ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2010/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 17 tháng 9 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ PHỤC VỤ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG, GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 – 2020.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Nghị quyết số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội về việc thi hành Luật Luật sư;
Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư;
Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 – 2020”.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 613/TTr-STP ngày 16/8/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Đề án “Phát triển đội ngũ hành nghề luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn từ năm 2010 – 2020.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và được đăng công báo tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Đoàn Luật sư tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ PHỤC VỤ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG, GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26 /2010/QĐ-UBND Ngày 17 tháng 9 năm 2010 của UBND tỉnh Vĩnh Long).
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đặt ra định hướng phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư, phục vụ cho công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế;
Nghị quyết số 08-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nêu rõ một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước là đào tạo, bồi dưỡng để hình thành và phát triển được đội ngũ chuyên gia pháp luật và luật sư am hiểu luật pháp quốc tế, giỏi ngoại ngữ, có đủ khả năng tham gia tranh tụng quốc tế;
Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW. Việc xây dựng các giải pháp tổng thể, trong đó bao gồm giải pháp về đào tạo bồi dưỡng và giải pháp chính sách khuyến khích phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế là rất cần thiết. Do đó, việc xây dựng Đề án phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế để thực hiện là phù hợp trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Nghị quyết số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội về việc thi hành Luật Luật sư;
Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư;
Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 – 2020”.
III. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ
1. Đánh giá về tổ chức hành nghề luật sư:
Tính đến 01/6/2010, Vĩnh Long đã có 20 tổ chức hành nghề luật sư (19 Văn phòng luật sư, 01 Công ty luật) và 02 Chi nhánh văn phòng. Các tổ chức hành nghề luật sư chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị hoặc gần các cơ quan hành chính nhà nước.
Về cơ sở vật chất của các tổ chức hành nghề luật sư như: Trụ sở làm việc chủ yếu được đặt ở nhà riêng của luật sư hoặc thuê nhà riêng của dân để đặt văn phòng. Hầu hết các văn phòng được thiết kế theo mô hình văn phòng do một luật sư thành lập làm Trưởng Văn phòng, không có bộ máy để tổ chức, hoạt động, một số tổ chức hành nghề luật sư có tổ chức bộ máy của văn phòng.
Trong những năm gần đây, về tổ chức và hoạt động của luật sư đã có những tiến bộ nhất định, số lượng khách hàng đến liên hệ tăng lên khá nhiều. Không những tăng lên về số lượng, đối tượng khách hàng của các tổ chức hành nghề luật sư cũng ngày càng phong phú, không chỉ là cá nhân mà còn có các cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài, điều đó chứng tỏ khách hàng ngày càng tin tưởng vào uy tín, khả năng của các tổ chức hành nghề luật sư.
Tuy nhiên, theo các tổ chức, doanh nghiệp thì chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư vẫn là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa trong thời gian tới thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đặc biệt là yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Đánh giá về luật sư:
- Đoàn luật sư tỉnh Vĩnh Long thành lập năm 1992 (theo Quyết định số 320/QĐ-UBND ngày 17/9/1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long). Tính đến thời điểm hiện nay Đoàn luật sư có 47 người, với 35 luật sư,12 người tập sự hành nghề luật sư hoạt động trong 20 tổ chức hành nghề luật sư và 02 chi nhánh. Trước khi Pháp lệnh luật sư năm 2001 có hiệu lực, số lượng luật sư chỉ có 07 người (từ 1992 -2000). Đội ngũ Luật sư ở tỉnh đã và đang phát triển nhanh về số lượng, tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề cũng từng bước được nâng cao.
- Tuy nhiên, so với tiêu chí của luật sư hội nhập kinh tế quốc tế, đội ngũ luật luật sư của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề ra, một số luật sư có thể sử dụng Tiếng Anh trong hoạt động chuyên môn, tham gia thương lượng, đàm phán, nhưng chưa có khả năng tranh tụng trực tiếp bằng tiếng Anh, đội ngũ luật sư hành nghề chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài còn đang trong giai đoạn hình thành; số luật sư hành nghề chuyên về lĩnh vực thương mại chỉ chiếm 10%, trong đó lĩnh vực hành nghề chủ yếu của các luật sư này là tư vấn các vấn đề về công ty, tài chính. Riêng tiêu chí về trình độ tin học, đa số luật sư có kiến thức cơ bản về tin học, có thể sử dụng các phần mềm quản lý, truy cập, tìm kiếm thông tin trên mạng đạt 80%.
- Thực tiễn cho thấy, phần lớn các vụ tranh chấp thương mại quốc tế, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vẫn phải thuê luật sư nước ngoài làm đại diện, tư vấn và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Nguyên nhân của thực trạng trên là:
+ Chất lượng đào tạo cử nhân luật, đào tạo nghề luật sư chưa đáp ứng tiêu chí của hội nhập kinh tế quốc tế; chất lượng tập sự hành nghề chưa cao, thời gian tập sự hành nghề luật sư cũng chưa được chú trọng, phần lớn người tập sự chỉ được học việc ở các Văn phòng luật sư, cung cấp dịch vụ chủ yếu trong lĩnh vực hình sự, dân sự hoặc kinh tế trong nước, vì vậy chưa được trải nghiệm thực tiễn các kiến thức đã học về thương mại quốc tế.
+ Công tác bồi dưỡng luật sư hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu của luật sư, song vẫn còn có những hạn chế về thời gian bồi dưỡng, đặc biệt là chính sách bồi dưỡng chưa phải là bắt buộc đối với luật sư.
+ Việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp hành nghề luật sư đôi lúc chưa nhận thức được đầy đủ. Nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với luật sư chưa thực hiện tốt trong thực tiễn. Đoàn luật sư còn hạn chế về năng lực và điều kiện thực tế để phát huy đầy đủ vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với luật sư trong phạm vi toàn tỉnh về đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư trong hành nghề.
IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát:
- Xây dựng đội ngũ luật sư giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và tập quán thương mại quốc tế, thông thạo tiếng Anh, thành thạo về kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế, có đủ khả năng tư vấn các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội, trong đó có các cơ quan của Ủy ban nhân dân tỉnh, các tập đoàn kinh tế của Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đến năm 2020 phát triển từ 80 đến 100 luật sư, trong đó số luật sư chuyên về thương mại, thông thạo tiếng Anh chiếm khoảng 20% trên tổng số luật sư của tỉnh. Chất lượng đội ngũ luật sư hành nghề trong các lĩnh vực liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế được nâng lên.
- Phát triển các tổ chức hành nghề luật sư theo hướng hình thành từ 5 đến 7 công ty luật và 30 Văn phòng luật sư, đảm bảo số lượng luật sư để cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế:
- Nâng cao năng lực đào tạo trong nước cho đội ngũ luật sư đang hành nghề tại các tổ chức hành nghề luật sư, doanh nghiệp, người tập sự hành nghề luật sư; khuyến khích luật sư tự tham gia các khoá đào tạo do Bộ Tư pháp và Liên Đoàn Luật sư Việt nam tổ chức để đáp ứng yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế; gửi một số luật sư đi đào tạo tại nước ngoài để hình thành những luật sư nòng cốt phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao trình độ chuyên sâu đào tạo sau đại học cho các luật sư trẻ có điều kiện.
- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hành nghề luật sư; tạo nguồn để phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Xây dựng các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.
- Giao Sở Tư pháp phối hợp với Đoàn luật sư tỉnh xây dựng kế hoạch, quy hoạch, định hướng phát triển các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài.
3. Sử dụng đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tư vấn hoặc tham gia tranh tụng các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế cho tỉnh, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp;
- Tham gia tư vấn, giải quyết tranh chấp quốc tế khi có cơ quan chức năng yêu cầu;
- Tham gia việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thương mại và hội nhập kinh tế, quốc tế;
- Tham gia giảng dạy, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo luật, đặc biệt là trong việc đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế; tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho luật sư và cho doanh nghiệp.
VI. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Giai đoạn 2010 – 2015:
- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hành nghề luật sư liên quan đến thương mại quốc tế.
- Cử luật sư tham dự các khóa đào tạo tiếng Anh pháp lý, tiếng Anh thương mại cho luật sư, đào tạo sau đại học cho luật sư trẻ.
- Sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án từng giai đoạn rút ra bài học kinh nghiệm.
2. Giai đoạn 2015 – 2020 :
- Tiếp tục bồi dưỡng luật sư về kiến thức, kỹ năng hành nghề trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
- Tăng cường vai trò kết nối giữa tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư với các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.
- Tổ chức hội nghị chuyên đề, câu lạc bộ tăng cường giao lưu giữa luật sư và doanh nghiệp.
- Tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án.
VII.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chủ trương liên quan đến phát triển đội ngũ luật sư hội nhập kinh tế quốc tế;
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện và tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra việc triển khai thực hiện Đề án bảo đảm đúng mục tiêu được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi sơ kết, tổng kết Đề án, chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình và đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
2. Sở Tài chính :
- Chủ trì hướng dẫn và bố trí ngân sách thực hiện Đề án;
- Xây dựng chính sách ưu đãi về thuế đối với các tổ chức hành nghề luật sư, tham gia đào tạo luật sư hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đoàn luật sư tỉnh :
- Đoàn luật sư tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Sở Tư pháp trong việc xây dựng các chủ trương và triển khai thực hiện Đề án phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế./.
- 1 Kế hoạch 164/KH-UBND kiểm tra về tổ chức, hoạt động hành nghề luật sư trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016
- 2 Quyết định 1163/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển nghề Luật sư đến 2020 tỉnh Cà Mau
- 3 Quyết định 2174/QĐ-UBND phê duyệt đề án phát triển Tổ chức hành nghề luật sư từ năm 2010 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4 Quyết định 123/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 36/2007/QĐ-UBND bãi bỏ quyết định 250/2003/QĐ-CT về quy định thành lập Ban Hội nhập kinh tế quốc tế do tỉnh Bình Dương ban hành
- 6 Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới do Chính phủ ban hành
- 7 Nghị định 28/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật luật sư
- 8 Nghị quyết số 65/2006/NQ-QH11 về việc thi hành luật luật sư do Quốc hội ban hành
- 9 Luật Luật sư 2006
- 10 Quyết định 34/2006/QĐ-UBND uỷ quyền thường xuyên cho Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư do tỉnh Bình Dương ban hành
- 11 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 2174/QĐ-UBND phê duyệt đề án phát triển Tổ chức hành nghề luật sư từ năm 2010 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2 Quyết định 34/2006/QĐ-UBND uỷ quyền thường xuyên cho Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư do tỉnh Bình Dương ban hành
- 3 Quyết định 36/2007/QĐ-UBND bãi bỏ quyết định 250/2003/QĐ-CT về quy định thành lập Ban Hội nhập kinh tế quốc tế do tỉnh Bình Dương ban hành
- 4 Quyết định 1163/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển nghề Luật sư đến 2020 tỉnh Cà Mau
- 5 Kế hoạch 164/KH-UBND kiểm tra về tổ chức, hoạt động hành nghề luật sư trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016