- 1 Luật đất đai 2013
- 2 Luật Xây dựng 2014
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Luật Đầu tư 2020
- 5 Luật Quy hoạch 2017
- 6 Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 7 Luật Lâm nghiệp 2017
- 8 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9 Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 10 Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư
- 11 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2536/QĐ-UBND | Hà Giang, ngày 02 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Luật Quy hoạch năm 2017;
Căn cứ Luật Lâm Nghiệp năm 2017;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát đánh giá đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác thu hút, thẩm định, quản lý, giám sát và đánh giá đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký, ban hành và thay thế Quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh về ban hành quy chế phối hợp trong giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TRONG CÔNG TÁC THU HÚT, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(kèm theo Quyết định số 2536/QĐ-UBND ngày 02/12/2021 của UBND tỉnh)
Quy định về trách nhiệm chủ trì, phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác thu hút, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến thẩm định chủ trương đầu tư, chấm dứt hoạt động của dự án; quản lý, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước nhằm mục đích kinh doanh nằm ngoài các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
1. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm các Sở, ban, ngành; Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh; UBND các huyện, thành phố.
2. Các Nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến triển khai các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước nhằm mục đích kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
1. Nâng cao trách nhiệm của các cấp các ngành, đáp ứng yêu cầu rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục hành chính trong quản lý, thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước nhằm mục đích kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
2. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, theo dõi giám sát tiến độ thực hiện các dự án của các cơ quan quản lý Nhà nước.
3. Kịp thời hỗ trợ các Nhà đầu tư (từ bước đề xuất thực hiện dự án, đến thực hiện các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường...) theo quy định. Tạo điều kiện thuận lợi cho các Nhà đầu tư tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
Điều 4. Nguyên tắc và phương thức phối hợp
1. Nội dung chủ trì, phối hợp phải đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị và chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý hoạt động của dự án theo lĩnh vực ngành, đơn vị quản lý.
2. Đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
3. Đảm bảo tính khách quan trong quá trình phối hợp.
4. Đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, chất lượng và tiến độ thời gian, tính thống nhất trong quá trình phối hợp.
5. Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và cán bộ, công chức trong quá trình phối hợp.
6. Việc phối hợp theo dõi, kiểm tra dự án đầu tư và xử lý sau giám sát đầu tư phải đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung trong cùng thời gian giữa các cơ quan thực hiện kiểm tra dự án đầu tư.
Điều 5. Hình thức, trách nhiệm phối hợp
1. Hình thức lấy ý kiến bằng văn bản
a) Cơ quan chủ trì gửi văn bản, hồ sơ (nếu có) cho cơ quan phối hợp phải xác định rõ nội dung, thời gian, đề nghị có ý kiến đúng với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan được lấy ý kiến và thời hạn trả lời theo quy định.
b) Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời và chịu trách nhiệm về nội dung ý kiến thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và nêu rõ quan điểm đồng ý hay không đồng ý; quá thời hạn xin ý kiến nhưng không có ý kiến tham gia thì được coi là đồng ý với nội dung thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đó (quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ). Thời gian tham gia ý kiến thực hiện theo quy định TTHC đã được UBND tỉnh công bố hoặc thời gian của đơn vị lấy ý kiến.
c) Trường hợp cơ quan chủ trì không tiếp thu ý kiến của cơ quan phối hợp, cần giải thích rõ lý do, thông báo bằng văn bản cho cơ quan phối hợp biết và phải chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình.
2. Hình thức lấy ý kiến tại hội nghị, hội thảo, họp tư vấn
a) Cơ quan chủ trì gửi hồ sơ, tài liệu có liên quan và các vấn đề cần xin ý kiến tại cuộc họp chậm nhất 02 ngày làm việc trước ngày họp để cơ quan phối hợp kịp thời nghiên cứu, có ý kiến góp ý tại cuộc họp.
b) Thủ trưởng cơ quan phối hợp có trách nhiệm tham gia họp hoặc cử lãnh đạo, chuyên viên tham gia theo đúng thành phần và yêu cầu của cơ quan chủ trì; Cá nhân được cử dự họp phải có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ có liên quan đến nội dung quản lý nhà nước của Cơ quan, đơn vị mình, chịu trách nhiệm về các ý kiến phát biểu tại cuộc họp, ý kiến phải nêu rõ quan điểm là đồng ý hoặc không đồng ý, lý do. Ý kiến của người dự họp là ý kiến chính thức của Cơ quan, đơn vị mà mình đại diện.
c) Cơ quan phối hợp có quyền yêu cầu cơ quan chủ trì cung cấp tài liệu bổ sung, hoặc giải trình các nội dung chưa rõ để có cơ sở tham gia ý kiến về nội dung yêu cầu.
d) Trường hợp tại cuộc họp có phát sinh những nội dung mới do các Cơ quan khác cung cấp mà người được cử dự họp không quyết định được thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc sau ngày họp, thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND huyện, thành phố phải có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Cơ quan chủ trì giải quyết.
đ) Nội dung các cuộc họp được cơ quan chủ trì lập biên bản để lưu hồ sơ (Biên bản ghi đầy đủ thành phần tham gia/không tham gia, ý kiến phát biểu của người tham dự họp và ghi rõ nội dung thống nhất giải quyết). Biên bản họp là một trong các thành phần hồ sơ để Cơ quan đầu mối tổng hợp trình/báo cáo cấp có thẩm quyền, Biên bản do Chủ tọa và đại diện các đơn vị dự họp ký xác nhận, sao gửi cho các cơ quan phối hợp để thực hiện công tác phối hợp.
3. Khảo sát thực địa, thẩm định và kiểm tra tiến độ thực hiện dự án.
a) Cơ quan chủ trì gửi giấy mời cho các cơ quan phối hợp tham gia kiểm tra, thời gian chậm nhất 03 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra, khảo sát thực địa (trừ trường hợp có yêu cầu khác). Trong giấy mời ghi rõ: Thời gian, địa điểm, nội dung và thành phần tham dự.
b) Thủ trưởng cơ quan phối hợp cử cán bộ công chức tham gia đoàn công tác theo đúng thành phần và yêu cầu của cơ quan chủ trì; chịu trách nhiệm về các ý kiến phát biểu tại buổi làm việc. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan phối hợp căn cứ vào nội dung kiểm tra, khảo sát có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan chủ trì (thời gian không quá 03 ngày làm việc sau khi kết thúc buổi kiểm tra, khảo sát)
c) Nội dung khảo sát thực địa, kiểm tra liên ngành được cơ quan chủ trì lập thành biên bản, lưu hồ sơ (Biên bản ghi đầy đủ thành phần tham gia/không tham gia, ý kiến phát biểu của đơn vị tham gia và ghi rõ nội dung thống nhất giải quyết). Biên bản làm việc là một trong các thành phần hồ sơ để Cơ quan chủ trì tổng hợp trình/báo cáo cấp có thẩm quyền, Biên bản do Chủ tọa và đại diện các đơn vị dự họp ký xác nhận, sao gửi cho các cơ quan phối hợp để thực hiện công tác phối hợp.
NỘI DUNG PHỐI HỢP VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN
1. Công tác hỗ trợ nhà đầu tư khảo sát địa điểm, tìm kiếm cơ hội đầu tư; thẩm định chấp thuận chủ trương, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.
2. Cung cấp thông tin, hướng dẫn thực hiện và thẩm định các thủ tục về quy hoạch, đất đai, môi trường, xây dựng, lâm nghiệp ... và các nội dung quy định của từng lĩnh vực chuyên ngành.
3. Tham mưu đánh giá và xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo từng lĩnh vực thu hút đầu tư, đồng thời giải quyết các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
4. Công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các Nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án theo quy định.
5. Công tác quản lý hoạt động, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động các dự án đầu tư theo các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư.
6. Giải quyết các nội dung có liên quan đến chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
1. Theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan chủ trì có trách nhiệm đề nghị bằng văn bản (trường hợp khẩn có thể thông tin trực tiếp tới thủ trưởng cơ quan phối hợp; sau khi thông tin trực tiếp, cơ quan chủ trì có văn bản gửi cơ quan phối hợp) gửi các cơ quan phối hợp để yêu cầu, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ.
2. Cơ quan phối hợp có trách nhiệm tham gia ý kiến kịp thời, chính xác, khách quan và đầy đủ theo đúng chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành quản lý Nhà nước; cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, dữ liệu kèm theo và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
3. Các cơ quan (cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp) có trách nhiệm đảm bảo về thời gian xử lý và thời hạn theo yêu cầu.
4. Về cung cấp thông tin liên quan đến đề xuất dự án đầu tư, theo lĩnh vực phân công các cơ quan đơn vị cung cấp thông tin cho nhà đầu tư trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Nhà đầu tư (theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư).
Điều 8. Nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Là cơ quan đầu mối tiếp nhận đề xuất, kiến nghị của các nhà đầu tư; hỗ trợ và tư vấn cho các nhà đầu tư tìm kiếm, lựa chọn cơ hội đầu tư. Chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về tiềm năng thế mạnh và định hướng thu hút đầu tư của tỉnh, các thông tin về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng và quy hoạch huyện, thành phố; danh mục dự án thu hút đầu tư theo các lĩnh vực và địa bàn. Hướng dẫn về trình tự thủ tục đầu tư các dự án.
b) Chủ trì thẩm định, trình cấp có thẩm quyền cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài các khu công nghiệp, khu kinh tế (trong đó chịu trách nhiệm thẩm định các nội dung: sự phù hợp với quy hoạch tổng thể tỉnh về phát triển kinh tế xã hội; Sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; quy mô, nhu cầu sử dụng đất; ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng theo quy định của Luật đầu tư; các căn cứ và điều kiện áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định; năng lực tài chính của nhà đầu tư); sao gửi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có liên quan để quản lý, đôn đốc, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục theo quy định.
c) Chủ động hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các TTHC sau khi được chấp thuận đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
d) Cơ quan đầu mối tổng hợp các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư trong triển khai thực hiện các dự án; chủ trì tham mưu giải quyết các vướng mắc về thủ tục đầu tư, chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
đ) Chủ trì thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong quá trình nhà đầu tư thực hiện dự án; Đầu mối tổng hợp, đánh giá công tác giám sát tình hình thực hiện các dự án, tình hình hoạt động thu hút đầu tư theo quy định.
Trong trường hợp cần thiết, tham mưu UBND tỉnh thành lập Tổ công tác chỉ đạo xử lý các dự án chậm tiến độ hoặc không chấp hành các quy định về đầu tư kinh doanh (nếu có) để chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc và củng cố hồ sơ xử lý các dự án vi phạm theo quy định của Luật Đầu tư.
e) Sao gửi Quyết định hoặc Thông báo chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư đến các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có liên quan để xử lý giải quyết theo thẩm quyền sau khi dự án bị chấm dứt.
g) Chủ trì xét chọn, đề xuất khen thưởng đối với những tập thể cá nhân có thành tích tiêu biểu trong việc thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác thu hút, thẩm định, quản lý, giám sát và đánh giá đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
2. Sở Xây dựng
a) Hướng dẫn lập danh mục các quy hoạch vận động tài trợ kinh phí lập quy hoạch, các thủ tục trong quá trình triển khai quy hoạch.
b) Chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin về đồ án quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền, kế hoạch định hướng phát triển ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
c) Tham gia thẩm định về sự phù hợp của dự án đối với các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực được giao phụ trách; địa điểm xây dựng và các nội dung quản lý về kỹ thuật theo chuyên ngành quản lý.
d) Hướng dẫn và giải quyết các thủ tục liên quan đến lập, thẩm định, phê duyệt dự án, cấp Giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý; Hướng dẫn thực hiện các thủ tục về quản lý chi phí, kỹ thuật và quản lý chất lượng công trình xây dựng.
đ) Chủ trì nghiên cứu đề xuất và áp dụng các cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực tại địa phương.
e) Chủ trì tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư liên quan đến lĩnh vực ngành quản lý; kết quả giải quyết đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp các khó khăn vướng mắc và kết quả giải quyết trong thực hiện dự án.
g) Thực hiện công tác theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các dự án thuộc phạm vi chức năng ngành quản lý, cụ thể: tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị mới; việc chấp hành các quy định về quy hoạch, xây dựng,... và các nội dung khác thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các cơ chế chính sách quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, tài nguyên, môi trường.
b) Tham gia thẩm định về sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và pháp luật có liên quan; các căn cứ và điều kiện áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Đầu tư; cho ý kiến thẩm định đối với đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Các thủ tục về quản lý khoáng sản, tài nguyên, môi trường theo chuyên ngành quản lý. Xử lý những nội dung các dự án khi chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
c) Hướng dẫn và giải quyết các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các thủ tục về môi trường, khoáng sản, tài nguyên theo quy định đối với từng loại hình dự án sau khi dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
d) Chủ trì cùng các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu đề xuất với UBND tỉnh về cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư và giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư thuộc lĩnh vực ngành.
đ) Chủ trì tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư liên quan đến lĩnh vực ngành; kết quả giải quyết đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp các khó khăn vướng mắc và kết quả giải quyết trong thực hiện dự án.
e) Thực hiện công tác theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các dự án thuộc phạm vi chức năng ngành quản lý, cụ thể: Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; gia hạn cho thuê đất; việc sử dụng đất và các nội dung, dự án có liên quan đến môi trường, khoáng sản, tài nguyên theo quy định.
g) Chủ trì xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đối với dự án đầu tư đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã bị Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch, định hướng phát triển theo ngành, lĩnh vực, các cơ chế, chính sách quản lý về phát triển nông nghiệp, nông thôn.
b) Tham gia thẩm định về sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành và các quy hoạch khác thuộc lĩnh vực nông nghiệp quản lý theo quy định (sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng,...); điều kiện được ưu đãi hỗ trợ đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn và các nội dung theo chuyên ngành quản lý.
c) Hướng dẫn và giải quyết các thủ tục liên quan đến lĩnh vực nông lâm nghiệp theo quy định của Luật Lâm nghiệp; các thủ tục liên quan đến lập, thẩm định, phê duyệt dự án, cấp phép thuộc thẩm quyền quản lý; Hướng dẫn thực hiện các thủ tục về quản lý chi phí, kỹ thuật và quản lý công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
d) Chủ trì nghiên cứu đề xuất và áp dụng các cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực tại địa phương.
đ) Chủ trì tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư liên quan đến lĩnh vực ngành; kết quả giải quyết đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp các khó khăn vướng mắc và kết quả giải quyết trong thực hiện dự án.
e) Thực hiện công tác theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các dự án thuộc phạm vi chức năng ngành quản lý, cụ thể: Công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp; chuyển loại rừng, thuê dịch vụ môi trường rừng; các dự án có liên quan đến: trồng rừng, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,...và các nội dung khác thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Sở Công thương
a) Chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch, định hướng phát triển theo ngành, lĩnh vực, các cơ chế, chính sách quản lý về phát triển công nghiệp, thương mại, cụm công nghiệp theo quy định.
b) Chủ trì thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực ngành quản lý. Tham gia thẩm định về sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và các nội dung quản lý theo chuyên ngành.
c) Chủ trì nghiên cứu đề xuất và áp dụng các cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực tại địa phương.
d) Chủ trì tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư liên quan đến lĩnh vực ngành; kết quả giải quyết đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp các khó khăn vướng mắc và kết quả giải quyết trong thực hiện dự án.
đ) Thực hiện công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các dự án thuộc phạm vi chức năng ngành quản lý, cụ thể: các dự án trong Cụm công nghiệp; khoáng sản, thủy điện, xăng dầu, chế biến nông lâm sản,...và các nội dung khác thuộc thẩm quyền quản lý.
6. Các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Giáo dục và đào tạo; Y tế
a) Chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin về quy hoạch, định hướng, kế hoạch phát triển theo chuyên ngành, các cơ chế, chính sách quản lý về phát triển theo lĩnh vực.
b) Tham gia thẩm định về sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch chuyên ngành, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực được giao phụ trách, các nội dung quản lý về kỹ thuật theo chuyên ngành quản lý.
Ngoài những nội dung nêu trên, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tham gia ý kiến cụ thể đối với các dự án thực hiện tại khu vực công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn theo Quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 07/4/2017; Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2057/QĐ-TTg ngày 21/12/2017 và Luật Di sản văn hóa.
c) Chủ trì nghiên cứu đề xuất và áp dụng các cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực tại địa phương.
d) Chủ trì tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư liên quan đến lĩnh vực ngành; kết quả giải quyết đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp các khó khăn vướng mắc và kết quả giải quyết trong thực hiện dự án.
đ) Thực hiện công tác theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các dự án thuộc phạm vi chức năng ngành quản lý, cụ thể:
- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đối với các dự án liên quan đến Khu du lịch sinh thái, Làng văn hóa, khách sạn, homestay,... và các nội dung khác thuộc thẩm quyền quản lý.
- Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các dự án về giáo dục và đào tạo và các nội dung khác thuộc thẩm quyền quản lý.
- Sở Y tế đối với các dự án về dược liệu, cơ sở y tế và các nội dung khác thuộc thẩm quyền quản lý.
7. Sở Giao thông vận tải
a) Chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin về quy hoạch, định hướng, kế hoạch phát triển theo chuyên ngành, các chỉ tiêu, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
b) Tham gia thẩm định về sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch chuyên ngành, lĩnh vực được giao phụ trách, các nội dung quản lý về kỹ thuật thuộc chuyên ngành quản lý.
c) Hướng dẫn, cung cấp thông tin về quản lý công trình giao thông, quản lý vận tải; Giải quyết các thủ tục liên quan đến thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông; Hướng dẫn cung cấp thông tin về đấu nối công trình giao thông do sở quản lý.
d) Chủ trì tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư liên quan đến lĩnh vực ngành; kết quả giải quyết đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp các khó khăn vướng mắc và kết quả giải quyết trong thực hiện dự án.
đ) Phối hợp thực hiện công tác theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các dự án theo quy định.
8. Sở Tài chính
a) Tham gia ý kiến về việc xử lý tài sản đối với các dự án có liên quan đến việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ.
b) Tham gia ý kiến thẩm định về năng lực tài chính của nhà đầu tư trong quá trình thẩm định các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp với các sở, ngành có liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án đầu tư liên quan đến lĩnh vực ngành quản lý; kết quả giải quyết đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp các khó khăn vướng mắc và kết quả giải quyết trong thực hiện dự án.
9. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Tham gia ý kiến thẩm định về công nghệ hoặc có ý kiến về công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ.
b) Hướng dẫn và giải quyết các thủ tục về đánh giá công nghệ.
c) Chủ trì phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan để kiểm tra về công nghệ đối với các dự án đầu tư theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ.
d) Phối hợp thực hiện công tác theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các dự án theo quy định.
10. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu khen thưởng theo quy định đối với những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu về thực hiện quy chế phối hợp trong công tác thu hút, thẩm định, quản lý, giám sát và đánh giá đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
11. Các sở, ban, ngành và cơ quan đơn vị có liên quan
a) Theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực được giao theo dõi quản lý, tham gia thực hiện công tác thẩm định, hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính thuộc chuyên ngành quản lý.
b) Phối hợp nghiên cứu đề xuất việc triển khai thực hiện và ban hành các cơ chế chính sách trong thu hút hỗ trợ các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật và điều kiện thực tiễn địa phương.
c) Phối hợp thực hiện công tác theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các dự án theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm theo dõi việc áp dụng và chấp hành quy định, điều kiện đầu tư, tình hình thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật chuyên ngành; việc chấp hành các biện pháp xử lý của nhà đầu tư. Đồng thời đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, các vấn đề vượt quá thẩm quyền.
12. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh:
a) Có ý kiến chuyên ngành về trật tự an ninh, an ninh quốc phòng, an ninh khu vực biên giới (nếu có); ý kiến về thẩm định chủ trương đầu tư dự án.
b) Theo dõi, kiểm tra và đánh giá các vấn đề về an ninh, quốc phòng liên quan đến dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Ngoài ra, Công an tỉnh có trách nhiệm theo dõi hoạt động của các dự án/các tổ chức kinh tế về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, việc đáp ứng các điều kiện đầu tư của các dự án.
13. Cơ quan thuế
a) Phối hợp thẩm định hình thức ưu đãi đầu tư và đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư...theo quy định của pháp luật có liên quan.
b) Hỗ trợ người nộp thuế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế và các thủ tục hành chính thuế.
c) Đề xuất hoặc phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc về chính sách, pháp luật thuế chưa phù hợp trong quá trình thực hiện của người nộp thuế.
d) Hỗ trợ người nộp thuế vận hành sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý của ngành thuế tại cơ quan Cục Thuế và các Chi cục Thuế.
đ) Thực hiện chế độ giám sát dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về Thuế.
Theo dõi, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả thực hiện về ưu đãi về thuế và các khoản nghĩa vụ tài chính khác mà người nộp thuế được hưởng theo quy định của pháp luật Thuế.
e) Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt. Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, chậm nộp tiền phạt vào Ngân sách Nhà nước (nếu có) trước khi dự án bị chấm dứt hoạt động; thực hiện xác nhận tình trạng nợ Ngân sách Nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh báo cáo cấp có thẩm quyền theo yêu cầu.
14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Cung cấp, giới thiệu các thông tin về quy hoạch, định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; hồ sơ địa chính có liên quan đến địa điểm khu đất; đấu nối công trình hạ tầng kỹ thuật do UBND huyện, thành phố quản lý.
b) Tham gia thẩm định sự phù hợp về quy hoạch, định hướng phát triển của địa phương, kế hoạch sử dụng đất; địa điểm, ranh giới, nguồn gốc, hiện trạng sử dụng đất, căn cứ pháp lý về đất đai và nhu cầu sử dụng đất đối với các dự án.
c) Hướng dẫn và giải quyết các thủ tục liên quan đến quy hoạch, đất đai, xây dựng, môi trường theo phân cấp.
d) Thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chủ trì thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện thu hồi đất theo thẩm quyền đối với các dự án do nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai.
đ) Phối hợp, hỗ trợ nhà đầu tư tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng; giải quyết các vướng mắc liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ của dự án (khi nhà đầu tư có văn bản đề xuất); hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn.
e) Phối hợp với các sở, ban, ngành đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất áp dụng các cơ chế, chính sách, biện pháp thu hút đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực tại địa phương.
g) Chủ trì tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư liên quan đến lĩnh vực địa phương được phân cấp, kết quả giải quyết đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp các khó khăn vướng mắc và kết quả giải quyết trong thực hiện dự án.
h) Thực hiện công tác theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn quản lý theo quy định, đồng thời chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện công tác QLNN trên địa bàn đối với các dự án, theo phân cấp quản lý.
i) Phối hợp thực hiện thu hồi đất, xử lý tài sản gắn liền với đất trong trường hợp dự án đầu tư thuộc diện thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
15. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Rà soát, thẩm tra về thể thức văn bản, các căn cứ pháp lý, nội dung thẩm định các dự án trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét theo thẩm quyền.
b) Khâu nối, chuẩn bị các nội dung tài liệu báo cáo Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy chế làm việc của từng đơn vị theo yêu cầu.
c) Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố trong giải quyết khó khăn vướng mắc, việc áp dụng cơ chế chính sách thu hút phù hợp quy định của pháp luật.
d) Sao gửi Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đến các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có liên quan để quản lý, đôn đốc, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm của nhà đầu tư trong thực hiện dự án
1. Nhà đầu tư cung cấp đầy đủ các hồ sơ tài liệu có liên quan đến nội dung đề nghị, đề xuất (trong đó bao gồm cả vị trí, ranh giới thực hiện dự án); chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Sau khi được Cấp có thẩm quyền cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để triển khai thực hiện dự án, cụ thể:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Doanh nghiệp (đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật Đầu tư).
b) Ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 43 Luật Đầu tư năm 2020 và Điều 25, 26 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ.
c) Thực hiện thủ tục về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; chuyển mục đích sử dụng rừng, thuê rừng (nếu có).
d) Thực hiện thủ tục về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
đ) Thực hiện hoàn thành các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 19 và Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Khoản 5, Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
e) Các thủ tục chuyên ngành khác có liên quan.
g) Gửi thông báo ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương và Sở Kế hoạch và Đầu tư trước thời điểm khởi công xây dựng dự án ít nhất là 03 ngày làm việc theo quy định của Luật Xây dựng.
3. Triển khai thực hiện dự án đầu tư đảm bảo các nội dung quy định tại Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.
4. Thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư định kỳ theo quy định tại Điều 72 của Luật Đầu tư, Nghị định số 31/2020/NĐ-CP của Chính phủ và pháp luật liên quan (chậm nhất 10/3 hàng quý, chậm nhất 10/6 và 15/11 hàng năm) và báo cáo đột xuất khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
5. Cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra, giám sát và đánh giá hoạt động đầu tư cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư.
1. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chủ trì kiểm tra đối với các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Trong trường hợp tổ chức kiểm tra liên ngành, cơ quan chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra để tổ chức thực hiện.
3. Các cơ quan chủ trì quyết định việc kiểm tra đột xuất đối với các dự án khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân hoặc theo yêu cầu của cấp trên.
4. Kết quả kiểm tra được cơ quan chủ trì lập biên bản và tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, kết quả xử lý được sao gửi các cơ quan liên quan để nắm tiến độ và phối hợp xử lý.
Điều 11. Thực hiện giám sát và đánh giá dự án
1. Nhà đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án theo quy định tại Điều 70 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá dự án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành.
3. Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành thực hiện giám sát, đánh giá quá trình thực hiện các dự án theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền cho phép. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chủ trì tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất đối với lĩnh vực được phân công.
4. UBND các huyện, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn; chủ động phối hợp với các sở, ngành, cấp ủy, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân thường xuyên giám sát và đánh giá quá trình tổ chức thực hiện các dự án theo quy định hiện hành. Kịp thời xử lý, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp để giải quyết các vướng mắc, tồn tại qua quá trình giám sát và đánh giá dự án theo quy định.
5. UBND cấp xã giám sát Nhà đầu tư trong việc tuân thủ các quy định về đất đai, môi trường và sử dụng tài nguyên đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm về công tác tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, tình hình hoạt động, những khó khăn vướng mắc của các dự án đầu tư gửi các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố để cùng phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình đầu tư; hỗ trợ trong giải quyết những vướng mắc của Nhà đầu tư. Đồng thời báo cáo UBND tỉnh để xem xét chỉ đạo, giải quyết những khó khăn vướng mắc theo quy định.
2. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện báo cáo định kỳ quý, 6 tháng và năm về công tác thu hút đầu tư; tiến độ thực hiện các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và việc xử lý các dự án sau khi chấm dứt hoạt động theo thẩm quyền, chậm nhất vào ngày 15 tháng cuối của quý, ngày 15/11 hàng năm; Kịp thời cung cấp thông tin, báo cáo giải quyết những vướng mắc khó khăn theo lĩnh vực quản lý của đơn vị về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm chỉ đạo phân công tổ chức thực hiện các nội dung Quy chế phối hợp và các quy định khác có liên quan. Chủ động trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thu hút đầu tư, thẩm định, quản lý, giám sát đầu tư theo quy định.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản được dẫn chiếu để áp dụng trong Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hay thay thế bằng các văn bản mới thì các nội dung được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản mới đó.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong việc triển khai thực Quy chế này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân và các Nhà đầu tư phản ánh kịp thời về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 1445/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế phối hợp Giữa Sở Kế hoạch - Đầu tư với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của Luật Đầu tư do tỉnh Hà Giang ban hành
- 2 Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2018 về nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 3 Quyết định 35/2021/QĐ-UBND quy định về trình tự thủ tục thực hiện, giám sát, quản lý dự án đầu tư và xây dựng không sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Quyết định 1118/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc thẩm định, quản lý và giám sát đối với các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5 Quyết định 74/2021/QĐ-UBND quy định về trình tự thủ tục thực hiện, giám sát, quản lý dự án đầu tư và xây dựng không sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn các Khu kinh tế, Khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế