Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 25/2008/QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BĂNG TẦN CHO CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TẾ BÀO SỐ CỦA VIỆT NAM TRONG CÁC DẢI TẦN 821 – 960 MHz VÀ 1710 – 2200 MHz

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Nghị định 24/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông vể tần số vô tuyến điện;
Căn cứ Nghị định 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định 336/2005/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch băng tần cho các hệ thống thông tin di động tế bào số của Việt Nam trong các dải tần 821 – 960 MHz và 1710 – 2200 MHz với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Phạm vi  điều chỉnh

1.1. Quy hoạch này được áp dụng cho các thông tin di động tế bào số sử dụng công nghệ GSM và CDMA trong các dải tần 821 – 960MHz và 1710 – 2200MHz.

1.2 Các hệ thống thông tin khác hoạt động trong các dải tần này (kể cả IMT – 2000) sẽ áp dụng theo các quy hoạch băng tần riêng cho từng hệ thống.

2. Nội dung

Quy hoạch băng tằng cho các hệ thống thông tin di động tế bào số của Việt Nam trong các dải tần 821 – 960 MHz và 1710 – 2200 Mhz như sau:


2.1. Quy hoạch băng tần 821 – 960 MHz đến năm 2010

821     824

 

        851                 866      869

 

890

                    915     927        935

 

960

Cố định lưu động

CDMA (BR)

CDMA (BR)

Cố định lưu động

TRUNKING (BT)

Cố định lưu động

CDMA (BT)

CDMA (BT)

E- GSM (BR)

GSM

(BR)

Cố định lưu động

E- GSM (BT)

GSM

(BR)

1

2

 

3

1

2

3

 

                 829         837

 

 

 

874           882

 

898,5      906,7

 

 

 

943,5    951,7

 

2.1.1. 824-829MHz và 869-874MHz: Dành cho hệ thống CDMA nội tỉnh ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An và Hải Dương. Nhà khai thác CDMA toàn quốc được phép sử dụng các băng tần này ở các khu vực còn lại.

2.1.2. 829-837MHz và 874-882MHz: Dành cho hệ thống CDMA toàn quốc.

2.1.3. 851-866MHz: Dành cho các hệ thống vô tuyến trung kế (Trunking).

2.1.4. 890-915MHz và 935-960MHz: Dành cho ba hệ thống GSM toàn quốc (theo các lô 1, 2, 3).

          882-890MHz và 927-935MHz: Dành cho hệ thống E-GSM toàn quốc.

2.1.5. 821-824MHz, 837-851MHz, 866-869MHz và 915-927MHz: Dành cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động.

BT = Base station transmit segment (Đoạn tần số phát của trạm gốc)

BR = Base station receive segment (Đoạn tần số thu của trạm gốc)

2.2. Quy hoạch băng tần 821 – 960 MHz từ năm 2010

821    824         835        851                 866      869        880        890                                915      925      935                            960

Cố định lưu động

CDMA (BR)

Cố định lưu động

TRUNKING (BT)

Cố định lưu động

CDMA (BT)

E- GSM (BR)

GSM

(BR)

Cố định lưu động

E- GSM (BT)

GSM

(BR)

1

2

 

3

1

2

3

 

                                                                                                                 898,5    906,7                                         943,5     951,7

 

2.2.1. 824-835MHz và 869-880MHz: Dành cho hệ thống CDMA toàn quốc.

2.2.2. 851-866MHz: Dành cho các hệ thống vô tuyến trung kế (Trunking).

2.2.3. 890-915MHz và 935-960MHz: Dành cho ba hệ thống GSM toàn quốc (theo các lô 1, 2, 3).

          880-890MHz và 925-935MHz: Dành cho hệ thống E-GSM toàn quốc.

2.2.4. 821-824MHz, 835-851MHz, 866-869MHz và 915-925MHz: Dành cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động.

BT = Base station transmit segment (Đoạn tần số phát của trạm gốc)

BR = Base station receive segment (Đoạn tần số thu của trạm gốc)

2.3. Quy hoạch băng tần 1710 – 2200MHz

1710                       1785       1805                              1880         1900                1980       2010              2025             2110               2170     2200

GSM1800

(BR)

Lưu động

GSM1800

(BT)

Lưu động

 

 

IMT-2000

 

 

Lưu động qua vệ tinh

IMT-2000

Cố định lưu động

IMT-2000

Lưu động qua vệ tinh

1

2

3

4

1

2

3

4

PHS & DECT

   1730  1750  1770                       1825  1845  1865               1895

 

2.3.1. 1710 – 1785MHz và 1805 – 1880MHz: Dành cho bốn hệ thống GSM toàn quốc (Theo các lô 1, 2, 3, 4).

2.3.2. 1895 – 1900MHz: Dành cho các hệ thống mạch vòng vô tuyến nội hạt (WLL) dùng chung với các hệ thống điện thoại đa truy cập (PHS, DECT và các loại tương đương). Tùy mức độ phát triển của thông tin di động tế bào số, đoạn băng tần này sẽ được xem xét lại theo từng thời kỳ.

2.3.3. 1785 – 1805MHz, 1880-1895MHz: Dành cho nghiệp vụ Lưu động

2.3.4. 1900-1980 MHz, 2010-2025MHz, 2110-2170MHz: Dành cho các hệ thống IMT-2000.

2.3.5. 1980-2010MHz, 2170-2200MHz: Dành cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh.

2.3.6. 2025-2110MHz: Dành cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động.

BT = Base station transmit segment (Đoạn tần số phát của trạm gốc)

BR = Base station receive segment (Đoạn tần số thu của trạm gốc)

 


2.4. Không hạn chế các nhà khai thác cung cấp dịch vụ mạch vòng vô tuyến nội hạt (WLL) ở các băng tần được cấp phép để triển khai thông tin di động tế bào số sử dụng công nghệ GSM và CDMA với điều kiện:

2.4.1. Các nhà khai thác phải có đồng thời giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định nội hạt và giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông di động.

2.4.2. Các dịch vụ mạch vòng vô tuyền nội hạt (WLL) và dịch vụ di động tế bào số phải sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với cùng một công nghệ CDMA hoặc công nghệ GSM.

2.5 Băng tần được phân chia cho từng nhà khai thác mạng thông tin di động tế bào bao gồm cả băng tần bảo vệ. Các nhà khai thác có trách nhiệm phối hợp với nhau và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phòng chống can nhiễu.

3. Tổ chức thực hiện

3.1. Kế hoạch chuyển đổi các mạng hiện có trong các băng tần 821 – 960MHz và 1710 – 2200MHz phải tuân theo các quy định chuyển đổi từ hiện trạng sang quy hoạch tại Nghị định 24/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ.

3.2. Cục tần số vô tuyến điện chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện cụ thể theo Quy hoạch này. Các doanh nghiệp viễn thông căn cứ vào Quy hoạch này lập kế hoạch xin cấp băng tần và chuyển đổi các mạng hiện có trong các băng tầng trên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo và thay thế Quyết định 17/2006/QĐ-BBCVT ngày 8 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch băng tần cho các hệ thống thông tin di động tế bào số của Việt Nam đến năm 2010 trong các dải tần 821 – 960MHz và 1710 – 2200MHz.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các tổ chức và doanh nghiệp viễn thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Lê Nam Thắng