Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2411/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 10 tháng 10 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ THỰC HIỆN NĂM 2024

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 06/2019/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc ban hành quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thành phố sử dụng ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 06/2019/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thành phố sử dụng ngân sách nhà nước;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục và dự toán kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thành phố thực hiện năm 2024 theo Phụ lục kèm theo.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban ngành thành phố có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2024 theo đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Cần Thơ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- TT.Thành ủy;
- TT HĐND TP;
- CT, PCT UBND TP;
- VP.UBND TP (3C);
- Cổng TTĐT thành phố;
- Lưu: VT, HK

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Hè

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ THỰC HIỆN NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số 2411/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)

Stt

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu

Sản phẩm/kết quả dự kiến

Kinh phí dự kiến
(triệu đồng)

Phương thức thực hiện

I

NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC

1

Đề tài KHCN: Nghiên cứu điều tra, thu thập, đánh giá và bảo tồn nguồn gen cây lúa (lúa hoang dại, lúa mùa và lúa cao sản) tại thành phố Cần Thơ

Mục tiêu chung: Điều tra, thu thập, đánh giá và bảo tồn nguồn gen cây lúa hoang dại, lúa cao sản tại thành phố Cần Thơ, nguồn gen lúa mùa tại vùng đồng bằng sông Cửu Long phục vụ công tác chọn giống giống lúa mới năng suất, chất lượng và chống chịu với điều kiện bất lợi do tác động của biến đổi khí hậu theo Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp thành phố thực hiện giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu cụ thể:

- Thu thập được 1.000 nguồn sen lúa hoang dại, lúa mùa và lúa cao sản tại thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Đánh giá hình thái và kiểu gen của 500-1.000 nguồn gen được thu thập. Đề xuất 05-10 nguồn gen có khả năng đưa vào chương trình lai tạo giống lúa mới, phục vụ sản xuất gạo mang nhãn hiệu gạo Cần Thơ.

- Lập cơ sở dữ liệu của các nguồn gen được thu thập.

- Nhân giống các nguồn gen mới thu thập để đủ số lượng cá thể lưu trong Ngân hàng gcn tại Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long.

- Phục tráng được ít nhất 01 nguồn gen lúa.

- Xây dựng 01 mô hình bảo tồn tại chỗ (in-situ).

- 1.000 nguồn gen lúa hoang dại, lúa mùa và lúa cao sản được thu thập tại thành phố Cần Thơ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và được lưu trữ trong Ngân hàng gen tại Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long.

- Báo cáo đánh giá hình thái và kiểu gen của 500-1.000 nguồn gen đã thu thập, đề xuất 5-10 nguồn gen có khả năng đưa vào chương trình lai tạo giống lúa mới, phục vụ sản xuất gạo mang nhãn hiệu gạo Cần Thơ.

- Cơ sở dữ liệu của các nguồn gen được thu thập, bao gồm số liệu thông tin thu thập, hình ảnh, kiến thức bản địa phân bố của các nguồn gen, số liệu mô tả, đánh giá nguồn gen.

- Ít nhất 01 nguồn gen lúa được phục tráng thành công.

- 01 mô hình bảo tồn tại chỗ (in-situ) được xây dựng.

5.500

Xét giao trực tiếp Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long chủ trì thực hiện

2

Dự án KHCN: Ứng dụng chế phẩm vi khuẩn Lactic dạng bột và dạng lỏng trong nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia cầm

- Hoàn thiện quy trình sản xuất và bảo quản chế phẩm vi khuẩn Lactic (Lactobacillus plantarum, Lactobacillus acidophilus) dạng bột.

- Xây dựng quy trình sản xuất và bảo quản chế phẩm vi khuẩn Lactic (Lactobacillus plantarum, Lactobacillus acidophilus) dạng lỏng.

- Đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi khuẩn Lactic dạng bột và dạng lỏng trên gà và cá tra.

- Quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn Lactic (Lactobacillus plantarum, Lactobacillus acidophilus) dạng bột có mật số không thấp hơn 2x108 CFU/g.

- Quy trình bảo quản chế phẩm vi khuẩn Lactic (Lactobacillus plantarum, Lactobacillus acidophilus) dạng bột có mật số không thấp hơn 2x107 CFU/g sau thời gian bảo quản lưu thông trên thị trường.

- Quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn Lactic (Lactobacillus plantarum, Lactobacillus acidophilus) dạng lỏng có mật số không thấp hơn 2x107 CFU/mL.

- Quy trình bảo quản chế phẩm vi khuẩn Lactic (Lactobacillus plantarum, Lactobacillus acidophilus) dạng lỏng có mật số không thấp hơn 2x106 CFU/mL sau 1 tháng bảo quản.

- Báo cáo đánh giá hiệu quả ứng dụng chế phẩm vi khuẩn Lactic dạng bột và dạng lỏng trên gà và cá tra.

- Đào tạo 02 thạc sỹ.

- 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và 01 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế.

3.000

Xét giao trực tiếp Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Cần Thơ chủ trì thực hiện

3

Đề tài KHCN: Nghiên cứu chế tạo các bộ kit PCR phát hiện nhanh tác nhân gây bệnh phổ biến trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) dựa trên công nghệ PCR-SPOT CHECK

Chế tạo thành công 02 bộ kit giúp phát hiện nhanh 02 tác nhân chính gây bệnh trên cá tra dựa trên công nghệ PCR-SPOT CHECK.

- Quy trình chế tạo bộ kit PCR-SPOT CHECK phát hiện nhanh vi khuẩn E.ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra.

- Quy trình chế tạo bộ kit PCR-SPOT CHECK phát hiện nhanh vi khuẩn A.hydrophyla gây bệnh xuất huyết trên cá tra.

- 01 Bộ kit xét nghiệm nhanh vi khuẩn E.ictaluri gây bệnh gan thận mủ và 01 bộ kit xét nghiệm nhanh vi khuẩn A.hydrophyla gây bệnh xuất huyết trên cá tra, đạt tiêu chí sau:

+ Giới hạn phát hiện 103 bản sao/ml (g).

+ Độ nhạy kỹ thuật ≥ 90%, độ đặc hiệu ≥ 90%.

+ Tổng thời gian xét nghiệm không quá 180 phút/bệnh.

+ Giá kit xét nghiệm bằng 25% so với Realtime PCR.

- Tiêu chuẩn cơ sở của 02 bộ kit.

1.200

Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện

II

NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

4

Đề tài KHCN: Xây dựng mô hình quản trị thông minh cho thành phố thông minh Cần Thơ

Xây dựng được mô hình quản trị thông minh cho thành phố thông minh Cần Thơ; đề xuất chiến lược phát triển đô thị thông minh thành phố Cần Thơ và phương án ứng dụng, mô hình quản trị thông minh cho thành phố thông minh Cần Thơ.

- 01 mô hình quản trị thông minh cho thành phố thông minh Cần Thơ và tài liệu hướng dẫn thực hiện.

- Báo cáo đề xuất chiến lược phát triển đô thị thông minh thành phố Cần Thơ và phương án ứng dụng mô hình quản trị thông minh cho thành phố thông minh Cần Thơ.

- 01 bài báo khoa học.

900

Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện

5

Đề tài KHCN: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quan trắc cảnh báo chất lượng nước mặt phục vụ nuôi trồng thủy sản tại thành phố Cần Thơ

- Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ AI trong quan trắc cảnh báo sự thay đổi chất lượng nước mặt phục vụ nuôi trồng thủy sản.

- Thiết kế, lắp đặt hệ thống quan trắc ứng dụng công nghệ AI cảnh báo sự thay đổi chất lượng nước mặt phục vụ nuôi trồng thủy sản.

- Vận hành thử nghiệm và đánh giá hệ thống.

- Đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ cho đơn vị tiếp nhận.

- Hệ thống quan trắc ứng dụng công nghệ AI cảnh báo sự thay đổi chất lượng nước mặt phục vụ nuôi trồng thủy sản có khả năng chia sẻ, kết nối, liên thông dữ liệu với hệ thống thông tin chung của thành phố.

- Bộ dữ liệu quan trắc chất lượng nước mặt phục vụ nuôi trồng thủy sản trong thời gian vận hành thử nghiệm hệ thống.

- 01 bài báo khoa học.

- Tham gia đào tạo 01 thạc sĩ.

2.000

Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện

6

Đề tài KHCN: Ứng dụng công nghệ IoT trong kiểm soát chất lượng nước tuần hoàn ao nuôi lươn theo kỹ thuật không phát thải bùn

- Thiết kế lắp đặt mô hình ao nuôi lươn có xử lý nước tuần hoàn không phát thải bùn.

- Ứng dụng IoT trong kiểm soát chất lượng nước ao nuôi.

- Mô hình ao nuôi lươn tuần hoàn nước thải và không phát thải bùn tích hợp hệ thống IoT kiểm soát và cảnh báo chất lượng nước ao nuôi lươn, quy mô hộ gia đình, chất lượng nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn của QCVN 02-19: 2014/BNNPTNT.

- Sổ tay hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước ao nuôi lươn.

- Sổ tay hướng dẫn vận hành hệ thống IoT.

1.200

Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện

7

Đề tài KHCN: Nghiên cứu thiết bị di động cầm tay phát hiện sớm mầm bệnh gây hại cây lúa ngoài đồng

Chế tạo được thiết bị cầm tay tích hợp kỹ thuật kiểm nghiệm nhanh bệnh hại ngoài đồng.

- Thiết bị kiểm nghiệm bệnh hại ngoài đồng có khả năng kiểm nghiệm ít nhất 03 bệnh phổ biến trên lúa.

- Bản vẽ thiết kế thiết bị.

- Quy trình công nghệ chế tạo thiết bị.

900

Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện

III

NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU

8

Đề tài KHCN: Nghiên cứu tận dụng phụ phẩm vỏ trấu để chế tạo vật liệu tiên tiến ứng dụng xử lý một số kim loại nặng trong nước thải khu công nghiệp

Tổng hợp thành công vật liệu tiên tiến từ nguồn phụ phẩm vỏ trấu có khả năng xử lý hiệu quả ít nhất 03 kim loại nặng có trong nước thải khu công nghiệp đạt QCVN 40:2011/BTNMT (Cột A).

- Quy trình tổng hợp vật liệu từ nguồn phụ phẩm vỏ trấu có khả năng xử lý ít nhất 03 kim loại nặng trong nước thải khu công nghiệp.

- Mô hình thử nghiệm vật liệu xử lý hiệu quả ít nhất 03 kim loại nặng có trong nước thải khu công nghiệp đạt QCVN 40:2011/BTNMT (Cột A).

- 01 bài báo khoa học quốc tế; 02 bài báo khoa học trong nước.

- Đào tạo 01 thạc sĩ.

1.200

Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện

IV

NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CHĂM SÓC, BẢO VỆ SỨC KHỎE NHÂN DÂN

9

Đề tài KHCN: Xây dựng mô hình dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành dựa vào da hình gen ANRIL kết hợp yếu tố nguy cơ tim mạch

- Xác định tỷ lệ đa hình rs1333040, rs1333049 và rs2383207 gen ANRIL ở bệnh nhân tăng huyết áp.

- Khảo sát mối liên quan giữa da hình gen, một số yếu tố nguy cơ tim mạch với bệnh động mạch vành ở bệnh nhân tăng huyết áp.

- Xây dựng mô hình dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành dựa vào da hình rs1333040, rs1333049 và rs2383207 gen ANRIL kết hợp yếu tố nguy cơ tim mạch.

- Tỷ lệ đa hình rs1333040, rs1333049 và rs2383207 gen ANRIL ở bệnh nhân tăng huyết áp.

- Mối liên quan giữa đa hình gen, một số yếu tố nguy cơ tim mạch với bệnh động mạch vành ở bệnh nhân tăng huyết áp.

- Mô hình tiên đoán nguy cơ mắc bệnh động mạch vành dựa vào đa hình rs1333040, rs1333049 và rs2383207 gene ANRIL kết hợp yếu tố nguy cơ tim mạch.

1.400

Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện

10

Đề tài KHCN: Đánh giá chất lượng cuộc sống và hiệu quả can thiệp bằng liệu pháp không hormon ở phụ nữ mãn kinh tại thành phố Cần Thơ

- Đánh giá chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh tại thành phố Cần Thơ.

- Xây dựng mô hình can thiệp chất lượng cuộc sống bằng liệu pháp không hormon và đánh giá kết quả can thiệp ở phụ nữ mãn kinh tại thành phố Cần Thơ.

- Báo cáo chất lượng cuộc sống và yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh tại thành phố Cần Thơ. Chỉ tiêu cần đạt: điểm trung bình chung chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh, điểm trung bình các lĩnh vực đánh giá chất lượng cuộc sống, phân loại chất lượng cuộc sống phụ nữ mãn kinh, tỷ lệ chất lượng cuộc sống tốt/chưa tốt, các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh.

- Báo cáo đánh giá kết quả can thiệp chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh tại thành phố Cần Thơ. Chỉ tiêu cần đạt: Tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành; điểm chất lượng cuộc sống chung; phân loại chất lượng cuộc sống; tỷ lệ chất lượng cuộc sống được cải thiện.

- App chăm sóc thời kỳ mãn kinh và tờ rơi truyền thông về chăm sóc thời kỳ mãn kinh.

- 01 bài báo đăng tạp chí trong nước và 01 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế.

850

Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện

11

Đề tài KHCN: Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Epstein-Barr virus (EBV) và kết quả hóa xạ trị dẫn đầu trong ung thư biểu mô vòm hầu giai đoạn III-IVA có nhiễm EBV tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ

- Xác định tỷ lệ nhiễm EBV trong ung thư vòm hầu.

- Đánh giá kết quả điều trị, sống còn của bệnh nhân ung thư vòm hầu có nhiễm EBV so với bệnh nhân ung thư vòm hầu không nhiễm EBV.

- Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ung thư vòm hầu.

- Tỷ lệ nhiễm EBV trong ung thư vòm hầu.

- Kết quả điều trị, sống còn của bệnh nhân ung thư vòm hầu có nhiễm EBV so với bệnh nhân ung thư vòm hầu không nhiễm EBV.

- Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ung thư vòm hầu.

580

Xét giao trực tiếp Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ chủ trì thực hiện

12

Đề tài KHCN: Xây dựng ngân hàng máu phenotype tại thành phố Cần Thơ

- Xác định tỷ lệ và phân bố kiểu hình các nhóm máu Rhesus, Duffy, Kidd, MNSs ở người tham gia ngân hàng máu phenotype.

- Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng máu phenotype.

- Xây dựng giải pháp quản lý và duy trì hoạt động của ngân hàng máu phenotye.

- Tỷ lệ và phân bố kiểu hình nhóm máu Rhesus, Duffy, Kidd, MNSs.

- Phần mềm quản lý ngân hàng máu phenotype.

- Giải pháp quản lý và duy trì hoạt động của ngân hàng máu phenotye.

2.600

Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện

V

NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG VÀ ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM

13

Đề tài KHCN: Ảnh hưởng của chiết xuất lá ổi (Psidium guajava) lên sinh lý miễn dịch, khả năng chống oxy hóa stress, tăng trưởng và chất lượng thịt lươn đồng (Monopterus albus)

Xác định liều lượng và thời gian bổ sung chiết xuất lá ổi vào thức ăn giúp lươn tăng sức đề kháng, giảm quá trình oxy hóa do stress; giúp lươn tăng trưởng nhanh, giảm hệ số FCR, tăng tỷ lệ sống, tạo ra sản phẩm lươn sạch góp phần phát triển nghề nuôi bền vững.

- Xác định được liều lượng và thời gian bổ sung chiết xuất lá ổi vào thức ăn cho lươn có tác động tốt lên các thông số sinh lý; miễn dịch; giảm quá trình oxy hóa stress; kích thích hoạt động của các enzyme tiêu hóa trong ruột và dạ dày của lươn.

- Tăng khả năng chịu đựng của lươn với các yếu tố môi trường.

- Xác định được liều lượng và thời gian bổ sung chiết xuất lá ổi giúp lươn tăng trưởng nhanh hơn, nâng cao tỷ lệ sống, (tăng từ 5-10% so với mô hình nuôi không sử dụng chiết xuất lá ổi), giảm hệ số FCR.

- 01 Bài báo khoa học dược chấp nhận đăng trong tạp chí chuyên ngành được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận.

900

Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện

14

Dự án SXTN: Sản xuất giống và ương cá chốt bông (Pseudomystus siamensis) giai đoạn từ cá bột lên cá giống ở thành phố Cần Thơ

- Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chốt bông giai đoạn từ cá bột lên cá giống.

- Xây dựng mô hình sản xuất giống và ương cá chốt bông giai đoạn từ cá bột lên cá giống.

- Quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chốt bông giai đoạn từ cá bột lên cá giống được hoàn thiện, với tỷ lệ sống của cá bột là 40%.

- 03 mô hình sản xuất giống và ương cá chốt bông giai đoạn từ cá bột lên cá giống.

- Tài liệu kỹ thuật về quy trình sản xuất giống và ương dưỡng cá chốt bông, giai đoạn từ cá bột lên cá giống.

- 01 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về quy trình sản xuất giống và ương dưỡng cá chốt bông giai đoạn từ cá bột lên cá giống cho các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Dự kiến kết quả người tham gia lớp tập huấn có thể thiết kế, vận hành hệ thống sản xuất giống và ương dưỡng cá chốt bông đạt 80%.

800

Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện

15

Đề tài KHCN: Phát triển, liên kết sản xuất lúa hữu cơ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, giảm phát thải trên địa bàn thành phố Cần Thơ

- Xây dựng được quy trình và mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, giảm phát thải tại thành phố Cần Thơ.

- Nâng cao năng lực nông dân trong mô hình, liên kết được với doanh nghiệp để sản xuất lúa hữu cơ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, giảm phát thải tại thành phố Cần Thơ.

- 01 quy trình sản xuất lúa áp dụng các biện pháp canh tác hiện đại, đạt tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ, giảm phát thải.

- 01 mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, đạt hiệu quả kinh tế, giảm phát thải tại thành phố Cần Thơ.

- Các chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm lúa hữu cơ liên kết chuỗi giá trị sản xuất - tiêu thụ.

2.900

Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện

VI

NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI NHÂN VĂN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

16

Đề tài KHXH: Phát triển thành phố Cần Thơ thành trung tâm dịch vụ du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch thành phố Cần Thơ, so với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Triển khai, đánh giá hiệu quả mô hình thí điểm hợp tác phát triển du lịch “Doanh nghiệp - cộng đồng cư dân” trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Đề xuất mô hình điều phối, liên kết phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng trong bối cảnh kinh tế số ở thành phố Cần Thơ.

- Xây dựng chiến lược và hệ thống giải pháp, phương án triển khai phát triển du lịch thành phố Cần Thơ, gắn với mục tiêu chiến lược phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Báo cáo đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch thành phố Cần Thơ.

- 01 mô hình thí điểm hợp tác phát triển du lịch hiệu quả giữa “Doanh nghiệp - cộng đồng cư dân” trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Đề xuất ít nhất 01 mô hình điều phối “Trung tâm - Ngoại vi” trong quan hệ liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Cần Thơ và các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long ứng dụng công nghệ số.

- Báo cáo kiến nghị chiến lược và hệ thống giải pháp, phương án triển khai phát triển du lịch thành phố Cần Thơ, gắn với mục tiêu chiến lược phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- 01 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học trong danh mục Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

1.200

Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện

17

Đề tài KHXH: Bảo tồn và phát triển biểu diễn nhạc cụ truyền thống, đờn ca tài tử gắn với phát triển du lịch thành phố Cần Thơ

- Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát triển biểu diễn nhạc cụ truyền thống, đờn ca tài tử gắn với phát triển du lịch thành phố Cần Thơ.

- Xây dựng mô hình biểu diễn nhạc cụ truyền thống, đờn ca tài tử kết hợp một số loại hình biểu diễn hiện đại mang lại hiệu quả thu hút khách du lịch, có khả năng duy trì và phát triển tại thành phố Cần Thơ.

- Đề xuất giải pháp phát triển mô hình biểu diễn nhạc cụ truyền thống, đờn ca tài tử nhằm thu hút khách du lịch tại thành phố Cần Thơ.

- Báo cáo đánh giá thực trạng bảo tồn và phát triển biểu diễn nhạc cụ truyền thống, đờn ca tài tử gắn với phát triển du lịch thành phố Cần Thơ.

- Ít nhất 02 mô hình thí điểm biểu diễn nhạc cụ truyền thống, đờn ca tài tử kết hợp một số loại hình biểu diễn hiện đại mang lại hiệu quả thu hút khách du lịch, có khả năng duy trì và phát triển tại thành phố Cần Thơ.

- Giải pháp phát triển mô hình biểu diễn nhạc cụ truyền thống, đờn ca tài tử nhằm thu hút khách du lịch tại thành phố Cần Thơ.

400

Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện

18

Đề tài KHXH: Đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho lực lượng Công an nhân dân của thành phố Cần Thơ trong tình hình mới

- Đánh giá thực trạng, rút ra bài học về lý luận và thực tiễn trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho lực lượng Công an các cấp tại thành phố Cần Thơ trong 05 năm trở lại đây.

- Nhận ra nội dung và đặc điểm của tình hình mới; đánh giá thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho lực lượng Công an nhân dân các cấp của thành phố Cần Thơ trong tình hình mới.

- Đề xuất giải pháp đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho lực lượng Công an nhân dân các cấp của thành phố Cần Thơ trong tình hình mới đến năm 2030.

- Báo cáo thực trạng và rút ra bài học về lý luận và thực tiễn trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho lực lượng Công an nhân dân các cấp tại thành phố Cần Thơ.

- Báo cáo nội dung và đặc điểm của tình hình mới; đánh giá thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho lực lượng Công an nhân dân các cấp của thành phố Cần Thơ trong tình hình mới.

- Dự thảo văn bản tham mưu Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố về đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho lực lượng Công an nhân dân các cấp của thành phố Cần Thơ trong tình hình mới.

- 02 bài báo khoa học.

280

Xét giao trực tiếp Công an thành phố Cần Thơ chủ trì thực hiện

19

Đề tài KHXH: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thực thi hiệu quả chính sách chuyển đổi nông nghiệp - nông dân - nông thôn ở thành phố Cần Thơ

Đánh giá thực trạng, nhận ra những điểm nghẽn và đề xuất giải pháp triển khai hiệu quả chính sách Nhà nước chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, đời sống nông dân và kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn của thành phố Cần Thơ.

- Báo cáo thực trạng thực hiện chính sách chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, đời sống nông dân và phát triển nông thôn tại thành phố Cần Thơ.

- Báo cáo phân tích điểm nghẽn trong thực thi chính sách chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân và phát triển nông thôn trong thời gian qua.

- Báo cáo khuyến nghị giải pháp thực thi và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhà nước để chuyển dịch kinh tế nông nghiệp - nông dân - nông thôn đến năm 2030 theo định hướng chiến lược của thành phố.

- 02 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học trong danh mục Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

400

Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện

20

Đề tài KHXH: Xây dựng mô hình quản trị phát triển bền vững thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản trị phát triển thành phố Cần Thơ theo hướng bền vững, giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2050.

- Báo cáo đánh giá thực trạng mô hình quản trị thành phố Cần Thơ.

- Báo cáo đề xuất mô hình thí điểm quản trị phát triển bền vững thành phố Cần Thơ đến năm 2030 theo hướng bền vững, giảm phát thải khí nhà kính.

- Báo cáo đề xuất chiến lược và các phương án triển khai thực hiện chiến lược quản trị phát triển bền vững thành phố Cần Thơ đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

- 01 bài báo khoa học.

900

Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện

21

Đề tài KHXH: Nghiên cứu xây dựng các giải pháp tổng thể tránh ùn tắc giao thông nội ô thành phố Cần Thơ

- Đánh giá hiện trạng, nhận ra nguyên nhân ùn tắc giao thông nội ô thành phố Cần Thơ.

- Xây dựng các kịch bản và dự đoán tình trạng ùn tắc giao thông nội ô thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Đề xuất giải pháp tổng thể tránh ùn tắc giao thông nội ô thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Xây dựng mô hình thí điểm tránh ùn tắc giao thông nội ô thành phố Cần Thơ.

- Bộ tiêu chí đánh giá ùn tắc giao thông trên địa bàn nội ô thành phố.

- Báo cáo kết quả khảo sát lưu lượng giao thông, đánh giá hiện trạng ùn tắc giao thông nội ô thành phố Cần Thơ, dự báo xu hướng ùn tắc giao thông tại thành phố Cần Thơ đến năm 2030.

- Các mô hình mô phỏng giao thông vĩ mô (toàn mạng), vi mô (tuyến đường, nút giao) phục vụ phân tích, đánh giá và xác định các chỉ số đo lường ùn tắc giao thông nội ô thành phố Cần Thơ.

- 01 mô hình thí điểm áp dụng các giải pháp công nghệ chống ùn tắc giao thông đô thị tại nội ô thành phố Cần Thơ.

- Báo cáo đề xuất giải pháp tổng thể tránh ùn tắc giao thông nội ô thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Dự thảo Kế hoạch chống ùn tắc giao thông nội ô thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với giải pháp, lộ trình, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị.

01 bài báo khoa học.

1.200

Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện

Tổng cộng:

30.310

 

Ghi chú:

- KHCN: khoa học công nghệ

- KHXH: khoa học xã hội