Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2552/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 26 tháng 10 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ, XÉT CÔNG NHẬN THÔN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI ÁP DỤNG TẠI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÙNG NÚI, VÙNG BÃI NGANG VEN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO TỈNH KHÁNH HÒA, GIAI ĐOẠN 2022-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 1388/QĐ-UBND ngày 20/6/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Bộ tiêu chí Thôn đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng tại các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4597/TTr-SNN-VPĐP ngày 13/10/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đánh giá, xét công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng tại các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các thành viên BCĐ các Chương trình MTQG; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Vạn Ninh, Cam Lâm, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận: (VBĐT)
- Như Điều 3;
- Bộ Nông Nghiệp và PTNT;
- Văn phòng Điều phối NTM Trung ương;
- TTTU, TT.HĐND (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- VPĐP NTM tỉnh;
- Báo Khánh Hòa;
- Đài PTTH tỉnh Khánh Hòa;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu VT, TLe, LV.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hòa Nam

 

QUY ĐỊNH

ĐÁNH GIÁ, XÉT CÔNG NHẬN THÔN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI ÁP DỤNG TẠI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÙNG NÚI, VÙNG BÃI NGANG VEN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO TỈNH KHÁNH HÒA, GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2552/QĐ-UBND ngày 26/10/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định đánh giá, xét công nhận “Thôn đạt chuẩn nông thôn mới” áp dụng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025 theo các tiêu chí quy định tại Quyết định số 1388/QĐ-UBND ngày 20/6/2023 của UBND tỉnh (sau đây viết tắt là thôn NTM).

2. Đối tượng áp dụng

a) Các thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 và các Quyết định sửa đổi, bổ sung (nếu có).

b) Các cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố thôn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện

1. Công tác thực hiện, đánh giá, xét công nhận đạt chuẩn thôn NTM phải bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình đánh giá, xét công nhận thôn NTM.

2. Các tiêu chí được công nhận đạt chuẩn thôn NTM phải bảo đảm đủ các chỉ tiêu, yêu cầu theo quy định tại Quyết định này. Trong quá trình thực hiện, đánh giá xét, công nhận thôn NTM phải linh hoạt, áp dụng các chỉ tiêu, tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và phù hợp với tiêu chí xã NTM giai đoạn 2022-2025.

3. Việc đánh giá, xét công nhận thôn NTM được tổ chức hằng năm, trên cơ sở kết quả thực hiện đến thời điểm đánh giá.

4. Tăng cường trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan trong đánh giá, thẩm định của xã, huyện khi đề xuất xét, công nhận thôn đạt chuẩn NTM, trong đó đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu của ngành, lĩnh vực trong đánh giá, xét công nhận thôn đạt chuẩn NTM.

5. Đối với các chỉ tiêu, tiêu chí của thôn NTM trùng với các chỉ tiêu, tiêu chí xã NTM giai đoạn 2022-2025 cần phải căn cứ phần đánh giá đối với tiêu chí xã NTM trong cùng một thời điểm để đánh giá, thẩm định công nhận đạt chuẩn. Trong trường hợp khi đánh giá, xét công nhận thôn đạt chuẩn NTM không trùng với thời gian đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn NTM thì các địa phương vận dụng các quy định đánh giá của xã NTM giai đoạn 2022-2025 của UBND tỉnh có liên quan đến chỉ tiêu, tiêu chí thôn NTM để đánh giá và thẩm định công nhận đạt chuẩn cho phù hợp.

Chương II

QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ ĐẠT CHUẨN THÔN NÔNG THÔN MỚI

Điều 3. Tiêu chí số 1 Tổ chức cộng đồng

1. Thôn NTM đạt chuẩn tiêu chí Tổ chức cộng đồng khi đáp ứng các yêu cầu sau:

1.1. Có Ban phát triển thôn hoạt động theo quy chế do cộng đồng bầu được Ủy ban nhân dân xã công nhận.

1.2. Có Quy ước, hương ước và có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong cộng đồng dân cư tán thành.

1.3. Có kế hoạch thực hiện từng tiêu chí hàng năm và cả giai đoạn, được Ủy ban nhân dân xã xác nhận, được lập theo phương pháp có sự tham gia của cộng đồng.

2. Phương pháp đánh giá:

2.1. Ban Phát triển thôn do cộng đồng dân cư bầu, thành phần gồm Ban Nhân dân thôn, các đoàn thể ở thôn và một số người có uy tín, năng lực, trách nhiệm trong thôn tham gia thành viên, Trưởng Ban Phát triển thôn do UBND xã quyết định (có thể là Bí thư Chi bộ thôn hoặc Trưởng thôn) và hoạt động theo quy chế cộng đồng dân cư thống nhất và được UBND xã công nhận.

2.2. Xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước theo các quy định tại Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính Phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.

Hương ước, quy ước là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư bàn và quyết định; không trái pháp luật và đạo đức xã hội; nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận. Mục đích là phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần tích cực hỗ trợ việc quản lý nhà nước bằng pháp luật. Bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.”

2.3. Kế hoạch thôn đạt chuẩn nông thôn mới được lập theo phương pháp có sự tham gia của cộng đồng là kế hoạch được lập có tham gia của người dân, khi họp thông qua kế hoạch với điều kiện tại cuộc họp phải có ít nhất 70% đại diện hộ dân trong thôn tham dự và có trên 80% đại diện hộ dân tham dự đồng ý với kế hoạch. Cụ thể như sau:

a) Chuẩn bị xây dựng kế hoạch

- Ban Phát triển thôn lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới;

- Chuẩn bị các tài liệu liên quan để làm căn cứ lập kế hoạch: Kết quả rà soát, đánh giá thực trạng thôn; Nghị quyết của chi bộ; các văn bản của cấp trên quy định về việc xây dựng nông thôn mới; tiềm năng phát triển thôn trong thời giai tới...

- Tổ chức cuộc họp triển khai công tác lập kế hoạch: Thành phần tham gia gồm Ban Phát triển thôn và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội của thôn.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về công tác lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới của thôn.

b) Xây dựng dự thảo kế hoạch và tổ chức lấy ý kiến

Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá thực trạng thôn, phân tích đánh giá các nguồn lực trong thôn và các thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch; Ban phát triển thôn xây dựng kế hoạch thực hiện. Sau khi xây dựng xong dự thảo kế hoạch, tổ chức họp thông qua kế hoạch với điều kiện tại cuộc họp phải có ít nhất 70% đại diện hộ dân trong thôn tham dự và có trên 80% đại diện hộ dân đồng ý với kế hoạch này.

Hoàn chỉnh bản kế hoạch sau khi lấy ý kiến góp ý của cộng đồng dân cư trình UBND xã xem xét, phê duyệt.

Điều 4. Tiêu chí số 2 Cơ sở hạ tầng thiết yếu

1. Thôn NTM đạt chuẩn tiêu chí Cơ sở hạ tầng thiết yếu khi đáp ứng các yêu cầu sau:

1.1. Tỷ lệ đường trục thôn được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt ≥80%;

1.2. Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch được cứng hóa và đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm đạt ≥70%;

1.3. Tỷ lệ đường trục chính nội đồng (nếu có) đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm đạt ≥70%;

1.4. Hệ thống thủy lợi liên quan đến thôn cơ bản đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 04 tại chỗ;

1.5. Hệ thống điện đạt chuẩn;

1.6. Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt ≥95%;

1.7. Thôn có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao đảm bảo các điều kiện sinh hoạt phục vụ cộng đồng;

1.8. Thôn có hệ thống loa hoạt động;

1.9. Trên địa bàn thôn không có nhà tạm, dột nát;

1.10. Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố đạt ≥75%.

2. Phương pháp đánh giá:

2.1. Việc đánh giá thực hiện các tiêu chí giao thông áp dụng theo quy định tại Quyết định số 923/QĐ-BGTVT ngày 18/7/2022 của Bộ Giao thông vận tải ban hành “Hướng dẫn thực hiện tiêu chí về giao thông thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025”.

- Đạt các chỉ tiêu về tiêu chí giao thông theo Bộ tiêu chí thôn đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng tại các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025;

- Quy mô kỹ thuật của đường phù hợp với hướng dẫn tại nội dung Chương II Quyết định số 923/QĐ-BGTVT ngày 18/7/2022 của Bộ Giao thông vận tải, cụ thể gồm các nội dung như sau:

+ Quy định chung về đường giao thông nông thôn, bao gồm định nghĩa đường giao thông nông thôn theo sơ đồ kết nối tại Phụ lục A. Hệ thống đường giao thông nông thôn tương ứng với tiêu chí giao thông thuộc Bộ tiêu chí thôn đạt chuẩn nông thôn mới: Đường thôn thuộc chỉ tiêu 2.1; đường dân sinh thuộc chỉ tiêu 2.2 và đường khu vực sản xuất thuộc tiêu chí 2.3.

+ Tổng hợp phân cấp kỹ thuật đường giao thông nông thôn theo chức năng của đường và lưu lượng xe thiết kế. Hướng dẫn lựa chọn cấp kỹ thuật của đường theo TCVN 4054:2005 Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế, TCVN 10380:2014 Đường giao thông nông thôn - Yêu cầu thiết kế cho phù hợp với chức năng của đường thôn (2.1), đường dân sinh (2.2) và đường khu vực sản xuất (2.3).

+ Cấp kỹ thuật của đường giao thông nông thôn gồm: Cấp IV, cấp V, cấp VI, cấp A, cấp B, cấp C và cấp D. Tiêu chuẩn kỹ thuật của đường cấp IV, cấp V, cấp VI được quy định cụ thể tại TCVN 4054:2005. Tiêu chuẩn kỹ thuật của đường cấp A, cấp B, cấp C và cấp D được quy định cụ thể tại TCVN 10380:2014 và tại mục 2 Chương II Quyết định số 932/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.

Tiêu chuẩn thiết kế mặt đường theo TCCS 38:2022/TCĐBVN “Áo đường mềm - các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế” hoặc TCCS 39:2022/TCĐBVN “Thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông”.

+ Ngoài quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của các cấp đường A, B, C và D, Chương II Quyết định số 932/QĐ-BGTVT còn quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật của nền đường, mặt đường; độ dốc của mái nền đường đào, đắp; kết cấu mặt đường điển hình áp dụng cho các cấp đường; chiều dày tối thiểu của kết cấu mặt đường; các công trình trên đường, rãnh, đường ngầm, đường tràn, cầu tràn; nút giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ bảo đảm an toàn giao thông; công trình phòng hộ, cây xanh ... và công tác bảo trì đường giao thông nông thôn.

Khi thẩm định các chỉ tiêu này của thôn đạt chuẩn nông thôn mới, cấp huyện xem xét hồ sơ minh chứng đánh giá tiêu chí giao thông của xã NTM để đối chiếu, công nhận đạt chuẩn.

2.2. Hệ thống thủy lợi liên quan đến thôn cơ bản đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 04 tại chỗ

- Về hệ thống thủy lợi:

+ Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt ≥ 80%.

+ Các tuyến kênh, rạch thường xuyên dọn dẹp, khai thông dòng chảy, gia cố các mặt cống không đảm bảo an toàn.

- Về phòng chống thiên tai:

+ Nguồn nhân lực: Có thành viên tham gia đội xung kích phòng chống thiên cấp xã; Có từ 70% trở lên số người dân trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai.

+ Thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống thiên tai được phê duyệt: Có 70% trở lên số hộ gia đình trong vùng thường xuyên bị thiên tai chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai.

+ Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng: 100% số cơ sở hạ tầng được xây dựng mới phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn trước thiên tai đã được ban hành hoặc được lồng ghép nội dung an toàn trước thiên tai.

+ Thông tin, cảnh báo và ứng phó thiên tai: Có hệ thống thu nhận, truyền tải và cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo và ứng phó thiên tai đảm bảo 100% số hộ gia đình được tiếp nhận một cách kịp thời, đầy đủ; 100% số điểm có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai được lắp đặt hệ thống hướng dẫn, cảnh báo.

2.3. Việc đánh giá thực hiện và xét công nhận tiêu chí điện

Phương pháp chung: Nhận dạng, cập nhật tài liệu pháp lý, tài liệu thống kê để đánh giá. Không tổ chức thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình và những công việc thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và đơn vị quản lý vận hành.

- Hệ thống điện bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật ngành điện (Đường dây trung áp, trạm biến áp phân phối, đường dây hạ áp, dây dẫn về hộ gia đình sau công tơ điện và công tơ điện): Là hệ thống điện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điện theo quy định của Bộ Công Thương Quy định phương pháp đánh giá thực hiện tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM (Quyết định số 2332/QĐ-BCT ngày 07/11/2022 của Bộ Công Thương).

- Tỷ lệ hộ dân trong thôn có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện: Là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số hộ dân trong thôn có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện trên tổng số hộ dân trong thôn.

- Được sử dụng hồ sơ minh chứng đối với tiêu chí điện của xã NTM để minh chứng cho kết quả thực hiện tiêu chí điện của thôn NTM.

2.4. Thôn có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao đảm bảo các điều kiện sinh hoạt phục vụ cộng đồng

- 100% các thôn có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn đảm bảo các điều kiện sinh hoạt.

- Quy hoạch, diện tích và quy mô xây dựng của Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-BTNMT; Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL; Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL. Cụ thể tiêu chí theo vùng thôn ở xã đặc biệt khó khăn diện tích đất quy hoạch khu nhà văn hóa từ 100m2 trở lên, khu thể thao từ 200m2 trở lên, quy mô xây dựng nhà văn hóa từ 50 chỗ ngồi trở lên.

- Khi thẩm định chỉ tiêu này, cấp huyện xem xét hồ sơ đánh giá của xã NTM để minh chứng, công nhận đạt chuẩn.

2.5. Hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố

a) Nhà ở là công trình xây dựng trên thửa đất có chức năng ở và được dùng để ở, bao gồm 03 bộ phận: nền - móng, khung - tường, mái.

Vật liệu bền chắc gồm bê tông cốt thép, gạch/đá, sắt thép, gỗ bền chắc. Ngoài những vật liệu nêu trên, đối với phần mái thì ngói, tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (thép, gỗ bền chắc) liên kết chặt với tường xây, cột bê tông cốt thép thì mái trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc.

Nhà ở đơn sơ là loại nhà có cả 03 thành phần cấu thành chủ yếu không được xếp vào loại bền chắc hoặc xây dựng bằng các vật liệu tạm thời có tuổi thọ ngắn, dễ cháy, không đảm bảo “03 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng), thiếu diện tích ở, bếp, nhà tiêu hợp vệ sinh, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Nhà ở thiếu kiên cố là nhà ở có 01 trong tổng số 03 bộ phận cấu thành chủ yếu (gồm: móng, khung - tường, mái) được xếp vào loại bền chắc hoặc 02 trong tổng số 03 bộ phận không đảm bảo “03 cứng” theo điểm b của Mục này.

b) Nhà ở nông thôn đạt chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nhà ở nông thôn phải đảm bảo “03 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng). Các bộ phận nền, khung, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:

+ “Nền cứng” là nền, móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông cốt thép, gạch, đá.

+ “Khung cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường kể cả móng đỡ. Khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc.

+ “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói hoặc lợp bằng các loại tấm lợp có chất lượng tốt đã nêu tại điểm a của Mục này.

- Đối với khu vực đồng bằng, diện tích ở tối thiểu đạt từ 14m2 /người trở lên; khu vực trung du, miền núi diện tích ở tối thiểu đạt 10m2 /người trở lên. Diện tích tối thiểu một căn nhà từ 30m2 trở lên. Đối với hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m2 trở lên.

- Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên; đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗ trợ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đó.

- Các công trình phụ trợ (bếp, nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi...) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt, thu gom các loại chất thải (nước thải và chất thải rắn); kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền.

- Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố là tỷ lệ (%) giữa số nhà ở đạt tiêu chuẩn nêu trên trên tổng số nhà ở trên địa bàn thôn.

- Khi thẩm định, cấp huyện xem xét hồ sơ đánh giá tiêu chí nhà ở dân cư của xã NTM để minh chứng, công nhận đạt chuẩn.

Điều 5. Tiêu chí số 3 Kinh tế hộ

1. Thôn NTM đạt chuẩn tiêu chí kinh tế hộ khi đáp ứng các yêu cầu sau:

1.1. Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người) đạt theo quy định từng năm (năm 2022 ≥39 triệu đồng, năm 2023 ≥42 triệu đồng, năm 2024 ≥45 triệu đồng, năm 2025 ≥48 triệu đồng);

1.2. Tỷ lệ nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 đạt <13%;

1.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) đạt ≥20%;

1.4. Có mô hình sản xuất, kinh doanh tập trung, hiệu quả gắn với liên kết vùng nguyên liệu của thôn.

2. Phương pháp đánh giá:

2.1. Thu nhập (thu nhập bình quân đầu người/năm)

a) Giải thích từ ngữ:

Thu nhập của hộ là toàn bộ các khoản thu nhập mà các thành viên của hộ nhận được trong trong năm báo cáo, bao gồm:

(i) Thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ sản xuất kinh doanh, bao gồm:

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất như tiền lương, tiền công (phụ cấp, thưởng,...).

- Lương hưu và trợ cấp thất nghiệp, thôi việc một lần.

- Thu nhập từ sản xuất kinh doanh: thu nhập từ hoạt động nông, lâm, thủy sản và hoạt động phi nông, lâm, thủy sản; lợi nhuận từ làm chủ hoặc tham gia làm chủ doanh nghiệp/HTX/Cơ sở kinh doanh cá thể.

(ii) Thu nhập khác, bao gồm:

- Thu nhập từ sở hữu tài sản, đầu tư tài chính, bao gồm: thu nhập từ cho thuê nhà cửa/đất đai/tài sản, lãi gửi tiết kiệm, cổ tức.

- Thu nhập từ chuyển nhượng, bao gồm: thu nhập từ các khoản trợ cấp, từ kiều hối, từ quà cho/biếu/tặng,...

- Thu nhập khác: các khoản thu nhập làm tăng thu nhập chưa kể trên như trúng xổ số, vui chơi có thưởng.

Lưu ý: Các khoản thu không được tính vào thu nhập gồm: tiền rút tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản (nhà, đất, tài sản khác,...), khoản vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn do liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh, bồi thường đất do giải tỏa.

b) Phương pháp đánh giá:

Quy trình, phương pháp đánh giá tiêu chí Thu nhập thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Quyết định số 1245/QĐ-BKHĐT ngày 30/6/2022 về Công bố các chỉ tiêu về Hợp tác xã và Khu công nghiệp và ban hành quy trình thu thập, tổng hợp và tính toán tiêu chí về thu nhập thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể:

Thu nhập bình quân đầu người/năm trên địa bàn thôn được tính bằng tổng thu nhập của toàn bộ các hộ trên địa bàn thôn chia cho tổng số nhân khẩu thực tế thường trú trên địa bàn thôn trong năm báo cáo.

Công thức:

Thu nhập bình quân đầu người/năm trên địa bàn thôn

=

Tổng thu nhập của toàn bộ các hộ trên địa bàn thôn trong năm

Tổng số nhân khẩu thực tế thường trú trên địa bàn thôn trong năm

- Thời gian thu thập thông tin: Từ ngày 01 tháng 8 đến hết ngày 20 tháng 8 năm báo cáo.

- Thời kỳ thu thập thông tin: Thông tin được thu thập trong thời kỳ 12 tháng qua kể từ thời điểm thu thập (điều tra).

- Tổ chức thực hiện điều tra, công nhận thu nhập:

+ Cấp huyện: Chi cục Thống kê huyện phối hợp với các cơ quan chuyên môn liên quan của huyện/thị xã/thành phố thực hiện chọn mẫu các hộ gia đình của thôn khảo sát thu thập thông tin; hướng dẫn, hỗ trợ UBND xã tổ chức thu thập, tính toán và báo cáo theo biểu mẫu quy định. Đồng thời giám sát, kiểm tra toàn bộ quá trình thu thập thông tin trên địa bàn.

+ Cấp xã: Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thu thập, tổng hợp và báo cáo theo đúng các biểu mẫu quy định.

- Khi thẩm định, cấp huyện xem xét hồ sơ đánh giá tiêu chí số 10 về thu nhập của xã NTM để đối chiếu, thẩm định công nhận đạt chuẩn cho thu nhập của thôn.

2.2. Nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025

a) Tỷ lệ nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 của thôn được xác định bằng tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 (trừ số hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều không có khả năng lao động).

b) Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của thôn được xác định bằng cách chia tổng số hộ nghèo đa chiều (trừ số hộ nghèo đa chiều không có khả năng lao động) được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận theo kết quả rà soát định kỳ hằng năm trên địa bàn cho tổng số hộ dân cư trên địa bàn thôn (trừ số hộ nghèo đa chiều không có khả năng lao động) theo công thức sau đây:

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (%)

=

Tổng số hộ nghèo đa chiều

(trừ số hộ nghèo đa chiều không có khả năng lao động)

X 100

Tổng số hộ dân cư

(trừ số hộ nghèo đa chiều không có khả năng lao động)

c) Tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều của xã được xác định bằng cách chia tổng số hộ cận nghèo đa chiều (trừ số hộ cận nghèo không có khả năng lao động) được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định công nhận theo kết quả rà soát định kỳ hằng năm trên địa bàn cho tổng số hộ dân cư trên địa bàn xã (trừ số hộ cận nghèo đa chiều không có khả năng lao động) theo công thức sau đây:

Tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều (%)

=

Tổng số hộ cận nghèo đa chiều (trừ số hộ cận nghèo đa chiều không có khả năng lao động)

X 100

Tổng số hộ dân cư (trừ số hộ cận nghèo đa chiều không có khả năng lao động)

Trong đó: Hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều không có khả năng lao động là hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều không có thành viên trong độ tuổi lao động hoặc có thành viên trong độ tuổi lao động nhưng mất khả năng lao động.

- Quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo hằng năm thực hiện theo Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định Quy trình rà soát hô nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025; Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18/7/2021, Thông tư số 02/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.3. Lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ được xác định bằng cách chia số lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ cho lực lượng lao động theo công thức sau đây:

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (%)

=

Số lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ trên địa bàn thôn

x 100

Lực lượng lao động trên địa bàn thôn

Trong đó, người lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ là người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu, đã được đào tạo ở một trường hay một cơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đạt một trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, gồm: chứng chỉ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia(1), chứng chỉ đào tạo(2), chứng chỉ sơ cấp(3), trung cấp nghề(4), cao đẳng nghề(5), trung cấp chuyên nghiệp(6), cao đẳng chuyên nghiệp, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học).

* Ghi chú:

(1) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là chứng nhận một người lao động có đủ khả năng thực hiện các công việc đạt yêu cầu ở một bậc trình độ kỹ năng của một nghề, do các Trung tâm đánh giá Kỹ năng nghề quốc gia cấp.

(2) Chứng chỉ đào tạo: đã qua các lớp đào tạo thường xuyên và được cấp chứng chỉ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

(3) Chứng chỉ sơ cấp: đã qua các lớp đào tạo thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên và được cấp chứng chỉ sơ cấp (bao gồm: sơ cấp hoặc sơ cấp nghề).

(4) Trung cấp nghề, bao gồm đã tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề hoặc công nhân kỹ thuật có bằng tốt nghiệp các Trường trung học Kỹ thuật và nghiệp vụ.

(5) Cao đẳng nghề: bao gồm tốt nghiệp cao đẳng nghề theo quy định của Luật Dạy nghề hoặc tốt nghiệp cao đẳng theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

(6) Trung cấp chuyên nghiệp: bao gồm tốt nghiệp các trường Trung cấp chuyên nghiệp hoặc trường Trung học chuyên nghiệp.

Để có cơ sở thực hiện việc thẩm định chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đối với các thôn đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, UBND các huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc huyện và UBND cấp xã thực hiện khảo sát trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động trên địa bàn các thôn đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới lồng ghép theo Kế hoạch triển khai thu thập thông tin về người lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hàng năm do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai; tổng hợp kết quả theo biểu mẫu “Bảng tổng hợp kết quả khảo sát trình độ môn kỹ thuật chuyên môn kỹ thuật của người lao động” và gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.

Khi thẩm định, cấp huyện xem xét hồ sơ minh chứng tiêu chí số 12 của xã NTM để đối chiếu, thẩm định công nhận đạt chuẩn.

2.4. Mô hình sản xuất, kinh doanh tập trung, hiệu quả gắn với liên kết vùng nguyên liệu của thôn.

Trên địa bàn thôn có ít nhất 01 mô hình liên kết sản xuất cung cấp nguyên liệu, sản phẩm cho tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ.

Điều 6. Tiêu chí số 4 Giáo dục - Y tế - Văn hóa

1. Thôn NTM đạt chuẩn tiêu chí Giáo dục - Y tế - Văn hóa khi đáp ứng các yêu cầu sau:

1.1. Đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học; phổ cập giáo dục trung học cơ sở; xóa mù chữ;

1.2. Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm Y tế đạt ≥90%;

1.3. Tỷ lệ người dân có sổ khám chữa bệnh điện tử đạt ≥50%;

1.4. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) đạt ≤40%;

1.5. Thôn được công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”;

1.6. Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn "Gia đình văn hóa" đạt ≥70%.

2. Phương pháp đánh giá:

2.1. Đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học; phổ cập giáo dục trung học cơ sở; xóa mù chữ:

Được UBND cấp huyện công nhận thôn đạt các tiêu chí về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở và xóa mù chữ, cụ thể như sau:

a) Về phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi:

- Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp đạt ít nhất 90%;

- Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 80%.

b) Về phổ cập giáo dục tiểu học:

- Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95%;

- Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 70%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.

c) Về phổ cập giáo dục trung học cơ sở:

Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 80%.

d) Về xóa mù chữ:

Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.

2.2. Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm Y tế

- Tỷ lệ người dân tham gia BHYT là tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng số người tham gia BHYT trong thôn (có thẻ BHYT còn hiệu lực tại thời điểm đánh giá) trên tổng số người dân thường trú trong thôn.

Tỷ lệ người dân tham gia BHYT (%)

=

Tổng số người tham gia BHYT của thôn trong năm báo cáo

x 100

Dân số trung bình của thôn đó trong cùng thời kỳ

BHYT bao gồm: Bảo hiểm do nhà nước hỗ trợ, bảo hiểm bắt buộc hoặc bảo hiểm tự nguyện.

2.3. Tỷ lệ người dân có sổ khám chữa bệnh điện tử

Tỷ lệ người dân có sổ khám chữa bệnh điện tử (%)

=

Tổng số người có sổ khám chữa bệnh điện tử của thôn trong năm báo cáo

x 100

Dân số trung bình của thôn đó trong cùng thời kỳ

Trong đó:

+ Sổ khám, chữa bệnh điện tử được hiểu như sau: là một cấu phần của Hồ sơ sức khỏe điện tử, để ghi triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị ngoại trú. Người bệnh không dung sổ khám, chữa bệnh bằng giấy mà sử dụng công nghệ điện tử để xem được thông tin về bệnh tật, đơn thuốc và hướng dẫn cách sử dụng thuốc theo đơn trên các thiết bị điện tử như (điện thoại, ipad, macbook ...).

+ Hồ sơ sức khỏe điện tử: theo mẫu tại Quyết định 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.

+ Lưu ý: việc áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin nào cho việc thực hiện sổ khám, chữa bệnh điện tử tùy thuộc vào điều kiện và sự lựa chọn của đơn vị (hiện tại Bộ Y tế chưa thống nhất, không bắt buộc), tuy nhiên kết quả đầu ra phải thỏa mãn các điều kiện như hướng dẫn trên.

2.4. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi)

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) (%)

=

Tổng số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi trên địa bàn thôn

x 100

Số trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn thôn được đo chiều cao của năm báo cáo

2.5. Thôn được công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”

Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ về quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”.

2.6. Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn "Gia đình văn hóa"

- Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa là tỷ lệ phần trăm (%) giữa hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa trên tổng số hộ dân trong thôn.

Khi thẩm định tiêu chí này của thôn NTM, cấp huyện xem xét hồ sơ đánh giá tiêu chí thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế của xã NTM để đối chiếu, thẩm định công nhận đạt chuẩn (trong trường hợp cùng thời điểm đánh giá). Đối với các nội dung của chỉ tiêu văn hóa, giáo dục, y tế của thôn NTM không trùng nội dung với các chỉ tiêu của tiêu chí thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế trong Bộ tiêu chí xã NTM thì tùy theo điều kiện thực tế, chỉ tiêu quy định để lập hồ sơ, kiểm tra thực tế để công nhận đạt chuẩn theo quy định.

Điều 7. Tiêu chí số 5 Môi trường và an toàn thực phẩm

1. Thôn NTM đạt chuẩn tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm khi đáp ứng các yêu cầu sau:

1.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy định ≥20% (≥10% từ hệ thống cấp nước tập trung);

1.2. Thôn có cảnh quan, không gian sống xung quanh xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung;

1.3. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định ≥70%

1.4. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch ≥70%

1.5. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (nếu có) tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đạt 100%.

2. Phương pháp đánh giá

2.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy định

a) Hệ thống cấp nước tập trung là hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt cho quy mô cấp thôn trở lên gồm các hạng mục công trình thu nước, xử lý nước, mạng lưới đường ống phân phối nước và các công trình phụ trợ có liên quan; bao gồm các loại hình: cấp nước tự chảy, cấp nước sử dụng bơm động lực.

- Công trình cấp nước quy mô hộ gia đình là công trình cấp nước sinh hoạt có quy mô cấp nước cho một hộ hoặc một vài hộ gia đình sử dụng; bao gồm các loại hình: Giếng khoan, giếng đào, lu, bể chứa, bình lọc nước hộ gia đình...

- Nước sạch đạt quy chuẩn là nước có các thông số chất lượng nước đáp ứng quy chuẩn của Bộ Y tế về chất lượng nước sạch phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

- Nước sạch đạt quy chuẩn được xác định bao gồm từ các nguồn hệ thống cấp nước tập trung và công trình cấp nước quy mô hộ gia đình có chất lượng nước đáp ứng quy chuẩn của Bộ Y tế.

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn từ các nguồn nước (Hệ thống cấp nước tập trung và Công trình cấp nước quy mô hộ gia đình) trên tổng số hộ dân nông thôn của xã tại cùng thời điểm đánh giá.

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung trên tổng số hộ dân nông thôn của xã tại cùng thời điểm đánh giá.

b) Sử dụng kết quả thực hiện Bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch nông thôn hàng năm để đánh giá thực hiện (chi tiết theo các biểu mẫu của phụ lục II kèm theo Quy định này).

c) Thực hiện kiểm tra chất lượng nước sau khi xử lý của công trình theo quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt, Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15/12/2021 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT cụ thể:

+ Đối với chất lượng nước của công trình cấp nước tập trung: Các thông số chất lượng nước sau khi xử lý của công trình cấp nước tập trung đáp ứng ngưỡng giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT hoặc Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

+ Đối với chất lượng nước của công trình cấp nước quy mô hộ gia đình: Theo quy định về xét nghiệm chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (áp dụng cho công trình cấp nước tập trung, công trình cấp nước quy mô hộ gia đình), trong đó quy định số lượng các chỉ tiêu, giới hạn cho phép của các thông số chất lượng nước tùy theo thực trạng chất lượng nguồn nước tại địa phương do UBND tỉnh ban hành.

- Để đạt được chỉ tiêu này, cần tập trung các nội dung sau: Đối với cấp nước tập trung, tăng cường công tác quản lý vận hành, đảm bảo nguồn thu đủ chi trả tối thiểu cho chi phí quản lý vận hành và sửa chữa nhỏ của công trình, chất lượng nước đáp ứng quy chuẩn của Bộ Y tế; đối với cấp nước quy mô hộ gia đình, nguồn nước phải đảm bảo hợp vệ sinh, công nghệ thu, trữ, xử lý nước đơn giản phù hợp với từng vùng, chất lượng nước đáp ứng quy chuẩn của Bộ Y tế.

2.2. Thôn có cảnh quan, không gian nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp và an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung (kiểm tra thực tế khi đánh giá nội dung này).

- 100% hộ gia đình trên địa bàn thôn đều có ý thức và tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường và ký cam kết không gây ô nhiễm môi trường; cam kết xử lý rác thải, xác động vật chết đúng nơi quy định.

- Đường trục thôn được trồng cây xanh, cây bóng mát, trồng hoa hoặc cây cảnh ven đường; kênh mương được vệ sinh, nạo vét, khơi thông dòng chảy, phát quang; không có hiện tượng tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung và rác thảo dưới kênh mương thoát nước.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng và đồng bộ trong nhân dân để mọi người nhận thức rõ ý nghĩa của việc xây dựng “Tuyến đường xanh, sạch, đẹp”. Thường xuyên biểu dương những tập thể, cá nhân tham gia tích cực, đồng thời phê bình các hành vi vi phạm các quy định.

- Xây dựng quy chế hoạt động và đưa vào hương ước, quy ước để tổ chức thực hiện. Thường xuyên và định kỳ thực hiện công tác vệ sinh môi trường, quét dọn lòng lề đường, thu gom rác, làm cỏ, tỉa cây sạch đẹp.

2.3. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định

- Tỷ lệ rác sinh hoạt trên địa bàn thôn được thu gom và xử lý theo quy định (%)

=

Tổng số hộ trong thôn tham gia mạng lưới thu gom rác

x 100%

Tổng số hộ hiện có trên địa bàn thôn

 

- Tỷ lệ CTR không nguy hại được thu gom, xử lý (%)

=

Tổng khối lượng CTR không nguy hại được thu gom, xử lý

x 100%

Tổng khối lượng CTR không nguy hại phát sinh trên địa bàn thôn

2.4. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch

- Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch (%)

=

Số hộ dân có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch

x 100%

Tổng số hộ dân trên địa bàn thôn

* Tổng hợp đánh giá thực hiện chỉ tiêu 5.4

TT

Chỉ tiêu

Mức độ đánh giá

Kết quả đánh giá (Đạt/ Không đạt)

1

Tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh theo QCVN 01:2011/BYT của Bộ Y tế

Đạt

 

2

Tỷ lệ hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch theo theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động

Đạt

 

2.5. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (nếu có) tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm

2.5.1. Hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành nông nghiệp

a) Đối tượng áp dụng: Hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản bao gồm:

- Hộ gia đình, cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, khai thác nông lâm thủy sản; nuôi trồng thủy sản; tàu; sản xuất, khai thác muối);

- Hộ gia đình, cơ sở thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

- Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

b) Phạm vi áp dụng: Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản tại địa bàn thôn nông thôn mới (trừ hộ gia đình và cơ sở sản xuất chỉ để tiêu dùng, không bán sản phẩm ra thị trường).

c) Hướng dẫn thực hiện:

TT

Đối tượng

Quy định về an toàn thực phẩm

Căn cứ pháp lý

I

Hộ gia đình, cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản)

1

Hộ gia đình, cơ sở ban đầu nhỏ lẻ (không có đăng ký kinh doanh hoặc có đăng ký hộ kinh doanh):

- Trồng trọt - Chăn nuôi - Nuôi trồng thủy sản - Tàu có chiều dài nhỏ hơn 15m

Bản cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn với UBND cấp xã.

- Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 27/3/2020

 

- Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 27/3/2020

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực

Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

II

Hộ gia đình, cơ sở thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

01

Hộ gia đình, cơ sở thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn với UBND cấp xã.

- Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 27/3/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa

02

- Hộ gia đình, cơ sở thu gom, giết mổ, sơ chế thực phẩm nông, thủy sản nhỏ lẻ (không thuộc đối tượng ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn).

- Hộ gia đình, cơ sở chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực

Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

III

Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

01

Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản nhỏ lẻ (Không có đăng ký kinh doanh hoặc có đăng ký hộ kinh doanh)

Bản cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn với UBND cấp xã.

- Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 27/3/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa.

02

Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản không có địa điểm cố định.

Bản cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn với UBND cấp xã

- Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 27/3/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa

03

Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản (không thuộc đối tượng ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn)

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực

Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

d) Phương pháp đánh giá: Cung cấp tài liệu chứng minh thôn đạt chỉ tiêu tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, bao gồm:

- Danh sách thống kê các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn (tên hộ gia đình và cơ sở, địa chỉ hộ gia đình và cơ sở theo từng loại hình sản xuất, kinh doanh). Thời điểm cập nhật danh sách yêu cầu không quá 06 tháng tính đến thời điểm tổ chức đánh giá.

- Danh sách thống kê các cơ sở tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản, cụ thể:

+ Số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (với đối tượng phải cấp);

+ Ngày làm bản ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm của hộ gia đình và cơ sở;

+ Ngày kiểm tra, cơ quan kiểm tra, kết quả thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng.

2.5.2. Hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương

a) Đối tượng áp dụng:

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại khoản 1, Điều 12 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm:

+ Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

+ Sơ chế nhỏ lẻ;

+ Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

+ Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

+ Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

b) Phạm vi áp dụng: Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương tại địa bàn thôn nông thôn mới.

c) Hướng dẫn thực hiện:

TT

Đối tượng

Yêu cầu

Căn cứ pháp lý

I

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương

1

Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn với Sở Công Thương/UBND cấp huyện/UBND cấp xã và còn hiệu lực

- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và còn hiệu lực

- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

- Quyết định số 21/2020/QĐ-UBND  ngày 24/9/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

- Thông tư 13/2020/TT-BCT ngày 16/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương

2

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

3

Sơ chế nhỏ lẻ;

4

Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

5

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

6

Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.

- Bản sao Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực

- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và còn hiệu lực

II

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và còn hiệu lực

- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và còn hiệu lực

- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương

- Thông tư 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương

- Thông tư 13/2020/TT-BCT ngày 16/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương

Ghi chú: Sản phẩm thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương được quy định tại Phụ lục IV và đảm bảo các nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

d) Phương pháp đánh giá: Cung cấp tài liệu chứng minh thôn đạt nội dung này, bao gồm:

- Danh sách thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trên địa bàn thôn nông thôn mới (tên hộ gia đình và cơ sở, địa chỉ hộ gia đình và cơ sở theo từng loại hình sản xuất, kinh doanh, mã số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Thời điểm cập nhật danh sách yêu cầu không quá 06 tháng tính đến thời điểm tổ chức đánh giá.

- Thông tin việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương tương ứng với từng loại hình cơ sở, cụ thể:

+ Số, ngày cấp, cơ quan cấp, hiệu lực giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với đối tượng phải cấp);

+ Ngày ký của cơ sở, ngày xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn (đối với đối tượng thực hiện cam kết);

+ Số, ngày chứng nhận, hiệu lực của Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực (đối với cơ sở được cấp một trong các giấy chứng nhận nêu trên).

+ Số, ngày cấp, hiệu lực giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và còn hiệu lực.

+ Ngày kiểm tra, cơ quan kiểm tra, kết quả thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng.

2.5.3. Hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Y tế:

Tỷ lệ HGĐ, CSSXKDTP tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm: Tổng số HGĐ, CSSXKDTP của thôn trong năm báo cáo tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm/Dân số trung bình của thôn đó trong cùng thời kỳ (kết quả tính theo tỷ lệ %). Trong đó:

+ Việc tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm: theo luật và và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hiện hành.

+ HGĐ, CSSXKDTP: theo phân cấp tại Quyết định 1427/QĐ-UBND ngày 23/6/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh.

Điều 8. Tiêu chí số 6 Hệ thống chính trị, An ninh trật tự

1. Thôn NTM đạt chuẩn tiêu chí Hệ thống chính trị, An ninh trật tự khi đáp ứng các yêu cầu sau:

1.1. Chi bộ thôn được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;

1.2. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong thôn được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;

1.3. Không có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật; không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm các tội về xâm hại trẻ em; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc,...) và tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm so với năm trước (trừ trường hợp bất khả kháng); có một trong các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

2. Phương pháp đánh giá

2.1. Chi bộ thôn được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên

- Chi bộ thôn được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm đánh giá xét công nhận: Do Ban Chấp hành Đảng bộ xã xét, công nhận hằng năm theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương tại Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW ngày 18/10/2019 về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và và Hướng dẫn số 10-HD/TU ngày 03/12/2019 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

2.2. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong thôn được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên

- Các thôn phải có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị - xã hội quy định: Ban công tác mặt trận, Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Cựu chiến binh. Đối với tổ chức chính trị - xã hội sinh hoạt ghép với thôn khác thì không đánh giá tổ chức này.

- Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong thôn được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên: Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong thôn đạt chuẩn khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định và được tổ chức chính trị - xã hội xã đánh giá, công nhận danh hiệu xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

2.3. An ninh, trật tự xã hội

- Hằng năm, Chi bộ thôn có Nghị quyết; Ban Nhân dân thôn có kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự và có bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” theo Thông tư 124/2021/TT-BCA, ngày 28/12/2021 của Bộ Công an; 100% hộ gia đình trong thôn cam kết giao ước thi đua xây dựng thôn (khu dân cư) "An toàn về an ninh, trật tự".

- Trên địa bàn thôn không để xảy ra các hoạt động chống đảng, chính quyền; phá hoại kinh tế; tuyên truyền phát triển đạo trái pháp luật; không có khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật.

- Trong năm, trên địa bàn thôn không để xảy ra các vụ án nghiêm trọng trở lên; không có công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú ở thôn phạm tội nghiêm trọng trở lên (Bị cơ quan điều tra các cấp khởi tố bị can với khung hình phạt từ 03 năm tù giam trở lên).

- Trong năm, trên địa bàn thôn không để phát sinh người mắc tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm và cờ bạc) bị xử lý hành chính trở lên.

- Không để xảy ra cháy, nổ, tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng trở lên do công dân đang cư trú trên địa bàn thôn gây ra.

- Có ít nhất 01 mô hình tự quản về ANTT hoạt động hiệu quả.

- Công an viên (bán chuyên trách) hoàn thành tốt nhiệm vụ và không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

Chương III

CÔNG NHẬN THÔN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI

Điều 9. Thẩm quyền xét công nhận và công bố thôn đạt chuẩn NTM

- Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định công nhận thôn đạt chuẩn thôn NTM và Bằng công nhận thôn đạt chuẩn NTM.

- Chủ tịch UBND xã chủ trì công bố thôn đạt chuẩn NTM trong vòng 45 ngày, kể từ ngày được UBND cấp huyện công nhận (trừ trường hợp địa phương thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội do phòng chống dịch bệnh, hoặc địa phương thực hiện khắc phục thiệt hại do thiên tai) hoặc có thể công bố cùng với ngày công bố xã đạt chuẩn NTM, nếu thôn đạt chuẩn NTM trùng với thời gian xã đạt chuẩn NTM.

Điều 10. Điều kiện công nhận thôn đạt chuẩn thôn NTM

1. Có 100% chỉ tiêu, tiêu chí thực hiện trên địa bàn thôn đạt chuẩn theo các nội dung quy định tại Chương II Quy định này.

2. Hoàn thành đầy đủ thủ tục đề nghị công nhận thôn đạt chuẩn NTM đúng theo quy định.

Điều 11. Trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận thôn đạt chuẩn NTM

1. Khi rà soát, đánh giá có khả năng đạt chuẩn 06 tiêu chí theo quy định, Ban Phát triển thôn phối hợp với Ban Quản lý NTM xã/Ban Quản lý các Chương trình MTQG xã (viết tắt Ban Quản lý xã) tổ chức đánh giá, trên cơ sở đó Ban Quản lý xã tham mưu UBND xã trình UBND cấp huyện để thẩm định, xét công nhận thôn đạt chuẩn NTM. UBND xã chịu trách nhiệm toàn diện về toàn bộ thông tin, nội dung, số liệu trong hồ sơ trình.

a) Hồ sơ UBND xã trình UBND cấp huyện (01 bộ), gồm:

- Tờ trình của UBND xã đề nghị thẩm định, xét công nhận thôn đạt chuẩn NTM (bản chính, theo Mẫu số 01 kèm theo Quy định này).

- Biên bản cuộc họp của UBND xã đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn NTM (bản chính, theo Mẫu số 02 kèm theo Quy định này).

- Báo cáo của UBND xã về kết quả xây dựng thôn NTM (bản chính, theo Mẫu số 03 kèm theo Quy định này).

- Báo cáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã về kết quả lấy ý kiến hài lòng của người dân trên địa bàn thôn ……… đối với việc công nhận thôn ………. đạt chuẩn nông thôn mới năm …… (bản chính, theo Mẫu số 04 kèm theo Quy định này).

- Văn bản của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội của xã và Trưởng Ban Nhân dân các thôn còn lại trên địa bàn xã đồng ý đề nghị công nhận thôn đạt chuẩn NTM. (bản chính, theo Mẫu số 05 kèm theo Quy định này).

- Hình ảnh minh họa về kết quả xây dựng thôn NTM (10-15 ảnh kích cỡ 18x24cm hoặc phim về thôn NTM khoảng 15-20 phút).

b) Nộp và tiếp nhận hồ sơ: UBND cấp huyện (nộp qua Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện để tiếp nhận).

2. Tổ chức thẩm định, công nhận thôn đạt chuẩn NTM

2.1. Trường hợp thôn chưa đủ điều kiện, hồ sơ chưa hợp lệ để đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn NTM, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp huyện giao Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện kiểm tra, trả lời bằng văn bản cho UBND cấp xã và nêu rõ lý do.

2.2. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện, Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện chuyển hồ sơ có liên quan cho các Phòng, ban phụ trách các tiêu chí NTM để kiểm tra, xác định mức độ đạt chuẩn; khi thẩm định nếu có nội dung nào chưa rõ thì đề nghị UBND xã bổ sung, giải trình hoặc đi thực tế để xác minh kết quả đối với những nội dung cần đi thực tế.

Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện xây dựng Báo cáo và báo cáo UBND cấp huyện về kết quả thẩm định hồ sơ và mức độ đạt chuẩn thôn NTM đối với từng thôn đủ điều kiện để đề nghị xét, công nhận (trên cơ sở báo cáo bằng văn bản theo Mẫu số 06 của các Phòng, ban cấp huyện đánh giá, xác nhận mức độ đạt chuẩn đối với các nội dung, tiêu chí thôn NTM được giao phụ trách).

2.3. UBND cấp huyện thành lập Hội đồng thẩm định xét, đề nghị công nhận thôn đạt chuẩn thôn NTM (gọi chung là Hội đồng thẩm định cấp huyện), gồm đại diện các phòng, ban của huyện có liên quan. Chủ tịch Hội đồng thẩm định cấp huyện là một (01) lãnh đạo UBND cấp huyện phụ trách Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn.

2.4. Hội đồng thẩm định cấp huyện tổ chức họp, thảo luận, bỏ phiếu xét, đề nghị công nhận thôn đạt chuẩn thôn NTM đối với từng thôn (cuộc họp chỉ được tiến hành khi có từ 70% trở lên số thành viên Hội đồng thẩm định cấp huyện dự họp). Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện hoàn chỉnh hồ sơ khi kết quả ý kiến nhất trí của các thành viên Hội đồng thẩm định cấp huyện họp phải đạt từ 90% trở lên, trình Chủ tịch UBND cấp huyện công nhận.

Thành phần hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp huyện:

+ Tờ trình của Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện (Bản chính, theo Mẫu số 07 kèm theo Quy định này).

+ Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM đối với từng thôn đủ điều kiện để đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn thôn NTM của Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện (Bản chính, theo Mẫu số 08 kèm theo Quy định này).

2.5. Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định công nhận thôn đạt chuẩn thôn NTM trên địa bàn.

2.6. Mẫu bằng công nhận thôn đạt chuẩn NTM (theo Mẫu số 09 kèm theo Quy định này)

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Khen thưởng

Các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng thôn NTM được khen thưởng theo Kế hoạch số 6166/KH-UBND ngày 07/7/2022 của UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và Hướng dẫn số 10689/HD-UBND ngày 03/11/2022 của UBND tỉnh về việc khen thưởng thành tích trong Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 13. Nhiệm vụ của các Sở, Ban, ngành

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Quyết định này. Thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo đề xuất UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo giải quyết, xử lý.

2. Các Sở, Ban, ngành theo nhiệm vụ chuyên môn gắn với các chỉ tiêu, tiêu chí thôn NTM tại Quy định này hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các tiêu chí thôn NTM thuộc ngành mình phụ trách để các địa phương triển khai thực hiện. Thường xuyên cập nhật các văn bản quy định mới của các Bộ, ngành Trung ương để kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh để điều chỉnh, bổ sung các nội dung cho phù hợp với quy định của cấp trên và điều kiện thực tế của địa phương.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Hội, đoàn thể các cấp tổ chức tuyên truyền, vận động sâu rộng để nâng cao nhận thức trong Nhân dân, để Nhân dân phải là chủ thể thật sự trong xây dựng thôn NTM; từ đó, xây dựng kế hoạch cụ thể để phối hợp tham gia thực hiện Bộ tiêu chí thôn NTM trên địa bàn đạt hiệu quả thiết thực.

Điều 14. Trách nhiệm UBND cấp huyện

- Chỉ đạo các Phòng, ban, đơn vị liên quan hướng dẫn UBND xã, Ban Phát triển thôn thực hiện theo đúng các nội dung quy định tại Quyết định này; chỉ đạo tổ chức thẩm định, xét công nhận thôn đạt chuẩn NTM hằng năm theo đúng quy định.

- Phân công và giao nhiệm vụ cụ thể cho Thủ trưởng các Phòng, ban có liên quan để tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện và hỗ trợ các xã trên địa bàn thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí trong Bộ tiêu chí thôn NTM giai đoạn 2022-2025; xử lý kịp thời các vướng mắc, khó khăn thuộc thẩm quyền quản lý.

- Phối hợp với UBND xã tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng các thôn, xây dựng kế hoạch lộ trình thôn đạt chuẩn NTM giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn huyện gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Điều 15. Trách nhiệm của UBND cấp xã

- Chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác tổ chức thực hiện Bộ tiêu chí thôn NTM trên địa bàn theo quy định tại Quyết định này.

- Tổ chức rà soát đánh giá, xây dựng kế hoạch, lộ trình xây dựng thôn NTM đối với từng thôn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cán bộ xã theo dõi, đôn đốc thực hiện Bộ tiêu chí thôn NTM gắn với nhiệm vụ chuyên môn; khi đảm bảo đạt chuẩn các tiêu chí theo quy định thì lập hồ sơ đề nghị UBND cấp huyện thẩm định, xét công nhận thôn đạt chuẩn thôn NTM theo đúng Quy định này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định tại Quyết định này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, bất cập đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC I

CÁC MẪU HỒ SƠ XÉT, CÔNG NHẬN
(Kèm theo Quy định tại Quyết định số     /QĐ-UBND ngày   /   /2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Mẫu số 01

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../TTr-UBND

…, ngày.... tháng... năm....

 

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị thẩm định, xét công nhận thôn …..…… đạt chuẩn thôn nông thôn mới năm ………

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện……….…..

Căn cứ Quyết định số 1388/QĐ-UBND ngày 20/6/2023 của UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí Thôn đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng tại các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025;

Căn cứ Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày ..../   /2022 của UBND tỉnh ban hành Quy định đánh giá, xét công nhận Thôn đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng tại các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025;

Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày…./…../20.... của UBND xã ………. đề nghị xét, công nhận thôn ……. đạt chuẩn nông thôn mới năm …..;

UBND xã …….. kính trình UBND huyện ………. thẩm định, xét công nhận thôn ………. đạt chuẩn thôn nông thôn mới năm ………

Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:

1. Biên bản cuộc họp của UBND xã đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn NTM (bản chính).

2. Báo cáo của UBND xã về kết quả xây dựng thôn NTM (bản chính, kèm theo biểu chi tiết kết quả thực hiện các tiêu chí thôn nông thôn mới).

3. Báo cáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã về kết quả lấy ý kiến hài lòng của người dân trên đại bàn thôn ……. đối với việc công nhận thôn ……. đạt chuẩn nông thôn mới năm ……. (bản chính).

4. Văn bản của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội của xã và Trưởng Ban Nhân dân các thôn còn lại đồng ý đề nghị công nhận thôn đạt chuẩn thôn NTM (bản chính).

5. Hình ảnh minh họa về kết quả xây dựng thôn NTM kiểu mẫu (10-15 ảnh kích cỡ 18x24cm hoặc phim về thôn NTM kiểu mẫu khoảng 15-20 phút).

Kính đề nghị UBND cấp huyện xem xét, thẩm định./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Văn phòng Điều phối NTM tỉnh;
- Lưu: VT.

TM.UBND XÃ…………
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 02

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ..…..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

….., ngày.... tháng… năm 20…..

 

BIÊN BẢN

Họp đề nghị xét, công nhận thôn……..…. đạt chuẩn nông thôn mới năm ...

Căn cứ Quyết định số 1388/QĐ-UBND ngày 20/6/2023 của UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí Thôn đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng tại các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025;

Căn cứ Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày ..../   /2022 của UBND tỉnh ban hành Quy định đánh giá, xét công nhận Thôn đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng tại các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025;

Căn cứ Báo cáo số ……. ngày …./…./…… của UBND xã …………. về tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm …. đối với thôn ………..

Căn cứ Báo cáo số ……. ngày …./…./…. của UBND xã ……….. về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới năm ….. của thôn …………;

Căn cứ các văn bản của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội của xã và Trưởng Ban Nhân dân các thôn còn lại đồng ý đề nghị công nhận thôn đạt chuẩn thôn NTM.

Hôm nay, vào hồi…. giờ….. phút ngày …./…../….. tại……….., UBND xã……. (huyện……..) tổ chức họp đề nghị xét, công nhận thôn………. đạt chuẩn nông thôn mới năm………, cụ thể như sau:

I. THÀNH PHẦN THAM GIA CUỘC HỌP, GỒM CÓ:

- Ông (bà):………………… - Chức vụ, đơn vị công tác - Chủ trì cuộc họp;

- Ông (bà):………………… - Chức vụ, đơn vị công tác;

- ……………………………………………………………………………………

- Ông (bà):………………… - Chức vụ, đơn vị công tác - Thư ký cuộc họp.

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. UBND xã báo cáo: Kết quả mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm…….. đối với thôn…………; tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm…… đối với thôn ………………

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã trình bày Báo cáo kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trên địa bàn thôn đối với việc công nhận thôn………………… đạt chuẩn nông thôn mới năm…………  

3. Ý kiến phát biểu thảo luận của các thành viên tham dự cuộc họp về đề nghị xét, công nhận thôn…………… đạt chuẩn nông thôn mới năm………….., cụ thể như sau:

- ………………………………….

- ………………………………….

4. Kết quả bỏ phiếu: Số thành viên tham dự cuộc họp nhất trí đề nghị xét, công nhận thôn………………. đạt chuẩn nông thôn mới năm………… là………../tổng số…………. thành viên tham dự cuộc họp, đạt……….. %.

Biên bản kết thúc hồi ……giờ…… phút ngày …./…./……, đã thông qua cho các thành viên tham dự cuộc họp cùng nghe và nhất trí ……. %.

Biên bản này được lập thành ……… bản có giá trị pháp lý như nhau: UBND xã lưu ……. bản; để làm hồ sơ đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới gửi UBND huyện ……… bản.

 

THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 03

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../BC-UBND

…., ngày.... tháng... năm....

 

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới của thôn….. xã…… huyện…….. năm 20....

I. Đặc điểm tình hình chung

1. Nêu tóm tắt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thôn

2. Thuận lợi

3. Khó khăn

II. Công tác chỉ đạo, tuyên truyền xây dựng thôn NTM

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

2. Công tác vận động, tuyên truyền

III. Kết quả thực hiện tiêu chí thôn NTM

1. Tiêu chí 1 về Tổ chức cộng đồng:

- Kết quả thực hiện tiêu chí: Đánh giá cụ thể thứ tự theo từng chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí quy định, nội dung thực hiện đạt chuẩn theo quy định. Nêu tồn tại, hạn chế của tiêu chí (nếu có).

- Kết luận: Đạt/không đạt

2. Tiêu chí 2 về Cơ sở hạ tầng thiết yếu:

- Kết quả thực hiện tiêu chí: Đánh giá cụ thể thứ tự theo từng chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí quy định, nội dung thực hiện, số lượng, tỷ lệ % đạt chuẩn theo quy định. Nêu tồn tại, hạn chế của tiêu chí (nếu có).

- Kết luận: Đạt/không đạt ……………………………………………………………..

6. Tiêu chí …………

- Kết quả thực hiện tiêu chí: Đánh giá cụ thể thứ tự theo từng chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí quy định, nội dung thực hiện, số lượng, tỷ lệ % đạt chuẩn theo quy định. Nêu tồn tại, hạn chế của tiêu chí (nếu có).

- Kết luận: Đạt/không đạt

Như vậy, đến cuối năm 20... thôn……. đã đạt chuẩn ……../06 tiêu chí thôn NTM. (Kèm theo Phụ lục kết quả thực hiện các tiêu chí thôn NTM)

Ghi chú: Trong báo cáo đánh giá cần nêu cụ thể các chỉ tiêu, tiêu chí, khối lượng, số lượng cụ thể thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 1388/QĐ-UBND ngày 20/6/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Bộ tiêu chí Thôn nông thôn mới áp dụng tại các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2022-2025.

IV. Đánh giá chung

1. Những mặt đã làm được

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3. Bài học kinh nghiệm

V. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng thôn NTM trong thời gian đến

VI. Đề xuất, kiến nghị

 


Nơi nhận:
- ……………;
- ……………;
- ……………;
- Lưu: VT,…..

TM.UBND XÃ……….
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 04

ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM
XÃ…………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../BC-MTTQ

.........,ngày…. tháng…. năm ……

 

BÁO CÁO

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng thôn nông thôn mới

Căn cứ …………………………………………………………………………………………

Căn cứ Hướng dẫn số …./HD-MTTQ ngày …/…/….. của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện...về hướng dẫn việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng thôn nông thôn mới.

Ủy ban MTTQ Việt Nam xã.... báo cáo kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân tại thôn....về kết quả xây dựng thôn nông thôn mới, với các nội dung như sau:

I. Tóm tắt quá trình tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân

- Hình thức tổ chức lấy ý kiến: ...

- Các bước thực hiện: ...

II. Kết quả tổng hợp sau khi lấy ý kiến của Nhân dân

Thời gian tổ chức lấy ý kiến từ ngày…/…/… đến ngày..../..../.....

1. Tổng số Tổ đoàn kết tổ chức lấy ý kiến/Tổng số Tổ đoàn kết trên địa bàn thôn:..../….., tỷ lệ…. %.

2. Tổng số hộ gia đình lấy ý kiến/Tổng số hộ gia đình thường trú trên địa bàn thôn:..../…., tỷ lệ…. %.

3. Tổng số phiếu lấy ý kiến.... Trong đó:

- Tổng số phiếu lấy ý kiến hợp lệ……, tỷ lệ ....%

- Tổng số phiếu lấy ý kiến không hợp lệ……., tỷ lệ....%.

4. Tổng hợp kết quả cụ thể của từng câu hỏi:

- Câu 1:

+ Số phiếu hài lòng…………. phiếu, tỷ lệ ……%

+ Số phiếu không hài lòng……….. phiếu, tỷ lệ ……%

- Câu 2:

+ Số phiếu hài lòng……. phiếu, tỷ lệ ……..%

+ Số phiếu không hài lòng……. phiếu, tỷ lệ ……%........

- Câu 6

+ …..

5. Nội dung lý do không hài lòng theo từng câu hỏi

- Câu 1:

- Câu 2:

- ……….

- ……….

III. Đánh giá chung kết quả việc tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng thôn nông thôn mới trên địa bàn

- ……….

- ……….

IV. Kiến nghị, đề xuất

 


Nơi nhận:
- ……….;
- ……….;
- ……….;
- Lưu: VT,…..

TM. BAN THƯỜNG TRỰC
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ THÔN NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM……

của thôn……, xã……, huyện …………

(Kèm theo Báo cáo số ……./BC-UBND ngày...tháng...năm 20... của UBND xã………)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Yêu cầu đạt chuẩn (Cần ghi rõ từng tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể quy định áp dụng đối với vùng)

Kết quả thực hiện

Kết quả đánh giá của xã

1

 

1.1. ……………………..

 

 

 

1.2. ……………………..

 

 

 

....

 

 

 

2

 

2.1. ……………………..

 

 

 

2.2. ……………………..

 

 

 

....

 

 

 

...

 

....

 

 

 

 

Mẫu số 05

……………………..
………………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./………

V/v góp ý báo cáo kết quả xây dựng thôn nông thôn mới của thôn…..

...., ngày... tháng... năm 20...

 

Kính gửi: UBND xã……….

Theo đề nghị của UBND xã.... tại Công văn số: ……../UBND ngày …./…/…. Về việc góp ý báo cáo kết quả xây dựng xây dựng thôn NTM của thôn…………; Ủy ban MTTQ Việt Nam/Tổ chức chính trị, xã hội xã, Ban Nhân dân thôn.... góp ý báo cáo kết quả xây dựng thôn NTM của thôn………, cụ thể như sau:

1. Đánh giá vai trò, kết quả của đơn vị trong việc tham gia xây dựng thôn NTM:

- Vai trò của đơn vị trong thời gian tham gia xây dựng thôn NTM…… (áp dụng Ủy ban MTTQ Việt Nam/Tổ chức chính trị, xã hội xã).

- Tình hình xây dựng thôn NTM đối với thôn mình (áp dụng đối với Ban Nhân dân thôn còn lại).

2. Góp ý kết quả xây dựng thôn NTM của thôn....

- Những kết quả đạt được (nêu rõ kết quả đạt được nổi bật so với khi chưa xây dựng thôn NTM)...

- Tồn tại, hạn chế, chưa hài lòng...

- Đề nghị điều chỉnh, bổ sung báo cáo (nếu có)...

3. Đề xuất, kiến nghị (nếu có):

(Những nội dung thôn cần phải hoàn thiện)

Trên đây là góp ý báo cáo kết quả xây dựng thôn NTM của thôn……….; Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, tổ chức chính trị, xã hội/Ban Nhân dân thôn.... thống nhất (hoặc không thống nhất) đề nghị UBND xã trình UBND cấp huyện thẩm định, xét công nhận thôn.... đạt chuẩn thôn NTM năm…../.

 


Nơi nhận:
- ………….;
- ………….;
- Lưu: VT, ……….

TM…………………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 06

UBND HUYỆN…..
PHÒNG, BAN……..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./.BC-………

..., ngày... tháng... năm 20...

 

BÁO CÁO

Thẩm định xác nhận kết quả thực hiện tiêu chí thôn NTM năm.... đối với thôn….. xã….., huyện….

I. CĂN CỨ THẨM ĐỊNH

- Căn cứ các văn bản quy định của TW, tỉnh, huyện liên quan đến nội dung thẩm định...

II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH, PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

………………………………………………………………………………………………………

III. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

1. Tiêu chí số….. về……….

a) Yêu cầu tiêu chí:

- Chỉ tiêu 1.1: ……………………………………………………………………………………

- Chỉ tiêu 1.2: ……………………………………………………………………………………

- …………

b) Kết quả thực hiện:

- Chỉ tiêu 1.1: ……………………………………………………………………………………

- Chỉ tiêu 1.2: ……………………………………………………………………………………

Kết luận: Đạt/không đạt tiêu chí ……………………

2. Tiêu chí số….. về ………..

Kết luận: Đạt/không đạt tiêu chí………………

……………………………………………………………………………………

IV. NHỮNG MẶT ĐƯỢC, TỒN TẠI, HẠN CHẾ (nêu rõ)

V. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỜI GIAN ĐẾN (nêu rõ)

Phòng, Ban….. báo cáo kết quả thẩm định xác nhận đạt chuẩn các tiêu chí thôn NTM năm .... của thôn………., xã .... theo nhiệm vụ của Phòng/Ban được phân công phụ trách./.

 


Nơi nhận:
- ………;
- ……….;
- Lưu: VT,……..

TRƯỞNG PHÒNG, BAN
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 07

UBND HUYỆN……..
VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI
NÔNG THÔN MỚI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./TTr-VPĐP

..., ngày... tháng... năm 20...

 

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị xét, công nhận thôn…….. đạt chuẩn thôn nông thôn mới năm ……….

Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện……….

Căn cứ Quyết định số 1388/QĐ-UBND ngày 20/6/2023 của UBND tỉnh Ban hành Bộ tiêu chí Thôn đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng tại các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025;

Căn cứ Quyết định số .... /QĐ-UBND ngày ..../.... /2023 của UBND tỉnh Ban hành Quy định đánh giá, xét công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng tại các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025.

Căn cứ Báo cáo số ………./BC-VPĐPNTM ngày ..../.../20.... của Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện về kết quả thẩm định các tiêu chí thôn nông thôn mới của thôn……………. năm 20....;

Văn phòng Điều phối NTM huyện kính trình UBND huyện………….. xét, công nhận thôn……………………. đạt chuẩn thôn nông thôn mới năm 20….

Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:

1. Báo cáo thẩm định kết quả thực hiện các tiêu chí thôn nông thôn mới của thôn……., xã…….. năm 20.... của Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện, kèm theo biểu chi tiết thẩm định mức độ đạt chuẩn từng tiêu chí thôn NTM.

2. Dự thảo Quyết định công nhận thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới của Chủ tịch UBND huyện…….

Kính đề nghị Chủ tịch UBND huyện... xem xét công nhận thôn……………., xã….. đạt chuẩn thôn nông thôn mới năm………./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- ………..;
- Lưu: VT,………

CHÁNH VĂN PHÒNG
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 08

UBND HUYỆN…..
VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI
NÔNG THÔN MỚI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../BC-VPĐP

....., ngày ... tháng... năm 20...

 

BÁO CÁO

Kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả thực hiện các tiêu chí thôn nông thôn mới của thôn…… xã……. năm …………

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh, cấp huyện);

Căn cứ Quyết định số 1388/QĐ-UBND ngày 20/6/2023 của UBND tỉnh Ban hành Bộ tiêu chí Thôn đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng tại các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025;

Căn cứ Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày ..../..../2023 của UBND tỉnh Ban hành Quy định đánh giá, xét công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng tại các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025.

Căn cứ đề nghị của UBND xã….. tại Tờ trình số ……/TTr-UBND ngày…/…./…. của UBND xã ….. về việc đề nghị thẩm định, xét công nhận thôn…………. đạt chuẩn thôn nông thôn mới năm 20...;

Căn cứ kết quả thẩm định của các Phòng, ban có liên quan phụ trách tiêu chí thôn NTM.

Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả thực hiện các tiêu chí thôn NTM trên địa bàn thôn……….. xã……….. năm 20……….; cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

1. Về hồ sơ: Nêu rõ đảm bảo hay không đảm bảo theo Quy định này.

2. Về kết quả thực hiện các tiêu chí thôn NTM:

a) Tiêu chí số 1 về Tổ chức cộng đồng: -

Kết quả thực hiện tiêu chí so với yêu cầu đạt chuẩn tại Quyết định của UBND tỉnh (Quyết định số 1388/QĐ-UBND ngày 20/6/2023 của UBND tỉnh Ban hành Bộ tiêu chí Thôn đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng tại các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025; Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày ..../..../2023 của UBND tỉnh Ban hành Quy định đánh giá, xét công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng tại các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025): ………………………………..(nêu rõ kết quả đạt được).

- Đánh giá chung việc thực hiện tiêu chí: ………………………………………………………

- Đề nghị khắc phục những tồn tại (nếu có): …………………………………………………..

- Kết luận (đạt/không đạt) …………………………………………………………………………

b) Tiêu chí 2 về Cơ sở hạ tầng thiết yếu:

- Kết quả thực hiện tiêu chí so với yêu cầu đạt chuẩn tại các Quyết định của UBND tỉnh:………………………….. (nêu rõ kết quả đạt được).

- Đánh giá chung việc thực hiện tiêu chí: ………………………………………………………

- Đề nghị khắc phục những tồn tại (nếu có): …………………………………………………..

- Kết luận (đạt/không đạt) …………………………………………………………………………

c) Tiêu chí …………

- Kết quả thực hiện tiêu chí so với yêu cầu đạt chuẩn tại các Quyết định của UBND tỉnh:………………………. (nêu rõ kết quả đạt được).

- Đánh giá chung việc thực hiện tiêu chí: ………………………………………………………

- Đề nghị khắc phục những tồn tại (nếu có): ……………………………………………………

- Kết luận (đạt/không đạt) …………………………………………………………………………

3. Đánh giá chung, những mặt được, những tồn tại hạn chế.

4. Các ý kiến khác của Phòng, ban có liên quan (nếu có).

II. KẾT LUẬN

1. Về hồ sơ: Đạt/không đạt

2. Về kết quả thực hiện các tiêu chí thôn NTM: Tổng số tiêu chí thôn NTM thôn …………. đã được thẩm định đạt chuẩn đến thời điểm thẩm định là: ……../10 tiêu chí, đạt ………%.

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

(Nêu rõ có đề nghị hay không đề nghị UBND cấp huyện xét, công nhận thôn đạt chuẩn thôn NTM đồng thời thì kiến nghị UBND xã khắc phục, hoàn thiện các nội dung liên quan nếu có).

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- ………..;
- Lưu: VT,…….

CHÁNH VĂN PHÒNG
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 09

MẪU BẰNG CÔNG NHẬN THÔN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI

 

(Quốc huy)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN……….

CÔNG NHẬN

Thôn……., xã…….., huyện………, tỉnh Khánh Hòa
Đạt chuẩn nông thôn mới năm …….

 

Quyết định số: ……/QĐ-UBND
Ngày ……/..../….

……, ngày….. tháng…. năm……
CHỦ TỊCH

 

 

Yêu cầu:

1. Hình thức:

a) Chính giữa phía trên là Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b) Xung quanh trang trí hoa văn màu.

2. Nội dung viết trong bằng công nhận:

a) Dòng thứ nhất: Quốc hiệu: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 15, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.

b) Dòng thứ hai: Tiêu ngữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen và ở liền phía dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.

c) Dòng thứ ba, thứ tư: Ghi tách làm hai dòng “CHỦ TỊCH” và “ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN…….” (ghi tên huyện) được trình bày bằng chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 26 cho dòng trên và cỡ chữ 20 cho dòng dưới, kiểu chữ đứng, đậm, màu đỏ.

d) Dòng thứ năm: “CÔNG NHẬN” được trình bày bằng chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 24, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.

đ) Dòng thứ sáu: Ghi tên THÔN, XÃ, HUYỆN được trình bày bàng chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ căn chỉnh cho phù hợp, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.

e) Dòng thứ bảy: “Đạt chuẩn nông thôn mới năm …….”, được trình bày bằng chữ in thường, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ căn chỉnh cho phù hợp, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen.

g) Phía dưới bên phải in hai dòng chữ:

- “………, ngày……. tháng..... năm…….” được trình bày bằng chữ in thường, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 15, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen.

- “CHỦ TỊCH” được trình bày bằng chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.

h) Phía dưới bên trái in hai dòng chữ:

- “Quyết định số ………./QĐ-UBND”.

- “Ngày…… tháng….. năm ……”.

Ghi theo số, ngày, tháng, năm ban hành quyết định; chữ của hai dòng được trình bày bằng chữ in thường, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 14, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen.

3. Chất liệu, kích cỡ:

a) Bằng được in trên giấy trắng định lượng 150 - 250 gram/m2.

b) Kích thước dài 420 mm, rộng 297 mm, đường trang trí hoa văn dài 360 mm, rộng 237 mm.

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ THÔN NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM……

đối với thôn…….., xã……….., huyện ………..

(Kèm theo Báo cáo số .../BC-VPĐP ngày… tháng.... năm 20….. của Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện………..)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Tiêu chuẩn đạt chuẩn (Cần ghi rõ từng tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể quy định áp dụng đối với vùng)

Kết quả tự đánh giá của xã

Kết quả đánh giá của các phòng, ban huyện

1

 

1.1. …………………

 

 

 

1.2. …………………

 

 

 

….

 

 

 

2

 

2.1. …………………

 

 

 

2.2. …………………

 

 

 

....

 

 

 

....

 

....

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

CÁC BIỂU MẪU THU THẬP SỐ LIỆU THỰC HIỆN CHỈ TIÊU VỀ TỶ LỆ HỘ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH ĐẠT QUY CHUẨN
(Kèm theo Quy định tại Quyết định số    /QĐ-UBND ngày  /  /2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Biểu mẫu số 1: Cấp thôn

Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt hộ gia đình năm ...

Thôn………., xã………….., huyện………….., tỉnh ……………….

TT

Họ và tên chủ hộ

Hộ nghèo

Chất lượng nước sinh hoạt đang sử dụng

Nguồn cấp nước

Nước sạch*

Nước hợp vệ sinh**

Công trình CNTT***

Công trình CNNL****

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

Ghi chú: * Nước từ các nguồn cấp nước tập trung (CNTT)/bơm dẫn hoặc nhỏ lẻ đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm theo quy chuẩn do Bộ Y tế ban hành hoặc nước từ các nguồn cấp nước nhỏ lẻ (CNNL) đã được xử lý bằng công nghệ (máy lọc hộ gia đình), có kiểm định chất lượng nước đầu ra trong vòng 1 năm đạt quy chuẩn của Bộ Y tế; **Nước hợp vệ sinh: bao gồm cả nước sạch. CNTT: ***Cấp nước tập trung; CNNL; **** Cấp nước nhỏ lẻ (hay còn gọi là cấp nước quy mô hộ gia đình).

 

Biểu mẫu số 2: Cấp xã

Tổng hợp tình hình sử dụng nước sinh hoạt năm ....

Xã…………., huyện…………, tỉnh ………………

TT

Tên thôn

Tổng số HGĐ

Tỷ lệ (%) HGĐ sử dụng nước sạch

Tỷ lệ (%) HGĐ sử dụng nước HVS*

Hộ nghèo

Tỷ lệ sử dụng từ công trình CNTT

Tỷ lệ sử dụng từ công trình CNNL

Tổng

Tỷ lệ sử dụng từ công trình CNTT

Tỷ lệ sử dụng từ công trình CNNL

Tổng

Tổng số hộ nghèo

Tỷ lệ (%) hộ nghèo sử dụng nước sạch

Tỷ lệ (%) Hộ nghèo sử dụng nước HVS

Số hộ

Tỷ lệ

Số hộ

Tỷ lệ

 

Số hộ

Tỷ lệ

Số hộ

Tỷ lệ

Số hộ

Tỷ lệ

Số hộ

Tỷ lệ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

16)

(17)

(18)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

*Bao gồm cả các hộ gia đình sử dụng nước sạch từ công trình CNTT và CNNL