UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2524/2006/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 09 tháng 11 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH NGĂN NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG TRẺ EM PHẢI LAO ĐỘNG NẶNG NHỌC TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2006-2010
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em ngày 12/8/1991;
Căn cứ Quyết định số: 23/2001/QĐ-TTg ngày 26/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010;
Căn cứ Quyết định 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại và nguy hiểm giai đoạn 2004 – 2010;
Xét đề nghị của Giám đốc sở Lao động-TBXH, tại tờ trình số:110/TTr-LĐTBXH ngày 30/10/2006 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại và nguy hiểm trên địa bàn tỉnh Thái nguyên, giai đoạn 2006-2010,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại và nguy hiểm trên địa bàn tỉnh Thái nguyên, giai đoạn 2006-2010 với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu 1: Ngăn ngừa và hạn chế số trẻ em phải tham gia lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại và nguy hiểm.
b) Mục tiêu 2: Giải quyết cơ bản số trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại và nguy hiểm được chuyển đổi nghề nghiệp, tạo điều kiện chăm sóc, bảo vệ và ổn định cuộc sống; đến 2010 phấn đấu giảm 90% số trẻ này.
2. Nội dung hoạt động:
a) Tiến hành khảo sát, lập hồ sơ quản lý và theo dõi trẻ em lao động sớm, lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.
b) Thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm ngăn ngừa tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm.
c) Thí điểm xây dựng mô hình ngăn chặn và chuyển đổi việc làm cho trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm ở những vùng có mật độ cao.
d) Thực hiện một số chính sách hỗ trợ như: chính sách hỗ trợ học văn hóa, chính sách hỗ trợ học nghề, tư liệu sản xuất.
đ) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng lao động trẻ em.
3. Kinh phí thực hiện: 1.270 triệu đồng
(Một tỷ hai trăm bẩy mươi triệu đồng)
Trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 1.070 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương hỗ trợ: 200 triệu đồng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xó hội : là cơ quan chủ trỡ thực hiện, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động của đề án. Hướng dẫn các đơn vị có liên quan và các huyện, thành phố, thị xó triển khai thực hiện các hoạt động của đề án. Phối hợp với các ban, ngành liên quan thực hiện tốt công tác đào tạo, tư vấn, tuyên truyền. Tham mưu lồng ghép các chương trình liờn quan trong các hoạt động phũng ngừa, khắc phục tình trạng trẻ em bỏ học lao động hoặc có nguy cơ bỏ học lao động, trẻ em lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.
2. Ủy ban dân số gia đình & trẻ em: chủ trì triển khai thực hiện theo đề án truyền thông vận động và nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu các biện pháp tăng cường giúp đỡ, tư vấn cho các gia đình cú trẻ em bỏ học, lao động sớm. Giúp đỡ các em sớm hòa nhập cộng đồng.
3. Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính: hàng năm có kế hoạch cân đối ngân sách, đầu tư kinh phí cho công tác ngăn ngừa và giải quyết vấn đề trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo: giải quyết tốt vấn đề bỏ học, thất học cho trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Thông qua các chính sách, chế độ hỗ trợ như: miễn giảm tiền xây dựng, học phí… liên hệ chặt chẽ trong công tác quản lý giữa nhà trường và gia đình để có những biện pháp giúp đỡ kịp thời.
5. Sở Tư pháp: nghiên cứu các biện pháp tăng cường công việc thực hiện luật pháp liên quan đến bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
6. Ủy ban nhân dân các huyện thành phố, thị xã: Căn cứ kết quả điều tra, tiến hành lập hồ sơ, quản lý theo dõi số đối tượng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại nguy hiểm; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc ngăn chặn tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.
7. Đề nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh: cùng các tổ chức Đoàn thể căn cứ nhiệm vụ của mình vận động, tuyên truyền quần chúng tham gia làm tốt công tác phũng ngừa giải quyết tình trạng trẻ em lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.
Điều 3: Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động-TBXH; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Quyết định 2606/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010
- 2 Quyết định 853/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3 Quyết định 19/2004/QĐ-TTg phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dụng và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5 Quyết định 23/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010 do Quốc Hội ban hành do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 6 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 1991
- 1 Quyết định 2606/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010
- 2 Quyết định 853/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành