ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 242/QĐ-UBND | Gia Lai, ngày 23 tháng 03 năm 2017 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2017-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 -2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 397/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng 5 năm 2016-2020 của tỉnh Gia Lai;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại văn bản số 282/SCT-QLXNK ngày 20/3/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2020.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 242/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Kế hoạch đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2020 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện có hiệu quả chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Gia Lai được ban hành tại Kế hoạch số 397/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh Gia Lai.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 630 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 15,24%/năm.
II. Các nội dung nhiệm vụ chủ yếu:
1. Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
a) Về sản xuất công nghiệp:
- Triển khai thực hiện quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 tầm nhìn 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 07/10/2010 của UBND tỉnh Gia Lai.
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án để triển khai thực hiện chương trình quốc gia về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án để triển khai thực hiện chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng cơ chế chính sách linh hoạt trong thu hút đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư các dự án sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ cao su, cà phê, hồ tiêu... để nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Xác định mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là nông sản như cà phê, cao su, hồ tiêu... Đồng thời xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực này và hỗ trợ cho một số mặt hàng xuất khẩu mới.
b) Về sản xuất nông nghiệp:
- Triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch ngành, sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia lai đến năm 2020.
- Triển khai thực hiện Chương trình hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phù hợp với điều kiện khí hậu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt tại Quyết định 369/QĐ-UBND ngày 30/5/2016 của UBND tỉnh Gia Lai.
- Xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh, thông qua hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, kỹ thuật canh tác cây trồng cho năng suất chất lượng cao, đổi mới công nghệ sơ chế, bảo quản, chế biến sâu nhằm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
- Triển khai đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Gia Lai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GMH, HACCP, ISO ...) kết hợp với các biện pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng nông, lâm, thủy sản; tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm chủ lực như: chế biến cao su, cà phê, chè, điều; chế biến đường, si rô cô đặc; chế biến tinh bột sắn; chế biến thịt gia súc, gia cầm; chế biến sữa.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền phổ biến về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các biện pháp bảo hộ mậu dịch, hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
2. Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại:
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh; Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo về các thị trường xuất khẩu trọng điểm, giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh... góp phần định hướng hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp.
- Triển khai có hiệu quả chương trình thương hiệu quốc gia, hướng dẫn doanh nghiệp chủ động xây dựng thương hiệu hàng hóa gắn với chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của tỉnh đặc biệt là hàng xuất khẩu. Khuyến khích tổ chức các sự kiện quảng bá, giới thiệu thương hiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm đạt các giải thưởng trong tỉnh, quốc gia, khu vực và quốc tế.
- Tăng cường kết nối với các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài thông qua các kênh thông tin, tổ chức gặp gỡ giữa các doanh nghiệp của tỉnh và tham tán thương mại một số thị trường xuất khẩu trọng điểm đối với các mặt hàng chủ lực của tỉnh.
- Rà soát, đánh giá kết cấu hạ tầng thương mại vùng biên giới nhất là khu vực cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh. Trên cơ sở đó đề xuất các phương án phát triển hạ tầng thương mại tại khu vực này. Tăng cường hợp tác trao đổi thông tin với nước bạn Campuchia, cụ thể là một số tỉnh giáp biên giới với Gia Lai như Rattanakiri, Stung Treng... để đảm bảo xuất khẩu ổn định, tránh những bất ổn phát sinh.
- Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách phát triển thương mại biên giới theo hướng linh hoạt, khuyến khích tối đa cho xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu.
3. Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư, tài chính, tín dụng, thương mại, dịch vụ, đào tạo nhân lực nhằm phát triển xuất khẩu:
- Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh đã ban hành tại Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai; Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2016-2018; Trong đó chú trọng một số ngành nghề sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu như: sản xuất các sản phẩm từ cao su, chế biến cà phê hòa tan, cà phê bột, chế biến sản phẩm hồ tiêu.
- Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh, tại Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 14/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định nội dung xúc tiến thương mại được hỗ trợ và mức hỗ trợ kinh phí hoạt động xúc tiến thương mại tại địa phương trên địa bàn tỉnh.
Trong đó chú trọng một số ngành nghề sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu có lợi thế của tỉnh như: sản xuất các sản phẩm từ cao su, chế biến cà phê hòa tan, cà phê bột, chế biến sản phẩm hồ tiêu.
- Nâng cao vai trò của các Ngân hàng thương mại trong việc cung cấp tín dụng, đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất những giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn.
- Triển khai các giải pháp thực hiện quy hoạch, xây dựng hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ theo hướng văn minh, hiện đại và tiện lợi, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của người dân. Khuyến khích việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác trong việc xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ, nhằm khai thác thế mạnh về mặt bằng, việc am hiểu thị hiếu người tiêu dùng của doanh nghiệp bán lẻ trong nước với thế mạnh về vốn và quản lý của nhà đầu tư nước ngoài.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, kho tàng bến bãi tại cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, nghiên cứu xây dựng dự án đường cao tốc tuyến Pleiku - Quy Nhơn. Nâng cao chất lượng phục vụ trong khâu thông quan hàng hóa, kiểm tra kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu, để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, kho tàng bến bãi tại cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, nâng cao chất lượng phục vụ trong khâu thông quan hàng hóa, kiểm tra kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu, để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.
- Khuyến khích hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng các đề án phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Tăng cường công tác đào tạo, phổ biến kiến thức về hội nhập quốc tế, chính sách, pháp luật thương mại của các nước cho cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, để kịp thời nắm bắt những thời cơ và thách thức khi hội nhập với quốc tế, cũng như có biện pháp tích cực và chủ động phòng tránh rủi ro để phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh.
- Đa dạng hóa các hình thức hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu định hướng của doanh nghiệp.
4. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò các Hiệp hội ngành hàng:
- Tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ; Kế hoạch hành động số 2744/KH-UBND ngày 15/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Gia Lai 2016-2017, định hướng đến năm 2020.
- Các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thời cơ, tập trung đổi mới công nghệ, tăng cường hợp tác và liên kết để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh trên thị trường.
- Tổ chức mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng chú trọng chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định trong nước và quốc tế để đảm bảo uy tín của doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu.
- Chủ động tìm kiếm, phát triển các thị trường mới để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh lệ thuộc vào các thị trường truyền thống để giảm thiểu rủi ro.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc để có biện pháp chủ động đối phó, góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
- Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trên địa bàn tỉnh trong việc tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, góp phần hỗ trợ công tác phát triển thị trường của các doanh nghiệp; phát huy vai trò liên kết các hội viên, là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp.
III. Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch:
1. Kinh phí thực hiện kế hoạch được huy động từ các nguồn vốn: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn viện trợ quốc tế, vốn huy động xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Hàng năm, căn cứ vào nội dung kế hoạch và các đề án, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị; lập dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, theo đúng quy định pháp luật.
1. Sở Công Thương có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, điều hành hoạt động và thực hiện các đề án nhiệm vụ cụ thể được phân công.
b) Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, tổng kết đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh và cơ quan cấp trên.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối, đề xuất bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch trong dự toán kinh phí hàng năm của các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.
3. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tại phụ lục kèm theo kế hoạch có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch thực hiện, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ, đề án cụ thể thuộc chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình. Định kỳ hàng năm tiến hành đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công, gửi Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
b) Tổ chức triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ cụ thể được phân công đảm bảo tiến độ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tế./.
CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
(Kèm theo Quyết định số: 242/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 của UBND tỉnh Gia Lai)
STT | Nội dung nhiệm vụ | Cơ quan thực hiện | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
1 | Triển khai thực hiện quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 tầm nhìn 2020 | Sở NN&PTNT | Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Nhiệm vụ thường xuyên |
2 | Xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án để triển khai thực hiện chương trình quốc gia về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 | Sở Khoa học & Công nghệ | Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Năm 2017 |
3 | Xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án để triển khai thực hiện chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 | Sở Khoa học & Công nghệ | Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Năm 2017 |
4 | Triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch ngành, sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch tỉnh Gia Lai đến năm 2020 | Sở NN&PTNT | Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Nhiệm vụ thường xuyên |
5 | Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phù hợp với điều kiện khí hậu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 | Sở NN&PTNT | Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Năm 2017 |
6 | Triển khai đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Gia Lai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 | Sở NN&PTNT | Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Năm 2017 |
7 | Xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, kỹ thuật canh tác cây trồng, đổi mới công nghệ sơ chế, bảo quản, chế biến sâu một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh | Sở Khoa học & Công nghệ | Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Năm 2017 |
8 | Tổ chức tuyên truyền phổ biến về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các biện pháp bảo hộ mậu dịch, hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh | Sở Công Thương; Sở Khoa học & Công nghệ | Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Năm 2017-2020 |
9 | Tổ chức đoàn doanh nghiệp của tỉnh khảo sát các thị trường tiềm năng xuất khẩu nước ngoài | Sở Công Thương | Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Các doanh nghiệp | 2017-2020 |
10 | Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình thương hiệu quốc gia, hướng dẫn doanh nghiệp chủ động xây dựng thương hiệu hàng hóa đặc biệt là hàng xuất khẩu | Sở Khoa học & Công nghệ; Sở Công Thương | Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Năm 2017 |
11 | Tổ chức các sự kiện quảng bá giới thiệu thương hiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm đạt các giải thưởng trong tỉnh, khu vực, quốc gia và quốc tế | Sở Công Thương | Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Năm 2017-2020 |
12 | Tổ chức gặp gỡ giữa các doanh nghiệp của tỉnh và Tham tán thương mại một số thị trường xuất khẩu trọng điểm các mặt hàng chủ lực của tỉnh | Sở Công Thương | Các doanh nghiệp, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Năm 2017-2020 |
13 | Đề xuất các phương án phát triển hạ tầng thương mại tại khu vực cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh | Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh | Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Năm 2017-2020 |
14 | Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách phát triển thương mại biên giới theo hướng linh hoạt, khuyến khích tối đa cho xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu | Sở Công Thương | Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Nhiệm vụ thường xuyên |
15 | Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh đã ban hành tại Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Nhiệm vụ thường xuyên |
16 | Xây dựng chương trình phối hợp với các Sở ngành và địa phương hướng dẫn, thúc đẩy cơ sở đào tạo hợp tác liên kết với Doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động để thực hiện đào tạo bảo đảm yêu cầu, định hướng của Doanh nghiệp | Sở Lao động TB&XH | Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Nhiệm vụ thường xuyên |
17 | Tổ chức các lớp đào tạo, phổ biến kiến thức về hội nhập quốc tế, chính sách, pháp luật thương mại của các nước cho cán bộ công chức, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh | Sở Công Thương | Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các doanh nghiệp | Năm 2017-2020 |
18 | Xây dựng Đề án đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh | Sở Tài chính | Ngân hàng Nhà nước tỉnh Gia Lai; Các Sở ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các doanh nghiệp | Năm 2017 |
19 | Đề xuất những giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng hóa | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Năm 2017 |
20 | Triển khai xây dựng quy hoạch, xây dựng hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh | Sở Công Thương | Các Sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các doanh nghiệp | Năm 2017 |
21 | Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, kho tàng bến bãi tại cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, nâng cao chất lượng phục vụ trong khâu thông quan hàng hóa, kiểm tra kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu | Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh | Các Sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các doanh nghiệp | Năm 2017-2020 |
- 1 Kế hoạch 39/KH-UBND về thực hiện giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh An Giang năm 2018
- 2 Quyết định 1678/QĐ-UBND công nhận thương nhân được xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong năm 2016 (Đợt 13)
- 3 Quyết định 32/2016/QĐ-UBND quy định nội dung xúc tiến thương mại được hỗ trợ và mức hỗ trợ kinh phí hoạt động xúc tiến thương mại địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 4 Kế hoạch 2744/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Gia Lai hai năm 2016-2017 và định hướng đến năm 2020
- 5 Quyết định 26/2016/QĐ-UBND Quy định về một số chính sách hỗ trợ đầu tư áp dụng tại địa bàn tỉnh Gia Lai
- 6 Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 40/2015/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chuyển khẩu hàng hóa qua cửa khẩu, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
- 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9 Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2012 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Chương trình 41/CT-UBND về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 11 Quyết định 2471/QĐ-TTg năm 2011 Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 677/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Quyết định 681/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt Quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
- 14 Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Chương trình 41/CT-UBND về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 40/2015/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chuyển khẩu hàng hóa qua cửa khẩu, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
- 3 Quyết định 1678/QĐ-UBND công nhận thương nhân được xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong năm 2016 (Đợt 13)
- 4 Kế hoạch 39/KH-UBND về thực hiện giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh An Giang năm 2018