- 1 Luật Cư trú 2006
- 2 Quyết định 183/2006/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 104/2003/QĐ-UB về quản lý người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
- 4 Bộ luật Lao động 1994
- 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000
- 6 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 7 Quyết định 30/2009/QĐ-TTg về hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2606/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 5 năm 2009 |
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ VIII, về mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 thành phố giải quyết cơ bản tình trạng người lang thang trên địa bàn thành phố;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2402/LĐTBXH-XH ngày 08 tháng 4 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Kế hoạch giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, sinh sống nơi cộng cộng trên địa bàn thành phố đến năm 2010".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tư pháp, Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong, Thủ trưởng các Sở ngành, các đơn vị có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG NGƯỜI LANG THANG XIN ĂN, SINH SỐNG NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2606/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố)
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ VIII, về mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 thành phố giải quyết cơ bản tình trạng người lang thang trên địa bàn thành phố; Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:
I. Khái quát tình hình về người lang thang trên địa bàn thành phố
Trong những năm qua, dù chịu nhiều ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng thành phố đã tập trung quyết liệt trong việc chỉ đạo điều hành và đã đạt được hầu hết các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển của thành phố trong năm 2008; đồng thời giữ vững được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chăm lo tốt các chính sách an sinh xã hội và thành phố cũng có nhiều chuyển biến tích cực thông qua cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh đô thị, trong đó có việc giải quyết các đối tượng lang thang, xin ăn sinh sống nơi công cộng, chèo kéo khách du lịch làm ảnh hưởng đến trật tự, mỹ quan đô thị của thành phố. Tuy đã có nhiều nỗ lực tập trung thực hiện nhưng kết quả đạt được vẫn chưa thật căn cơ. Để công việc này đạt hiệu quả thiết thực và đi vào chiều sâu, cần phải thực hiện cả biện pháp trước mắt lẫn các giải pháp lâu dài, xác định giải quyết vấn đề người lang thang là một trong những nhiệm vụ thường xuyên trong công tác quản lý xã hội trên địa bàn thành phố.
II. Mục tiêu - yêu cầu - phạm vi điều chỉnh
1. Mục tiêu chung
Đến năm 2010, giải quyết cơ bản tình hình người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố.
2. Mục tiêu cụ thể
Đảm bảo thực hiện một số mục tiêu cụ thể:
- Tổ chức phổ biến pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, những quy định và Chính sách của thành phố, đơn vị cho đối tượng khi vào Trung tâm bảo trợ xã hội.
- Tổ chức dạy văn hoá, dạy nghề hàng năm cho 300 người.
- Tổ chức lao động sản xuất tại chỗ thường xuyên cho 800 người.
- Tổ chức việc làm ở cơ sở sản xuất ngoài trung tâm bảo trợ xã hội cho 300 người.
- Phối hợp giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố khác tổ chức đưa về địa phương nơi cư trú cho khoảng 300 người và tạo điều kiện để gia đình bảo lãnh 1.000 người.
3. Yêu cầu
- Tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về kinh tế xã hội... để giải quyết cho từng nhóm đối tượng xã hội.
- Trang bị cho đối tượng (đặc biệt là người lao động có sức khoẻ) văn hoá, nghề nghiệp, kiến thức pháp luật nhất định, để họ có thể tham gia lao động sản xuất, hội nhập cộng đồng một cách thuận lợi.
- Phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm giữa các tỉnh - thành khác với thành phố Hồ Chí Minh trong việc tiếp nhận, quản lý, hỗ trợ, tạo điều kiện nhất định để đối tượng xã hội ổn định cuộc sống, hạn chế mức tối đa hiện tượng bỏ quê hương đi lang thang kiếm sống.
- Các Sở ngành và Uỷ ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị trấn: thường xuyên phối hợp thực hiện việc tập trung đối tượng và tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý triệt để những người lợi dụng đối tượng xã hội tổ chức xin ăn thu lợi bất chính.
4. Đối tượng điều chỉnh
- Người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố.
- Đối tượng xã hội đang nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ xã hội, đặc biệt là người trong độ tuổi lao động.
III. Nội dung hoạt động chủ yếu
Bên cạnh việc quản lý, nuôi dưỡng đối tượng theo quy định và nâng cao chất lượng chăm sóc cho đối tượng (người già, người tàn tật, trẻ em,...) về vật chất lẫn tinh thần cần tập trung một số giải pháp sau:
1. Phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện an sinh xã hội
- Thành phố tiếp tục góp phần cùng cả nước chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững và đảm bảo an sinh xã hội, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; hoàn thành phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 (kế hoạch 5 năm 2005 - 2010) và xây dựng các tiền đề, cơ sở cho kế hoạch đến 2015 với phương châm phát triển đi đôi với công bằng xã hội, lồng ghép chương trình phát triển kinh tế với các chương trình an sinh xã hội nhằm tạo sự phát triển ổn định, bền vững góp phần quan trọng ngăn ngừa các vấn đề xã hội phát sinh, đặc biệt người lang thang, xin ăn sinh sống nơi công cộng;
- Phát triển thị trường lao động, hỗ trợ người lao động tìm việc làm, tự tạo việc làm cũng như xây dựng quan hệ lao động hài hòa, cải thiện điều kiện lao động. Tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định lao động; kịp thời thực hiện việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế theo (Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ).
- Tăng cường hoạt động bảo trợ, trợ giúp xã hội, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời cho đối tượng thuộc diện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp xã hội cho phù hợp từng giai đoạn. Tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, các công trình dân sinh cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Huy động nguồn lực xã hội (các quỹ xã hội, tổ chức xã hội,...) đầu tư, hỗ trợ cho các chương trình, dự án giảm nghèo, bảo trợ xã hội (đối tượng gặp khó khăn người bệnh nan y,...);
- Tăng cường cán bộ làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em các cấp, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện quyền trẻ em; mở rộng các hoạt động truyền thông tư vấn về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; đảm bảo trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, không vì khó khăn phải bỏ học; thực hiện hiệu quả Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang.
2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức
- Thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, phim ảnh, lồng ghép vào các chương trình tuyên truyền vận động khác; đồng thời huy động các nguồn lực, thực hiện chủ trương xã hội hoá nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, các cấp chính quyền cơ sở trong công tác phòng ngừa tình trạng người lang thang phát sinh.
- Cấp quận - huyện, phường - xã, thị trấn đóng vai trò quan trọng trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức trên cơ sở phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở.
Nội dung tuyên truyền tập trung vào vai trò và trách nhiệm của gia đình, của chính quyền về những nguy cơ mà người lang thang gặp phải ở nơi đến, để vận động họ ở lại địa phương tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo là giải pháp tốt nhất.
Chương trình giáo dục truyền thông phải sinh động, hình thức đa dạng, phù hợp thì mới chuyển tải đầy đủ nội dung đến từng cấp, từng đối tượng, đặc biệt, phát huy hình thức tuyên truyền bằng "người thật việc thật", sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
3. Tập trung đối tượng
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tập trung người lang thang trên địa bàn thành phố vào các trung tâm bảo trợ xã hội để phân loại, xử lý theo quy định. Xác định đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên tại địa phương, thực hiện một cách quyết liệt đặc biệt tại các quận trọng điểm, khu vực trung tâm thành phố, khu vực vui chơi, nơi công cộng... để hạn chế tối đa tình trạng người lang thang. -
- Tổ chức bộ phận phối hợp giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với các quận, huyện tại các khu vực trọng điểm như Vòng xoay Hàng Xanh, Vòng xoay Lăng Cha Cả, Khu vực đường vào sân bay Tân Sơn Nhất,... không để người lang thang xin ăn tại khu vực này.
- Tổ chức bộ phận phối hợp giữa các quận, huyện giáp ranh; giữa phường, xã giáp ranh thuộc quận huyện để xử lý tình trạng người lang thang xin ăn ở khu vực giáp ranh (chuyển dịch từ khu vực quản lý của các địa phương gần nhau).
- Đội phối hợp kiểm tra, xử lý của Trung tâm Hỗ trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên tuần tra trên địa bàn thành phố để phối hợp tập trung người lang thang hoặc xử lý ngay các trường hợp thông tin từ đường dây nóng.
4. Giáo dục pháp luật cho đối tượng
Tổ chức giáo dục cho đối tượng khi vào trung tâm Bảo trợ xã hội để đối tượng nắm được một số quy định của pháp luật, nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi, sinh hoạt của mình cho phù hợp:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan chức năng (Sở Tư pháp, Trung tâm xã hội thành phố,...) tổ chức giáo dục cho đối tượng, các nội dung cơ bản:
+ Các văn bản về luật có liên quan: Luật Cư trú, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em...
+ Quy định của Trung ương, thành phố về xử lý, giải quyết đối tượng lang thang trên địa bàn thành phố: công tác quản lý, chế độ, chính sách hỗ trợ cho người lang thang hội nhập cộng đồng; một số nội dung trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
+ Một số nội dung về giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống, quy chế, nội quy của đơn vị...
+ Định hướng về việc làm, hội nhập cộng đồng cho đối tượng xã hội.
- Tổ chức nhiều hình thức giáo dục đa dạng, phong phú phù hợp với điều kiện của các Trung tâm và tâm sinh lý của từng nhóm đối tượng: tổ chức loa phát thanh trong đơn vị hàng ngày, đưa thông tin nội bộ, những điển hình gương người tốt, việc tốt, thông tin kiến thức pháp luật, quy định cơ bản đã được tổ chức trên lớp học; tổ chức đọc báo buổi sáng; cần thiết tổ chức trao đổi theo từng nhóm đối tượng, tổ chức các cuộc thi, giao lưu...
5. Tổ chức dạy văn hoá, dạy nghề, lao động sản xuất
a) Dạy văn hoá:
Tổ chức nhiều lớp học, quy mô khác nhau, thời gian linh hoạt... Trung tâm Giáo dục thường xuyên Gia Định thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hoặc phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo tại địa phương để tổ chức lớp, tổ chức thi. Cụ thể:
- Năm 2009: Xóa mù cho 50% đối tượng xã hội, tổ chức dạy phổ cập cấp I.
- Đến 2010: tiếp tục xóa mù, dạy phổ cập cấp I.
b) Dạy nghề:
- Ngành nghề: Chọn những nghề thiết thực, có thời gian đào tạo từ 3 tháng đến 6 tháng để khi đối tượng được hồi gia, về lại địa phương, có thể tìm được việc làm, giải quyết được cuộc sống trước mắt. Bên cạnh đó cần chú ý một số nghề có thời gian đào tạo dài hạn để giúp đối tượng tìm được việc làm, ổn định cuộc sống một cách căn cơ lâu dài.
- Năm 2009: Tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho 50% đối tượng xã hội.
- Năm 2010: phấn đấu các đối tượng khi vào Trung tâm Bảo trợ xã hội đều được học nghề ngắn hạn.
Một số nghề ngắn hạn: cắt may, may công nghiệp, sửa xe gắn máy, điện thoại, đồng hồ, điện gia dụng, vi tính cơ bản, thợ hồ,...
Một số nghề khác: điện tử, điện lạnh, vi tính nâng cao,...
- Về cơ sở vật chất và trang thiết bị: các Trung tâm xây dựng kế hoạch kinh phí mua sắm trang thiết bị phù hợp và sử dụng cơ sở hiện hữu, đảm bảo hoạt động dạy văn hoá, dạy nghề cho đối tượng.
c) Lao động sản xuất, giải quyết việc làm tại chỗ.
- Các Trung tâm bảo trợ xã hội hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất cho đối tượng, với nhiều loại hình: Tận dụng điều kiện về đất đai, tổ chức sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi; hợp đồng gia công hàng mây tre lá, tiểu thủ công nghiệp với các cơ sở sản xuất; liên kết thành lập Xưởng sản xuất tại đơn vị;
- Có kế hoạch bố trí đối tượng phù hợp với công việc cụ thể, với phương châm người trong độ tuổi lao động phải làm việc, có thu nhập dù chưa cao để nâng dần ý thức lao động, kỷ luật lao động, đặc biệt giúp họ nhận biết được giá trị của lao động.
6. Định hướng hội nhập cộng đồng cho đối tượng
a) Tại tỉnh, thành phố khác:
Phối hợp cùng các tỉnh, thành phố khác có nhiều người lang thang để chuyển họ về nơi cư trú và có hướng hỗ trợ giúp đỡ họ ổn định cuộc sống.
b) Tại thành phố Hồ Chí Minh:
- Trung tâm Bảo trợ xã hội có trách nhiệm chủ động liên hệ với cơ sở sản xuất khu công nghiệp tại địa bàn hoặc ngoài địa bàn để đưa người trong độ tuổi lao động đến làm việc với các hình thức linh hoạt.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với quận, huyện tổ chức đưa đối tượng về địa phương (đối tượng có địa chỉ tại thành phố), hội nhập cộng đồng. Các địa phương, căn cứ điều kiện cụ thể để có hướng trợ giúp cho đối tượng sớm ổn định cuộc sống.
7. Phối hợp tỉnh, thành phố đưa đối tượng về địa phương
- Thành phố tiếp tục hỗ trợ địa phương khi tiếp nhận đối tượng hồi gia, hồi hương các khoản: tiền ăn cho đối tượng, tiền xe đưa đối tượng về tại địa phương (khi vào thành phố tiếp nhận đối tượng). Sự hỗ trợ dựa trên nguyên tắc gắn trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi của gia đình, của địa phương với mục tiêu của chương trình hồi gia cho đối tượng, cụ thể:
+ Địa phương đầu đi phải tổ chức đưa người lang thang về bàn giao tận gia đình và cam kết quản lý, giáo dục và giúp đỡ, tạo điều kiện cho đối tượng và gia đình từng bước ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
+ Gia đình phải cam kết với địa phương có trách nhiệm quản lý người thân của mình, không để xảy ra tình trạng tái lang thang.
- Thành phố chủ động hoặc đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì mời Sở Lao động - Thương binh và Xã hội một số tỉnh, thành phố có nhiều đối tượng lang thang để bàn giải pháp giải quyết người lang thang.
8. Nhà lưu trú cho người cơ nhỡ, Tổ tư vấn hỗ trợ
- Mở rộng nhân lưu trú tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để hỗ trợ cho người cơ nhỡ, lỡ đường, gặp sự cố khi đến thành phố.
- Thành lập Tổ tư vấn tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội để hỗ trợ cho người các tỉnh, thành phố vào thành phố Hồ Chí Minh tìm kiếm việc làm (không có thân nhân tại thành phố): hướng dẫn, giới thiệu đến các Trung tâm Giới thiệu việc làm của thành phố.
IV. Phân công, tổ chức thực hiện
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Hướng dẫn quận, huyện tập trung đối tượng người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn theo quy định của thành phố. Thực hiện tiếp nhận và quản lý người lang thang; lập hồ sơ phân loại và xử lý theo quy định.
- Tổ chức nuôi dưỡng chăm sóc, dạy văn hoá, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất cho đối tượng phù hợp, đặc biệt người trong độ tuổi lao động còn đủ sức khỏe.
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp hồi hương, hồi gia, hội nhập cộng đồng cho đối tượng và đề xuất các hướng quản lý, giải quyết phù hợp với thực tiễn hiện nay; đặc biệt phối hợp với chính quyền các tỉnh, thành phố khác để quản lý có hiệu quả những người lang thang.
- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá và huy động sự đóng góp của xã hội để chăm lo cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
- Tăng cường kiểm tra các cơ sở từ thiện, cơ sở trợ giúp trẻ em để hướng dẫn các đơn vị này hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
- Mở rộng khu lưu trú cho người cơ nhỡ, đồng thời hỗ trợ, tư vấn cho người các tỉnh, thành phố vào thành phố Hồ Chí Minh tìm kiếm việc làm (không có thân nhân tại thành phố).
2. Uỷ ban nhân dân quận, huyện
- Tổ chức, chỉ đạo các ngành có liên quan (ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, các đoàn thể) có kế hoạch thường xuyên, kiểm tra, tập trung người lang thang trên địa bàn, đảm bảo đúng đối tượng, hồ sơ xác lập đầy đủ và chuyển giao đến Trung tâm Hỗ trợ xã hội hoặc các cơ sở xã hội khác theo quy định.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các quận huyện khác để giải quyết triệt để tình trạng người lang thang xin ăn tại một số khu vực trọng điểm; giải quyết tốt các đối tượng lang thang xin ăn tại vùng giáp ranh (quận, huyện và phường - xã, thị trấn).
- Tuỳ điều kiện cụ thể, quận, huyện có biện pháp giúp đỡ về nghề nghiệp, việc làm để ổn định đời sống đối với các gia đình khó khăn có nguy cơ dẫn đến lang thang (có nơi cư trú tại thành phố); những đối tượng hồi gia, hội nhập cộng đồng từ các Trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tập trung các giải pháp xóa đói giảm nghèo, lên danh sách và có kế hoạch cụ thể trợ giúp cho các trường hợp neo đơn khó khăn diện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ để có hướng giúp đỡ, không để người dân trên địa bàn phải lang thang xin ăn.
- Tăng cường công tác thông tin vận động người dân thành phố không cho tiền trực tiếp các đối tượng lang thang xin ăn trên đường phố, mà hướng dẫn họ giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, người lớn tuổi không nơi nương tựa... thông qua các tổ chức Đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức từ thiện xã hội thành phố.
- Tăng cường kiểm tra đăng ký tạm trú theo Luật Cư trú. Yêu cầu chủ nhà trọ chú ý và trình báo chính quyền địa phương những trường hợp người thuê nhà trọ quản lý nhiều người già, người tàn tật, trẻ em hoặc trẻ em không có người thân đi cùng để kịp thời phát hiện các đường dây chăn dắt.
3. Công an thành phố
- Phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và tổ chức đoàn thể thực hiện nhiệm vụ tập trung đối tượng; cùng xác lập ban đầu hồ sơ đối tượng theo quy định.
- Tổ chức lập danh chỉ bản cho đối tượng (không có giấy tờ tuỳ thân) tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức việc điều tra và phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi tổ chức xúi giục, ép buộc người khác đi xin ăn. Đề nghị tổ chức xét xử lưu động một vài vụ việc mang tính răn đe, hạn chế và ngăn chặn hiện tượng chăn dắt người xin ăn.
4. Sở Tư pháp
- Hỗ trợ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc biệt người trong độ tuổi lao động.
- Phối hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật có liên quan để người dân hiểu và cùng chính quyền thực hiện tốt.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án nhân dân thành phố rà soát các quy định của pháp luật, chưa phù hợp, chưa đủ sức răn đe xử lý các đối tượng chăn dắt, tổ chức người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng... để đề xuất Uỷ ban nhân dân thành phố kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét bổ sung và sửa đổi.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp tốt ba môi trường: Nhà trường, gia đình và xã hội, phát hiện kịp thời những em có nguy cơ bỏ học để động viên giúp đỡ không để các em bỏ học, bỏ nhà đi lang thang.
- Hỗ trợ các Trung tâm Bảo trợ xã hội trong việc dạy văn hoá cho các đối tượng.
6. Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố
- Phối hợp với Sở lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận người trong độ tuổi lao động được giới thiệu và vận động đến học nghề, học văn hoá, làm việc tại các cơ sở sản xuất của lực lượng Thanh niên xung phong thành phố.
- Phối hợp với Công an thành phố và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để phát hiện và ngăn chặn các trường hợp ăn xin, bán hàng rong, đeo bám du khách và hành vi gây rối làm phiền khách du lịch và các vi phạm lấn chiếm lòng lề đường.
7. Các Sở, ngành liên quan
Thực hiện nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 183/2006/QĐ-UB ngày 26 tháng 12 năm 2006 về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều của Quyết định số 104/2003/QĐ-UB ngày 27 tháng 6 năm 2003 của Uỷ ban nhân dân thành phố về quản lý người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố.
8. Sở Tài chính: đảm bảo cân đối ngân sách để các Sở ngành, quận - huyện triển khai thực hiện Kế hoạch này.
9. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, tổ chức đoàn thể và cơ quan thông tin
- Phối hợp cùng chính quyền các cấp, xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành và địa phương trong việc rà soát các đối tượng có nguy cơ cao, thông qua các Quỹ từ thiện để hỗ trợ giúp đỡ.
- Có kế hoạch thông tin, tuyên truyền thường xuyên và liên tục bằng nhiều hình thức sinh động và thiết thực về mục tiêu giải quyết cơ bản tình trạng người lang thang trên địa bàn thành phố vào năm 2010 theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần VIII.
- Tiếp tục vận động nhân dân thành phố hỗ trợ cho người có hoàn cảnh khó khăn nên gửi tiền hoặc hiện vật đến các quỹ từ thiện của các tổ chức, đơn vị có chức năng làm công tác từ thiện xã hội.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Câu lạc bộ ông bà cháu và tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.
Các đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện kế hoạch này và định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân thành phố. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp và có hướng đề xuất trình Uỷ ban nhân dân thành phố xem xét, chỉ đạo./.
- 1 Quyết định 9055/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Đề án thực hiện mục tiêu không có người lang thang xin ăn đến năm 2015 do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2 Quyết định 30/2009/QĐ-TTg về hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 39/2008/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh đơn vị thực hiện nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
- 5 Quyết định 183/2006/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 104/2003/QĐ-UB về quản lý người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6 Luật Cư trú 2006
- 7 Quyết định 2524/2006/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại và nguy hiểm trên địa bàn tỉnh Thái nguyên, giai đoạn 2006-2010
- 8 Quyết định 88/2004/QĐ-UBBT điều chỉnh mức tiền ăn đối với người lang thang tập trung chờ xử lý quy định tại Quyết định 02/2004/QĐ-UBBT Tỉnh Bình Thuận
- 9 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 11 Quyết định 104/2003/QĐ-UB về quản lý người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000
- 13 Bộ luật Lao động 1994
- 1 Quyết định 104/2003/QĐ-UB về quản lý người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 39/2008/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh đơn vị thực hiện nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 3 Quyết định 2524/2006/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại và nguy hiểm trên địa bàn tỉnh Thái nguyên, giai đoạn 2006-2010
- 4 Quyết định 88/2004/QĐ-UBBT điều chỉnh mức tiền ăn đối với người lang thang tập trung chờ xử lý quy định tại Quyết định 02/2004/QĐ-UBBT Tỉnh Bình Thuận
- 5 Quyết định 9055/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Đề án thực hiện mục tiêu không có người lang thang xin ăn đến năm 2015 do thành phố Đà Nẵng ban hành