quyền lợi của người dân địa phương nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản.

- Hướng dẫn lập và tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường, tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cho các tổ chức, doanh nghiệp theo quy hoạch.

- Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế của từng thời kỳ.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành: Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố; Cục Quản lý đường sông số 02 và số 06 tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy hoạch; cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.

2. Sở Xây dựng:

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

- Theo dõi tổng hợp tình hình đầu tư chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, đề xuất cơ chế, chính sách về tài chính trong quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nhằm tăng cường thu ngân sách nhà nước từ hoạt động khoáng sản, tránh thất thoát, trốn thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của tổ chức, người hoạt động khoáng sản; đồng thời có cơ chế điều tiết tài chính cần thiết và hợp lý cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

4. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình thường xuyên tuyên truyền chính sách, pháp luật khoáng sản nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho các tổ chức và nhân dân có trách nhiệm bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản của tỉnh.

5. UBND các huyện, thành phố phối hợp với các sở, ngành tỉnh thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu vực có hoạt động khoáng sản; thường xuyên đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản thuộc địa bàn quản lý; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác cát, đất trái phép; bảo vệ các khu vực có cát, đất đã quy hoạch chưa đưa vào khai thác.

6. UBND các xã có mỏ khoáng sản.

- Có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu vực có hoạt động khoáng sản.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các trường hợp sai phạm về khai thác cát, đất sét theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thường trực Tỉnh ủy
- Thường trực HĐND;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu VT, CV TNMT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN




Bùi Thế Cử

 

PHỤ LỤC

CÁC BẢNG BIỂU TRONG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐỂ CHẾ BIẾN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 2410/QĐ-UBND ngày 25/08/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Bảng 1. Các mỏ đất sét bị loại bỏ do không còn phù hợp với thực tiễn

TT

Tên mỏ

Huyện, xã

Diện tích (m2)

Trữ lượng 334 (m3)

Lý do loại bỏ

I

 

H. Văn Lâm

140.000

280.000

 

1

Nam Công

Chỉ Đạo

70.000

140.000

Quy hoạch CCN

2

Đại Đồng

Đại Đồng

35.000

70.000

Hết trữ lượng

3

Đình Tổ

Đại Đồng

35.000

70.000

Hết trữ lượng

II

 

H. Vân Giang

2.199.200

3.286.000

 

1

Xuân Quan

Xuân Quan

360.000

1.080.000

Quy hoạch CCN

2

Xóm Bãi

Xuân Quan

230.200

276.000

Quy hoạch KĐT

3

Công Luận 2

TT V.Giang

1.609.000

1.930.000

Quy hoạch KĐT

III

 

H. Khoái Châu

1.227.625

11.285.500

 

1

Tân Châu

Tân Châu

454.000

1.816.000

Không còn phù hợp

2

Chùa Rồng

Dân Tiến

28.625

114.500

Quy hoạch KĐT

3

Phùng Hưng

Phùng Hưng

725.000

9.275.000

Đất lúa

4

Sài Thị

Thuần Hưng

20.000

80.000

Hết trữ lượng

IV

 

H. Kim Động

1.576.700

4.813.400

 

1

Phú Thịnh

Phú Thịnh

60.000

240.000

Đất nội đồng

2

Hiệp Cường

Hiệp Cường

867.500

3.020.000

Đất lúa

3

Long An

Toàn Thắng

414.200

828.400

Đất lúa

4

Mai Viên

Song Mai

20.000

80.000

Đất lúa

5

Đức Hợp

Đức Hợp

215.000

645.000

QH bến cảng nội địa

V

 

Huyện Ân Thi

975.600

3.602.400

 

1

Quảng Lãng

Quảng Lãng

825.600

3.302.400

Quy hoạch KCN

VI

 

Huyện Mỹ Hào

1.060.000

2.720.000

 

1

Đồng Gừng

Dị Sử

1.000.000

2.500.000

Quy hoạch KĐT

2

Nhân Vinh

Dị Sử

20.000

60.000

Quy hoạch KĐT

3

Cẩm Quan

Cẩm Xá

20.000

80.000

Hết trữ lượng

4

Nhân Hòa

Nhân Hòa

20.000

80.000

Quy hoạch KĐT

VII

 

Huyện Yên Mỹ

40.000

160.000

 

1

Tử Dương

Lý Th. Kiệt

40.000

160.000

Quy hoạch KĐT

VIII

 

Tp. Hưng Yên

12.115.800

31.569.700

 

1

Phú Cường

Phú Cường

1.425.000

4.275.000

Quy hoạch sân Golf

2

Tân Mỹ 1

Phú Cường

622.000

2.488.000

Quy hoạch sân Golf

3

Hùng Cường

Hùng Cường

2.200.000

4.400.000

Quy hoạch sân Golf

4

An Tảo

TP.HY

1.536.000

2.677.500

Quy hoạch KĐT

5

Hiến Nam

Hiến Nam

540.000

2.160.000

Trong khu đô thị

6

Bảo Khê

Xã Bảo Khê

213.000

426.000

QH cụm công nghiệp

7

Yên Lệnh

Hồng Châu

2.500.000

10.000.000

Không còn phù hợp

8

Liên Phương

Liên Phương

2.500.000

2 824.000

Quy hoạch Khu ĐH

9

Quyết Thắng

Tân Hưng

250.000

1.000.000

Không còn phù hợp

10

Tân Hưng

Tân Hưng

329.800

1.319.200

Không còn phù hợp

IX

 

Huyện Tiên Lữ

4.637.000

30.000.000

 

1

Lệ Xá

Lệ Xá

4.637.000

30.000.000

Quy hoạch KĐT

X

 

Huyện Phù Cừ

478.800

1.436.400

 

1

Minh Tân

Minh Tân

478.800

1.436.400

Không còn phù hợp

33

Cộng

 

24.450.725

89.453.400

 

 

Bảng 2. Điều chỉnh quy thăm dò khai thác các mỏ đất sét tỉnh Hưng Yên đến năm 2020

TT

Tên mỏ

Diện tích mỏ (m2)

Dày (m)

Trữ lượng dự báo (m3)

Quy hoạch trữ lượng khai thác (m3)

2016-2017

2018-2020

Cộng

I

Huyện Văn Lâm

331.000

 

1.324.000

412.500

618.750

1.031.250

1

Việt Hưng

128.000

4

512.000

112.500

168.750

281.250

2

Lương Tài

203.000

4

812.000

300.000

450.000

750.000

II

Huyện Khoái Châu

1.192.200

 

4.768.800

1.312.500

1.968.750

3.281.250

1

Đông Kết- Liên Khê

799.200

4

3.196.800

1.012.500

1.518.750

2.531.250

2

Đại Tập

53.000

4

212.000

75.000

112.500

187.500

3

Ninh Tập

100.000

4

400.000

75.000

112.500

187.500

4

Chi Lăng

70.000

4

280.000

75.000

112.500

187.500

5

Chí Tân

20.000

4

80.000

Dự trữ

Dự trữ

Dự trữ

6

Vân Trì* (xã Việt Hòa)

50.000

4

200.000

37.500

56.250

93.750

7

Lôi Cầu* (xã Việt Hòa)

100.000

4

400.000

37.500

56.250

93.750

III

Huyện Kim Động

1.470.000

 

5.880.000

787.500

1.181.250

1.968.750

1

Vân Nghệ (xã Đức Hợp)

80.000

4

320.000

100.000

150.000

250.000

2

Bãi Chim* (xã Đức Hợp)

122.000

4

488.000

87.500

131.250

218.750

3

Văn Nghệ 2* (Mai Động)

150.000

4

600.000

93.750

140.625

234.375

4

Ngọc Đồng 1

387.000

4

1.548.000

75.000

112.500

187.500

5

Ngọc Đồng 2*

50.000

4

200.000

75.000

112.500

187.500

6

Phú Mỹ* (xã Đức Hợp)

70.000

4

280.000

75.000

112.500

187.500

7

Tả Hà* (xã Hùng An)

338.000

4

1.352.000

150.000

225.000

375.000

8

Ngọc Đồng 3*

273.000

4

1.092.000

131.250

196.875

328.125

IV

Huyện Ân Thi

250.000

 

1.000.000

Dự trữ

Dự trữ

Dự trữ

1

Tiên Kiều* (xã Bãi Sậy)

150.000

4

600.000

Dự trữ

Dự trữ

Dự trữ

2

Vệ Dương* (xã Tân Phúc)

100.000

4

400.000

Dự trữ

Dự trữ

Dự trữ

V

Huyện Mỹ Hào

614.700

 

2.458.800

225.000

337.500

562.500

1

Cẩm Xá

138.700

4

554.800

75.000

112.500

187.500

2

Dương Quang (thôn Mụa)

257.000

4

1.028.000

75.000

112.500

187.500

3

Phan Đình Phùng

89.000

4

356.000

Dự trữ

Dự trữ

Dự trữ

4

Ngọc Trì

130.000

4

520.000

75.000

112.500

187.500

VI

Huyện Yên Mỹ

193.000

 

772.000

75.000

112.500

187.500

1

Kênh Cầu (xã Đồng Than)

193.000

4

772.000

75.000

112.500

187.500

VII

Tp Hưng Yên

810.000

 

3.240.000

375.000

562.500

937.500

1

Lam Sơn*

250.000

4

1.000.000

150.000

225.000

375.000

2

Lê Lợi (xã Tân Hưng)

330.000

4

1.320.000

75.000

112.500

187.500

3

Hoàng Hanh*

230.000

4

920.000

150.000

225.000

375.000

VIII

Huyện Tiên Lữ

471.500

 

1.886.000

56.250

84.375

140.625

1

Thiện Phiến (Nam Sơn)

136.000

4

544.000

18.750

28.125

46.875

2

Triều Dương (xã Hải Triều)

50.500

4

202.000

37.500

56.250

93.750

3

Thụy Lôi (thôn Thụy Dương)

285.000

4

1.140.000

Dự trữ

Dự trữ

Dự trữ

IX

Huyện Phù Cừ

296.300

 

1.185.200

120.000

180.000

300.000

1

Hạ Đồng* (Xã Nguyên Hoà)

40.000

4

160.000

Dự trữ

Dự trữ

Dự trữ

2

Tống Trân

256.300

4

1.025.200

120.000

180.000

300.000

32

Cộng

5.628.700

 

22.514.800

3.363.750

5.045.625

8.409.375

Ghi chú: * mỏ mới được bổ sung

 

Bảng 3. Các mỏ cát bãi bồi bị loại bỏ do không còn phù hợp với thực tiễn

TT

Ký hiệu

Địa danh

Diện tích

Trữ lượng

Lý do loại bỏ

I

 

Huyện Văn Giang

148.000

1.248.140

 

1

BB17

Phù Liệt-Thắng Lợi

12.700

63.500

Vùng cấm HĐKS

2

BB1a

Xâm Hồng xã Thắng Lợi

111.500

1.070.400

Không còn phù hợp

3

BB1b

Xóm Chài - Thắng Lợi

23.800

114.240

 

II

 

Huyện Khoái Châu

278.600

1.209.790

 

1

BB19

Chù Châu- Tân Châu

118.100

519.640

Không còn phù hợp

2

BB18

Bình Minh - Khoái Châu

160.500

690.150

Vùng cấm HĐKS

III

 

Huyện Kim Động

3.098.000

10.100.660

 

1

BB4

Hạnh Lâm- Mai Động

176.600

759.380

Không còn phù hợp

2

BB6

Phú Mỹ - Đức Hợp

920.100

3.956.430

Không còn phù hợp

3

BB7a

Hùng An & Phú Cường

190.300

856.350

Không còn phù hợp

4

BB7b

Hùng An & Phú Cường

604.000

2.718.000

Không còn phù hợp

5

BB20

Hùng An - Kim Động

1.207.000

1.810.500

Không còn phù hợp

IV

 

Thành phố Hưng Yên

6.685.200

12.653.100

 

1

BB21

Phú Cường

2.395.000

3.592.500

Quy hoạch sân Golf

2

BB22

Hùng Cường

2.540.000

3.810.000

Quy hoạch sân Golf

3

BB23

Đằng Châu-Lam Sơn

837.700

2.513.100

Chuyển sang KT đất sét

4

BB8

Xóm Bắc- Hồng Châu

912.500

2.737.500

Khu đô thị

14

 

Cộng

10.209.800

25.211.690

 

 

Bảng 4. Quy hoạch quy mô khai thác và trữ lượng khai thác cát bãi bồi tỉnh Hưng Yên đến năm 2020

TT

Ký hiệu

Địa danh

Diện tích (m2)

Tiềm năng trữ lượng (m3)

Quy hoạch trữ lượng khai thác (m3)

2016-2017

2018-2020

Tổng

Quy mô, mức độ

I

 

HUYỆN KHOÁI CHÂU

421.500

1.960.570

760.000

1.140.000

1.900.000

 

1

BB2

Năm Mẫu xã Tứ Dân

211.600

1.058.000

400.000

600.000

1.000.000

Toàn phần

2

BB3

Xã Đông Ninh, xã Đại Tập

209.900

902.570

360.000

540.000

900.000

Toàn phần

II

 

HUYỆN KIM ĐỘNG

1.632.000

9.792.000

1.480.000

2.220.000

3.700.000

 

1

BB5

Bãi Vân Nghệ

1.632.000

9.792.000

1.480.000

2.220.000

3.700.000

Từng phần

III

 

TP. HƯNG YÊN

8.049.400

23.287.600

2.100.000

3.150.000

5.250.000

 

1

BB9

Quảng Châu 1

1.481.000

4.146.800

600.000

900.000

1.500.000

Từng phần

2

BB10

Quảng Châu 2

2.895.000

8.106.000

300.000

450.000

750.000

Từng phần

3

BB11

Hoàng Hanh

2.372.000

6.404.400

0

0

0

Dự trữ

4

BB12

Bãi Nổi Tân Hưng

519.200

2.440.240

400.000

600.000

1.000.000

Từng phần

5

BB13

Bãi bồi Tân Hưng

782.200

2.190.160

800.000

1.200.000

2.000.000

Từng phần

IV

 

HUYỆN TIÊN LỮ

84.400

236.320

0

0

0

Dự trữ

1

BB14

Thiện Phiến

84.400

236.320

0

0

0

Dự trữ

V

 

HUYỆN PHÙ CỪ

1.155.900

3.299.120

550.000

825.000

1.375.000

 

1

BB15

Nguyên Hòa 1

550.900

1.542.520

350.000

525.000

875.000

Từng phần

2

BB16

Nguyên Hòa 2

313.000

939.000

200.000

300.000

500.000

Từng phần

3

BB24

Tống Trân 1

132.000

369.600

0

0

0

Dự trữ

4

BB25

Tống Trân 2

160.000

448.000

0

0

0

Dự trữ

13

 

CỘNG

11.343.200

38.575.610

4.890.000

7.335.000

12.225.000

 

 

Bảng 5. Quy hoạch thăm dò khai thác cát lòng sông tỉnh Hưng Yên đến năm 2020

TT

Ký hiệu

Địa danh

Quy mô (m)

Trữ lượng dự báo (m3)

Quy hoạch trữ lượng khai thác (m3)

Rộng

Sâu

Dài

2016-2017

2018-2020

Tổng

I

 

H. Văn Giang

 

 

1.100

302.500

90.000

136.000

226.000

1

LS2

Xâm Hồng

250

-8

1.100

302.500

90.000

136.000

226.000

II

 

Khoái Châu

 

 

5.925

2.085.000

631.500

947.250

1.578.750

1

LS5

Năm Mẫu

65

-8

2.000

410.000

123.000

184.500

307.500

2

LS7

Nội Doanh

170

-8

1.300

780.000

240.000

360.000

600.000

3

LS8

Tử Lý

170

-8

1.025

615.000

184.500

276.750

461.250

4

LS9

Ninh Tập

80

-8

1.600

280.000

84.000

126.000

210.000

III

 

H. Kim Động

 

 

3.400

1.876.000

562.800

844.200

1.407.000

1

LS11

Vân Nghệ

400

-8

1.800

1.620.000

486.000

729.000

1.215.000

2

LS12

Bãi Chim

100

-8

1.600

256.000

76,800

115.200

192.000

IV

 

Tp. H. Yên

 

 

6.200

1.129.000

338.700

508.050

846.750

1

LS13

Hồng Chầu

110

-8

1.700

280.500

84.150

126.225

210.375

2

LS14

Quảng Châu*

55

-8

1.900

275.500

82.650

123.975

206.625

3

LS15

Hoàng Hanh*

55

-8

1.500

210.000

63.000

94.500

157.500

4

LS16

Tân Hưng*

150

-8

1.100

363.000

108.900

163.350

272.250

11

Cộng

 

 

16.625

5.392.500

1.623.000

2.435.500

4.058.500

Ghi chú: * mỏ mới được bổ sung