UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2502/QĐ-UBND | Hạ Long, ngày 19 tháng 8 năm 2009 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ vê việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ...;
Căn cứ Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ "V/v phê duyệt đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020";
Căn cứ Quyết định số 2786/QĐ-UBND ngày 18/9/2006 của UBND tỉnh "V/v phê duyệt đề cương và kinh phí lập Đề án điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Triều đến năm 2010, định hướng đến năm 2020";
Căn cứ Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 19/2/2009 của UBND tỉnh "V/v thành lập Hội đồng thẩm định Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Triều đến năm 2010, định hướng đến năm 2020";
Căn cứ Biên bản họp ngày 15/7/2009 của Hội đồng thẩm định Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Triều đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Uỷ ban Nhân dân huyện Đông Triều tại văn bản số 728/TTr-UBND ngày 10/8/2009; Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 2397/KHĐT-THQH ngày 12/8/2008 "V/v phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Triều đến năm 2010, định hướng đến năm 2020",
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Triều đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 với những nội dung sau:
- Phấn đấu trong 10 đến 15 năm tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Đông Triều cao hơn mức bình quân chung của các huyện trong toàn tỉnh. Phát triển kinh tế - xã hội của huyện đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ; Chiến lược phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của tỉnh Quảng Ninh. Tạo mối liên kết phát triển giữa các vùng miền trong tỉnh;
- Phát huy nội lực, tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài; khai thác các tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; xây dựng huyện trở thành thị xã Đông Triều và là trung tâm kinh tế mạnh của tỉnh;
- Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục...đảm bảo quốc phòng an ninh trật tự an toàn xã hội và môi trường; cải thiện đời sống, nâng dân trí cao và sức khoẻ cộng đồng.
1. Mục tiêu điều chỉnh đến năm 2010:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong thời kỳ 2005 - 2010 đạt 13,9% (theo quy hoạch đã duyệt là 12,5%);
- Cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2010: Công nghiệp - xây dựng: 56,9%; Dịch vụ 27,3% và Nông nghiệp 15,8%;
- Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn năm 2010 đạt trên 1000 USD theo giá hiện hành...;
- Tạo việc làm cho 90% số người trong độ tuổi lao động, giảm hộ nghèo còn dưới 4% vào năm 2010 (theo tiêu chí hiện nay);
- Đến năm 2010 phấn đấu 50% xã phổ cập trung học phổ thông, 70% trường phổ thông và 20% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I;
- Đảm bảo tỷ lệ tăng dân số giữ mức ổn định đến 2010 là 1%; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên xuống còn 3,5%;
- Đến năm 2010 có 95% số hộ được dùng nước hợp vệ sinh, trong đó 35% số hộ được dùng nước máy;
- Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và củng cố quốc phòng an ninh.
2. Định hướng đến năm 2020:
- Đến năm 2015 huyện Đông Triều cơ bản trở thành thị xã và đến năm 2020 trở thành thị xã có cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp phù hợp với hướng phát triển chung của cả tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ;
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 đạt 14,5%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 14%/năm. Trong đó tương ứng với các giai đoạn, tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt 16%/năm 2016-2020 là 15%; dịch vụ đạt 16% - 14,5%/năm; nông nghiệp đạt 4,5% - 4%/năm;
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp tăng lên 63,5%, dịch vụ tăng lên 30,2% và nông nghiệp giảm xuống còn 6,3%.
III. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực:
1. Các ngành kinh tế chủ lực:
a) Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
- Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp - xây dựng trên địa bàn năm 2010 đạt 983,4 tỷ đồng, năm 2020 đạt 4154,4 tỷ đồng (giá 94). Nhịp độ tăng trưởng thời kỳ 2006 - 2010 đạt 12%, thời kỳ 2011- 2015 đạt 16%, thời kỳ 2016 -2020 đạt 15%;
- Tỷ trọng GTSX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện ở các năm 2010- 2015- 2020 tương ứng là : 56,9%; 59,1%; 63,5% (tính theo giá trị sản xuất, giá hiện hành);
- Hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện là tập trung phát triển công nghiệp khai than, công nghiệp điện, sản xuất vật liệu xây dựng và các hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ truyền thống; chú trọng phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh;
- Khai thác than: duy trì quy mô khai thác từ 2 triệu tấn đến 2,5 triệu tấn/năm với mục tiêu khai thác than phục vụ cho công nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện là chính;
- Tập trung khai thác ở Yên Đức, Hồng Thái Tây, quy mô khai thác từ 20.000 – 25.000 m3/ năm;
- Khai thác cát, đất sét: mục tiêu đảm bảo nhu cầu địa phương phục vụ xây dựng, sản xuất vôi, gạch nung, công nghiệp sành sứ với công suất gạch khoảng 400 - 500 triệu viên, vôi từ 15 - 20 ngàn tấn, sành sứ khoảng 3- 3,5 triệu sản phẩm;
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp điện trên địa bàn.
b) Phát triển thương mại, dịch vụ du lịch:
- Phấn đấu giá trị sản xuất ngành đến năm 2010 đạt 724,7 tỷ đồng, năm 2015 đạt 1684,9 tỷ đồng, năm 2020 dự tính đạt 3542,4 tỷ đồng (giá 94). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 2006-2010 là 25,8%, thời kỳ 2011-2015 là 18,4% thời kỳ 2016-2020 là 15%;
- Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ năm 2005 đạt 19,62%, năm 2010 đạt 27,3%, năm 2015 đạt 28,2%, năm 2020 là 30,2%;
- Phát triển thương mại nội địa, chú trọng lưu thông các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân như phân bón, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng và các mặt hàng tiêu dùng cao cấp khác;
- Xây dựng thị trấn Mạo Khê trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn của tỉnh, làm chức năng là đầu mối trung tâm và đầu mối các hoạt động thương mại chính của huyện;
- Quy hoạch các điểm du lịch, tạo thành hệ thống điểm du lịch liên hoàn, kết hợp các loại hình phát triển du lịch sinh thái gắn liền với khu vực vườn đồi, hồ đập như: Khe Chè, Bến Châu. Du lịch về danh thắng vườn đồi, làng nghề, gắn với văn hóa tâm linh quần thể di tích Yên Tử; Ngọa Vân; Hồ Thiên; chùa Quỳnh Lâm và khu lăng mộ nhà Trần.
c) Nông - lâm - ngư nghiệp:
- Duy trì nhịp độ tăng trưởng ổn định ngành nông lâm ngư nghiệp, phấn đấu giá trị sản xuất năm 2010 đạt 538,6 tỷ đồng, năm 2015 đạt 671,2 tỷ đồng, năm 2020 đạt 816,6 tỷ đồng (giá 1994);
- Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2005 chiếm 24,3% tổng GTSX trên địa bàn, đến năm 2010 là 15,8%, năm 2020 còn 6,3%. Nhịp độ tăng trưởng qua các thời kỳ quy hoạch là 7 % - 4,5% và 4%;
- Cơ cấu ngành trong sản xuất nông nghiệp theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp;
- Tăng cường công tác khuyến nông, chú trọng phát triển các dịch vụ nông nghiệp và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp;
- Đẩy mạnh công tác trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với trang trại, quy hoạch bố trí các loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng từng vùng;
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản, tận dụng tối đa diện tích mặt nước hiện có để nuôi trồng. Hình thành các vùng nuôi trồng gắn với sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi và bảo vệ môi trường.
2) Phát triển các lĩnh vực xã hội:
a) Nguồn nhân lực:
- Về dân số: Đến năm 2010, dân số của huyện là 161.584 người, năm 2015 là 169.663 người, năm 2020 là 178.147 người. Nhịp độ tăng trưởng dân số tự nhiên giữ ở mức 1%/năm;
- Lao động: Lao động trong độ tuổi huyện Đông Triều bình quân các năm chiếm khoảng 53% dân số. Năm 2010 toàn huyện có khoảng 87.000 người, năm 2015 là 91.618 người, năm 2020 là 97.980 người. Lao động làm việc trong nền kinh tế của huyện năm 2010 là 81.874 người, năm 2015 là 86.120 người.
b) Giáo dục đào tạo:
- Tập trung vào công tác phổ cập giáo dục trung học trên cơ sở giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và kỹ năng lao động của dân cư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, dạy và học;
- Tăng cường đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và cơ sở vật chất các trường. Phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 50% số xã, thị trấn trong huyện phổ cập trung học phổ thông và đến 2020 có 100% số xã, phường đạt phổ cập THPT; Tập trung hoàn thành đề án xây dựng cơ sở vật chất cho các ngành học mầm non, phấn đấu đến năm 2010 huy động 35% số trẻ vào nhà trẻ, 75% số trẻ vào mẫu giáo và đến 2020 các tỷ lệ tương ứng là 60% và 95%; phấn đấu phổ cập trẻ 5 tuổi vào năm 2010; trẻ 4 tuổi vào năm 2015 và phổ cập trẻ 3 tuổi vào năm 2020.
c) Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
- Hoàn thiện mạng lưới y tế, hoạt động có hiệu quả, hợp lý trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, hỗ trợ lẫn nhau để đáp ứng nhu cầu và lợi ích trước mắt cũng như lâu dài;
- Từng bước xã hội hoá và đa dạng hoá công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ, huy động các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp y tế;
- Áp dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đẩy mạnh kết hợp đông tây y trong khám chữa bệnh, chú trọng việc khai thác những vốn quý của các dân tộc về phòng, chữa bệnh.
d) Bảo vệ môi trường:
- Đối với khu vực đô thị: Cần quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải, tổ chức thu gom rác thải tại các khu dân cư, có nơi chứa và xử lý rác thải xa khu dân cư, xa nguồn nước;
- Đối với các khu công nghiệp: Quy hoạch hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và khu rác thải công nghiệp, phân khu chức năng theo mức độ ô nhiễm để kết hợp xử lý nước và rác thải. Không bố trí các cơ sở công nghiệp chứa chất độc hại gần các khu dân cư. Đối với các làng nghề cần quy hoạch khu vực sản xuất tập trung và hệ thống xử lý nước để tránh ô nhiễm khu vực dân cư;
- Khu vực nông thôn: Tổ chức vận động các gia đình xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống chuồng trại cần có các giải pháp thu gom phân gia súc. Từng bước tổ chức các đội thu gom rác thải và có nơi chứa theo quy định của địa phương.
e) Văn hoá - thông tin, thể thao:
- Triển khai thực hiện tốt Nghị định 87/CP của Chính phủ và chỉ thị 814 của Thủ tướng Chỉnh phủ lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật và Nghị Quyết TW5 khoá VIII về phát huy truyền thống tốt đẹp và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc;
- Thành lập mạng lưới cán bộ làm công tác văn hóa, thông tin từ huyện đến các cơ sở, gồm cả chuyên nghiệp và quần chúng. Đến năm 2010 có 65% số làng, khu phố đạt danh hiệu văn hóa và 100% các làng khu phố văn hóa giữ vững danh hiệu làng, khu phố văn hoá, 90% gia đình văn hoá. Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành đầu tư cụm di tích văn hoá lịch sử: Đền Sinh, Chùa Quỳnh, Chùa Ngoạ Vân, Hồ Thiên;
- Hình thành được mạng lưới các cơ sở thể dục - thể thao rộng khắp, đa dạng và hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia luyện tập, thi đấu. Đến năm 2010 huyện xây dựng sân vận động và khu thể thao có quy mô tầm cỡ. Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao rèn luyện thân thể góp phần xây dựng con người về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm lối sống có nhân cách tốt đẹp.
f) Phát thanh - Truyền hình:
- Đảm bảo phủ sóng toàn bộ lãnh thổ huyện về truyền thanh. Tăng thời lượng phát sóng và truyền sóng; không ngừng nâng cao chất lượng phát sóng và chương trình được phát vừa đảm bảo yêu cầu phát sóng quốc gia, vừa giải quyết được những nhiệm vụ đặc thù của huyện.
g) Quốc phòng an ninh:
- Tạo được sức mạnh tổng hợp toàn dân trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; xây dựng an ninh quốc phòng;
- Xây dựng lực lượng tại chỗ, sẵn sàng dập tắt mọi âm mưu của các thế lực phản động.
IV. Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng:
1. Phát triển mạng lưới giao thông:
- Đường bộ:
+ Tập trung đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường từ huyện xuống xã và một số đường trong thị trấn, duy tu bảo dưỡng bảo đảm đi lại thuận lợi đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
+ Xây dựng mạng lưới giao thông đối ngoại để tạo tiền đề giao lưu kinh tế với thị trường trong nước và các huyện bạn, tạo tiền đề hình thành các khu công nghiệp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hoá trên địa bàn huyện được nhanh chóng.
+ Xây dựng các hành lang giao thông trở thành các hành lang kinh tế bao gồm các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tạo cơ sở thuận tiện cho phát triển công nghiệp kết hợp với sản xuất nông nghiệp.
+ Xây dựng tuyến đường cao tốc qua địa bàn huyện Đông Triều gắn kết với mạng đường bộ trên địa bàn huyện nhằm thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn huyện.
+ Mở rộng, nâng cấp quốc lộ 18A, các tuyến giao thông từ trung tâm huyện đến khu di tích lịch sử chùa Quỳnh Lâm, Đề Sinh và các lăng mộ Vua Trần; chùa Ngoạ Vân, Hồ Thiên.
+ Cải tạo các tuyến tỉnh lộ đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng như: Tỉnh lộ 333 đi Hải Phòng, tỉnh lộ 332 đi đi Hải Dương.
+ Mở tuyến đi Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang.
+ Xây dựng các tuyến đường chuyên dùng phục vụ vận chuyển than.
+ Tiếp tục hoàn thiện tuyến đường tránh thị trấn Đông Triều;
+ Xây dựng các điểm đỗ xe tuyến đường nội huyện, trung tâm các xã, các điểm dân cư tập trung nhằm từng bước xây dựng các tuyến vận tải hành khách công cộng, giảm bớt sự gia tăng các loại phương tiện vận tải tư nhân.
+ Xây dựng đường tránh thị trấn Mạo khê ( phía Nam thị trấn).
- Giao thông đường sắt:
+ Đến năm 2010 cải tạo mở rộng nền đường, hệ thống nhà ga tuyến đường sắt Phả Lại - Hạ Long đi qua địa bàn huyện Đông Triều để nâng công suất và tốc độ chạy tàu, tiến tới xây dựng đường sắt cao tốc vào những năm cuối thời kỳ 2015- 2020.
- Giao thông đường thuỷ:
+ Hoàn thiện cảng Bến Cân, Bến Đụn và các bến cảng thuỷ nội địa khác trên địa bàn thực hiện đúng quy hoạch bốc xếp hàng hoá tổng hợp.
2. Bưu chính viễn thông:
- Đến năm 2008 có 100% số xã có máy điện thoại, bình quân có 14 máy điện thoại/100 dân, 100% số xã có điểm bưu điện văn hoá xã. Mở rộng mạng bưu chính viễn thông đến các thôn xóm, đầu tư trang thiết bị cho bưu điện huyện ngang tầm với trình độ khoa học tiên tiến, nâng công suất tổng đài huyện để đảm bảo đến năm 2015 đạt bình quân máy điện thoại trên 20 máy/100 dân.
- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo đảm thông tin liên lạc kịp thời đáp ứng nhu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp và nhu cầu của nhân dân. Mở rộng dịch vụ thông tin công cộng trên địa bàn để phát huy hết công suất thiết bị máy móc, cải tiến phương pháp phát hành công văn, báo chí, trạm truyền thanh.
3. Công trình cung cấp nước sạch:
- Hiện nay, việc sử dụng nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện chủ yếu dựa vào các công trình tự làm. Trong 5 - 10 năm tới cần quy hoạch hệ thống cấp nước sạch cho các điểm dân cư tập trung, thị trấn Đông Triều và Mạo Khê để đảm bảo cung cấp nước sạch theo mức 100 lít/người/ngày đối với dân cư đô thị và 60 lít/người/ngày đối với khu vực dân cư nông thôn. Thời kỳ 2010-2015 tiến hành mở rộng 2 nhà máy nước tại thị trấn Đông Triều và thị trấn Mạo Khê với công suất mỗi nhà máy 20.000m3/ ngày đêm, đầu tư nhà máy cấp nước Yên Thọ và một số xã khác để đảm bảo đủ cung cấp nước máy vào năm 2020.
4. Mạng lưới cung cấp điện:
- Đến năm 2010, cải tạo hoàn thiện mạng lưới cung cấp điện đến tất cả các hộ, các cơ sở sản xuất đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn tránh thất thoát điện năng;
- Quy hoạch điện cho các cụm công nghiệp, làng nghề đảm bảo sản xuất và sinh hoạt; cải tạo và mở rộng các trạm biến áp đã quá tải.
- Xây mới các trạm biến áp tại các khu, cụm công nghiệp và các khu đô thị mới, đảm bảo điện năng cho sản xuất và sinh hoạt như:
+ Cụm công nghiệp Kim Sơn, nhu cầu công suất đến năm 2010 khoảng 8000 kw, năm 2020 khoảng 20000 kw.
+ Cụm công nghiệp Bình Dương: nhu cầu công suất năm 2010 là 2000kw, năm 2020 là 5000 kw.
+ Cụm công nghiệp Yên Thọ: nhu cầu công suất năm 2010 là 1500 kw, năm 2020 là 3000 kw.
+ Khu công nghiệp và đô thị Quán Triều dự báo nhu cầu công suất đến năm 2020 khoảng 2000 kw.
5. Phát triển không gian đô thị:
- Đẩy mạnh tiến độ phát triển đô thị Đông Triều trở thành đô thị loại IV vào quý IV năm 2009 và thành loại III vào các năm sau. Phấn đấu đưa Đông Triều trở thành thị xã trước năm 2015. Ngoài ra, huyện tiến hành quy hoạch xây dựng các thị tứ để phục vụ cho nhu cầu phát triển chung của toàn huyện.
- Trong giai đoạn 2005 - 2010 xây dựng và hoàn thiện hạ tầng đô thị, khu đô thị mới phục vụ phát triển công nghiệp và dịch vụ.
- Xây dựng trung tâm các xã thành thị thị tứ nhằm tạo điều kiện cho các hộ phát triển thương mại và dịch vụ, đưa công nghiệp chế biến về nông thôn.
1. Giải pháp vốn đầu tư:
- Theo tính toán sơ bộ, để đảm bảo được mức tăng trưởng bình quân chung theo phương án II, thì cần phải có số vốn đầu tư cho cả thời kỳ 2006 - 2010 khoảng 3.209 tỷ; giai đoạn 2011- 2015 khoảng 7.823 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 cần 20.437 tỷ đồng, gồm cả vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội.
- Thời kỳ 2006- 2010 đầu tư bình quân mỗi năm khoảng 640 tỷ đồng, thời kỳ 2011-2015 là 1565 tỷ đồng, thời kỳ 2016 -2020 mỗi năm đầu tư là 4000 tỷ đồng, dự báo nền kinh tế có khả năng tự đảm bảo 38% tổng nhu cầu đầu tư.
2. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất:
- Cung cấp giống mới và hướng dẫn ứng dụng giống mới có năng suất cao cho các hộ gia đình; Phổ biến kịp thời các mô hình sản xuất mới, tổ chức các hộ dân đi tham quan những mô hình kinh tế điển hình.
- Kết hợp việc nhập công nghệ tiên tiến với việc sử dụng nguồn nhân lực địa phương. Không nhập các thiết bị, công nghệ lạc hậu của các nước.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin công nghệ sinh học vào sản xuất.
3. Đổi mới tổ chức quản lý:
- Kiện toàn bộ máy cán bộ ban ngành các cấp, tăng cường công tác quản lý nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hướng dẫn cho nhân dân thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện.
- Chỉ đạo phát triển kinh tế theo các chương trình và dự án, trước hết là tập trung vào phát triển hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với hệ sinh thái.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, khuyến khích động viên các mô hình sản xuất mới.
- Thực hiện cải cách hành chính Nhà nước, áp dụng hệ thống quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn Việt Nam. áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, tăng cường công tác cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời các ý kiến đề xuất của dân theo thẩm quyền được giao.
4. Giải pháp về thị trường:
- Phổ biến kịp thời các thông tin kinh tế, nhất là về cơ chế, chính sách của Nhà nước tới các thành phần kinh tế. Thực hiện tích cực công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất Công nghiệp, khuyến nông khuyến lâm, tìm kiếm, mở rộng thị thị trường tiêu thụ, phát triển các tổ chức dịch vụ thăm dò, nghiên cứu, giới thiệu và bán hàng.
- Phát triển và mở rộng thị trường du lịch để thu hút khách, bao gồm cả thị trường trong nước và ngoài nước, đối với thị trường trong nước chú trọng phát triển hình thức du lịch tâm linh.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong nước và từng bước xuất khẩu.
- Xây dựng mạng lưới đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia, tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương mại quốc doanh.
5. Phát triển nguồn nhân lực:
- Tiếp tục tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động đào tạo và sức khoẻ người lao động.
- Đẩy mạnh đào tạo và có các chính sách đãi ngộ để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật cho các ngành của huyện. Tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, sắp xếp lại và nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước.
- Mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức thích hợp, có chính sách khuyến khích hỗ trợ đào tạo nghề cho lực lượng lao động. Tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm.
- Uỷ ban Nhân dân huyện Đông Triều tổ chức công bố công khai quy hoạch; triển khai thực hiện quy hoạch; phối hợp với các ngành liên quan lập quy hoạch ngành; lựa chọn các chương trình, dự án, công trình ưu tiên để đưa vào kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm; nghiên cứu và đề xuất các cơ chế chính sách thực hiện;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Uỷ ban Nhân dân huyện Đông Triều thực hiện quy hoạch đảm bảo sự thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực của tỉnh và quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì theo dõi, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch KT-XH được duyệt; đề xuất các nội dung cần điều chỉnh bổ sung trong quá trình thực hiện;
Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân tỉnh; Giám đốc Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Văn hoá Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Đông Triều; Thủ trưởng các ngành và đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH |
- 1 Quyết định 1618/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Đông Triều đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2 Quyết định 1618/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Đông Triều đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 1 Quyết định 1264/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 2 Quyết định 1265/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 3 Quyết định 1266/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 4 Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 6 Quyết định 269/2006/QĐ-TTg phê duyệt "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9 Chỉ thị 814-TTg năm 1995 về việc tăng cường quản lý, thiết lập trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Nghị định 87-CP năm 1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng
- 1 Quyết định 1618/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Đông Triều đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2 Quyết định 1264/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 3 Quyết định 1265/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 4 Quyết định 1266/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành