Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
 TỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 25/2010/QĐ-UBND

Mỹ Tho, ngày 22 tháng 12 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC THU, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC KHOẢN PHÍ THUỘC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị quyết số 242/2010/NQ-HĐND ngày 23/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu, quản lý, sử dụng các khoản phí thuộc ngành Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định mức thu, quản lý, sử dụng các khoản phí thuộc ngành Giao thông Vận tải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 41/2007/QĐ-UBND ngày 31/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành quy định việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí qua đò, phà và phí sử dụng bến bãi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Giao thông vận tải; thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Minh Điều

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC MỨC THU, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC KHOẢN PHÍ THUỘC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy định mức thu, quản lý, sử dụng phí qua đò, phà, chẹt, phí sử dụng bến bãi đường bộ, bến bãi đường sông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Điều 2. Đối tượng thu

Các tổ chức và cá nhân có sử dụng dịch vụ qua đò, phà, chẹt, sử dụng bến bãi đường bộ, bến bãi đường sông thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Điều 3. Mức thu phí qua đò, phí qua phà, chẹt

Phí qua đò ngang, qua phà, chẹt.

a) Đối với người, xe đạp, xe máy theo cự ly của sông, kênh như sau:

Sông, kênh có cự ly

Mức thu không quá

Người

(đồng/người/lượt)

Xe đạp (đồng/xe/lượt)

Xe máy

(đồng/xe/lượt)

1. Dưới 200 mét

1.500

1.000

1.500

2. Từ 200 mét đến dưới 500 mét

2.500

1.500

2.500

3. Từ 500 mét đến dưới 1.000 mét

4.000

2.000

4.000

4. Từ 01 km trở lên (do phải đi vòng qua cù lao)

5.000

3.000

5.000

b) Đối với hàng hóa:

- Hàng hóa có khối lượng dưới 50kg: mức thu không quá mức thu đối với xe đạp cùng cự ly.

- Hàng hóa có khối lượng từ 50kg trở lên:

+ Hàng hóa thông thường: mức thu tối đa không quá 5.000 đồng/một đơn vị tính là 50kg.

+ Hàng hóa cồng kềnh: mức thu theo thỏa thuận giữa chủ phương tiện với chủ hàng nhưng không quá 02 lần mức thu đối với hàng hóa thông thường.

c) Đối tượng được giảm mức thu:

- Cán bộ, công chức cấp xã mức thu tối đa không quá 50% mức thu so với các đối tượng khác.

- Học sinh, sinh viên đi lại thường xuyên mức thu tối đa không quá 30% mức thu so với các đối tượng khác.

d) Thời gian hoạt động của các phương tiện vận chuyển:

- Ban ngày: Từ 5 giờ đến 21 giờ mức thu như quy định tại khoản 1 Điều 3 này.

- Ban đêm: Sau 21 giờ đến trước 5 giờ sáng ngày hôm sau, mức thu phí ban đêm tối đa không quá 2 lần mức thu phí cùng đối tượng ban ngày.

2. Đối với phí đò dọc (nội tỉnh):

a) Đối với người, xe đạp, xe máy theo cự ly của tuyến đò như sau:

Tuyến đò có cự ly

Mức thu không quá

Người

(đồng/người/lượt)

Xe đạp (đồng/xe/lượt)

Xe máy

(đồng/xe/lượt)

1. Dưới 05 km

5.000

2.000

4.000

2. Từ 05 km đến dưới 20 km

7.000

3.000

6.000

3. Từ 20 km trở lên

10.000

4.000

8.000

b) Đối với hàng hóa: dưới 50 kg mức thu không quá mức phí của người cùng cự ly; hàng hóa từ 50 kg trở lên (kể cả hàng hoá cồng kềnh) mức thu theo sự thỏa thuận giữa chủ phương tiện với chủ hàng, nhưng tối đa không quá 5.000 đồng/km/người hoặc 50kg hàng hóa.

c) Đối tượng được giảm mức thu:

- Cán bộ, công chức cấp xã mức thu tối đa không quá 50% mức thu đối với các đối tượng khác.

- Học sinh, sinh viên đi lại thường xuyên mức thu tối đa không quá 50% mức thu đối với các đối tượng khác.

- Đối với các tuyến đò dọc thuộc vùng sâu có cự li trên 05 km mức thu giảm 25% phí so với đò dọc cùng cự li nêu trên.

3. Đối với các đò, phà, chẹt được cơ quan chức năng của Nhà nước cho phép vận chuyển xe khách, xe tải, mức thu như sau:

Stt

Đối tượng

Mức thu

(tối đa không quá)

Ghi chú

01

Xe ô tô 4 chỗ - 6 chỗ

12.000 đồng/xe/lượt

Khách đi trên xe thu như người đi bộ

02

Xe ô tô 7 chỗ - 12 chỗ

18.000 đồng/xe/lượt

03

Xe ô tô trên 12 chỗ - 24 chỗ

24.000 đồng/xe/lượt

04

Xe ô tô trên 24 chỗ - 30 chỗ

38.000 đồng/xe/lượt

05

Xe ô tô trên 30 chỗ - 45 chỗ

45.000 đồng/xe/lượt

06

Xe ô tô trên 45 chỗ

53.000 đồng/xe/lượt

07

Xe tải 1 tấn trở lại

24.000 đồng/xe/lượt

Theo trọng tải giấy đăng ký xe

08

Xe tải trên 1 tấn - 2,5 tấn

35.000 đồng/xe/lượt

09

Xe tải trên 2,5 tấn - 5 tấn

45.000 đồng/xe/lượt

10

Xe tải trên 05 tấn - 10 tấn

53.000 đồng/xe/lượt

11

Xe tải trên 10 tấn

60.000 đồng/xe/lượt

d) Đối với tuyến đò dọc liên tỉnh và các tuyến vận chuyển hành khách đường thủy nội địa ven biển liên tỉnh, Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang có trách nhiệm thống nhất với Sở Giao thông vận tải của tỉnh có chung tuyến để xác định các khoản thu phí.

Điều 4. Phí sử dụng bến bãi

1. Mức thu phí sử dụng bến bãi đường bộ

a) Đối với xe khách đậu qua đêm

- Từ 40 ghế trở xuống: mức thu không quá 5.000 đồng/xe đối với bến xe tỉnh; không quá 3.500 đồng/xe đối với bến xe huyện;

- Trên 40 ghế: mức thu không quá 6.000 đồng/xe đối với bến xe tỉnh; không quá 4.000 đồng/xe đối với bến xe huyện.

b) Đối với xe tải (Theo trọng tải giấy đăng ký xe): Các bến do Nhà nước quản lý hoặc giao cho tổ chức, cá nhân nhận khoán được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch mở bến. Mức thu phí xe tải 01 lần phương tiện ra vào bến để lên xuống hàng hóa như sau:

- Dưới 02 tấn: không quá 4.000 đồng/xe;

- Từ 02 - 05 tấn: không quá 5.000 đồng/xe;

- Trên 05 - 10 tấn: không quá 7.000 đồng/xe;

- Trên 10 tấn: không quá 9.000 đồng/xe.

c) Đối với xe tải đậu qua đêm: mức thu không quá 1,5 lần mức thu tại điểm b, khoản 1, Điều 4 này.

2. Mức thu phí sử dụng bến bãi đường sông: Các bến do Nhà nước quản lý hoặc giao cho tổ chức, cá nhân nhận khoán. Mức thu phí ra vào bến như sau:

a) Đối với phương tiện vận chuyển hành khách

- Dưới 20 km: không quá 200 đồng/ghế đăng ký;

- Từ 20 đến dưới 50 km: không quá 400 đồng/ghế đăng ký;

- Từ 50 đến dưới 100 km: không quá 500 đồng/ghế đăng ký;

- Trên 100 km: không quá 700 đồng/ghế đăng ký.

b) Đối với phương tiện vận tải hàng hóa

- Dưới 20 tấn: không quá 4.000 đồng/phương tiện;

- Từ 20 đến dưới 40 tấn: không quá 6.000 đồng/phương tiện;

- Từ 40 đến dưới 100 tấn: không quá 8.000 đồng/phương tiện;

- Trên 100 tấn: không quá 10.000 đồng/phương tiện;

Điều 5. Tổ chức quản lý thu, nộp và sử dụng phí

1. Quản lý thu, nộp và sử dụng phí thuộc ngành Giao thông Vận tải thực hiện theo Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí, Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính.

2. Tùy theo tình hình thực tế, các địa phương có thể tổ chức thu phí trực tiếp hoặc giao khoán theo hình thức đấu thầu, mức thu phải thực hiện đúng quy định tại Điều 3 của Quy định này. Biên lai thu phí do ngành thuế phát hành thống nhất và được quản lý sử dụng theo chế độ quản lý biên lai thu phí, lệ phí của Bộ Tài chính quy định.

a) Trường hợp đơn vị thu phí là cơ quan quản lý nhà nước thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập chưa thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động: số thu phí phải nộp 100 % vào ngân sách nhà nước, phần chi phí phục vụ công tác thu do ngân sách nhà nước đảm bảo.

- Trường hợp đơn vị thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động: số thu phí được để lại 100 % cho đơn vị thu sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định nhà nước.

b) Trường hợp phí được tổ chức theo hình thức đấu thầu giao khoán cho tổ chức, cá nhân ngoài cơ quan chức năng của Nhà nước thu: số thu theo giá trúng thầu được nộp 100% vào ngân sách nhà nước.

c) Đối với các dự án đầu tư có thu phí bằng hình thức BOT thì mức thu được thực hiện theo hợp đồng BOT đã ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư. Trong quá trình khai thác, nếu thấy cần thiết phải điều chỉnh mức thu thì phải được hai bên thống nhất bổ sung hợp đồng nhưng không được vượt quá mức thu tại Điều 3 Quy định này và phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.

Đối với các bến phà thuộc Trung ương quản lý thì mức thu phí do cơ quan có thẩm quyền của Trung ương quyết định; các bến đò, phà, chẹt liên tỉnh do một tỉnh quản lý phải có sự thỏa thuận giữa 2 huyện của hai tỉnh để thống nhất mức thu và phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền của hai tỉnh trước khi thực hiện.

Điều 6. Hàng năm, các địa phương có thu phí được bố trí lại một phần trong số thu đã nộp ngân sách để chi sửa chữa, mua sắm phương tiện giao thông, chi cải tạo nâng cấp bến bãi. Đối với các đơn vị thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để chi cho nội dung này.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân khai thác bến bãi lập kế hoạch, hồ sơ dự toán và tổ chức thực hiện công tác sửa chữa thường xuyên, đầu tư cải tạo, nâng cấp bến bãi bảo đảm phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn giao thông.

2. Mức thu phí qua đò, phà, chẹt và bến bãi đường bộ, đường sông cho từng đối tượng, thời gian hoạt động phải được niêm yết công khai tại nơi khách hàng dễ nhận biết nhất và kiểm soát được việc thu phí đúng giá niêm yết.

3. Chủ phương tiện phải thực hiện đúng các quy định về an toàn giao thông đường thủy, bảo hiểm các loại và các quy định khác về kinh doanh dịch vụ đò, phà, chẹt.

4. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động thu, chi và quyết toán phí thuộc ngành Giao thông Vận tải đối với các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.

5. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, Sở Giao thông vận tải và Sở Tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp các ý kiến, đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung Quy định này trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.