Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2500/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THỜI KỲ 2011 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 7979/BCT-XNK ngày 27/8/2012 của Bộ Công Thương về việc xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét tờ trình số 360/TTr-SCT ngày 25 tháng 01 năm 2013 của Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Thành phố Hà Nội thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Các Sở: Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Nông nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động Thương binh và Xã hội, Khoa học Công nghệ, Giao thông Vận tải; Cục Hải quan; Cục Thuế; Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh Hà Nội; Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội; Hội Nông dân TP Hà Nội; và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THỜI KỲ 2011 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2500/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phHà Nội)

I. MỤC TIÊU

Đề ra những giải pháp và xây dựng nhiệm vụ cụ thể hàng năm để thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Chính phủ;

Thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Thành phố: giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 14 - 15%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 13 -14%/năm.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a) Về sản xuất công nghiệp:

-    Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng: đẩy mạnh các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như sản phẩm cơ kim khí, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng; chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao như linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi, điện - điện từ, dây và cáp điện; phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao; đẩy mạnh hình thành, phát triển các lĩnh vực và thành phần cơ bản của kinh tế tri thức (công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới), mục tiêu đưa Hà Nội trở thành một trung tâm nghiên cứu thiết kế, chế tạo sản phẩm mới.

-    Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 929/QĐ- TTg ngày 17/7/2010 của Thủ Tướng Chính phủ về xây dựng đề án tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là tập đoàn kinh kế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 -2015.

-    Thu hút đầu tư, thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ; bổ sung các loại sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cần ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2013 - 2020 phù hợp với bối cảnh kinh tế, gắn liền với phát triển xuất khẩu.

-    Xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc: quản lý và vận hành vườn ươm doanh nghiệp Hà Nội, nghiên cứu làm chủ công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng của sản phẩm xuất khẩu; phát triển sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin phù hợp với các chiến lược phát triển của Thành phố.

-    Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; đưa vào khai thác có hiệu quả các khu công nghiệp và khu công nghệ cao; thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nhằm thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu.

b) Về sản xuất nông nghiệp:

-    Thực hiện Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND , ngày 9 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030.

-    Tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất cao, chất lượng tốt, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái.

-    Xây dựng và thực hiện các Chương trình, Đề án trọng điểm của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn (các Chương trình, Đề án sản xuất nông nghiệp, hàng hóa tập trung với quy mô lớn, hướng tới xuất khẩu) đã được UBND TP phê duyệt.

-    Xây dựng một số đề án, dự án phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, nhằm nâng cao thu nhập và tiến tới xuất khẩu như: Đề án phát triển giống cây trồng, vật nuôi; Đề án phát triển cây vụ đông; Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ chè an toàn; Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng rừng sản xuất; Đề án cơ giới hóa nông nghiệp; Đề án xây dựng vùng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi theo vùng tập trung.

-    Tuyên truyền và vận động nông dân tích cực dồn điền đổi thửa, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Đầy mạnh việc tập huấn, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ mái, giống mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo quy trình, kỹ thuật về vệ sinh, an toàn thực phẩm, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

2. Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư

-    Tiếp tục triển khai chính sách Hỗ trợ lãi suất tiền vay sau đầu tư cho các doanh nghiệp của Thành phố theo quyết định số 5487/QĐ-UBND ngày 24/11/2011; Quyết định số 2650/QĐ-UBND ngày 14/6/2012, Quyết định số 4406/QĐ-UBND ngày 03/10/2012.

-    Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án sản xuất hàng xuất khẩu; tổ chức các đoàn, các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, tiếp cận thị trường, tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, tổ chức các hoạt động tư vấn phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm.

-    Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài để tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá sản phẩm thương hiệu, giao thương và tiêu thụ sản phẩm.

-    Tăng cường kết nối với các thương vụ của Việt Nam, cộng đồng người Việt tại nước ngoài, các Đại sứ quán, Thương vụ, Tổ chức xúc tiến thương mại của các nước tại Việt Nam để tổ chức đoàn ra, đoàn vào (các nhà nhập khẩu) có hiệu quả.

-    Khảo sát, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; nghiên cứu phát triển cơ sở hạ tầng thương mại thông qua việc thu thập, xử lý và cập nhật thông tin lên trang web để doanh nghiệp tham khảo và xây dựng cơ sơ dữ liệu về thị trường, ngành hàng, doanh nghiệp.

-    Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về năng lực sản xuất, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm làng nghề... của Hà Nội đến khách hàng trong nước và quốc tế.

-    Tham gia các chương trình hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố; hội chợ phát triển vùng nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiềm năng của Hà Nội, liên kết tạo nguồn sản phẩm cho xuất khẩu.

3.    Cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện chính sách thương mại, tài chính, tín dụng, đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu

-    Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trong đó chú trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan, thuế, thủ tục cấp đất, giải quyết các thủ tục đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu; xây dựng nền hành chính công vụ hoạt động có hiệu quả, thông suốt, nhạy bén đáp ứng yêu cầu thực tiễn; ứng dụng rộng rãi việc thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng internet, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

-    Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; tiếp tục xây dựng, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách thương mại, tài chính nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phù hợp với các cam kết trong WTO.

-    Chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát các khoản vay bảo lãnh để thanh toán trong nước và ngoài nước ưu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn ngoại tệ; thực hiện Đề án tái cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng; tăng cường biện pháp quản lý ngoại hối.

4.    Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ logistics

-    Hoàn thiện và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển Giao thông Vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tạo điều kiện phát triển kinh tế, tăng cường xuất khẩu và kiềm chế nhập khẩu.

-   Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước đẩy mạnh công tác xã hội hóa cho đầu tư phát triển mạng lưới hạ tầng thương mại.

-   Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hạ tầng các Khu công nghiệp đã hoạt động; đầu tư xây dựng các khu công nghiệp đã được xác định trong quy hoạch tổng thể phục vụ mục tiêu đầu tư sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu và đầu tư sản xuất xuất khẩu.

-   Tiếp tục xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, các công trình phúc lợi xã hội như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... phục vụ cho công nhân tại khu công nghiệp Nội Bài, Quang Minh I + II, Hà Nội - Đài Tư, Sài Đồng B, Phú Nghĩa, Thạch Thất – Quốc Oai.

-   Thu hút và hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc xây dựng và đưa vào hoạt động kho ngoại quan tại các khu công nghiệp Nội Bài, Quang Minh, Thạch Thất – Quốc Oai nhằm nâng cao năng lực vận chuyển, lưu kho bãi và hiệu quả của hoạt động dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu.

-   Khảo sát và nghiên cứu chính sách quản lý và đầu tư kích thích phát triển trong lĩnh vực phân phối - kho vận (logistics) cho Thủ đô Hà Nội nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.

5.   Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

-   Chú trọng nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, thương nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố thông qua các buổi tập huấn, đào tạo nhằm giúp doanh nghiệp trang bị đầy đủ kiến thức, chủ động đối phó với những cạnh tranh khi mở cửa thị trường.

-   Hoàn thiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016 tầm nhìn đến năm 2020; Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo lao động có tay nghề kỹ thuật theo nhu cầu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực; tạo nguồn lao động, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động, từng bước đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đề giải quyết tình trạng thiếu lao động tại các doanh nghiệp hiện nay.

6.   Kiểm soát nhập khẩu

-   Tăng cường sử dụng hàng hóa trong nước đã sản xuất được để góp phần kiềm chế nhập siêu; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước nhằm tạo cơ hội kết nối giữa các doanh nghiệp.

-   Tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp các cam kết quốc tế; giám sát hàng nhập khẩu theo tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn, bảo vệ môi trường.

-   Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối hàng hóa; kiểm tra việc thực hiện Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với hàng hóa nhập khẩu

7. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của Hiệp hội ngành hàng

-    Đẩy mạnh việc hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt trong các trường hợp mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ thiết bị, áp đụng các quy trình quản lý sản xuất tiên tiến và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

-    Phát huy vai trò của Hiệp hội trong việc liên kết các hội viên, đại diện để bảo vệ quyền lợi, lợi ích: hợp pháp của hội viên trong thương mại quốc tế, thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp.

-    Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa, tiết kiệm chi phí và không ngừng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

(Các nhiệm vụ cụ thể để triển khai thực hiện Kế hoạch hành động của Thành phố thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu- thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 được quy định chi tiết tại Phụ lục đính kèm).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở nhiệm vụ Kế hoạch hành động của Thành phố Hà Nội thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 (Phụ lục đính kèm), các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị, Hiệp hội ngành hàng có trách nhiệm hàng năm bố trí kinh phí, xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện các chương trình nêu trên, gửi báo cáo kết quả thực hiện vào trung tuần tháng 12 về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

 

PHỤ LỤC

NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THỜI KỲ 2011 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2500/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2013 của UBND Thành phố Hà Nội)

STT

Nội dung nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

 

 

 

1

Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 929/QĐ- TTg ngày 17/7/2010 của Thủ Tướng Chính phủ về xây dựng đề án tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là tập đoàn kinh kế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015

Sở Tài Chính

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013-2015

2

Bổ sung mới các loại sản phẩm công nghiêp hỗ trợ cần ưu tiên phát triển trong thời gian tới phù hợp với tình hình kinh tế trong và ngoài nước gắn liền với phát triển xuất khẩu

Sở Tài Chính

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013 -2020

3

Xây dựng kế hoạch hỗ trợ một phần kinh phí trong việc quản lý và vận hành vườn ươm doanh nghiệp Hà Nội (sau khi hết thời hạn EU tài trợ dự án năm 2012) nhằm tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các lớp đào tạo nguồn nhân lực về kỹ năng quản lý kinh doanh, môi trường và đầu tư các sản phẩm thân thiện bảo đảm chất lượng sản phẩm xuất khẩu

Sở Tài Chính

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2013

4

Xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu làm chủ công nghê tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng, giá trị nội địa trong sản phẩm xuất khẩu.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013-2020

5

Phát triển sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 và các Quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013-2020

6

Đưa vào khai thác và hoạt động có hiệu quả 08 khu công nghiệp (KCN), 02 khu công nghệ cao (KCNC). Trong đó các KCN Hà Nội chú trọng thu hút đầu tư các ngành nghề công nghiệp hỗ trợ, các dự án sử dụng công nghệ cao thuộc các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghệ thông tin, vật liệu mới... các dự án sản xuất công nghiệp sạch ít gây ô nhiễm môi trường.

Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2011-2014

7

Bố trí mặt bằng phục vụ di dời khoảng hơn 600 ha đất công nghiệp (tương đương khoảng 1000 ha đất tự nhiên) phục vụ di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong nội thành và các khu dân cư.

Ban quản lý các khu công nghiêp và chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2012 -2014

8

Triển khai thực hiện thủ tục nâng cấp các Cụm công nghiệp thành Khu công nghiệp để tăng cường công tác quản lý nhà nước, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Ban quản lý các khu công nghiêp và chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2015-2018

9

- Xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ:

-Xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp, sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội và Vùng phía Bắc (2013)

- Chương trình quảng bá các sản phẩm chế tạo (Công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ liên quan)

Sở Công Thương

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013 -2020

10

Ưu tiên thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiêp hỗ trợ nhằm chủ động về nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, hạn chế nhập siêu.

Ban quản lý các khu công nghiêp và chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2012-2014

1l

Xây dựng và thực hiện các Chương trình, Đề án trọng điểm của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn (các Chương trình, Đề án sản xuất nông nghiệp, hàng hóa tập trung với quy mô lớn, hướng tới xuất khẩu) đã được UBND TP phê duyệt:

- Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành uỷ Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 -2015"

- Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thành phố Hà Nôi giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020

- Chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội giai đoạn 2009-2020

- Chương trình phát triền sản xuất vùng lúa hàng hóa chất lượng cao giai đoạn 2011-2015

- Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư giai đoạn 20 l1-2015

- Đề án phát triển cây ăn quả đặc sản thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

- Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030

- Chính sách thí điểm khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013-2020

12

Xây dựng một số đề án, dự án phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, nhằm nâng cao thu nhập và tiến tới xuất khẩu như: Đề án phát triển giống cây trồng, vật nuôi; Đề án phát triển cây vụ đông; Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ chè an toàn; Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng rừng sản xuất; Đề án cơ giới hóa nông nghiệp; Đề án xây dựng vùng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi theo vùng tập trung

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013 -2020

13

Thực hiện Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND , ngày 9 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030

Hội Nông dân

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013-2020

14

Tập trung tuyên truyền và vận động nông dân tích cực dồn điền đổi thửa, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh việc tập huấn, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghê mới, giống mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo quy trình, kỹ thuật về vệ sinh, an toàn thực phẩm, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

Hội Nông dân

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013 -2020

15

Xây dựng điểm sản xuất chuyên canh và đăng ký thương hiệu vệ sinh an toàn thực phẩm (Mỗi năm xây dựng 2 điểm: 1 dịch vụ, 1 sản xuất) nhằm bảo vệ, phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, tiến tới xuất khẩu.

Hội Nông dân

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013 -2020

II

Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư

 

 

 

1

Tiếp tục triển khai chính sách Hỗ trợ lãi suất tiền vay sau đầu tư cho các doanh nghiêp của Thành phố theo quyết định số 5487/QĐ-UBND ngày 24/11/2011; Quyết định số 2650/QĐ-UBND ngày 14/6/2012, Quyết định số 4406/QĐ-UBND ngày 03/10/2012;

Sở Tài Chính

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013

2

Tổ chức các đoàn doanh nghiêp tham gia Hội chợ, Triển lãm tại các thị trường xuất khẩu quan trọng, thị trường tiềm năng và khai thác các thị trường mới như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc/Hàn Quốc, Mỹ La tinh, Tây Á, Nam Á, Châu Phi, Đông Âu, Trung Đông...

Sờ Công Thương, Ban Quản ly các KCN và Chế xuất HN, Các Hiệp hội ngành hàng

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013

3

Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ:

- Tổ chức tham gia triển lãm ICS Việt nam tại Hà Nội (2013)

- Tổ chức tham gia và hỗ trợ doanh nghiệp tại triển lãm METALEX 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh (2013)

- Tổ chức đón, giao thương với các đoàn nhập khẩu và doanh nghiệp nước ngoài vào tìm kiếm thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

- Tham gia Triển lãm và hỗ trợ doanh nghiệp giao thương XTTM tại Triển lãm Manufacturing Expo 2013 (2013)

- Tổ chức giao thương giữa Doanh nghiệp – Hiệp hội – Viện - Trường đại học về lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

- Chương trình quảng bá các sản phẩm chế tạo công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ liên quan (quảng bá thông qua phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm, tờ rơi...)

- Tổ chức tham gia Triển lãm về lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp lắp ráp tại Ấn Độ (2013)

Sờ Công Thương

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vi có liên quan

2013

4

- Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề khu vực phía Bắc:

- Hội chợ triển lãm "Mỗi làng nghề - Một sản phẩm truyền thống" khu vực phía Bắc

- Hỗ trợ doanh nghiệp về tư vấn thiết kế mẫu mã hàng Thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu (70% kinh phí ngân sách)

- Quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm OVOP thông qua thông tin đại chúng, ấn phẩm, trang web.

- Tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm OVOP 2013

Sở Công Thương

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vi có liên quan

2013 -2020

5

Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, các sản phẩm dịch vụ...:

- Tổ chức Hội thảo kết hợp trưng bày sản phẩm "Sáng tạo Việt Nam" lần thứ nhất tại Hà Nội (2013)

- Cuộc bình chọn và phát động cuộc thi "Sáng tạo Việt Nam 2013"

- Quảng bá thương hiêu, giới thiệu sản phẩm thông qua thông tin đai chúng, ấn phẩm, trang web.

Sở Công Thương

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013

6

Thực hiện các chương trình cung cấp thông tin thị trường:

- Chương trình thông tin, truyền thông ngành công thương: giới thiệu năng lực sản xuất, xuất khẩu sản phẩm công nghiêp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, thủ công mỹ nghệ, phần mềm, hệ thống phân phối.

- Thực hiện phóng sự, ấn phẩm chuyên đề phát triển thị trường cho sản phẩm xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng, tăng trưởng sản xuất trong nước

Sở Công Thương

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013-2015

7

Tổ chức các chương trình đón các đoàn nhập khẩu nước ngoài giao dịch thương mại tại Hà Nội

Sở Công Thương

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013

8

Hoàn thành việc xây dựng và đưa vào hoạt động ổn định phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm của các Doanh nghiệp KCN tại tầng 1 trụ sở Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội - Tòa nhà CC02 Khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội

Ban quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2012-2014

9

Xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng chủ lực sản xuất trong khu công nghiệp phục vụ công tác hỗ trợ và quảng bá sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

Ban quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2012-2013

10

-Tổng hợp nhu cầu nguyên liệu, linh kiện, thiết bị... theo tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật phù hợp phục vụ sản xuất công nghiệp; làm cầu nối giữa nhà cung cấp nguyên liệu và nhà sàn xuất.

Ban quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, -Ngành, Đơn vị có liên quan

2013—2014-

11

Định kỳ hàng năm tổ chức Hội chợ quốc tế chuyên ngành thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội, phấn đấu đến năm 2015 trở thành hội chợ quốc tế cấp khu vực

Sở Công Thương

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013 -2020

12

Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư hàng năm, nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất, tăng cường giao thương, kết nối bạn hàng, tiến tới xuất khẩu một số mã hàng lợi thế của thủ đô như hoa công nghệ cao, chuối nuôi cấy mô, bưởi Diễn, cam Canh, rau an toàn

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vi có liên quan

2013 -2020

13

Hoàn thiện Chương trình xúc tiến đầu tư của Thành phố; xây dựng các quy định về lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ ấn nhẩm xúc tiến đầu tư đẩy mạnh hoạt động đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án sản xuât hàng xuất khẩu.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vi có liên quan

2013-2020

III

Cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện chính sách thương mại, tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu

 

 

 

1

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan, thuế, thủ tục cấp đất, thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ, giải quyết các thủ tục đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu; công khai thù tục hành chính có liên quan đến hoạt động xuất khẩu trên website của các Sở, ngành và trang tin điện tử của Thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, góp phần giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu

Cục Hải quan, Cục Thuế, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công Thương, Ban quản lý các khu công nghiêp và chê xuất

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013 -2020

2

Xây dựng, triển khai quy chế quản lý và điều hành Quỹ xúc tiến thương mại Thành phố Hà Nội; Triển khai Quyết định số 3 l/2012/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 về Quy chế "Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu".

Sở Công Thương

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013 -2020

3

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 13-NQ/CP của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam - UBND Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013

4

Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và cho vay đối với các doanh nghiệp sàn xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào hoạt động sản xuất trực tiếp và các doanh nghiêp kinh doanh xuất nhập khẩu

Ngân hàng nhà nước Việt Nam-CN Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vi có liên quan

2013

5

Chỉ đạo các tố chức tín dụng kiểm soát các khoản vay bảo lãnh để thanh toán trong nước và ngoài nước ưu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn ngoại tệ; thực hiện Đề án tái cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam; tăng cường biện pháp quản lý ngoại hối

Ngân hàng nhà nước Việt Nam-CN Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vi có liên quan

2013

6

Rà soát các văn bản không còn phù hợp đề suất thành phố trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng, hàn lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng, giá trị hàng nội địa trong sản phẩm xuất khẩu.

Sở Tài chính

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vi có liên quan

2013-2020

7

Áp dụng thí điểm việc cấp có điện từ tại từng Khu công nghiệp ở Hà Nội nhằm rút ngắn thời gian đi lại và giảm đáng kể chi phí cho Doanh nghiệp

Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2016-2018

8

Tổ chức các buổi tọa đàm với Doanh nghiệp sản xuất, xuất khấu nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho Doanh nghiệp

Sở Công Thương, Cục Hải quan Hà Nội, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Cục Thuế HN, Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vi có liên quan

2013 -2020

9

Đề xuất mở rộng đối tượng doanh nghiệp được áp dụng chính sách ưu tiên trong thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa theo chỉ đạo của Chính phủ

Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội

Tổng Cục Hải quan, Cục Hải quan Hà Nội và các cơ quan có liên quan

2013-2014

10

Xây dựng tiêu chí Doanh nghiệp sản xuất đáp ứng điều kiện đối với các khoản vay vốn ưu đãi từ nguồn kinh phí của Thành phố

Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2012-2014

11

Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ đề xuất Thành phố áp dụng cho các nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội.

Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013-2014

IV

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ Logistics

 

 

 

1

Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông Vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

- Về mạng lưới đường bộ

+ Phát triển hệ thống đường cao tốc 6-8 làn xe song hành cùng với các Quốc lộ có lưu lượng lớn theo các hướng: cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; Cao tốc Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh; Cao tốc Hà Nội - Lào Cai; cao tốc Hà Nội

- Hòa Bình; Cao tốc Tây Bắc Quốc lộ 5; đường Hồ Chí Minh; Đại lộ Thăng Long và Pháp Vân - Cầu Giẽ.

+ Cải tạo các Quốc lộ hướng tâm hiện tại.

+ Triển khai các đường vành đai liên vùng: Vành đai 4, vành đai 5.

+ Xây dựng các đường nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh; xây dụng các đường tinh, đường liên huyện có tinh chất quan trọng.

+ Hoàn thiện mạng lưới đường đô thị: Đường đô thị trung tâm, vành đai đô thị và các trục chính đô thị; đường liên khu vực kết hợp xây dựng hệ thống đường trên cao.

+ Cải tạo và xây dựng hệ thống các nút giao khác mức, trong đó xây dựng cầu vượt tải trọng nhẹ đe giải quyết cấp bách tình trạng ùn tác giao thông tại một số nút trong nội đô co mật độ giao thông cao.

+ Xây dựng các cầu/hàm qua sông Hồng, sông Đuổng, sông Đà, sông Đáy;

Trên các tuyến sông khác, xây dựng cầu vượt với quy mô đường bộ với đường quy hoạch.

- Về mạng lưới đường sắt: Xây đựng hệ thống đường sắt cao tốc Bắc -Nam; đương sắt vành đai; đường sắt hướng tâm; đường sắt ngoại ô và hệ thống đường sắt đô thị; Kéo dài các tuyến đường sắt để kết nối với các đô thị vi tính.

- Cải thiện hạ tầng giao thông thủy:

+ Quy hoạch và triển khai xây dụng hệ thống càng đầu mối, cảng nội địa, cảng chuyên dụng, cảng hành khách; xây lắp lại các bến thủy nội đĩa.

+ Triển khai hệ thống đường ngoài cảng kết nối với các đường vành đai; đường dọc bờ sông; tổ chức giao thông trong và ngoài cảng đường bộ với giao thông đô thi, giao thông Quốc gia.

- Hệ thống hạ tầng hàng không:

+ Cải tạo, nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài thành cảng hàng không, sân bay quốc tế lớn nhất phía Bắc.

- Phát triển chuỗi cung ứng tiêu thụ hảng hóa của dịch vụ logistic: Để đảm bảo tính kết nối hàng hóa giữa các loại hình giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không, đồng thời cho phép phát triển chuỗi cung ứng, tiêu thụ hàng hóa cùa dịch vụ logistic, dự kiến bố trí các trung tâm tiếp vân cho khu vưc đô thi trung tâm đát tai các đầu mối giao thông chính là khu vực gần các ga đầu mối cùa đường sắt Quốc gia, bao gồm: Ga Ngọc Hồi, ga Yên Viên, ga Bắc Hồng, ga Lạc Đạo, ga Tây Hà Nội, ga Hà Đông, ga Mê Linh...

Sở Giao thông vận tải

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2012-2020

2

Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thứ phát; Đầu tư xây dựng bổ sung các công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu đời sống công nhân lao động

Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vi có liên quan

2012-2014

3

Đôn đốc thực hiện bổi thường giải phóng mặt bằng số diện tích còn lại của các KCN Nội Bài, Quang Minh ĩ, Phú Nghĩa. Đầu tư nâng cấp đường vào KCN, hoàn thiện hệ thống hạ tầng trong hàng rào và khu vực xử lý nước thải đối với các KCN: Thạch Thất - Quốc Oai; Nam Thăng Long; Phú Nghĩa; Quang Minh I

Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2012-2013

4

Phối hợp với các chủ đầu tư trong công tác hoàn thiện thủ tục đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng KCN đối với các KCN: Hỗ trợ Nam Hà Nội; Quang Minh II; Công nghệ cao sinh học Từ Liêm; Khu công viên công nghệ thông tin Him Lam; Bắc Thường Tín; Phụng Hiệp; KCN sạch Sóc Sơn; KCN Đông Anh; KCN Kim Hoa.

Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vi có liên quan

2012-2014

5

Triển khai xây dựng KCN Nam Phú Cát: Diện tích quy hoạch 500 ha để phục vụ mục tiêu di chuyển cơ sơ sản xuất gây ô nhiễm môi trường gần khu đô thị.

Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2015

6

Tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng 33 KCN theo Quyết định số 1081/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội.

Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị cỏ liên quan

2015-2020

7

Xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, các công trình phúc lợi xã hội như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... phục vụ cho công nhân tại KCN Nội Bài Quang Minh I + II, Hà Nội-Đài Tư Sài Đồng B, Phủ Nghĩa, Thạch Thất-Quốc Oai...

Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2015-2020

8

Thu hút và hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc xây dựng và dựa vào hoạt động kho ngoại quan tại các KCN Nội Bài, Quang Minh, Thạch Thất - Quốc Oai nhằm nâng cao năng lực vận chuyển, lưu kho bãi và hiệu quả của hoạt động dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu

Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2015-2020

V

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

 

 

 

1

Triển khai các khóa đào tạo, các lớp tập huấn phổ biến kiến thức cho các doanh nghiệp, cán bộ các đơn vị về những nội dung: chính sách, pháp luật thương mại của Việt Nam, các nước trên thế giới để tận dụng các ưu đãi trong cam kết quốc tế và có biện pháp tích cực, chủ động phòng tránh các hàng rào trong thương mại; kiến thức về thị trường; kỹ năng quản lý, quản trị và điều hành doanh nghiệp; kỹ năng về công nghệ mới và kỹ năng quản lý về Công nghệ thông tin;

Các Sở, ban, ngành, đơn vị của Thành phố

 

2013 -2020

2

Xây dựng và tổ chức chương trình nghiên cứu học tập tại nước ngoài (mỗi năm một lần)

Hội Nông dân

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013-2020

3

Mỗi năm cấy nghề tiểu thủ công nghiệp cho 100-150 làng thuần nông trên địa bàn thành phố, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn mở rộng sản xuất

Sở Công Thương

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013-2017

4

Đào tạo nghề (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề) cho 153.454 người vào năm 2020, 198.450 người vào năm 2030

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vi có liên quan

2012-2030

5

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Tăng cường loại hình đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, đào tạo nghề; áp dụng mô hình đào tạo liên kết 3 bên (doanh nghiệp – viện, trường - cơ quan quản lý nhà nưóc) để đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị cỏ liên quan

2012-2020

6

Đẩy mạnh các chương trình xuất khẩu lao động công nghệ thông tin, tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi chuyên gia, triển khai đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên. quan

2012-2020

7

Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, nâng cao chuyên sâu về các kỹ năng chuyên môn, công nghệ mới và kỹ năng quản lý về công nghệ thông tin.

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2012-2020

8

Hoàn thiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong các KCN Hà Nội giai đoạn 2011-2016 tầm nhìn đến năm 2020 trình UBND Thành phố phê duyệt trong quý II năm 2013

Ban Quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2012-2013

9

Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo lao động có tay nghề kỹ thuật theo nhu cầu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

+ Mỗi năm đào tạo tay nghề có kỹ thuật cho khoảng 300-500 lao động (Giai đoạn thực hiện: 2013-2014)

+ Mỗi năm phấn đấu đào tạo tay nghề có kỹ thuât theo yêu cầu của doanh nghiêp cho trên 500 lao đông (Giai đoan thúc hiên: 2015-2020)

Ban Quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội

Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các trường nghề

2013-2020

10

Xây dựng hệ thống quản lý kết quả công việc dựa trên năng lực; rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ công chức Hải quan theo yêu cầu chức đanh công việc đồng thời tổ chức đào tạo cho doanh nghiệp các quy định pháp luật về thủ tục hải quan, hải quan điện tử.

Cục Hải quan

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2012-2020

VI

Kiểm soát nhập khẩu

 

 

 

1

Kiểm tra việc thực hiện Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin - truyền thông; Quy định danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013 -2020

2

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013-2020

3

Giám sát hàng nhập khẩu theo tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn, bảo vệ môi trường theo đúng mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN đã được quy định tại Giấy Chúng nhận đầu tư.

Ban Quản lý các KCN và Chế xuất HN

Cục Hải quan

2013 -2020

4

Triển khai hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9011 :2008, ISO 14000 và ISO 2200 cho các doanh nghiệp

Sờ Khoa học và Công nghệ

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013-2020

5

Đưa tin cảnh báo về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của các nước thành viên WTO cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có liên quan trên địa bàn Hà Nội.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan

2013-2020

6

Tổ chức tập huấn về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) và công cụ tra cứu tìm kiếm TBT cho các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị cỏ liên quan

2013 -2020

VII

Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của Hiệp hội ngành hàng

 

 

 

1

Hỗ trợ phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phối hợp vơi các Hiệp hội ngành hàng nâng cao vai trò, vị trí của Hiệp hội trong hoạt động và hỗ trợ các thành viên thuộc Hiệp hội

Sở Công Thương

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vi có liên quan

2013-2020

2

Xây dựng các giải pháp về cơ chế chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin thông qua mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin" tại các Khu Công nghệ thông tin tập trung

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vi có liên quan

2013-2020

3

Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin áp dụng các quy trình quản lý sản xuất tiên tiến và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh như hỗ trợ tư vấn, trợ giúp các doanh nghiệp áp dụng các chuẩn CMM, CMMI và các quy trình ISO về sản xuất phần mềm

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, Ban, Ngành, Đơn vi có liên quan

2013-2020