ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2763/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 31 tháng 12 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22/01/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông;
Căn cứ Nghị quyết số 140/2010/NQ-HĐND ngày 21/9/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên về Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản để chế biến làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 787/TTr-STNMT ngày 23/12/2010,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản để chế biến làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.
I. QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH
1. Quan điểm phát triển.
- Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản để chế biến làm VLXD thông thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm VLXD thông thường của cả nước.
- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả tài nguyên khoáng sản phục vụ cho nhu cầu trước mắt, đồng thời có tính đến sự phát triển của khoa học, công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tương lai.
- Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản phải gắn giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội để đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và công trình công cộng, dân sinh khác.
- Thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường phải tuân thủ Luật Khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, phù hợp với việc sử dụng tài nguyên đất đai lãnh thổ.
- Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế để đáp ứng được nhu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất trong tỉnh; sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất sét, cát sông và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh.
- Phân bổ khai thác các mỏ, điểm mỏ phải gắn với điều kiện địa chất, địa hình khu vực; đặc điểm cấu trúc, đặc điểm chất lượng, trữ lượng mỏ. Quy hoạch các mỏ khai thác, các cơ sở sản xuất, chế biến VLXD thông thường phải gắn với thị trường tiêu thụ và điều kiện giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với cơ sở sản xuất; khuyến khích, tạo điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất bằng công nghệ mới, thiết bị tiên tiến hiện đại, để quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Các thành phần kinh tế được đầu tư, thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường theo pháp luật. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp Nhà nước với các thành phần kinh tế khác.
- Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật. Chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản không phép, trái phép.
- Các mỏ, điểm mỏ khoáng sản trước khi đưa vào hoạt động khai thác đều phải được điều tra, thăm dò đánh giá chi tiết về đặc điểm chất lượng, trữ lượng, điều kiện khai thác mỏ, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép.
2. Mục tiêu phát triển.
- Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản để chế biến làm VLXD thông thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 làm cơ sở để phát triển khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường, phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh; củng cố, kiện toàn công tác quản lý, cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản để chế biến làm VLXD thông thường trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch được các cấp, các ngành quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
- Đánh giá về đặc điểm tài nguyên khoáng sản làm VLXD thông thường làm cơ sở lập kế hoạch khai thác bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh hợp lý, có hiệu quả.
- Phát triển khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường nhằm thỏa mãn nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng trong tỉnh và cung ứng một phần sản phẩm cho thị trường ngoài tỉnh.
- Phát triển khai thác để chế biến khoáng sản làm VLXD thông thường nhằm thu hút một lực lượng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
1. Quy hoạch thăm dò, khai thác đất sét làm VLXD thông thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.
1.1. Tiềm năng trữ lượng các mỏ - điểm mỏ đất sét:
Tiềm năng trữ lượng đất sét được đánh giá theo từng điểm mỏ qua kết quả nghiên cứu khảo sát, thăm dò. Tổng số 52 điểm mỏ đất sét; trong đó có 40 mỏ và 12 điểm quặng. Với trữ lượng 138.265.500m3: Trong đó cấp tài nguyên 334a là 63.242.500m3, tài nguyên cấp 334b là 75.023.000m3.
(Chi tiết xem phụ lục bảng 1)
1.2. Quy hoạch thăm dò, khai thác đất sét làm VLXD thông thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 về trữ lượng khai thác được điều tra, đánh giá trên cơ sở nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh thời kỳ 2010 - 2020:
- Tiềm năng trữ lượng: 138.265.500 m3.
- Quy hoạch khai thác: năm 2010 là 565.000 m3; năm 2011 - 2015: 3.859.000 m3; năm 2016 - 2020: 4.655.000 m3; tổng cộng: 9.079.000 m3.
(Chi tiết xem phụ lục bảng 2)
2. Quy hoạch thăm dò, khai thác cát sông làm VLXD thông thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.
2.1. Tiềm năng trữ lượng cát bãi bồi.
+ Tổng số điểm mỏ: 27 điểm.
+ Tổng diện tích phân bố các điểm mỏ cát bãi bồi: 22.787.700 m2.
+ Chiều sâu trung bình khai thác dự kiến so với mặt đất 4,3 m.
+ Chiều dày trung bình lớp bóc bỏ: 0,5m.
+ Chiều dày trung bình hữu ích lớp cát khai thác: 3,7m.
+ Tổng khối lượng lớp bóc bỏ: 11.869.060 m3.
+ Tổng tiềm năng trữ lượng cát: 66.578.460 m3.
(Chi tiết xem phụ lục bảng 3)
2.2. Tiềm năng trữ lượng cát lòng sông toàn tỉnh
+ Tổng số điểm mỏ: 6 điểm.
+ Chiều sâu trung bình khai thác dự kiến so với mặt đất: 9,0m.
+ Tổng tiềm năng trữ lượng cát lòng số 16.891.000 m3.
(Chi tiết xem phụ lục bảng 4)
2.3. Tổng hợp tiềm năng trữ lượng cát sông tỉnh Hưng Yên:
Tổng tiềm năng trữ lượng cát sông là: 83.469.460 m3. Trong đó:
+ Cát bãi bồi ven sông là 66.578.460 m3, cát lòng sông là 16.891.000 m3.
+ Cấp trữ lượng 334a là: 66.578.460m3; cấp trữ lượng 334b là: 16.891.000m3; (Chi tiết xem phụ lục bảng 5).
2.4. Quy hoạch thăm dò, khai thác cát sông tỉnh Hưng Yên đến năm 2020:
Năm 2010 là: 2.313.000 m3 cát sông.
Giai đoạn 2010 - 2015 sẽ khai thác là: 13.252.000 m3 cát sông.
Giai đoạn 2015 - 2020 sẽ khai thác là: 18.750.000 m3 cát sông.
Tổng hợp giai đoạn 2010 - 2020 khai thác tổng cộng 34.315.000m3 cát sông. (Chi tiết xem phụ lục bảng 6).
III. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
- Tổ chức công bố quy hoạch theo quy định làm căn cứ thực hiện và quản lý, thăm dò, khai thác theo quy hoạch.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh VLXD thông thường nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân về quản lý khai thác khoáng sản tiết kiệm có hiệu quả, đúng luật định; khai thác kết hợp với bảo vệ tài nguyên khoáng sản và môi trường.
2. Giải pháp về nguồn vốn.
- Vốn ngân sách đầu tư cho thăm dò cơ bản.
- Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp đầu tư khai thác thăm dò theo quy định hiện hành.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tạo điều kiện và có chính sách khuyến khích đối với các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, cải tiến kỹ thuật, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường.
3. Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ.
Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến khai thác, chế biến khoáng sản và bảo vệ môi trường. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản. Tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau đầu tư trong hoạt động khai thác khoáng sản theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực.
Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật lành nghề, kết hợp với việc phát triển khoa học công nghệ khai thác sản xuất VLXD thông thường.
5. Giải pháp hiệu lực quản lý nhà nước.
- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền trong tỉnh đối với lĩnh vực khai thác đất sét để sản xuất gạch, ngói nung và cát sông làm nguyên liệu xây dựng công trình. Tổ chức thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy hoạch, nghiêm cấm các hoạt động khai thác, sản xuất không có giấy phép. Tổ chức được phép hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Luật Khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Đê điều, Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của tỉnh.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh. Kiên quyết xóa bỏ các cơ sở khai thác gây ô nhiễm môi trường, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản.
- Kiện toàn về tổ chức trang bị phương tiện làm việc cần thiết cho hệ thống quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Tổ chức, công bố, hướng dẫn triển khai và kiểm tra thực hiện quy hoạch; phối hợp với các sở, ngành đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản theo hướng gắn trách nhiệm của UBND cấp huyện, cấp xã và quyền lợi người dân địa phương nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản.
- Hướng dẫn lập và tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cho các tổ chức, doanh nghiệp theo quy hoạch.
- Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo từng thời kỳ.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành: Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải; Cục Quản lý đường sông số 2 và số 6; Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy hoạch; cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.
2. Sở Xây dựng có trách nhiệm:
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
- Theo dõi tổng hợp tình hình đầu tư chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh đề xuất cơ chế, chính sách về tài chính trong việc quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nhằm tăng cường thu ngân sách nhà nước từ hoạt động khoáng sản, tránh thất thoát, trốn thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của tổ chức, người dân hoạt động khoáng sản; đồng thời có cơ chế điều tiết tài chính cần thiết và hợp lý cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
4. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình thường xuyên tuyên truyền chính sách, pháp luật về khoáng sản nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho các tổ chức và nhân dân có trách nhiệm bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản của tỉnh.
5. UBND các huyện, thành phố căn cứ quy hoạch đã được phê duyệt phối hợp với các sở, ngành tỉnh thực hiện:
a) Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ khoáng sản, môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có hoạt động khoáng sản.
b) Thường xuyên đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là xã) tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản thuộc địa bàn quản lý. Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác cát, đất trái phép; bảo vệ các khu vực có cát, đất đã quy hoạch chưa đưa vào khai thác.
6. UBND các xã có mỏ khoáng sản.
a) Có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có hoạt động khoáng sản.
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản, kiểm tra, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp sai phạm về khai thác cát, đất theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh căn cứ quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐỂ CHẾ BIẾN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 2763/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Hưng Yên)
Bảng 1: Tiềm năng trữ lượng các mỏ - điểm mỏ đất sét tỉnh Hưng Yên tính đến tháng 9/2009.
TT | Mỏ, điểm mỏ | Xã | Huyện | D.tích | dày | Trữ lượng (m3) | Tổng | |
334a | 334b | |||||||
1 | Xuân Quan | Xuân Quan | Văn Giang | 360.000 | 3.0 | 1.080.000 |
| 1.080.000 |
2 | Xóm Bãi | Xuân Quan | Văn Giang | 230.200 | - | - | 276.000 | 276.000 |
3 | Công Luận 2 | Long Hưng | Văn Giang | 1.609.000 | - | - | 1.930.000 | 1.930.000 |
4 | Tân Châu | Tân Châu | Khoái Châu | 155.000 | 1.5 | 232.500 | - | 232.500 |
5 | Đông Kết | Đông Kết | Khoái Châu | 1.575.000 | 3.0 | 4.725.000 | - | 4.725.000 |
6 | Đại Tập | Đại Tập | Khoái Châu | 375.000 | 2.5 | 937.500 | - | 937.500 |
7 | Đức Hợp | Đức Hợp | Kim Động | 215.000 | 3.0 | 645.000 | - | 645.000 |
8 | Phú Cường | Phú Cường | Kim Động | 1.425.000 | 3.0 | 4.275.000 | - | 4.275.000 |
9 | Hùng Cường | Hùng Cường | Kim Động | 4.400.000 | 2.2 | - | 4.400.000 | 4.400.000 |
10 | Hiến Nam | Hiến Nam | TP. Hưng Yên | 540.000 | 3.0 | 1.620.000 | - | 1.620.000 |
11 | Yên Lệnh | Hồng Châu | TP. Hưng Yên | 2.500.000 | 1.8 | 2.356.000 | 2.144.000 | 4.500.000 |
12 | Quảng Châu | Quảng Châu | TP. Hưng Yên | 600.000 | 2.3 | 1.380.000 | - | 1.380.000 |
13 | Lê Lợi | Tân Hưng | Tiên Lữ | 330.000 | 4.5 | 1.485.000 | - | 1.485.000 |
14 | Bãi nổi Tân Hưng | Tân Hưng | Tiên Lữ | 329.800 | 4.0 | 1.319.200 | - | 1.319.200 |
15 | Quyết Thắng | Tân Hưng | Tiên Lữ | 250.000 | 3.0 | - | 750.000 | 750.000 |
16 | Thiện Phiến | Thiện Phiến | Tiên Lữ | 163.000 | 1.5 | 244.500 | - | 244.500 |
17 | Triều Dương | Triều Dương | Tiên Lữ | 4.500.000 | 3.0 | - | 13.500.000 | 13.500.000 |
18 | Thuỵ Lôi | Thuỵ Lôi | Tiên Lữ | 285.000 | 3.5 | 997.500 | - | 997.500 |
19 | Tống Trân | Tống Trân | Phù Cừ | 200.000 | 3.0 | 600.000 | - | 600.000 |
20 | Hiệp Cường | Hiệp Cường | Kim Động | 867.500 | 1.0 | 867.500 | 2.152.500 | 3.020.000 |
21 | An Tảo | An Tảo | TP. Hưng Yên | 1.575.000 | 1.7 | - | 2.677.500 | 2.677.500 |
22 | Liên Phương | Liên Phương | TP. Hưng Yên | 2.500.000 | 1.3 | 1.638.000 | 1.185.000 | 2.824.000 |
23 | Lệ Xá | Lệ Xá | Tiên Lữ | 4.637.000 | 2.0 | 9.274.000 | 20.726.000 | 30.000.000 |
24 | Phùng Hưng | Phùng Hưng | Khoái Châu | 725.000 | 5.0 | 3.625.000 | 5.650.000 | 9.275.000 |
25 | Long An | Toàn Thắng | Kim Động | 414.200 | 2.0 | 828.500 | - | 828.400 |
26 | Quảng Lãng | Quảng Lãng | Ân Thi | 825.600 | 4.0 | 3.302.500 | - | 3.302.400 |
27 | Đa Lộc-Minh Tân | Đa Lộc-Minh Tân | Ân Thi-Phù Cừ | 1.500.000 | 3.0 | 4.500.000 | - | 4.500.000 |
28 | Chùa Rồng | Dân Tiến | Khoái Châu | 28.625 | 4.0 | - | 114.500 | 114.500 |
29 | Tử Dương | Lý Thường Kiệt | Yên Mỹ | 110.000 | 4.0 | 440.000 | - | 440.000 |
30 | Kênh Cầu | Đồng Than | Yên Mỹ | 250.000 | 3.0 | 750.000 | - | 750.000 |
31 | Đồng Gừng | Dị Sử | Mỹ Hào | 1.000.000 | 2.5 | 2.500.000 | - | 2.500.000 |
32 | Nhân Vinh | Dị Sử | Mỹ Hào | 20.000 | 3.0 | - | 60.000 | 60.000 |
33 | Cẩm Xá | Cẩm Xá | Mỹ Hào | 2.678.950 | 3.8 | 10.180.000 | - | 10.180.000 |
34 | Lương Tài | Lương Tài | Văn Lâm | 1.000.000 | 3.0 | 3.000.000 | - | 3.000.000 |
35 | Nam Công | Chỉ Đạo | Văn Lâm | 70.000 | 2.0 | - | 140.000 | 140.000 |
36 | Đại Đồng | Đại Đồng | Văn Lâm | 35.000 | 2.0 | - | 70.000 | 70.000 |
37 | Việt Hưng | Việt Hưng | Văn Lâm | 35.000 | 2.0 | - | 70.000 | 70.000 |
38 | Đình Tổ | Đại Đồng | Văn Lâm | 35.000 | 2.0 | - | 70.000 | 70.000 |
39 | Dương Quang | Dương Quang | Mỹ Hào | 20.000 | 4.0 | 80.000 |
| 80.000 |
40 | P.Đình Phùng | P. Đình Phùng | Mỹ Hào | 20.000 | 4.0 | 80.000 |
| 80.000 |
41 | Ngọc Trì | P. Đình Phùng | Mỹ Hào | 30.000 | 4.0 | 120.000 |
| 120.000 |
42 | Cẩm Quan | Cẩm Xá | Mỹ Hào | 20.000 | 4.0 | 80.000 | - | 80.000 |
43 | Nhân Hòa | Nhân Hòa | Mỹ Hào | 20.000 | 4.0 | 80.000 | - | 80.000 |
44 | Ninh Tập | Đại Tập | Khoái Châu | 40.000 | 3.0 | - | 120.000 | 120.000 |
45 | Chi Lăng | Đại Tập | Khoái Châu | 30.000 | 4.0 | - | 120.000 | 120.000 |
46 | Sài Thi | Thuần Hưng | Khoái Châu | 20.000 | 4.0 | - | 80.000 | 80.000 |
47 | Phú Thịnh | Phú Thịnh | Kim Động | 20.000 | 4.0 | - | 80.000 | 80.000 |
48 | Mai Viên | Song Mai | Kim Động | 20.000 | 4.0 | - | 80.000 | 80.000 |
49 | Ngọc Đồng | Ngọc Thanh | Kim Động | 20.000 | 4.0 | - | 80.000 | 80.000 |
50 | Bảo Khê | Bảo Khê | TP. Hưng Yên | 213.000 | 2.0 | - | 426.000 | 426.000 |
51 | Vân Nghệ | Đức Hợp | Kim Động | 80.000 | 4.0 | - | 320.000 | 320.000 |
52 | Chí Tân | Chí Tân | Khoái Châu | 20.000 | 2.0 | - | 40.000 | 40.000 |
|
|
|
|
|
| 63.242.500 | 75.023.000 | 138.265.500 |
Bảng 2. Quy hoạch trữ lượng khai thác đất sét theo huyện, thành phố.
TT | Huyện, thành phố | Tiềm năng trữ lượng (m3) | Quy hoạch khai thác (m3) | |||
2010 | 2011 - 2015 | 2016 - 2020 | Tổng cộng | |||
1 | Văn Lâm | 3.350.000 | 41.000 | 253.000 | 300.000 | 594.000 |
2 | Văn Giang | 3.286.000 | 100.000 | 628.000 | 722.000 | 1.450.000 |
3 | Mỹ Hào | 13.180.000 | 26.000 | 253.000 | 300.000 | 579.000 |
4 | Yên Mỹ | 1.190.000 | 73.000 | 366 000 | 460.000 | 899.000 |
5 | Khoái Châu | 19.349.500 | 71.000 | 460.000 | 506.000 | 1.037.000 |
6 | Ân Thi | 5.492.400 | 15.000 | 150.000 | 150.000 | 315.000 |
7 | Kim Động | 14.515.900 | 15.000 | 319.000 | 365.000 | 699.000 |
8 | Tp. H.Yên | 17.421.500 | 78.000 | 623.000 | 858.000 | 1.559.000 |
9 | Tiên Lữ | 57.570.200 | 112.000 | 638.000 | 825.000 | 1.575.000 |
10 | Phù Cừ | 2.910.000 | 34.000 | 169.000 | 169.000 | 372.000 |
Tổng cộng | 138.265.500 | 565.000 | 3.859.000 | 4.655.000 | 9.079.000 |
Bảng 3: Tiềm năng trữ lượng cát bãi bồi ven sông tỉnh Hưng Yên tính đến tháng 9/2009
TT | Ký hiệu mỏ | Toạ độ | Địa danh | Diện tích | Chiều sâu lớp cát (m) | Bề dày bóc bỏ (m) | Bề dày hữu ích (m) | Thể tích bóc bỏ (m3) | Tiềm năng trữ lượng (m3) | |
Y | X |
|
| |||||||
I | HUYỆN VĂN GIANG | 148.000 |
|
|
| 49.360 | 1.248.140 | |||
1 | BB17 | 594667 | 2312821 | Phù Liệt Thắng Lợi | 12.700 | 5 | 0,0 | 5 | 0 | 63.500 |
2 | BB1a | 593125 | 2310963 | - Sâm Hồng - Thắng Lợi | 111.500 | 12 | 0,4 | 9,6 | 44.600 | 1.070.400 |
3 | BB1b | 593125 | 2310963 | - Xóm Chài - Thắng Lợi | 23.800 | 5 | 0,2 | 4,8 | 4.760 | 114.240 |
II | HUYỆN KHOÁI CHÂU | 700.100 |
|
|
| 457.100 | 3.043.400 | |||
4 | BB2 | 594810 | 2303595 | Năm Mẫu, Tử Dân | 211.600 | 5,0 | 0,6 | 4,4 | 126.960 | 931.040 |
5 | BB19 | 595172 | 2301617 | Chù Châu- Tân Châu | 118.100 | 5,0 | 0,6 | 4,4 | 70.860 | 519.640 |
6 | BB3 | 596418 | 2299412 | Đông Ninh- Đại Tập | 209.900 | 5,0 | 0,7 | 4,3 | 146.930 | 902.570 |
7 | BB18 | 595911 | 2309589 | Bình Minh - Khoái Châu | 160.500 | 5,0 | 0,7 | 4,3 | 112.350 | 690.150 |
III | HUYỆN KIM ĐỘNG | 9.815.000 |
|
|
| 7.306.840 | 28.195.160 | |||
8 | BB4 | 601347 | 2292922 | Hạnh Lâm - Mai Động | 176.600 | 5,0 | 0,7 | 4,3 | 123.620 | 759.380 |
9 | BB5 | 601259 | 2290990 | Vân Nghệ - Mai Động- Đức Hợp | 1.782.000 | 6,0 | 0,0 | 6,0 | 0 | 10.692.000 |
10 | BB6 | 602.850 | 2290188 | Phú Mỹ - Đức Hợp | 920.100 | 5,0 | 0,7 | 4,3 | 644.070 | 3.956.430 |
11 | BB7a | 604503 | 2290098 | Hùng An & Phú Cường | 190.300 | 5,0 | 0,5 | 4,5 | 95.150 | 856.350 |
12 | BB7b | 604503 | 2290098 | Hùng An & Phú Cường | 604.000 | 5,0 | 0,5 | 4,5 | 302.000 | 2.718.000 |
13 | BB20 | 605963 | 2290664 | Hùng An - Kim Động | 1.207.000 | 2,5 | 1,0 | 1,5 | 1.207.000 | 1.810.500 |
14 | BB21 | 607337 | 2290896 | Phú Cường - Kim Động | 2.395.000 | 2,5 | 1,0 | 1,5 | 2.395.000 | 3.592.500 |
15 | BB22 | 609564 | 2288223 | Hùng Cường- Kim Động | 2.540.000 | 2,5 | 1,0 | 1,5 | 2.540.000 | 3.810.000 |
IV | THÀNH PHỐ HƯNG YÊN | 6.126.200 |
|
|
| 2.100.440 | 17.503.400 | |||
16 | BB8 | 607754 | 2283070 | Xóm Bắc- Hồng Châu | 912.500 | 3,2 | 0,2 | 3,0 | 182.500 | 2.737.500 |
17 | BB9 | 608755 | 2281411 | Quảng Châu 1 | 1.481.000 | 3,2 | 0,4 | 2,8 | 592.400 | 4.146.800 |
18 | BB10 | 610198 | 2280144 | Quảng Châu 2 | 2.895.000 | 3,2 | 0,4 | 2,8 | 1.158.000 | 8.106.000 |
19 | BB23 | 608303 | 2285683 | Đằng Châu-Nam Sơn | 837.700 | 3,2 | 0,2 | 3,0 | 167.540 | 2.513.100 |
V | HUYỆN TIÊN LỮ | 3.987.800 |
|
|
| 1.283.000 | 11.892 120 | |||
20 | BB11 | 612412 | 2279736 | Hoàng Hanh- Tiên Lữ | 2.602.000 | 3,0 | 0,3 | 2,7 | 780.600 | 7.025.400 |
21 | BB12 | 616543 | 2280780 | Rìa Bãi nổi Tân Hưng | 519.200 | 5,0 | 0,3 | 4,7 | 155.760 | 2.440.240 |
22 | BB13 | 615925 | 2282258 | Bãi bồi Tân Hưng | 782.200 | 3,2 | 0,4 | 2,8 | 312.880 | 2.190.160 |
23 | BB14 | 616929 | 2283788 | Nam Sơn - Thiện Phiến | 84.400 | 3,2 | 0,4 | 2,8 | 33.760 | 236.320 |
VI | HUYỆN PHÙ CỪ | 1.680.800 |
|
|
| 672.320 | 4.706 240 | |||
24 | BB15 | 629710 | 2286765 | Nguyên Hòa 1 | 550.900 | 3,2 | 0,4 | 2,8 | 220.360 | 1.542.520 |
25 | BB16 | 631347 | 2287442 | Nguyên Hòa 2 | 837.900 | 3,2 | 0,4 | 2,8 | 335.160 | 2.346.120 |
26 | BB24 | 624971 | 2283550 | Tống Trân | 132.000 | 3,2 | 0,4 | 2,8 | 52.800 | 369.600 |
27 | BB25 | 628089 | 2285121 | Tống Trân | 160.000 | 3,2 | 0,4 | 2,8 | 64.000 | 448.000 |
CỘNG | 22.457.900 | 4,3 | 0,5 | 3,7 | 11.869.060 | 66.578.460 |
Bảng 4: Trữ lượng cát mỏ cát lòng sông tỉnh Hưng Yên tính đến tháng 9/2009
TT | Ký hiệu mỏ | Địa danh | Quy mô trung bình mặt cắt ngang mỏ | Chiều dài mỏ (m) | Tiềm năng trữ lượng (m3) | ||
Rộng (m) | Sâu (m) | Diện (m2) | |||||
1 | LS1 | Sâm Hồng- Thắng Lợi | 150 | 12 | 900 | 1.000 | 900.000 |
2 | LS2 | Năm Mẫu- Tứ Dân | 130 | 10 | 650 | 2.000 | 1.300.000 |
3 | LS3 | Đông Ninh- Đại Tập | 400 | 10 | 400 | 2.700 | 5.400.000 |
4 | LS4 | Văn Nghệ- Mai Động | 400 | 5 | 200 | 3.600 | 3.600.000 |
5 | LS5 | Hùng An - Phú Cường | 220 | 7 | 770 | 2.300 | 1.771.000 |
6 | LS6 | Hồng Châu | 400 | 7 | 1400 | 2.800 | 3.920.000 |
|
| 283 | 9 | 720 | 2.400 | 16.891.000 |
Bảng 5: Trữ lượng cấp tài nguyên các mỏ cát sông tỉnh Hưng Yên phân theo huyện, thành phố
TT | Huyện, thành phố | Số lượng mỏ | Tiềm năng trữ lượng (m3) | Cộng (m3) | |
Cấp 334a | Cấp 334b | ||||
1 | Văn Giang | 4 | 1.248.140 | 900.000 | 2.148.140 |
2 | Khoái Châu | 6 | 3.033.400 | 6.700.000 | 4.333.400 |
3 | Kim Động | 10 | 28.195.160 | 5.371 000 | 33.595.160 |
4 | TP. Hưng Yên | 5 | 17.503.400 | 3.920.000 | 21.103.400 |
5 | Tiên Lữ | 4 | 11.892.120 | 0 | 11.892.120 |
6 | Phù Cừ | 4 | 4.706.240 | 0 | 4.706.240 |
Cộng | 33 | 66.578.460 | 16.891.000 | 83.469.460 |
Bảng 6: Quy hoạch trữ lượng khai thác cát sông đến năm 2020
TT | Huyện, thành phố | Trữ lượng tĩnh (1000 m3) | Bồi tụ, hồi phục (1000 m3) | Quy hoạch trữ lượng khai thác (1000 m3) | ||||||
bãi bồi | lòng sông | Tổng cộng | 1 năm | 2010-2020 | 2010 | 2011 - 2015 | 2016-2020 | 2010-2020 | ||
1 | Văn Giang | 1.248 | 900 | 2.148 | 448 | 4.928 | 375 | 2.188 | 2.500 | 5.063 |
2 | Khoái Châu | 3.033 | 6.700 | 9.733 | 3.380 | 37.181 | 875 | 4.688 | 6.250 | 11.813 |
3 | Kim Động | 28.195 | 5.371 | 33.566 | 7.799 | 85.789 | 313 | 2.188 | 3.438 | 5.938 |
4 | TP Hưng Yên | 17.503 | 3.920 | 21.423 | 8.366 | 92.028 | 125 | 938 | 1.250 | 2.313 |
5 | Tiên Lữ | 11.892 | - | 11.892 | 1.386 | 15.244 | 500 | 3.125 | 3.438 | 7.063 |
6 | Phù Cừ | 4.706 | - | 4.706 | 1.681 | 18.489 | 125 | 1.250 | 1.875 | 3.250 |
|
| 66.578 | 16.891 | 83.468 | 23.060 | 253.659 | 2.313 | 13.252 | 18.750 | 34.315 |
- 1 Quyết định 2291/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn huyện Đại Lộc và Nam Giang
- 2 Quyết định 2410/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản để chế biến làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020
- 3 Nghị quyết 101/2017/NQ-HĐND điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản để chế biến làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020
- 4 Nghị quyết 140/2010/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản để chế biến làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên khóa XIV, kỳ họp thứ 17 (chuyên đề) ban hành
- 5 Nghị định 07/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi
- 6 Chỉ thị 29/2008/CT-TTg về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 71/2008/QĐ-TTG về việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Luật Đê điều 2006
- 9 Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi
- 10 Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 11 Luật Khoáng sản sửa đổi 2005
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 13 Luật Đất đai 2003
- 14 Luật Khoáng sản 1996
- 1 Nghị quyết 101/2017/NQ-HĐND điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản để chế biến làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020
- 2 Quyết định 2410/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản để chế biến làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020
- 3 Quyết định 2291/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn huyện Đại Lộc và Nam Giang