Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 26/2002/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

- Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

- Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;

- Căn cứ quyết định số : 135/QĐ-BNN-KHCN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành ngày 1/10/1999 về việc ban hành quy chế lập xét duyệt và ban hành tiêu chuẩn ngành

- Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành tiêu chuẩn ngành sau:

1. 10TCN 499-2002 thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật

2. 10TCN 500-2002 thuốc trừ sâu chứa hoạt chất triazophos

3. 10TCN 501-2002 thuốc trừ bệnh chứa hoạt chất triadimenol

4. 10TCN 502-2002 thuốc trừ bệnh chứa hoạt chất propineb

5. 10TCN 503-2002 thuốc trừ bệnh chứa hoạt chất imibenconazole

6. 10TCN 504-2002 thuốc trừ bệnh chứa hoạt chất oxolinic acid

7. 10TCN 505-2002 thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất trifluralin

8. 10TCN 506-2002 thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất cinmethylin

9. 10TCN 507-2002 thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất sethoxydim

Điều 2: Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Cục trưởng cục bảo vệ thực vật, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng


Nhóm C

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 499 -2002

 

THÀNH PHẨM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT HOÁ LÝ

Plant Protection Product

Testing methods of Physical and Chemical Properties

 

I. PHƯƠNG PHÁP THỬ RÂY ƯỚT

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử rây ướt áp dụng cho:

-Thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) dạng bột thấm nước (WP);

-Thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) dạng huyền phù (SC);

-Thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) dạng hạt phân tán trong nước (WG).

2. Phương pháp thử

2.1. Nguyên tắc

Mẫu sau khi được thấm ướt hoàn toàn (hoặc tạo huyền phù) với nước được chuyển toàn bộ vào rây có kích thước xác định. Mẫu trên rây được rửa dưới dòng nước máy cho đến khi phần còn lại trên rây không đổi. Xác định khối lượng phần còn lại trên rây sau khi được sấy khô tới trọng lượng không đổi.

2.2. Dụng cụ

Cốc thuỷ tinh dung tích 250 ml.

Đũa thuỷ tinh đầu bịt cao su.

Rây có kích thước lỗ 75 mm, 45 mm (hoặc kích thước theo yêu cầu)

Giấy lọc.

Bình hút ẩm.

Ống cao su đường kính trong 10 mm.

2.3. Tiến hành

2.3.1. Thuốc BVTV dạng bột thấm nước và huyền phù

Cân khoảng 20 g mẫu chính xác tới 0,1 g vào cốc 250 ml. Vừa thêm nước vừa khuấy bằng đũa thuỷ tinh cho đến khi được khối bột nhão. Thêm nước vào cốc để pha loãng khối bột nhão tới 150 ml, chuyển sang rây đã được thấm ướt, tráng cốc nhiều lần và đổ lên rây. Rửa mẫu trên mặt rây dưới dòng nước máy (chảy chậm) trong 4 phút. Chuyển định lượng phần cặn trên rây lên miếng giấy lọc đã biết trọng lượng, để khô và sấy ở 65 ± 5oC đến khối lượng không đổi, cân và xác định phần cặn thu được.

2.3.2. Thuốc BVTV dạng hạt phân tán trong nước

Cân khoảng 10g mẫu chính xác tới 0,1 g vào cốc 250 ml. Thêm 100 ml nước, để yên 1 phút, khuấy nhẹ bằng đũa thuỷ tinh đầu bịt cao su trong 30 giây với tốc độ khuấy 3-4 vòng /giây. Chuyển toàn bộ bột nhão lên rây, tráng cốc nhiều lần và đổ lên rây. Rửa mẫu trên mặt rây dưới dòng nước máy qua ống cao su. (tốc độ chảy 4-5 lít/phút). Hướng dòng nước theo vòng tròn từ thành cho đến tâm của rây và giữ khoảng cách giữa đầu ống cao su và bề mặt rây 3-5 cm. Rửa mẫu trong 10 phút. Chuyển định lượng phần cặn còn lại trên rây lên miếng giấy lọc đã biết trọng lượng, để khô và sấy ở 65 ± 5oC đến khối lượng không đổi. Cân và xác định phần cặn thu được.

2.3.3. Tính kết quả


Phần còn lại trên rây (X) tính bằng phần trăm theo công thức:

Trong đó:

m: khối lượng cặn còn lại trên rây, g.

w: Khối lượng mẫu, g

II. PHƯƠNG PHÁP THỬ RÂY KHÔ

1. Phạm vi áp dụng

Phương pháp này áp dụng cho thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) dạng hạt sử dụng trực tiếp.

2. Phương pháp thử

2.1. Nguyên tắc

Mẫu được tách định lượng thành những phần khác nhau qua các rây có kích thước xác định.

2.2. Dụng cụ, thiết bị

Rây có kích thước: 850 mm, 710 mm , 500 mm, 420 mm, 355 mm, 250 mm, 150 mm.

Đáy rây và nắp rây.

Máy rây, rây 300 dao động /phút, biên độ rung 4 mm, tốc độ quay 2,5 vòng/phút.

Chổi lông

Cốc dung tích 300 ml.

Cân có độ chính xác 0,1 g.

Giấy nhẵn bóng có diện tích không nhỏ hơn 38 cm2

2.3. Tiến hành

Lắp rây theo thứ tự rây có kích thước lỗ nhỏ hơn ở dưới, đáy rây để dưới cùng. Lấy khoảng 300 g mẫu cho vào cốc dung tích 300 ml đã biết trọng lượng. Cân cốc và mẫu, chính xác tới 0,1 g. Chuyển mẫu lên rây, lấy chổi lông quét hết bụi dính trên cốc lên rây. Tính khối lượng mẫu. Đậy nắp rây, đặt bộ rây vào máy rây và cho rây 45 phút, để yên 2 phút cho lắng bụi rồi lấy rây ra khỏi máy. Tháo từng rây ra và úp ngược mỗi rây lên 1 miếng giấy vuông tròn, bóng đã được cân trước. Đập nhẹ thành rây lên miếng giấy, dùng chổi lông quét nhẹ lên mặt rây trên cho bong những hạt bụi bám vào lỗ rây. Lật rây lại quét nhẹ mặt rây dưới. Cân lại miếng giấy đã chứa mẫu chính xác tới 0,1 g và tính khối lượng mẫu tương ứng với mỗi rây.

Cũng làm như vậy với đáy rây.


Tỷ lệ hạt có kích thước 850 - 250 mm (X) tính bằng % theo công thức :


Tỷ lệ hạt bụi qua rây 250 mm và còn lại trên rây 150 mm (Y) tính bằng % theo công thức:


Tỷ lệ hạt bụi lọt qua rây 150 mm (Z) tính bằng % theo công thức:

Trong đó:

m: Khối lượng mẫu còn lại trên các rây có kích thước lỗ 850 mm đến 250 mm, g

n: Khối lượng mẫu trên rây 150 mm, g

l: Khối lượng mẫu trong đáy rây, g

M: Khối lượng mẫu ban đầu, g

III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ SUẤT LƠ LỬNG

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tỷ xuất lơ lửng của dung dịch huyền phù có nồng độ ứng với nồng độ sử dụng (nồng độ hoạt chất không lớn hơn 1%) của:

-Thuốc BVTV dạng bột thấm nước (WP);

-Thuốc BVTV dạng huyền phù (SC);

-Thuốc BVTV dạng hạt phân tán trong nước (WG).

2. Nguyên tắc

Dung dịch huyền phù của mẫu thử với nước theo nồng độ sử dụng ở trong ống đong được duy trì ở nhiệt độ và thời gian xác định. Loại bỏ 9/10 thể tích dung dịch huyền phù phía trên và xác định lượng hoạt chất trong 1/10 thể tích còn lại trong ống đong.

3. Hoá chất, dụng cụ

Nước cứng chuẩn: theo TCVN 3711 - 82

Cốc có dung tích 250 ml

Ống đong nút nhám dung tích 250 ml, chia độ tới 1ml có khoảng cách giữa vạch 0 và vạch 250 ml là 20 - 21,5 cm (hình 1)

Ống hút thuỷ tinh dài 40 cm, đường kính trong 5 mm, một đầu nhọn có đường kính trong 2 - 3 mm, đầu kia nối với nguồn hút.

Bộ ổn nhiệt 30 ± 1oC.

Hình 1

4. Tiến hành

Chuyển lượng mẫu thử (đủ để pha 250 ml dung dịch huyền phù có nồng độ ứng với nồng độ sử dụng) vào cốc dung tính 250 ml đã chứa sẵn 50 ml nước cứng chuẩn ở nhiệt độ 30 ± 1oC, khuấy trong 2 phút với tốc độ 2 vòng/ giây. Chuyển định lượng dung dịch huyền phù vào ống đong dung tích 250 ml. Thêm nước cứng chuẩn ở nhiệt độ 30 ± 1oC vào tới vạch 250 ml. Đậy nút, đảo ngược ống đong 30 lần. Đặt ống đong vào bể ổn nhiệt ở 30 ± 1oC, tránh rung và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Sau 30 phút hút 225 ml dung dịch phía trên bằng ống hút trong 10 - 15 giây, chú ý để ống hút sao cho đầu ống luôn luôn nhúng dưới mặt chât lỏng vài mm, tránh động tới lớp dưới ống đong. Lượng hoạt chất trong 25 ml còn lại dưới đáy ống đong được xác định theo phương pháp riêng của từng loại thuốc.

5. Tính toán


Tỷ suất lơ lửng (X) tính bằng % theo công thức:

Trong đó:

q-khối lượng hoạt chất trong 25 ml dung dịch huyền phù còn laị trong ống đong, g

c-khối lượng hoạt chất trong mẫu, g


a-Hàm lượng hoạt chất trong mẫu, %

b-khối lượng mẫu, g

IV. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤM ƯỚT

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ thấm ướt của:

-Thuốc BVTV dạng bột thấm nước (WP)

-Thuốc BVTV dạng hạt phân tán trong nước (WG)

-Thuốc BVTV dạng bột hoà tan trong nước (SP)

2. Nguyên tắc

Cho một lượng mẫu thử xác định vào nước chứa trong 1 cốc thuỷ tinh có kích thước nhất định. Xác định thời gian thấm ướt hoàn toàn của mẫu thử. (không khuấy)

3. Hoá chất, dụng cụ

Ống đong dung tích 100 ml

Cốc thuỷ tinh dung tích 250 ml, có kích thước

đường kính: 6,5 ±0,5 cm

chiều cao : 9,0 ±0,5 cm

Cốc cân

Đồng hồ bấm giây

Nước cứng chuẩn: theo TCVN 3711 - 82

4. Tiến hành

Dùng ống đong lấy chính xác 100 ml nước cứng chuẩn vào cốc thuỷ tinh 250 ml. Cân khoảng 5 g mẫu chính xác 0,1g vào cốc cân (sao cho mẫu không bị nén chặt). Chuyển toàn bộ mẫu vào cốc thuỷ tinh cùng một lúc sao cho bề mặt của nước trong cốc không bị xáo động.

Thời gian thấm ướt tính bằng phút từ khi mẫu được chuyển hết vào cốc thuỷ tinh cho đến khi lượng mẫu được thấm ướt hoàn toàn (chỉ còn lại lớp mỏng hạt mịn trên bề mặt nước)

V. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ TẠO BỌT

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ tạo bọt đối với thuốc BVTV phải pha loãng với nước trước khi sử dụng.

2. Nguyên tắc

Dung dịch huyền phù với nước của mẫu thử theo nồng độ sử dụng được chuẩn bị vào ống đong có kích thước xác định. Đảo ngược ống đong 30 lần, xác định lượng bọt tạo thành.

3. Hoá chất, dụng cụ, thuốc thử

Ống đong có nút nhám dung tích 250 ml, chia vạch đến 2 ml, kích thước quy định như hình 1.

Đồng hồ bấm giây

Nước cứng chuẩn: theo TCVN 3711 - 82

4. Tiến hành

Đổ 180 ml nước cứng chuẩn vào ống đong 250 ml và đặt trên cân và cân vào ống đong lượng mẫu đủ để tạo huyền phù với 200 ml nước cứng chuẩn theo nồng độ sử dụng. Thêm nước cứng chuẩn để khoảng cách giữa bề mặt chất lỏng và đáy của miệng ống đong là 9 ± 0.1 cm. Đậy nút, đảo ngược ống đong 30 lần, đặt ống đong trên bàn và lập tức bấm đồng hồ . Đọc thể tích bọt tạo thành sau 10 ± 1 giây; 1,3, 12phút ± 10 giây.

VI. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tỷ trọng của thuốc BVTV dạng kỹ thuật và thành phẩm.

2. Qui định chung

Tỷ trọng kế xác định tỷ trọng của thuốc BVTV dạng lỏng

Bình tỷ trọng xác định tỷ trọng thuốc BVTV dạng lỏng và rắn

Mẫu phân tích tiến hành đồng thời trên 2 phép đo đối với phương pháp dùng tỷ trọmg kế và 2 lượng cân đối với phương pháp bình tỷ trọng.

Nước cất theo TCVN 2217 - 77

3. Phương pháp bình tỷ trọng

3.1. Nguyên tắc

Tỷ trọng của mẫu thử được xác định bằng cách so sánh khối lượng mẫu thử và nước trong cùng 1 bình tỷ trọng ở 200C.

3.2. Dụng cụ

Bình tỷ trọng thuỷ tinh nút nhám có ống mao quản ở giữa. Có hoặc không có nắp đậy thuỷ tinh. Dung tích 5,10, 25, 50 hoặc 100 ml; bình tỷ trọng không có nắp đậy không sủ dụng để xác định tỷ trọng của chất lỏng rễ bay hơi. (hình 2, hình 3)

Bể ổn nhiệt độ , điều chỉnh được nhiệt độ 20 ± 0,50C

Nhiệt kế chia độ đến 0,10C

Cốc thuỷ tinh dung tích 250 ml

Nước cất theo TCVN 2217 - 77

Dung dịch khử bọt silicon: 1% silcolapse 5000 (khối lượng/thể tích)

Hình 2                                                  Hình 3

3.3. Tiến hành

3.3.1. Xác định khối lượng nước cất

Cân bình tỷ trọng sạch và khô (cả nút) chính xác đến 0,0001 g (m0), đổ đầy nước cất đã đun sôi, để nguội và đặt vào bể ổn nhiệt (nhúng ngập đến cổ bình) ở nhiệt độ

20 ± 0,5 0C ít nhất 20 phút. Lấy bình tỷ trọng ra đậy nút, lau khô bình, cân và xác định khối lượng (m1).

Khối lượng nước ở 200C (mn) được tính bằng gam theo công thức :

mn = ( m1 - m0)

Trong đó:

m0 - Khối lượng bình tỷ trọng, g

m1 - Khối lượng bình tỷ trọng và nước cất, g

3.3.2. Xác định tỷ trọng của thuốc BVTV dạng lỏng

Xác định khối lượng của mẫu thử trong bình tỷ trọng ở 200C (m2) như phần 3.3.1

Tỷ trọng của mẫu thử ở 20 0C (d20) được tính bằng g/ml theo công thức:


Trong đó: dn20 = 0,9982 g/ml là tỷ trọng của nước ở 20 0C.

Tỷ trọng tương đối của mẫu ở 20 0C (S20) được tính theo công thức:


Trong đó:

m2 - Khối lượng mẫu thử , g

3.3.3. Xác định tỷ trọng của thuốc BVTV dạng huyền phù

Cân và xác định khối lượng bình tỷ trọng chứa khoảng 20 ml mẫu thử (m2). Thêm khoảng 20 ml dung dịch khử bọt, trộn bằng cách xoay nhẹ bình. Đổ đầy vào bình tỷ trọng dung dịch khử bọt, đặt vào bể ổn nhiệt (nhúng ngập đến cổ bình) ở nhiệt độ 20 ± 0,5 0C ít nhất 20 phút. Lấy bình tỷ trọng ra đậy nút, lau khô bình, cân và xác định khối lượng (m3).

Chú ý: Mẫu thử, dung dịch khử bọt giữ ở nhiệt độ 20 ± 0,5 0C.

Tỷ trọng của mẫu ở 20 0C (d20) được tính bằng g/ml theo công thức:


Trong đó:

D-tỷ trọng ở 200C của dung dịch khử bọt g/l, xác định theo 3.3.2.

m2 - Khối lượng bình tỷ trọng và mẫu thử, g

m3 - Khối lượng bình tỷ trọng, mẫu thử và dung dịch khử bọt, g

3.3.4. Xác định tỷ trọng của thuốc BVTV dạng rắn không hoà tan trong nước nhưng thấm ướt

Cân và xác định khối lượng bình tỷ trọng có chứa lượng mẫu rắn chiếm khoảng 1,5 ml (m1). Thêm 1 lượng nước cất đun sôi, để nguội đến nửa bình và đặt vào desicator chân không cho đến khi hết bọt khí. Lấy ra, đổ đầy nước cất đun sôi để nguội vào và đặt vào bể ổn nhiệt (nhúng ngập bình tỷ trọng đến cổ) ở nhiệt độ 20 ± 0,5 0C ít nhất 20 phút. Lấy bình tỷ trọng ra đậy nút, lau khô bình, cân và xác định khối lượng (m4g).

Tỷ trọng của mẫu ở 20 0C (d20) được tính bằng g/ml theo công thức:


Trong đó:

m1 - Khối lượng bình tỷ trọng và mẫu thử, g

m4 - Khối lượng bình tỷ trọng, mẫu thử và nước cất, g

3.3.5. Xác định tỷ trọng của thuốc BVTV rắn hoà tan trong nước nhưng không thấm ướt

Tiến hành theo 3.3.4. với chất lỏng không hoà tan mẫu nhưng thấm ướt mẫu.


Tỷ trọng của mẫu ở 20 0C (d20) được tính bằng g/ml theo công thức:

S - tỷ trọng tương đối của chất lỏng xác định theo 3.3.2.

4. Phương pháp tỷ trọng kế

4.1. Nguyên tắc

Tỷ trọng của thuốc BVTV dạng lỏng được đo bằng tỷ trọng kế ở nhiệt độ nhất định.

4.2. Dụng cụ

Tỷ trọng kế chia độ đến 0,001 g/ml ( loại I) hay 0,0005 g/ml ( loại II)

Bể ổn nhiệt

Bình hình trụ thuỷ tinh không màu có đường kính lớn hơn đường kính lớn nhất của mật độ kế ít nhất 25 mm.

Cốc thuỷ tinh dung tích 250 ml

4.3. Tiến hành

Cho mẫu thử vào bình hình trụ thuỷ tinh đến cách miệng bình 4 cm, đặt vào bể điều nhiệt ở nhiệt độ 20 ± 0,5 0C ít nhất 20 phút, dùng nhiệt kế vừa khuấy vừa đo nhiệt độ của chất lỏng. Khi nhiệt độ của chất lỏng đạt 200C ± 0,50C thả nhẹ tỷ trọng kế vào bình sao cho không chạm đáy và thành bình (khoảng cách của tỷ trọng kế với đáy bình không được nhỏ hơn 3 cm ). Sau 3 -4 phút, ghi tỷ trọng của mẫu thử trên vạch tỷ trọng kế.

Tỷ trọng của mẫu thử ứng với vạch chia của tỷ trọng kế theo điểm dưới của mặt cầu lõm đối với chất lỏng trong suốt, sáng mầu và giới hạn trên của mặt cầu lõm đối với chất lỏng hơi đục và sẫm màu.

Kết quả đo là trung bình của hai lần đo liên tiếp. Sự chênh lệch của hai lần đo không lớn hơn 0,001 g/ml đối với tỷ trọng kế loại I và 0,0005 g/ml đối với tỷ trọng kế loại II.

Đối với thuốc BVTV dạng huyền phù: Cân 100 g nước cất đã đun sôi để nguội chính xác tới 0.01 g vào cốc thuỷ tinh 250 ml. Vẫn để cốc trên cân thêm mẫu từ từ đến100 g. Trộn đều bằng cách rót đi rót lại sang một cốc thuỷ tinh 250 ml khác cho đến đồng nhất - dung dịch A. Xác định tỷ trọng của dung dịch A bằng tỷ trọng kế như trên.

Tỷ trọng của mẫu ở 20 0C (d20) được tính bằng g/ml theo công thức:


a -tỷ trọng đo được của dung dịch A ở 20 0C

VII. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng nước của thuốc BVTV dạng kỹ thuật và thành phẩm.

2. Phương pháp chuẩn độ Karl Fischer

2.1. Phương pháp chuẩn độ thể tích

2.1.1. Nguyên tắc

Lượng nước trong mẫu được xác định bằng phương pháp chuẩn độ thể tích với dung dịch Karl Fischer.

2.1.2. Hoá chất, dụng cụ, thuốc thử

Methanol khô (hàm lượng nước không được lớn hơn 0,03% )

Dung dịch Karl Fischer (KF)

Nước cất theo TCVN 2271-77

Máy chuẩn độ Karl Fischer với điện cực platin kép

Xylanh bơm mẫu dung tích 10 ml, chia vạch đến 0,1 ml.

2.1.3. Tiến hành

2.1.3.1. Xác định hệ số (F) của thuốc thử Karl Fischer

Thêm chính xác 20 ml methanol vào bình phản ứng, chuẩn độ bằng đung dịch KF. Cân và chuyển bằng xylanh khoảng 0,05 g nước cất chính xác đến 0,00001 g (m) vào bình phản ứng, chuẩn bằng dung dịch KF đến điểm tương đương, (V). Lặp lại 3 lần.


Trong đó:

m - Khối lượng mẫu thử, g

V- Thể tích dung dịch KF sử dụng, ml

2.1.3.2. Xác định hàm lượng nước của mẫu thử

a/ Mẫu thuốc BVTV dạng lỏng

Thêm chính xác 20 ml methanol vào bình phản ứng, chuẩn độ bằng thuốc thử KF đến điểm tương đương. Cân và chuyển bằng xy lanh lượng mẫu (m1) vào bình phản ứng, khuấy 1 phút và chuẩn độ bằng dung dịch KF trên máy cho đến điểm tương đương (V1)

b/ Mẫu dạng rắn

Lượng mẫu thử (m1) được hoà tan (hoặc chiết thành phần nước của mẫu) bằng dung môi thích hợp - dung dịch A. Cân và xác định khối lượng dung dịch A (m2). Cân và chuyền bằng xylanh lượng dung dịch A (m3) vào bình phản ứng, khuấy trong 1 phút và chuẩn độ bằng dung dịch KF trên máy cho đến điểm tương đương (V1).

Xác định tương tự với mẫu trắng.

2.1.3.3. Tính toán kết quả

Hàm lượng nước (X) trong mẫu lỏng được tính bằng % theo công thức


Hàm lượng nước (X) trong mẫu rắn được tính bằng % theo công thức


Trong đó:

m1 - Khối lượng mẫu thử, g

m2 - Khối lượng dung dịch A, g

m3 - Khối lượng dung dịch A đưa vào bình phản ứng, g 

V1 - Thể tích dung dịch KF xác định dung dịch A trong bình phản ứng, ml

V0- Thể tích dung dịch KF xác định mẫu trắng, ml

2.3. Phương pháp chuẩn độ điện lượng

2.3.1. Nguyên tắc

Lượng nước trong mẫu được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với dung dịch điện cực Karl Fischer.

2.3.2. Hoá chất, dụng cụ, thuốc thử

Methanol khô (hàm lượng nước không được lớn hơn 0,03% )

Dung dịch điện cực Karl Fischer (KF)

Nước cất theo TCVN 2217 - 72

Máy chuẩn độ Karl Fischer với điện cực platin kép

Xylanh bơm mẫu dung tích 10 ml, chia vạch đến 0,1 ml.

2.3.3. Tiến hành

a/ Mẫu dạng lỏng

Cân và chuyền bằng xylanh lượng mẫu (m) vào bình phản ứng, khuấy và chuẩn độ trong thời gian 1-10 phút (tuỳ theo từng loại thuốc BVTV cụ thể). Ghi kết quả lượng nước xác định được trên máy (M1)

b/ Mẫu dạng rắn

Lượng mẫu thử (m) được hoà tan (hoặc chiết thành phần nước của mẫu) bằng dung môi thích hợp - dung dịch A (m1). Cân và chuyển bằng xylanh lượng dung dịch A (m2) vào bình phản ứng, khuấy và chuẩn độ trong thời gian 1-10 phút (tuỳ theo từng loại thuốc BVTV cụ thể). Ghi kết quả lượng nước xác định được trên máy (M1).

Xác định tương tự đối với mẫu trắng.

2.3.4. Tính toán kết quả


Hàm lượng nước (X) trong mẫu lỏng được tính bằng % theo công thức

Hàm lượng nước (X) trong mẫu rắn được tính bằng % theo công thức


Trong đó:

m - Khối lượng mẫu thử, g

m1 - Khối lượng dung dịch A, g

m2 - Khối lượng dung dịch A đưa vào bình phản ứng, g

M1- Lượng nước trong dung dịch A đưa vào bình phản ứng, g

M0- Lượng nước xác định được trong mẫu trắng, g

Chú ý: Tính toán lượng cân mẫu thử để xác định hàm lượng nước bằng phương pháp chuẩn độ KF có thể căn cứ theo bảng sau:

STT`

Hàm lượng ẩm

Lượng cân mẫu

1

10-50%

0,02 - 0,01 g

2

1 - 10%

0,05 - 0,01g

3

0,1 - 1%

0,1 - 0,01g

4

0,01 - 0,1%

1,0 - 0,1g

5

0,001 - 0,01%

5 - 1,0 g

6

0,0001 - 0,001%

10 – 5 g

3. Phương pháp Dean Start

3.1. Nguyên tắc

Lượng nước trong mẫu được xác định bằng phương pháp chưng cất đẳng sôi với toluene hoặc naphtha. Phương pháp này chỉ áp dụng cho mẫu có hàm lượng nước lớn hơn 0,1%.

3.2. Hoá chất, dụng cụ

Toluene hoặc naphtha

Dụng cụ Dean - Start (hình 4)

ống thu dung tích 2 ml chia vạch đến 0,05 ml, đầu nối có nhám

Bình cầu cổ nhám dung tích 500 ml

ống đong dung tích 100 ml

Cân kỹ thuật, độ chính xác 0,01g

Hình 4

3.3. Tiến hành

Cân lượng mẫu thích hợp (sao cho thể tích nước thu được từ 0,5 - 1,8 ml) vào bình cầu 500 ml, thêm khoảng 100 – 200 ml toluene hoặc naphtha để lượng mẫu trong bình ngập dưới lớp dung môi, cho vào bình vài viên đá bọt. Tiến hành chưng cất trên bếp sao cho tốc độ chưng cất đạt 2-5 giọt trong 1 giây. Tiếp tục đun cho đến khi không thấy nước đọng trên thành bình và thể tích ở bình thu không tăng thêm trong 5 phút. Ngưng chưng cất, để yên 30 phút, ghi thể tích nước thu được.

3.4. Tính toán kết quả


Hàm lượng nước A trong mẫu tính bằng % theo công thức:

Trong đó:

V- Thể tích nước ở bình thu, ml

m- Khối lượng mẫu, g

VIII. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN BẢO QUẢN

1. Độ bền bảo quản ở nhiệt độ 0°C

1.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền bảo quảnnhiệt độ 0°C của thành phẩm thuốc BVTV dạng lỏng.

1.2. Nguyên tắc

Mẫu thử được bảo quản ở 0 ± 1 0C liên tục trong 7 ngày, xác định thể tích chất rắn hay chất lỏng tách lớp .

1.3. Hoá chất, dụng cụ, thiết bị

Ống đong 100 ml, chia vạch đến 0,1 ml

Pipet 100 ml

Tủ lạnh có khả năng duy trì ở nhiệt độ 0±1 0C

Ống ly tâm dung tích 100 ml có kích thước (mm) như hình 5

Hình 5

1.4. Tiến hành


Dùng pipet lấy 100 ml mẫu thử chính xác đến 1.0 ml vào ống ly tâm, đặt vào tủ lạnh ở nhiệt độ 0 ± 1 0C trong 1 giờ. Trong thời gian đó, 15 phút khuấy mẫu 1 lần ( mỗi lần khuấy 30 giây). Tiếp tục bảo quản mẫu ở nhiệt độ 0 ± 1 0C liên tục trong 7 ngày. Sau đó lấy mẫu ra, để ở nhiệt độ 20 0C trong 3 giờ, đảo ngược ống ly tâm một lần, ly tâm 15 phút và ghi lại thể tích chất rắn hoặc chất lỏng tách lớp ở đáy ống ly tâm.

Chú ý: Tốc độ ly tâm V (vòng / phút)

d - Khoảng cách giữa hai ống ly tâm đối diện, cm

2. Độ bền bảo quản ở nhiệt độ 54 °C

2.1. Phạm vi áp dụng

Phương pháp này quy định áp dụng xác định độ bền bảo quản ở nhiệt độ 54 °C cho các dạng thành phẩm thuốc thuốc BVTV.

2.2. Nguyên tắc

Mẫu thử được bảo quản ở 54 ± 2 0C liên tục trong 14 ngày (hoặc ở nhiệt độ và thời gian xác định theo yêu cầu), xác định tính chất của mẫu thử đã dể đến nhiệt độ thường sau 24 giờ.

2.3. Dụng cụ

Thiết bị điều chỉnh được nhiệt độ 54 ± 2 0C.

Desicator không có chất hút ẩm

Lọ dung tích 100 ml, nút xoáy, có miếng lót polyetylen.

Cốc dung tích 250 ml, đường kính trong 6,0 - 6,5 cm.

Miếng kính tròn dùng đậy trên mặt mẫu trong cốc có thể tạo ra áp suất khoảng 25 g/cm2.

2.4. Tiến hành

2.4.1. Thuốc BVTV dạng nhũ dầu

Cho khoảng 50 ml mẫu thử vào lọ, đậy miếng lót polyetylen, đặt lọ vào thiết bị điều chỉnh nhiệt độ ở 54 0C. Sau 30 phút đậy nút xoáy vào lọ và để lọ trong điều kiện nhiệt độ 54 ± 2 0C trong suốt 14 ngày ( hoặc thời gian không liên tục tương đương). Sau đó lấy lọ ra, mở nút xoáy, để lọ nguội tự nhiên ở nhiệt độ phòng rồi đậy nút xoaý lại.

Xác định các chỉ tiêu vật lý và hoá học của mẫu thử sau 24 giờ kể từ khi lấy mẫu thử ra khỏi thiết bị điều chỉnh nhiệt.

2.4.2. Thuốc BVTV dạng bột thấm nước

Cho khoảng 20g mẫu thử vào cốc, dàn đều mặt mẫu. Đặt miếng kính lên mặt mẫu trong cốc và đặt cốc vào thiết bị điều chỉnh nhiệt độ ở 54 ± 2 0C trong suốt 14 ngày ( hoặc thời gian không liên tục tương đương). Sau đó lấy cốc ra, bỏ miếng kính ra, để nguội cốc trong desicator.

Xác định các chỉ tiêu vật lý và hoá học của mẫu thử sau 24 giờ kể từ khi lấy mẫu thử ra khỏi thiết bị điều chỉnh nhiệt.

 

GIỚI THIỆU HOẠT CHẤT TRIAZOPHOS

Công thức cấu tạo:

Tên hoá học: 0,0 - dimethyl 0-1- phenyl-1-H-1,2,4-triazol-3-yl phosphorothioat

Công thức phân tử: C12H16 N3O3PS

Khối lượng phân tử: 313,3

Độ hoà tan (ở 200C) trong: 

Nước:                                                                   0,03  – 0,04 g/l

Ethyl acetat , acetone  :                                          > 1000g/kg

Hexane:                                                                        9 g/kg

Ethanol, toluen:                                                       > 330g/kg

Dạng bên ngoài : Chất lỏng có dạng dầu , mầu vàng xám

Độ bền:  Bền với ánh sáng , bị thuỷ phân trong môi trường axit và môi trường kiềm


Nhóm B&C

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 500-2002

 

THUỐC TRỪ SÂU CHỨA HOẠT CHẤT TRIAZOPHOS

YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Insecticide containing triazophos

Technical requirements and test methods

 

1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

- Triazophos kỹ thuật;

- Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có chứa hoạt chất triazophos dạng nhũ dầu dùng làm thuốc trừ sâu hại cây trồng.

2. QUI ĐỊNH CHUNG

2.1. Lấy mẫu

Theo 10TCN 386 - 99

2.2. Hoá chất

Hoá chất phân tích phải là loại TKPT

2.3. Mức sai lệch cho phép của hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất đăng ký

Mức sai lệch cho phép

%

g/kg hoặc g/l ở 200C

 

  Từ 2,5 trở xuống

  Từ trên 2,5 đến 10

  Từ trên 10 đến 25

  Từ trên 25 đến 50

  Từ trên 50 trở lên 

Từ 25 trở xuống

Từ trên 25 đến 100

Từ trên 100 đến 250

Từ trên 250 đến 500

 

Từ trên 500 trở lên

± 15% hàm lượng đăng ký

± 10% hàm lượng đăng ký

±  6% hàm lượng đăng ký

± 5% hàm lượng đăng ký

± 2,5% 

± 25g/kg hoặc g/l

2.4. Cân phân tích

Cân sử dụng có độ chính xác đến  0,00001g

3. YÊU CẦU KỸ THUẬT

3.1. Triazophos kỹ thuật

Triazophos kỹ thuật là  chất lỏng  có màu vàng nhạt đến nâu với thành phần chính là triazophos và tạp chất sinh ra trong quá trình sản xuất.

3.1.1. Hoạt chất

Hàm lượng triazophos đăng ký,  khi xác định phải phù hợp với quy định trong mục 2.3.

3.1.2. Tính chất vật lý

Độ axit (tính theo H2SO4)

Không lớn hơn                          0,2 g/kg

3.2. Thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất triazophos dạng nhũ dầu

Sản phẩm dạng nhũ dầu là hỗn hợp chất lỏng, đồng nhất trong suốt, mầu vàng nhạt đến nâu, có mùi đặc trưng của este phosphoric, không lắng cặn của triazophos kỹ thuật, dung môi và các chất phụ gia

3.2.1. Hoạt chất

Hàm lượng triazophos đăng ký, khi xác định phải phù hợp với quy định trong mục 2.3

3.2.2. Tính chất vật lý

3.2.2.1. Độ axít (tính theo H2SO4)

Không lớn hơn                         2 g/kg

3.2.2.2. Độ pH

Trong khoảng                            3,5 ± 0,5

3.2.2.3. Độ bền nhũ tương

Độ tự nhũ ban đầu                                                                         Hoàn toàn 

Độ bền nhũ tương sau 30 phút, lớp kem lớn nhất                                2 ml

Độ bền nhũ tương sau 2 giờ : lớp kem lớn nhất                                   4 ml

Độ tái nhũ sau 24 giờ                                                                       Hoàn toàn

Độ bền nhũ tương cuối cùng sau 24 giờ 30 phút: lớp kem lớn nhất          4 ml

3.2.3. Độ bền bảo quản

3.2.3.1. Ở nhiệt độ O0C

Sau khi bảo quản ở 0 10C trong 7 ngày, thể tích chất lỏng hoặc chất rắn tách lớp không lớn hơn 0,3 ml.

3.2.3.2. Ở nhiệt độ 540C

Sau khi bảo quản ở 54 20C trong 14 ngày, sản phẩm phải phù hợp với quy định trong mục 3.2.

4. PHƯƠNG PHÁP THỬ

4.1. Xác định hàm lượng hoạt chất triazophos

4.1.1. Nguyên tắc:

Hàm lượng triazophos được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp, với cột pha thuận. Kết quả được tính dựa trên sự so sánh giữa số đo diện tích hoặc chiều cao của pic mẫu thử và số đo diện tích hoặc chiều cao của pic mẫu chuẩn

4.1.2.  Hoá chất, dụng cụ, thiết bị.

Isooctan

Dioxan

Chất chuẩn triazophos đã biết hàm lượng

Bình định mức dung tích 10 ml 

Cân phân tích

Máy sắc ký lỏng cao áp với detector tử ngoại

Máy tích phân kế hoặc máy vi tính

Cột pha thuận Lichrosorb Si 60, 5 mm , (250 x 4 mm) hoặc tương đương

Micro xylanh bơm mẫu 50 ml, chia vạch đến 1 ml

4.1.3. Chuẩn bị dung dịch

4.1.3.1. Dung dịch mẫu chuẩn

Cân khoảng 0,010 g chất chuẩn triazophos chính xác tới 0,00001 g vào bình định mức 10 ml . Hoà tan  và  định mức tới vạch bằng dung môi pha động.

4.1.3.2. Dung dịch mẫu thử

Cân lượng mẫu chứa khoảng 0,010 g hoạt chất chính xác tới 0,00001 g vào bình định mức 10 ml.  Hoà tan  và  định mức tới vạch bằng dung môi pha động.

4.1.4. Thông số máy

Pha động  : iso octan : dioxan ( đã thêm 0,15% nước)     90:10

Bước sóng:                              254 nm

Tốc độ dòng :                           1 ml /phút

Thể tích vòng bơm mẫu:            20 ml

4.1.5. Tiến hành phân tích trên máy

Bơm dung dịch mẫu chuẩn  cho đến khi số đo diện tích  hoặc chiều cao  của pic mẫu chuẩn thay đổi không lớn hơn 1%. Sau đó, bơm lần lượt dung dịch mẫu chuẩn và dung dịch mẫu thử  lặp lại 2 lần. (số đo diện tích  hoặc chiều cao  của pic mẫu chuẩn thay đổi không lớn hơn 1% ).

4.1.6. Tính toán kết quả

Hàm lượng hoạt chất triazophos ( X ) trong mẫu được tính bằng phần trăm theo công thức:

X =

Sm ´ mc

´ P

Sc´ mm

Trong đó:

Sm : Trung bình số đo diện tích hoặc chiều cao của píc mẫu thử

Sc : Trung bình số đo diện tích hoặc chiều cao của píc mẫu chuẩn

mc : Khối lượng mẫu chuẩn, g

mm : Khối lượng mẫu thử, g

P : Độ tinh khiết của chất chuẩn, %

4.2. Xác định độ axít

Theo 10TCN - 409 - 2000, mục 4.2

4.3. Xác định độ pH

Theo 10TCN 389-99, mục 4.2

4.4. Xác định độ bền nhũ tương:

Theo TCVN - 3711 - 82, mục 3.5

4.5. Xác định độ bền bảo quản

4.5.1. Ở nhiệt độ 0oC

Theo 10TCN - 433 - 2001, mục 4. 5..2.1

4.5.2. Ở nhiệt độ 54oC

Theo 10TCN - 105-88

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TCVN - 3711- 82

2. 10TCN - 105 - 88

3. 10TCN 386 – 99

4.10TCN 389-99

5. 10TCN - 409 – 2000

6. 10TCN 433-2001

7. Hoechst , Application for registration triazophos, January 30th-1992

8. FAO Panel of Expert on Pesticide Specification, Registration Requirements and Application Standards and Prior Informed Consent, Manual on Development and Use of FAO Specifications for Plant Protection Products-fifth edition, 1999.

9.The British Crop Protection Council & The Royal Society of Chemistry, UK, The pesticide Manual, tenth edition, 1994.

 

GIỚI THIỆU HOẠT CHẤT TRIADIMENOL

Công thức cấu tạo:

Tên hoá học: (1RS,2RS;1RS,2SR )-1-(4-chlorophenoxy)-3,3-dimethyl-1-(1H-1,2,4-triazol-=1-yl)butan-2-ol.   

Công thức phân tử:  C14H18 ClN3O2

Khối lượng phân tử: 295,5

Độ hoà tan (ở 200C) trong:

                                    Đồng phân quang học A               Đồng phân quang học B

Nước                                        62 mg/l                         32mg/l

Dichlormethane, isopropanol     100-200 g/l        100-200g/l

Toluene                         20-50g/l            10-20g/l

Hexane:                                    0,1-1g/l             0,1-1

Dạng bên ngoài : dạng tinh thể, không màu .

Độ bền : Cả 2 đồng phân quang học đều bền ở nhiệt độ thường .


Nhóm B&C

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN501-2002

 

THUỐC TRỪ BỆNH CHỨA HOẠT CHẤT TRIADIMENOL

YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Fungicide containing triadimenol

Technical requirements and test methods

 

1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

- Triadimenol kỹ thuật;

- Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có chứa hoạt chất triadimenol dạng nhũ dầu dùng làm thuốc trừ bệnh hại cây trồng;

- Thuốc BVTV có chứa hoạt chất triadimenol dạng bột thấm nước dùng làm thuốc trừ bệnh hại cây trồng.

2. QUI ĐỊNH CHUNG

2.1. Lấy mẫu

Theo 10TCN 386 – 99.

2.2. Hoá chất

Hóa chất  phân tích phải là loại TKPT

Nước cứng theo TCVN 3711-82

2.3. Mức sai lệch cho phép của hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất đăng ký

Mức sai lệch cho phép

%

g/kg hoặc g/l ở 200C

 

  Từ 2,5 trở xuống

  Từ trên 2,5 đến 10

  Từ trên 10 đến 25

  Từ trên 25 đến 50

  Từ trên 50 trở lên 

Từ 25 trở xuống

Từ trên 25 đến 100

Từ trên 100 đến 250

Từ trên 250 đến 500

 

Từ trên 500 trở lên

± 15% hàm lượng đăng ký

± 10% hàm lượng đăng ký

± 6% hàm lượng đăng ký

± 5% hàm lượng đăng ký

± 2,5% 

± 25g/kg hoặc g/l

2.4. Cân phân tích

Cân sử dụng có độ chính xác đến 0,00001g.

3. YÊU CẦU KỸ THUẬT

3.1. Triadimenol kỹ thuật

Triadimenol kỹ thuật là  chất rắn dạng tinh thể không màu với thành phần chính là triadimenol và một phần tạp chất sinh ra trong quá trình sản xuất.

Hoạt chất : Hàm lượng triadimenol đăng ký, khi xác định phải phù hợp với quy định trong mục 2.3.

3.2. Thuốc trừ bệnh có chứa hoạt chất triadimenol dạng nhũ dầu

Sản phẩm  dạng nhũ dầu là hỗn hợp chất lỏng, đồng nhất trong suốt, không lắng cặn của triadimenol kỹ thuật, dung môi và các chất phụ gia.

3.2.1. Hoạt chất

Hàm lượng triadimenol đăng ký khi xác định phải phù hợp với quy định trong mục 2.3.

3.2.2. Tính chất vật lý

Độ bền nhũ tương

Độ tự nhũ ban đầu                                                                               Hoàn toàn 

Độ bền nhũ tương sau 30 phút, lớp kem lớn nhất                                        2 ml

Độ bền nhũ tương sau 2 giờ, lớp kem lớn nhất                                            4 ml

Độ tái nhũ sau 24 giờ                                                                           Hoàn toàn

Độ bền nhũ tương cuối cùng sau 24 giờ30 phút, lớp kem lớn nhất           4 ml

3.2.3. Độ bền bảo quản

3.2.3.1. Ở nhiệt độ O0C

Sau khi bảo quản ở 0 10C trong 7 ngày, thể tích chất lỏng hoặc chất rắn tách lớp : Không lớn hơn 0,3 ml.

3.2.3.2. Ở nhiệt độ 540C

Sau khi bảo quản ở 54 20C trong 14  ngày, sản phẩm phải phù hợp với quy định trong mục 3.2.

3.3.  Thuốc trừ bệnh có chứa hoạt chất triadimenol dạng bột thấm nước

Sản phẩm là hỗn hợp bột màu kem với thành phần chính là triadimenol kỹ thuật và các chất phụ gia.

3.3.1. Hoạt chất

Hàm lượng triadimenol khi xác định phải phù hợp với quy định trong mục 2.3.

3.3.2. Tính chất vật lý

Tỉ suất lơ lửng : Sau khi tạo huyền phù của sản phẩm trong nước chuẩn D ở 30   10C trong 30 phút, hàm lượng triadimenol trong dung dịch huyền phù: Không nhỏ hơn 60%.

3.3.3.  Độ bền bảo quản

Ở nhiệt độ 540C: Sau khi bảo quản ở 54 20C trong 14  ngày, sản phẩm phải phù hợp với quy định trong mục 3.2.

4. PHƯƠNG PHÁP THỬ

4.1. Xác định hàm lượng hoạt chất triadimenol

4.1.1. Nguyên tắc:

Hàm lượng triadimenol được xác định bằng phương pháp sắc ký khí với detector ion hoá ngọn lửa (FID). Dùng di-butyl phtalate làm chất nội chuẩn. Kết quả được tính dựa trên sự so sánh giữa tỉ số số đo diện tích của pic mẫu thử với pic nội chuẩn và tỉ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn.

4.1.2. Hoá chất, dụng cụ, thiết  bị.

Chất chuẩn triadimenol đã biết hàm lượng

Chất nội chuẩn di-butyl phtalate

Dimethyl acetamide

Bình định mức dung tích 10 ml

Cân phân tích

Máy sắc ký khí, detector ion hoá ngọn lửa

Máy tích phân kế hoặc máy vi tính

Cột mao quản SE54 (25 m x 0,53 mm x 0,32 mm) hoặc tương đương

Microxylanh bơm mẫu 5 ml, chia vạch đến 1 ml

Khí Nitơ 99,9%

Khí hydrô 99,9%

Không khí nén dùng cho máy sắc ký khí.

4.1.3.  Chuẩn bị dung dịch

4.1.3.1.  Dung dịch mẫu chuẩn

Cân khoảng 0,01 g chất chuẩn triadimenol và 0,01 g chất nội chuẩn chính xác tới 0,00001 g vào bình định mức 10 ml. Hoà tan và định mức đến vạch bằng dimethyl acetamide.

4.1.3.2.  Dung dịch mẫu thử

Cân lượng mẫu thử chứa khoảng 0,01 g hoạt chất triadimenol và 0,01 g chất nội chuẩn chính xác tới 0,00001 g vào bình định mức 10 ml. Hoà tan và định mức đến vạch bằng dimethylacetamide.

4.1.3.3. Thông số máy

Nhiệt độ cột:                                        2200C

Nhiệt độ buồng bơm mẫu:                  2800C

Nhiệt độ detector:                             3000C

Khí nitơ :                                        10ml/phút

Khí hydrô  :                                 35ml/phút

Không khí:                                 300ml/phút

Khí N2 bổ trợ detetor                     30ml/phút

4.1.4.  Tiến hành phân tích trên máy

Bơm dung dịch  mẫu chuẩn  cho đến khi tỉ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn và pic nội chuẩn thay đổi không lớn hơn 1%. Sau đó, bơm lần lượt dung dịch  mẫu chuẩn và dung dịch  mẫu thử, lặp lại 2 lần . Sai lệch giữa các lần bơm  không lớn hơn 1%.

4.1.5. Tính toán kết quả

Hàm lượng hoạt chất triadimenol ( X ) trong mẫu được tính bằng phần trăm theo công thức:

X =

Fm ´ mc

´ P

Fc´ mm

Trong đó:

Fm : Trung bình tỉ số giữa số đo diện tích của pic mẫu thử và pic nội chuẩn

Fc : Trung bình tỉ số giữa số đo diện tích của pic mẫu chuẩn và pic nội chuẩn

mc : Khối lượng mẫu chuẩn, g

mm : Khối lượng mẫu thử, g

P : Độ tinh khiết của chuẩn, %

4.2. Xác định độ bền nhũ tương:

Theo TCVN - 3711 - 82, mục 3.5.

4.3. Xác định tỷ suất lơ lửng

Theo 10 TCN 102-88.

Xác định lượng triadimenol trong 25 ml dung dịch còn lại dưới đáy ống đong: Sau khi hút 225 ml phía trên, chuyển định lượng toàn bộ dung dịch còn lại dưới đáy ống đong vào một đĩa bay hơi. Cho bay hơi ở nhiệt độ 54oC trong tủ sấy chân không tới trọng lượng không đổi. Xác định hàm lượng hoạt chất triadimenol trong cặn theo  mục 4.1 trong tiêu chuẩn này.

Tính toán kết quả :

Tỉ suất lơ lửng (Y) tính bằng phần trăm theo công thức :

Y  =

111 ´ ( c-q )

c

Trong đó :


q : khối lượng hoạt chất triadimenol trong 25 ml dung dịch còn lại dưới đáy ống đong, g.

p: là hàm lượng cặn trong 25 ml dung dịch trên

l: là khối lượng cặn trong 25 ml dung dịch trên

c : khối lượng hoạt chất triadimenol trong lượng mẫu dùng để xác định tỉ suất lơ lửng, g.

4.4. Xác định độ bền bảo quản

4.4.1. Ở nhiệt độ 00C

Theo 10TCN 433-2001, mục 4.5.2.1.

4.4.2. Ở nhiệt độ 540C

THEO 10TCN 105-88.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TCVN - 3711- 82.

2. 10TCN 102-88.

3. 10TCN - 105 – 88.

4. 10TCN 386 – 99.

5. 10TCN - 433 – 2001.

6. Tài liệu đăng ký thuốc Triadimenol của hãng Bayer.

7. Tài liệu đăng ký thuốc triadimenol của hãng Thuốc trừ sâu Sài gòn.

8. FAO Panel of Expert on Pesticide Specification, Registration Requirements and Application Standards and Prior Informed Consent, Manual on Development and Use of FAO Specifications for Plant Protection Products-fifth edition, 1999.

9. The British Crop Protection Council & The Royal Society of Chemistry, UK, The pesticide Manual, tenth edition, 1994.

 

GIỚI THIỆU HOẠT CHẤT PROPINEB

Công thức cấu tạo:

[-SC(S)NHCH2CH(CH3)NHCS2Zn-]x

Tên hoá học: Polymeric zinc propylenebis(dithiocarbamate)

Công thức phân tử:  (C5H8N2S4Zn)x

Khối lượng phân tử: 289,8

Độ hoà tan ở 20 oC

Trong :  nước                                                    0,01 g/l 

Toluen, hexane, dichloromethane           < 0,1 g/l

Dạng bên ngoài: chất rắn dạng bột,  màu trắng.

Bền ở diều kiện khô. Phân hủy trong môi trường ẩm, axit và kiềm trung tính.


NHÓM B&C

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 502 -2001

 

THUỐC TRỪ BỆNH CHỨA HOẠT CHẤT PROPINEB

YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Fungicide containing propineb

Technical riquirements and test methods

 

1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

- Propineb kỹ thuật;

-Thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất propineb dạng bột thấm nước dùng làm thuốc trừ bệnh hại cây trồng.

2. QUI ĐỊNH CHUNG

2.1. Lấy mẫu

Theo 10TCN 386-99.

2.2. Hoá chất

Hoá chất phân tích phải là loại TKPT.

Nước cứng theo TCVN 3711-82.

2.3. Mức sai lệch cho phép của hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất đăng ký

Mức sai lệch cho phép

%

g/kg hoặc g/l ở 200C

 

  Từ 2,5 trở xuống

  Từ trên 2,5 tới 10

  Từ trên 10 tới 25

  Từ trên 25 tới 50

  Từ trên 50 trở lên 

Từ 25 trở xuống

Từ trên 25 tới 100

Từ trên 100 tới 250

Từ trên 250 tới 500

 

Từ trên 500 trở lên

± 15% hàm lượng đăng ký

± 10% hàm lượng đăng ký

± 6% hàm lượng đăng ký

± 5% hàm lượng đăng ký

± 2,5%

± 25g/kg hoặc g/l

2.4. Cân phân tích

Cân sử dụng chính xác 0,0001g; 0,1g.

3. YÊU CẦU KỸ THUẬT

3.1. Propineb kỹ thuật

Propineb kỹ thuật là bột rời, màu kem với thành phần chính là propineb và một phần tạp chất sinh ra trong quá trình sản xuất.

3.1.1. Hoạt chất

Hàm lượng propineb đăng ký, khi xác định phải phù hợp với quy định trong mục 2.3.

3.1.2. Tạp chất

Hàm lượng nước: Không lớn hơn 2,5%.

3.2. Thuốc trừ bệnh có chứa hoạt chất propineb dạng bột thấm nước

Sản phẩm là hỗn hợp đồng nhất dạng bột mịn,  màu kem với thành phần chính là propineb kỹ thuật và các chất phụ gia.

3.2.1. Hoạt chất

Hàm lượng propineb đăng ký, khi xác định phải phù hợp với quy định trong mục 2.3.

3.2.2. Tạp chất

Hàm lượng nước: Không lớn hơn 2,5 %.

3.2.3. Tính chất vật lý

3.2.3.1. Độ pH ( dung dịch 1% trong nước )

Trong khoảng 5,0 - 9,0.

3.2.3.2. Thử rây ướt

Lượng chất còn lại trên  rây 75mm: Không lớn hơn 2%.

3.2.3.3. Thời gian thấm ướt

Thời gian thấm ướt hoàn toàn:  Không lớn hơn 2,0phút.

3.2.3.4. Tỉ suất lơ lửng

Sau khi taọ huyền phù của sản phẩm trong nước chuẩn D ở 30 ± 1oC trong 30 phút, hàm lượng propineb trong dung dịch huyền phù: Không nhỏ hơn 60%.

3.2.3.5. Độ tạo bọt

Thể tích tạo bọt sau 1 phút: Không lớn hơn 2,5ml.

3.2.4. Độ bền bảo quản

Ở nhiệt độ 54 oC

Sau khi giữ  ở nhiệt độ 54 2oC trong 14 ngày, sản phẩm phải có hàm lượng hoạt chất bằng 95% trở lên so với hàm lượng ban đầu và tính chất vật lý phù hợp với quy định tại 3..2.3.

4. PHƯƠNG PHÁP THỬ

4.1. Xác định hàm lượng hoạt chất propineb

4.1.1. Nguyên tắc

Propineb bị phân hủy bằng axit sulfuric nóng giải phóng ra carbondisulfit. Carbondisulfit được hấp phụ vào dung dịch KOH trong methanol. Lượng kali xanthogenate tạo thành được xác định bằng phương pháp chuẩn độ iốt.

4.1.2. Hoá chất dụng cụ

Chì axetat, dung dịch 10% trong nước

Kali hydroxit, dung dịch 2N trong methanol

Axid axetic, dung dịch 30%

Axid sulfuric đặc

Iốt, dung dịch chuẩn 0,1N

Phenolphtalein, dung dịch 1% trong ethanol

Bình cầu 3 cổ, dung tích 250ml

Ống dẫn khí

Phễu nhỏ giọt

Ống sinh hàn nước 

Bình sục khí, dung tích 50ml

Hạt thủy tinh

Bộ tạo chân không nước

Cốc thủy tinh dung tích 500ml

Buret 50ml

Bếp điện

Cân phân tích, cân kỹ thuật

Lắp dụng cụ như hình vẽ

4.1.3. Tiến hành

Cho dung dịch chì axetat vào tới nửa 2 bình sục khí 1và 2. Cho hạt thủy tinh vào tới nửa bình3, đổ dung dịch KOH đến ngập hạt thủy tinh. Nối đầu ra của bình 3 với bộ tạo chân không .

Cân lượng mẫu thử có chứa khoảng 0,4g hoạt chất propineb chính xác tới 0,0001g vào bình cầu ba cổ, cho 80ml nước cất vào bình cầu, nối sinh hàn, tạo chân không. Cho từ từ 20ml axit sulfuric đặc qua phễu nhỏ giọt vào bình ba cổ. Đun sôi bình trong 1 giờ. Tắt bếp điện. Chuyển dung dịch kali hydroxit từ bình 3 vào cốc 500ml, tráng bình nhiều lần bằng nước cất (300ml). Trung hoà bằng dung dịch axit axetic, dùng chỉ thị phenolphtalein. Thêm 1ml hồ tịnh bột và chuẩn độ ngay lập tức bằng dung dịch iốt chuẩn 0,1N cho đến khi xuất hiện màu xanh tím (V1).

Làm như trên với  mẫu trắng (V2).

4.1.4. Tính toán

Hàm lượng hoạt chất propineb (X) được tính bằng phần trăm theo công thức

X   =

(V1 - V2)   ´ 1,449

m

Trong đó

0,01449 : Lượng propineb tương đương với 1 ml dung dịch iôde 0,1N.

V1          : Thể tích dung dịch iode 0,1N đã dùng để chuẩn mẫu trắng,  ml.

V2          : Thể tích dung dịch iode 0,1N đã dùng để chuẩn mẫu thử,  ml.

m           : Lượng cân mẫu thử, g.

4.2. Xác định hàm lượng nước

Theo 10TCN 231-95, mục 3.7.

4.3. Xác định độ pH

Theo 10TCN 389-99, mục 4..2.

4.4. Thử rây ướt

Theo 10TCN 103-88.

4.5. Xác định thời gian thấm ướt

Theo 10TCN 389-99, mục 4.4.

4.6. Tỉ suất lơ lửng

Theo 10TCN-231-95.

Xác định lượng propineb trong 25 ml dung dịch còn lại dưới đáy ống đong: Sau khi hút 225 ml dung dịch phía trên, chuyển toàn bộ dung dịch còn lại dưới đáy ống đong vào bình cầu ba cổ 250 ml, tráng ống đong bằng lượng nước tối thiểu và xác định khối lượng hoạt chất propineb theo mục 4.1.3 của tiêu chuẩn này.

Tính toán : Tỷ suất lơ lửng Y tính bằng phần trăm theo công thức :

Y   =

111   ´   (c -q)

c

 

Trong đó

c: Khối lượng hoạt chất propineb trong 250 ml dung dịch huyền phù, g. 

q: Khối lượng hoạt chất propineb trong 25 ml dung dịch huyền phù còn lại dưới đáy ống đong được  tính bằng gam theo công thức :

q =  0,01449  x V

V: Thể tích dung dịch I2 0,1 N đã dùng hết để chuẩn độ, ml.

4.7. Xác định độ bọt

4.7.1. Hoá chất, dụng cụ

Nước cứng chuẩn

Ống đong có nút nhám 100 ml, khoảng cách giữa vạch 100 ml với đáy của nút nhám không nhỏ hơn 35 ml và không lớn hơn 40 ml.

4.7.2. Tiến hành

Cân 0,2g mẫu vào ống đong, thêm nước cứng chuẩn đến vạch100ml. Đậy nút, đảo ngược ống đong 30 lần. Để yên 1 phút và xác định thể tích bọt.

4.8. Độ bền bảo quản

Ở nhiệt độ 54oC

Theo 10TCN-105-88.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. 10TCN 103-88, 1988.

2. 10TCN 105-88, 1988.

3. 10TCN 231-95, 1995.

4. 10TCN 386-99,1999.

5. 10 TCN 389-99, 1999.

6. CIPAC Handbook 1.

7. Fao specifications for plan protetion products, 1980.

8. Tài liệu đăng ký thuốc propineb của hãng Bayer.

 

GIỚI THIỆU HOẠT CHẤT IMIBENCONAZOLE

Công thức cấu tạo:

Tên hoá học

4-chlorobenzyl N-(2,4-dichlorophenyl)-2-(1H-1,2,4-triazol-1-yl)=thioacetamidate

Công thức phân tử: C17H13Cl3N4S

Khối lượng phân tử:  411.7

Độ hoà tan ở trong:

Nước                   :       1,7 mg/l (20°C)

Acetone               :      1063 g/l  (25°C)

Xylene                 :        250 g/l  (25°C)

Methanol             :        120 g/l (25°C)

Dạng bên ngoài: Tinh thể mầu vàng nhạt.

Bền ở nhiệt độ thường.


Nhóm B&C

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 503-2002

 

THUỐC TRỪ BỆNH CHỨA HOẠT CHẤT IMIBENCONAZOLE

YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Fungicide containing imibenconazole

Technical requirement and test methods

 

1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

- Imibenconazole kỹ thuật;

- Thuốc bảo vệ thực vật  (BVTV) có chứa  hoạt chất imibenconazole dạng bột thấm nước, dùng làm thuốc trừ bệnh hại cây trồng.

2. QUI ĐỊNH CHUNG

2.1. Lấy mẫu

Theo 10TCN 386-99

2.2.  Hoá chất

Hoá chất là loại tinh khiết phân tích

Nước cứng chuẩn, theo TCVN 3711 -82

Nước cất, theo TCVN 2217 -72

2.3. Mức sai lệch cho phép của hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất đăng ký

Mức sai lệch cho phép

%

g/l hoặc g/kg ở 20o C

 

Từ 2,5 trở xuống

Từ trên 2,5 đến 10

Từ trên 10 đến 25

Từ trên 25 đến 50

 

Từ trên 50 trở lên

Từ 25 trở xuống

Từ trên 25 đến 100

Từ trên 100 đến 250

Từ trên 250 đến 500

 

Từ trên 500 trở lên

± 15 % hàm lượng đăng ký

± 10 % hàm lượng đăng ký

± 6 % hàm lượng đăng ký

± 5 % hàm lượng đăng ký

± 2,5 %

± 25 g/kg hoặc g/l

2.4. Cân phân tích

Cân sử dụng có độ chính xác đến 0,00001 g

3. YÊU CẦU KỸ THUẬT

3.1. Imibenconazole kỹ thuật

Sản phẩm có dạng tinh thể mầu vàng nhạt, với thành phần chính là imibenconazole và tạp chất sinh ra do quá trình sản xuất.

Hoạt chất: Hàm lượng imibenconazole đăng ký khi xác  định phải phù hợp với quy định trong mục 2.3.

3.2. Thuốc trừ bệnh có chứa hoạt chất imibenconazole dạng bột thấm nước

Sản phẩm là hỗn hợp đồng nhất dạng bột mịn, với thành phần chính là imibenconazole kỹ thuật và các chất phụ gia.

3.2.1. Hoạt chất

Hàm lượng imibenconazole đăng ký khi xác định phải phù hợp với quy định trong mục 2.3.

3.2.2. Tạp chất

Hàm lượng nước: Không lớn hơn 1%

3.2.3. Tính chất vật lý

3.2.3.1. Độ pH  (dung dịch 10 % trong nước)

Trong khoảng: 8,0 - 9,5

3.2.3..2. Thời gian thấm ướt

Thời gian thấm ướt hoàn toàn: Không lớn hơn 1,0 phút

3.2.3.3. Tỷ suất lơ lửng

Sau khi tạo huyền phù trong nước cứng chuẩn ( theo TCVN 3711-82) ở

30 ± 1 °C trong 30 phút, hàm lượng imibenconazole trong dung dịch huyền phù không nhỏ hơn 60 %.

3.2.4. Độ bền bảo quản

Ở nhiệt độ 54 °C: Sau khi bảo quản ở 54 ± 2 °C trong 14 ngày, sản phẩm phải phù hợp với quy định trong mục 3.2.

4. PHƯƠNG PHÁP THỬ

4.1. Xác định hàm lượng hoạt chất imibenconazole

4.1.1. Nguyên tắc

Hàm lượng imibenconazole được xác  định bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp với detector tử ngoại (UV), cột pha đảo, dùng fluoranthene làm chất nội chuẩn. Kết

quả  được tính toán dựa trên sự so sánh giữa tỷ số số đo diện tích của pic mẫu thử  với pic nội chuẩn và tỉ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn.

4.1.2. Hoá chất, dụng cụ, thiết  bị

Chất chuẩn imibenconazole đã biết hàm lượng

Chất nội chuẩn fluoranthene

Acetonitril

Nước cất

Bình định mức dung tích 10 ml

Máy sắc ký lỏng cao áp,  detector UV

Máy tích phân kế hoặc máy vi tính

Cột sắc ký lỏng cao áp pha đảo Lichrosorb RP 18 5mm  (250 x 4 mm) hoặc tương đương

Microxylanh bơm mẫu 50 ml chia vạch đến 1 ml

Cân phân tích

4.1.3. Chuẩn bị dung dịch

4.1.3.1. Dung dịch nội chuẩn

Cân khoảng 0,060 g chất nội chuẩn fluoranthene chính xác tới 0,00001 g vào bình định mức 100 ml, hoà tan và định mức tới vạch bằng acetonitril.

4.1.3.2. Dung dịch mẫu chuẩn

Cân khoảng 0,010 g chất chuẩn imibenconazole chính xác tới 0,0001 g vào bình định mức 10 ml, hoà tan và định mức tới vạch bằng acetonitril - dung dịch A. Dùng pipet lấy chính xác 1 ml dung dịch A và 1 ml dung dịch nội chuẩn vào bình định mức 10 ml. Hoà tan và định mức tới vạch bằng acetonitril.

4.1.3.3. Dung dịch mẫu thử

Cân lượng mẫu thử có chứa khoảng 0,010 g imibenconazole chính xác đến 0,00001g vào bình định mức 10 ml, thêm 5 ml acetonitril, lắc trong bể siêu âm 10 phút. Để đến nhiệt độ phòng, hoà tan và định mức tới vạch bằng acetonitril - dung dịch B. Dùng pipet lấy chính xác 1 ml dung dịch A và 1 ml dung dịch nội chuẩn vào bình định mức 10 ml. Hoà tan và định mức tới vạch bằng acetonitril, lọc qua màng lọc 0,45 mm trước khi bơm vào  máy.

4.1.4. Thông số máy

Pha động:  Acetonitril Nước = 75 25 (V/V)

Tốc độ dòng: 1 ml/phút

Bước sóng: 254 nm

Thể tích vòng bơm mẫu: 20 ml

4.1.5. Tiến hành phân tích trên máy

Bơm lần lượt dung dịch mẫu chuẩn cho đến khi tỷ số số đo diện tích của pic  mẫu chuẩn với pic nội chuẩn thay đổi không lớn hơn 1%. Sau đó, bơm lần lượt dung

dịch mẫu chuẩn và dung dịch mẫu thử lặp lại 2 lần (sai lệch giữa các lần bơm không lớn hơn 1%).

4.1.6. Tính toán kết quả


Hàm lượng hoạt chất imibenconazole (X) trong mẫu được tính bằng phần trăm theo công thức:

Trong đó:

Fm : Trung bình tỷ số số đo diện tích của pic mẫu nội chuẩn với pic mẫu thử

Fc  : Trung bình tỷ số số đo diện tích của pic mẫu nội chuẩn với pic mẫu chuẩn

mc : Khối lượng mẫu chuẩn, g

mm: Khối lượng mẫu thử,  g

P   : Độ tinh khiết của chất chuẩn, %

4.2. Xác định hàm lượng nước

Theo 10TCN 231-95, mục 3.7.

4.3. Xác định độ pH

Theo 10TCN 389-99, mục 4..2

4.4.  Xác định thời gian thấm ướt

Theo 10TCN 103 - 88

4.5. Xác định tỷ suất lơ lửng

Theo tiêu chuẩn ngành số 10TCN- 102-88

Xác định lượng imibenconazole trong 25 ml dung dịch còn lại dưới đáy ống đong. Sau khi hút 225 ml phía trên và chuyển định lượng toàn bộ dung dịch còn lại dưới đáy ống đong vào một đĩa bay hơi. Cho bay hơi ở nhiệt độ 54 0C trong tủ xấy chân không tới trọng lượng không đổi. Xác định hàm lượng hoạt chất imibenconazole trong cặn theo mục 4.1. trong tiêu chuẩn này.

Tính toán kết quả:

Tỷ xuất lơ lửng y tính bằng % theo công thức:


Trong đó:

q: Khối lượng hoạt chất imibenconazole trong 25ml dung dịch còn lại dưới ống đong, g

c: Khối lượng hoạt chất imibenconazole trong lượng mẫu dùng xác định tỷ xuất lơ lửng, g

4.6. Độ bền bảo quản

Ở nhiệt độ 54°C: Theo 10TCN 105 – 88

 

TÀI  LIỆU  THAM  KHẢO

1. TCVN 2217 -72

2. TCVN 3711-82

3. 10TCN 102-88

4. 10TCN 103-88

5. 10TCN 386-99

6. 10TCN 325-95

7. 10TCN 389-99

8.The British Crop Protection Council & The Royal Society of Chemistry, UK, the pesticide Manual, tenth edition, 1994.

9. FAO Panel of Expert on Pesticide Specification, Registration Requirements and Application Standards and Prior Informed Consent, Manual on Development and Use of FAO Specifications for Plant Protection Products-fifth edition, 1999.

10. Hokko Chemical indủty Co. Ltd, Technical information of manage 5% Wettable powder, 1994

 

GIỚI THIỆU HOẠT CHẤT OXOLINIC ACID

Công thức cấu tạo:

Tên hoá học: 5- ethyl- 5,8- dihydro-8-oxo [1,3] dioxolo [4,5-g] quinoline-7-cacboxylic acid

Công thức phân tử: C13H11 N O5

Khối lượng phân tử: 261,2

Độ hoà tan (ở 200C) trong:

Dung dịch NaOH  1M                                         20-33%

Xylen                                                                       <1%

n - hexane                                                                 <1%

Methanol                                                                 <1%

Dạng bên ngoài : tinh thể mầu trắng

Độ bền:  Bền trong điều kiện thường, ánh sáng mặt trời và độ ẩm.


Nhóm B&C

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 504-2002

 

THUỐC TRỪ BỆNH CHỨA HOẠT CHẤT OXOLINIC ACID

YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Fungicide containing oxolinic acid

Technical requirements and test methods

 

1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

- Oxolinic acid kỹ thuật;

- Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có chứa hoạt chất oxolinic acid dạng bột thấm nước  dùng làm thuốc trừ bệnh hại cây trồng.

2. QUI  ĐỊNH CHUNG

2.1. Lấy mẫu

Theo tiêu chuẩn ngành số 10TCN 386 - 99

2.2. Hoá chất

Hoá chất dùng cho phân tích là loại TKPT

Nước cất theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN 2217-77

Nước cứng theo  tiêu chuẩn Việt nam   TCVN 3711-82

2.3. Mức sai lệch cho phép của hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất đăng ký

Mức sai lệch cho phép

%

g/kg hoặc g/l ở 200C

 

  Từ 2,5 trở xuống

  Từ trên 2,5 đến 10

  Từ trên 10 đến 25

  Từ trên 25 đến 50

  Từ trên 50 trở lên 

Từ 25 trở xuống

Từ trên 25 đến 100

Từ trên 100 đến 250

Từ trên 250 đến 500

 

Từ trên 500 trở lên

± 15% hàm lượng đăng ký

± 10% hàm lượng đăng ký

± 6% hàm lượng đăng ký

± 5% hàm lượng đăng ký

± 2,5%

± 25g/kg hoặc g/l

2.4. Cân phân tích

Cân sử dụng có độ chính xác đến 0,00001g

3. YÊU CẦU KỸ THUẬT

3.1. Oxolinic acid kỹ thuật:

Sản phẩm có dạng bột tinh thể, mầu nâu sáng với thành phần chính là oxolinic acid và tạp chất sinh ra trong quá trình sản xuất.

Hoạt chất : Hàm lượng oxolinic acid đăng ký, khi xác định phải phù hợp với quy định trong mục 2.3

3.2. Thuốc trừ bệnh có chứa hoạt chất oxolinic acid dạng bột thấm nước

Sản phẩm là hỗn hợp bột mịn, đồng nhất, không vón cục của oxolinic acid kỹ thuật và các chất phụ gia.

3.2.1. Hoạt chất

Hàm lượng oxolinic acid đăng ký, khi xác định phải phù hợp với quy định trong mục 2.3

3.2.2. Tính chất vật lý

3.2.2.1. Độ pH ( dung dịch 1% trong nước) : 6,9 ± 0,5

3.2.2.2. Thử rây ướt

Lượng chất còn lại trên rây 75mm không lớn hơn 1%

3.2.2.3. Tỷ suất lơ lửng

Sau khi tạo huyền phù của sản phẩm trong nước cứng chuẩn ở nhiệt độ 30 ± 1°C trong 30 phút, hàm lượng oxolinic acid trong dung dịch huyền phù không nhỏ hơn 80%

3.2.2.4. Thời gian thấm ướt

Thời gian thấm ướt hoàn toàn không lớn hơn 2 phút.

3.2.3. Độ bền bảo quản

Ở nhiệt độ 540C: Sau khi bảo quản ở 54 20C trong 14 ngày, sản phẩm phải phù hợp với quy định trong mục 3.2.

4. PHƯƠNG PHÁP THỬ

4.1. Xác định hàm lượng hoạt chất oxolinic acid

4.1.1. Nguyên tắc:

Hàm lượng oxolinic acid được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp, với detector tử ngoại, cột pha đảo, dùng P-nitrophenol làm chất nội chuẩn. Kết quả

được tính dựa trên sự so sánh giữa tỷ số số đo diện tích của pic mẫu thử với pic nội chuẩn và tỷ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn.

4.1.2. Hoá chất, dụng cụ, thiết bị.

Axit citric

Tri-n-octylamin

Axit clorhydric

Dimethyl sulfoxide

Chất chuẩn oxolinic acid đã biết hàm lượng

Chất nội chuẩn P-nitrophenol

Bình định mức dung tích 10 ml

Cốc dung tích 1lit

Cân phân tích

Máy sắc ký lỏng cao áp

Máy tích phân kế hoặc máy vi tính

Cột pha đảo ODS 5mm (150 ´ 4 mm) hoặc tương đương

Micro xylanh bơm mẫu 50 ml, chia vạch đến 1 ml

4.1.3. Chuẩn bị dung dịch

4.1.3.1. Dung môi pha động

Dung dịch 1: Hoà tan 2,94 g axit citric trong 700 ml nước cất

Dung dịch 2: Lấy 31 ml tri n-octyl amin, thêm tetrahydrofuran đến 100 ml

Trộn lẫn dung dịch 1 và 2, thêm 200 ml acetonitril. Lọc dung dịch qua màng lọc 0.45 mm.

4.1.3.2.Dung dịch nội chuẩn

Hỗn hợp axit clohydric -dimethylsulfocide: Vừa khuấy vừa thêm từ từ 10 ml axit clorhydric vào 500 ml dimethylsulfoxide.

Cân 100 mg chất nội chuẩn P- nitrophenol vào bình định mức100 ml. Hoà tan và định mức tới vạch bằng hỗn hợp axit clohydric -dimethyl sulfoxide .

4.1.3.3. Dung dịch mẫu chuẩn

Cân khoảng 0,025 g chất chuẩn oxolinic acid chính xác tới 0,00001 g vào bình định mức 10 ml, thêm 9 ml hỗn hợp axit clohydric - dimethyl sulfoxide. Hoà tan chuẩn bằng cách đặt bình vào bể ổn nhiệt ở 60oC trong 30 phút. Để nguội đến nhiệt độ phòng và định mức tới vạch bằng hỗn hợp axit clohydric - dimethyl sulfoxide.

Dùng pipét lấy chính xác 1 ml dung dịch trên vào bình định mức 10 ml thêm

1 ml dung dịch nội chuẩn và định mức tới vạch bằng hỗn hợp axit clohydric - dimethyl sulfoxide .

4.1.3.4. Dung dịch mẫuthử

Cân lượng mẫu chứa khoảng 0,025 g hoạt chất chính xác tới 0,00001 g vào bình định mức 10 ml, thêm 9 ml hỗn hợp axit clohydric- dimethyl sulfoxide, hoà tan mẫu bằng cách đặt bình vào bể ổn nhiệt ở 60oC trong 30 phút. Để nguội đến nhiệt độ phòng và định mức tới vạch bằng hỗn hợp axit clohydric - dimethyl sulfoxide. Dùng pipét lấy chính xác 1 ml dung dịch trên vào bình định mức 10 ml thêm 1ml dung dịch nội chuẩn và định mức tới vạch bằng hỗn hợp axit clohydric - dimethyl sulfoxide . Lọc dung dịch qua màng lọc 0. 45 mm trước khi bơm vào máy.

4.1.4. Thông số máy

Dung môi pha động: như phần 4.1.3.1.

Tốc độ dòng:                 1,0 ml/ph

Bước sóng :                 330 nm

Thể tích vòng bơm mẫu : 20 ml

4.1.5. Tiến hành phân tích trên máy

Bơm dung dịch mẫu chuẩn cho đến khi tỷ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn thay đổi không lớn hơn 1%. Sau đó, bơm lần lượt dung dịch mẫu chuẩn và dung dịch mẫu thử lặp lại 2 lần (tỷ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn thay đổi không lớn hơn 1% ).

4.1.6. Tính toán kết quả

Hàm lượng hoạt chất oxolinic acid ( X ) trong mẫu được tính bằng phần trăm theo công thức:

X =

Fm ´ mc

´ P

Fc´ mm

Trong đó:

Fm  : Trung bình tỷ số số đo diện tích  của píc mẫu thử với pic nội chuẩn     

Fc   : Trung bình tỷ số số đo  diện tích  của píc mẫu chuẩn với pic nội chuẩn

mc  : Khối lượng mẫu chuẩn, g

m   : Khối lượng mẫu thử, g

P    : Độ tinh khiết của chất chuẩn, %

4.2. Xác định độ pH

Theo tiêu chuẩn ngành số 10TCN 389-99, mục 4.2

4.3. Xác định lượng chất còn lại sau khi thử rây ướt

Theo tiêu chuẩn ngành số 10TCN 103-88

4.4. Xác định thời gian thấm ướt

Theo tiêu chuẩn ngành số 10TCN 389-99, mục 4.4

4.3. Xác định tỷ suất lơ lửng

Theo tiêu chuẩn ngành số 10TCN- 102-88.

Lượng oxolinic acid trong 25 ml dung dịch còn lại dưới đáy ống đong được xác định như sau: Sau khi hút 225 ml phía trên, chuyển định lượng toàn bộ dung dịch còn lại dưới đáy ống đong vào một đĩa bay hơi. Cho bay hơi ở nhiệt độ 540C trong tủ sấy chân không tới trọng lượng không đổi. Xác định hàm lượng hoạt hoạt chất oxolinic acid trong cặn theo mục 4.1 của tiêu chuẩn này.

Tính toán kết quả suất lơ lửng y tính bằng phần trăm theo công thức:

y =

111  ´  (c-q)

c

Trong đó:

q: Khối lượng hoạt chất oxolinic acid  trong 25 ml còn lại dưới đáy ống đong,g

c: Khối lượng hoạt chất oxolinic acid  trong lượng mẫu dùng để xác định tỷ suất lơ lửng, g

4.2. Xác định độ bền bảo quản

Ở nhiệt độ 540C

Theo tiêu chuẩn ngành số  10TCN 105-88

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TCVN .2217-77

2. TCVN 3711-82

3. 10TCN 102-88

4. 10TCN 103-88

5. 10TCN 105 - 88

6. 10TCN 386 - 99

7. 10TCN 389-99

8. FAO Panel of Expert on Pesticide Specification, Registration Requirements and application Standards and Prior Informed Consent, Manual on Development and Use of FAO Specifications for Plant Protection Products-fifth edition, 1999.

9. Sumitomo Chemical Co. Ltd., Application for the registration Starner 20WP,  November 8- 1990

10.The British Crop Protection Council & The Royal Society of Chemistry, UK, The pesticide Manual, tenth edition, 1994.

 


GIỚI THIỆU HOẠT CHẤT TRIFLURALIN

Công thức cấu tạo:

Tên hoá học: a,a,a-trifluoro-2,6-dinitro-N,N-dipropyl-p-toluidine.

Công thức phân tử:  C13H16 F3N3O

Khối lượng phân tử: 335.3

Độ hoà tan (ở 250C) trong: 

Nước(pH=7)                                                                        0,221 mg/l

Acetone, chloroform, acetonitrile, toluene, ethylacetate   > 1000 g/l

Methanol                                                                             30-40 g/l

Hexane:                                                                            50-67 g/l

Dạng bên ngoài : dạng tinh thể, màu vàng cam

Bền ở nhiệt độ 52 oC


Nhóm B&C

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 505-2001

 

THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT TRIFLURALIN

YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Herbicide containing trifluralin

Technical requirements and test methods

 

1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

- Trifluralin kỹ thuật;

- Thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Trifluralin dạng nhũ dầu dùng làm thuốc trừ cỏ hại cây trồng.

2. QUI ĐỊNH CHUNG

2.1. Lấy mẫu

Theo 10TCN 386 – 99.

2.2. Hoá chất

Hóa chất phân tích phải là loại TKPT.

Nước cứng theo TCVN 3711-82.

2.3. Mức sai lệch cho phép của hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất đăng ký

Mức sai lệch cho phép

%

g/kg hoặc g/l ở 200C

 

  Từ 2,5 trở xuống

  Từ trên 2,5 đến 10

  Từ trên 10 đến 25

  Từ trên 25 đến 50

  Từ trên 50 trở lên 

Từ 25 trở xuống

Từ trên 25 đến 100

Từ trên 100 đến 250

Từ trên 250 đến 500

 

Từ trên 500 trở lên

± 15% hàm lượng đăng ký

± 10% hàm lượng đăng ký

± 6% hàm lượng đăng ký

± 5% hàm lượng đăng ký

± 2,5% 

± 25g/kg hoặc g/l

2.4. Cân phân tích

Cân sử dụng có độ chính xác đến : 0,00001g

3. YÊU CẦU KỸ THUẬT

3.1. Trifluralin kỹ thuật:

Sản phẩm là  chất rắn dạng tinh thể  có màu vàng cam với thành phần chính là Trifluralin và một phần tạp chất sinh ra trong quá trình sản xuất.

Hoạt chất : Hàm lượng Trifluralin đăng ký, khi xác định phải phù hợp với quy định trong mục 2.3.

3.2. Thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Trifluralin dạng nhũ dầu

Sản phẩm dạng nhũ dầu là hỗn hợp chất lỏng, đồng nhất trong suốt, không lắng cặn của Trifluralin kỹ thuật, dung môi và các chất phụ gia.

3.2.1. Hoạt chất

Hàm lượng Trifluralin đăng ký, khi xác định phải phù hợp với quy định trong mục 2.3.

3.2.2. Tính chất vật lý

Độ bền nhũ tương

Độ tự nhũ ban đầu                                                                         Hoàn toàn

Độ bền nhũ tương sau 30 phút, lớp kem lớn nhất                                2 ml

Độ bền nhũ tương sau 2 giờ, lớp kem lớn nhất                                   4 ml

Độ tái nhũ sau 24 giờ                                                                    Hoàn toàn

Độ bền nhũ tương cuối cùng sau 24giờ 30 phút, lớp kem lớn nhất      4 ml

3.2.3. Độ bền bảo quản

3.2.3.1. Ở nhiệt độ O0C

Sau khi bảo quản ở 0 10C trong 7 ngày, thể tích chất lỏng hoặc chất rắn tách lớp không lớn hơn 0,3 ml.

3.2.3.2. Ở nhiệt độ 540C

Sau khi bảo quản ở 54 20C trong 14 ngày, sản phẩm phải phù hợp với quy định trong mục 3.2.

4. PHƯƠNG PHÁP THỬ

4.1. Xác định hàm lượng hoạt chất Trifluralin

4.1.1. Nguyên tắc:

Hàm lượng Trifluralin được xác định bằng phương pháp sắc ký khí với detector ion hoá ngọn lửa (FID). Dùng di-isobutyl phtalate làm chất nội chuẩn. Kết quả được tính dựa trên sự so sánh giữa tỉ số số đo diện tích của pic mẫu thử với pic nội chuẩn và tỉ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn.

4.1.2. Hoá chất, dụng cụ, thiết bị.

Chất chuẩn Trifluralin đã biết hàm lượng

Chất nội chuẩn di-isobutyl phtalate

Acetone

Bình định mức dung tích 10 ml

Cân phân tích

Máy sắc ký khí, detector FID

Máy tích phân kế hoặc máy vi tính

Cột mao quản (15 m ´ 0,53 mm ´ 1,5 mm) SE54 hoặc tương đương

Microxylanh bơm mẫu 5 ml, chia vạch đến 1 ml

Khí Nitơ 99,9%

Khí hydrô 99,9%

Không khí nén dùng cho máy sắc ký khí

4.1.3.  Chuẩn bị dung dịch

4.1.3.1. Dung dịch nội chuẩn

Cân 0,06 g di-isobutyl phtalate chính xác tới 0,00001 g vào bình định mức 25ml. Hoà tan và định mức đến vạch bằng Acetone. Dung dịch A

4.1.3.2. Dung dịch mẫu chuẩn

Cân khoảng 0,01 g chất chuẩn Trifluralin chính xác tới 0,00001 g vào bình định mức 10 ml. Hoà tan và định mức tới vạch bằng Acetone. Dung dịch B

Lấy 5 ml dung dịch B vào bình định mức 10 ml. Thêm 2ml dung dịch A. Hoà tan và định mức tới vạch bằng Acetone.

4.1.3.3. Dung dịch mẫu thử

Cân mẫu thử chứa khoảng 0,01 g hoạt chất Trifluralin chính xác tới 0,00001 g vào bình định mức 10 ml. Hoà tan và định mức tới vạch bằng Acetone. Dung dịch C

Lấy 5 ml dung dịch C vào bình định mức 10 ml, thêm 2 ml dung dịch A. Hoà tan và định mức tới vạch bằng acetone.

4.1.4. Thông số máy

Nhiệt độ cột:                               1500C

Nhiệt độ buồng bơm mẫu:          2050C

Nhiệt độ detector:                     2800C

Khí nitơ :                                     25 ml/phút

Khí hydrô  :                               35 ml/phút

Không khí:                                 300 ml/phút

Khí N2 bổ trợ detector                 30 ml/phút

Thể tích bơm mẫu                     1 ml

4.1.5. Tiến hành phân tích trên máy

Bơm dung dịch  mẫu chuẩn  cho đến khi tỉ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn và pic nội chuẩn thay đổi không lớn hơn 1%. Sau đó, bơm lần lượt dung dịch  mẫu chuẩn và dung dịch  mẫu thử, lặp lại 2 lần. Sai lệch giữa các lần bơm không lớn hơn 1%. 

4.1.6. Tính toán kết quả

Hàm lượng hoạt chất Trifluralin ( X ) trong mẫu được tính bằng phần trăm theo công thức:

X =

Fm ´ mc

´ P

Fc´ mm

Trong đó:

Fm  : Tỉ số trung bình giữa số đo diện tích của pic mẫu thử và pic nội chuẩn

Fc   : Tỉ số trung bình giữa số đo diện tích của pic mẫu chuẩn và pic nội chuẩn

mc  : Khối lượng mẫu chuẩn, g

mm : Khối lượng mẫu thử, g

P    : Độ tinh khiết của chất chuẩn, %

4.2. Xác định độ bền nhũ tương:

Theo TCVN - 3711 - 82, mục 3.5

4.3. Xác định độ bền bảo quản

4.3.1. Ở nhiệt độ 00C

Theo 10TCN 433-2001, mục 4.5.2.

4.3.2. Ở nhiệt độ 540C

Theo 10TCN 105-88.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TCVN - 3711- 82

2. 10TCN - 105 - 88

3. 10TCN 386 - 99

5. 10TCN 433-2001

6. TàI liệu đăng ký thuốc Trifluralin của hãng Agan chemical manufactures LTD.

7. Fao specifications for plant protection products, 1988

8. FAO Panel of Expert on Pesticide Specification, Registration Requirements and Application Standards and Prior Informed Consent, Manual on Development and Use of FAO Specifications for Plant Protection Products-fifth edition, 1999.

9. The British Crop Protection Council & The Royal Society of Chemistry, UK, The pesticide Manual, tenth edition, 1994.

 

GIỚI THIỆU HOẠT CHẤT CINMETHYLIN

Công thức cấu tạo:

Tên hoá học : (1RS,2SR,4SR)-1,4-epoxy-p-menth-2yl 2-methylbenzyl ether

Công thức phân tử : C18H26O2

Khối lượng phân tử :  274,4

Độ hoà tan:

Trong nước                               63 mg/l (ở 20oC).

Tan trong dung môi hữu cơ.

Dạng bên ngoài: chất lỏng màu hổ phách xẫm.

Độ bền: bền đén nhiệt độ 145 oC.


Nhóm B&C

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 506 -2002

 

THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT CINMETHYLIN

YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Herbicide containing cinmethylin

Technical requirements and test methods

 

1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

- Cinmethylin kỹ thuật;

- Thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất cinmethylin dạng nhũ dầu, dùng làm thuốc trừ cỏ hại cây trồng.

2. QUI ĐỊNH CHUNG

2.1. Lấy mẫu

Theo 10TCN 386-99.

2.2. Hoá chất

Hóa chất phân tích phải là TKPT.

Nước cứng chuẩn theo TCVN 3711-82.

2.3. Mức sai lệch cho phép của hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất đăng ký

Mức sai lệch cho phép

%

g/kg hoặc g/l ở 200C

 

  Từ 2,5 trở xuống

  Từ trên 2,5 đến 10

  Từ trên 10 đến 25

  Từ trên 25 đến 50

  Từ trên 50 trở lên 

Từ 25 trở xuống

Từ trên 25 đến 100

Từ trên 100 đến 250

Từ trên 250 đến 500

 

Từ trên 500 trở lên

± 15% hàm lượng đăng ký

± 10% hàm lượng đăng ký

± 6% hàm lượng đăng ký

± 5% hàm lượng đăng ký

± 2,5%

± 25g/kg hoặc g/l

2.4. Cân phân tích

Cân sử dụng có độ  chính xác đến 0,0001g.

3. YÊU CẦU KỸ THUẬT

3.1. Cinmethylin kỹ thuật

Sản phẩm dạng lỏng, màu hổ phách xẫm với thành phần chính là cinmethylin và một phần tạp chất sinh ra trong quá trình sản xuất

Hoạt chất: Hàm lượng cinmethylin, khi xác định phải phù hợp với quy định trong mục 2.3.

3.2. Thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất cinmethylin dạng nhũ dầu.

Sản phẩm là hỗn hợp chất lỏng đồng nhất, trong suốt với thành phần chính là cinmethylin kỹ thuật, dung môi và các chất phụ gia.

3.2.1. Hoạt chất

Hàm lượng cinmethylin, khi xác định phải phù hợp với quy định trong mục 2.3.

3.2.2. Tính chất vật lý

3.2.2.1. Độ pH ( dung dịch 1% trong dioxane và nước ) :              3,4  ±  0,5

3.2.2.2. Độ bền nhũ tương

Độ tự nhũ ban đầu                                                                    Hoàn toàn

Độ bền nhũ tương sau 30 phút, lớp kem lớn nhất                                   2 ml

Độ bền nhũ tương sau 2 giờ, lớp kem lớn nhất                                      4 ml

Độ tái nhũ sau 24 giờ                                                                Hoàn toàn

Độ bền nhũ tương cuối cùng sau 24 giờ 30 phút, lớp kem lớn nhất        4 ml

3.2.3. Độ bền bảo quản

3.2.3.1. Ở nhiệt độ O0C

Sau khi bảo quản ở 0 10C trong 7 ngày, thể tích chất lỏng hoặc chất rắn tách lớp không lớn hơn 0,3 ml

3.2.3.2. Ở nhiệt độ 540C

Sau khi bảo quản ở 54 20C trong 14 ngày, sản phẩm phải có hàm lượng hoạt chất và tính chất vật lý phù hợp với quy định trong mục 3..2.

4. PHƯƠNG PHÁP THỬ

4.1. Xác định hàm lượng hoạt chất cinmethylin

4.1.1. Nguyên tắc

Hàm lượng cinmethylin được xác định bằng phương pháp sắc ký khí, với detector ion hóa ngọn lửa(FID). Kết quả tính toán dựa trên sự so sánh giữa số đo diện tích hoặc chiều cao của pic mẫu thử và số đo diện tích hoặc chiều cao của pic mẫu chuẩn

4.1.2. Hoá chất, dụng cụ, thiết bị

Chất chuẩn cinmethylin đã biết trước hàm lượng

Ethyl acetate

Bình định mức dung tích 10 ml

Cân phân tích

Máy sắc ký khí, detector FID

Máy tích phân kế hoặc máy vi tính

Cột mao quản (15 m ´ 0,53 mm  ´ 1,5 mm ) SE30 hoặc tương đương

Micro xy lanh bơm mẫu 10 ml, có chia vạch đến 1 mm

Khí hydro 99,9%

Khí nitơ 99,9%

Không khí nén dùng cho  máy sắc ký khí.

4.1.3. Chuẩn bị dung dịch

4.1.3.1. Dung dịch mẫu chuẩn

Cân khoảng 0,01 g chất chuẩn cinmethylin xác tới 0,00001 g vào bình định mức 10 ml, hoà tan và định mức đến vạch bằng ethyl acetate.

4.1.3.2. Dung dịch mẫu thử

Cân lượng mẫu thử có chứa khoảng 0,01 g hoạt chất cinmethylin chính xác đến 0,00001 g vào bình định mức 10 ml, hoà tan và định mức đến vạch bằng ethyl acetate.

4.1.4. Điều kiện phân tích

Nhiệt độ lò                              185oC

Nhiệt độ buồng bơm mẫu        200 oC

Nhiệt độ detector                     240 oC

Khí nitơ                                   40 ml/phút

Khí hydro                                35 ml/phút

Không khí                               350 ml/phút

Khí N2 bổ trợ detector                       30 ml/phút

Thể tích bơm                           1ml

4.1.5. Tiến hành phân tích trên máy

Bơm dung dịch mẫu chuẩn cho đến khi  số đo diện tích (hoặc chiều cao) của pic thay đổi không quá 1%. Sau đó, bơm lần lượt dung dịch mẫu chuẩn và mẫu thử, lặp lại 2 lần (số đo diện tích của pic mẫu chuẩn thay đổi không lớn hơn 1% so với giá trị ban đầu).

4.1.6. Tính toán kết quả

Hàm lượng hoạt chất cinmethylin (X) trong mẫu được tính bằng phần trăm theo công thức:

X =

Sm ´ mc

´ P

Sc´ mm

Trong đó:

Sm :  Số đo trung bình  diện tích hoặc chiều cao của pic mẫu thử.

Sc  :  Số đo trung bình diện tích hoặc chiều cao của pic mẫu chuẩn.

mc : Khối lượng mẫu chuẩn, g

mm: Khối lượng mẫu thử, g

P   : Độ tinh khiết của chất chuẩn, %

4.2. Xác định độ bền nhũ tương

Theo TCVN 3711 - 82, mục 3.5.

4.3. Xác định độ pH

Theo 10TCN-389-99, mục 4.2

4.4. Độ bền bảo quản

4.4.1. Ở nhiệt độ 54oC

Theo 10TCN-105-88.

4.4.2. Ở nhiệt độ 0 oC

Theo 10TCN 433 - 2001, mục 4.5.2.1.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TCVN 3711 - 82

2. 10TCN 105-88.

3. 10TCN 386-99

4. 10TCN 389-99, mục 4.2

5. 10TCN 433 - 2001

6. Tài liệu đăng ký thuốc cinmethylin của hãng Shell argriculture

7. FAO Panel of Expert on Pesticide Specification, Registration Requirements and Application Standards and Prior Informed Consent, Manual on Development and Use of FAO Specifications for Plant Protection Products-fifth edition, 1999.

8. The British Crop Protection Council & The Royal Society of Chemistry, UK, The pesticide Manual, tenth edition, 1994.

 

GIỚI THIỆU HOẠT CHẤT SETHOXYDIM

Công thức cấu tạo:

Tên hoá học: (±)- (Ethoxyiminobatyl) -5-[2-(ethylthio)propyl]-3-hydroxy cyclohex-2-enone

Công thức phân tử:  C17H29 N O3S 

Khối lượng phân tử: 327,5 

Độ hoà tan (ở 200C) trong: 

Nước :                                          25ppm ở  pH=4

                                                4700ppm ở  pH=7

Dễ tan trong hầu hết các dung môi hữu cơ

Dạng bên ngoài : Chất lỏng có dạng dầu ,  không mầu,  không  mùi.

Độ bền:  không bền với dung dịch axit, nhiệt độ và ánh sáng, bền trong môi trường kiềm


Nhóm B&C

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 507-2002

 

THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT SETHOXYDIM

YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Herbicide containing sethoxydim

Technical requirements and test methods

 

1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

- Sethoxydim kỹ thuật;

- Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có chứa   hoạt chất sethoxydim dạng nhũ dầu  dùng làm thuốc trừ cỏ hại cây trồng.

2. QUI ĐỊNH CHUNG

2.1. Lấy mẫu

Theo tiêu chuẩn ngành số 10TCN 386 - 99

2.2. Hoá chất, thuốc thử, dung môi

Loại tinh khiết phân tích.

2.3. Mức sai lệch cho phép của hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất đăng ký

Mức sai lệch cho phép

%

g/kg hoặc g/l ở 200C

 

  Từ 2,5 trở xuống

  Từ trên 2,5 tới 10

  Từ trên 10 tới 25

  Từ trên 25 tới 50

  Từ trên 50 trở lên 

Từ 25 trở xuống

Từ trên 25 tới 100

Từ trên 100 tới 250

Từ trên 250 tới 500

 

Từ trên 500 trở lên

± 15% hàm lượng đăng ký

± 10% hàm lượng đăng ký

± 6% hàm lượng đăng ký

± 5% hàm lượng đăng ký

± 2,5% hàm lượng đăng ký

± 25g/kg hoặc g/l

2.4. Cân phân tích

Cân sử dụng có độ chính xác: 0,0001g

2.5. Kết qủa thử nghiệm

Các phép thử tiến hành ít nhất trên 2 lượng cân mẫu thử.

3. YÊU CẦU KỸ THUẬT

3.1. Sethoxydim kỹ thuật:

Sản phẩm là chất lỏng dạng dầu, không mầu với thành phần chính là sethoxydim và tạp chất sinh ra trong quá trình sản xuất.

Hoạt chất : Hàm lượng sethoxydim, khi xác định phải phù hợp với quy định trong mục 2.3

3.2. Thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất sethoxydim dạng nhũ dầu

Sản phẩm dạng nhũ dầu là hỗn hợp chất lỏng, đồng nhất trong suốt, không lắng cặn của sethoxydim kỹ thuật, dung môi và các chất phụ gia.

3.2.1. Hoạt chất

Hàm lượng sethoxydim khi xác định phải phù hợp với quy định trong mục 2.3

3.2.2. Tính chất vật lý

Độ bền nhũ tương

Độ tự nhũ ban đầu                                                                       Hoàn toàn

Độ bền nhũ tương sau 30 phút, lớp kem lớn nhất                                  2ml

Độ bền nhũ tương sau 2 giờ, lớp kem lớn nhất                                      4ml

Độ tái nhũ sau 24 giờ                                                                    Hoàn toàn

Độ bền nhũ tương cuối cùng sau 24 giờ30 phút, lớp kem lớn nhất       4ml

3.2.3. Độ bền bảo quản

3.2.3.1. Ở nhiệt độ O0C

Sau khi bảo quản ở 0 10C trong 7 ngày, thể tích chất lỏng hoặc chất rắn tách lớp không lớn hơn 0,3ml

3.2.3.2. Ở nhiệt độ 540C

Sau khi bảo quản ở 54 20C trong 14 ngày, sản phẩm phải phù hợp với quy định trong mục 3.2.

4. PHƯƠNG PHÁP THỬ

4.1. Xác định hàm lượng hoạt chất sethoxydim

4.1.1.  Nguyên tắc:

Hàm lượng sethoxydim được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp, với cột pha thuận , dùng thymol làm chất nội chuẩn. Kết quả được tính dựa trên sự so sánh giữa tỷ số số đo diện tích của pic mẫu thử với pic nội chuẩn và tỷ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn.

4.1.2. Hoá chất, dụng cụ, thiết bị.

n-hexan

Axit acetic ( 20% )

Rượu etylic

Chất chuẩn sethoxydim đã biết hàm lượng

Chất nội chuẩn thymol

Ethyl acetat

Bình định mức dung tích 10ml

Cân phân tích

Máy sắc ký lỏng cao áp

Máy tích phân kế hoặc máy vi tính

Cột Lichrosorb CN (250mm x 4mm)

Microxylanh bơm mẫu 50ml, chia vạch đến 1ml

4.1.3. Chuẩn bị dung dịch

4.1.3.1. Dung môi pha động : Pha động là hỗn hợp dung môi theo tỷ lệ :

n-hexan:              1000ml

Ethyl acetate:        10ml

Acide acetic :        10ml

Rượu etylic:           0,5ml

4.1.3.2. Dung dịch nội chuẩn

Cân khoảng 2g chất nội chuẩn thymol chính xác tơi 0,01g vào bình định mức 100ml. Hoà tan trong khoảng 40ml n-hexan. định mức tới vạch, lắc đều.

4.1.3.3. Dung dịch mẫu chuẩn

Cân khoảng 0,100g chất chuẩn sethoxydim-Li chính xác tới 0,0001g vào bình nón 50ml, thêm 0,5 ml dung dịch acide acetic 20%, để yên trong 5 phút, thêm 10 ml dung dịch nội chuẩn và 10ml n-hexan. Đậy nút, lắc trong 5 phút. Để yên dung dịch trong 1 giờ cho đến khi lớp n-hexan trong suốt. Dùng micropipet hút 0,2ml lớp n-hexan, chuyển vào lọ nhỏ (4ml) và pha loãng bằng 1ml n-hexan. Lắc đều.

4.1.3.2. Dung dịch mẫu thử

Cân lượng mẫu chứa khoảng 0,100mg hoạt chất sethoxydim chính xác tới 0,0001g vào bình nón 50ml. thêm 0,5 ml dung dịch acide acetic 20%, để yên trong 5 phút, thêm 10 ml dung dịch nội chuẩn và 10ml n-hexan. Đậy nút, lắc trong 5 phút. Để yên dung dịch

trong 1 giờ cho đến khi lớp n-hexan trong suốt. Dùng micropipet hút 0,2ml lớp n-hexan, chuyển vào lọ nhỏ (4ml) và pha loãng bằng 1ml n-hexan. Lắc đều.

4.1.4. Thông số máy

Pha động là hỗn hợp dung môi theo tỷ lệ :

n-hexan:              1000ml

Ethyl acetate:          10ml

Acide acetic :           10ml

Rượu etylic:           0,5ml

Bước sóng:                           280nm

Tốc độ dòng :                   2 ml /phút

Thể tích vòng bơm mẫu : 20ml

4.1.5. Tiến hành phân tích trên máy

Bơm dung dịch mẫu chuẩn cho đến khi tỷ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn thay đổi không lớn hơn 1%. Sau đó, bơm lần lượt dung dịch mẫu chuẩn và dung dịch mẫu thử lặp lại 2 lần (tỷ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn thay đổi không lớn hơn 1%).

4.1.6. Tính toán kết quả

Hàm lượng hoạt chất sethoxydim-Li ( X ) trong mẫu được tính bằng phần trăm theo công thức:

X =

Fm ´ mc

´ P  ´  0,9822  

Fc´ mm

Trong đó:

Sm   : Tỷ số số đo trung bình diện tích của píc mẫu thử với pic nội chuẩn

Sc   :  Tỷ số số đo trung bình diện tích của píc mẫu chuẩn với pic nội chuẩn

mc  :  Khối lượng mẫu chuẩn, g

mm :  Khối lượng mẫu thử, g

P    :  Độ tinh khiết của chất chuẩn, %

0,9822:  Tỷ lệ của khối lượng phân tử sethoxydim với sethoxydim-Li

4.2. Xác định độ bền nhũ tương:

Theo tiêu chuẩn Việt nam số TCVN - 3711 - 82, mục 3.5

4.3. Xác định độ bền bảo quản

4.3.1. Ở nhiệt độ 0oC

Theo tiêu chuẩn ngành số 10TCN 433-2001, mục 4..2.5.1

4.3.2. Ở nhiệt độ 54oC

Theo tiêu chuẩn ngành số 10TCN 105-88

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TCVN - 3711- 82, mục 3.5

2. 10TCN - 105 - 88

3. 10TCN 386 - 99

4. 10TCN-433-2001, mục 4.5.2.1

5.Crop Protection Publication, The pesticide Manual, 1996

6. Fao specifications for plant protection products, Fenthion, 1988

7. Technical report on Sethoxydim, Nipon Soda Co.Ltd, October-1981