ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2618/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 28 tháng 09 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI” THỰC HIỆN TẠI TỈNH THÁI BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương;
Căn cứ Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 30/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”, vay vốn Ngân hàng Thế giới;
Căn cứ Quyết định số 1236/QĐ-BTNMT ngày 30/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”, vay vốn Ngân hàng Thế giới,
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ Trình số 541/TTr-STNMT ngày 30/8/2016, của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 526/BC-SKHĐT ngày 14/9/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” thực hiện tại tỉnh Thái Bình với nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên Dự án: Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai tại tỉnh Thái Bình.
2. Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới.
3. Cơ quan chủ quản Dự án tại tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.
4. Chủ Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình.
5. Thời gian thực hiện Dự án: Từ năm 2017 đến năm 2022.
6. Địa điểm thực hiện Dự án:
- Đối với 3 huyện: Đông Hưng, Hưng Hà và huyện Thái Thụy, cơ sở dữ liệu đất đai sẽ được xây mới trực tiếp trên Hệ thống thông tin quốc gia đa mục tiêu (MPLIS).
- Các huyện: Kiến Xương, Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Vũ Thư và thành phố Thái Bình đã được đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở dữ liệu đất đai Việt Nam (VLAP) sẽ được bổ sung thêm dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thống kê, kiểm kê; giá đất để tích hợp vào MPLIS.
7. Mục tiêu đầu tư:
7.1. Mục tiêu tổng thể:
- Phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai.
7.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hoàn thiện và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai (dữ liệu địa chính, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, thống kê, kiểm kê) phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, cung cấp dịch vụ công về đất đai và chia sẻ thông tin đất đai với các ngành có liên quan (thuế, công chứng, ngân hàng, ...).
- Hỗ trợ tăng cường công tác quản lý sử dụng đất đai và đảm bảo thực hiện thống nhất Luật Đất đai 2013 ở các cấp, thiết lập hệ thống theo dõi, đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất.
- Hoàn thiện việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai thông qua việc hiện đại hóa Văn phòng Đăng ký đất đai từ việc cải tiến quy trình, tiêu chuẩn dịch vụ tới việc trang bị thiết bị đầu - cuối và đào tạo cán bộ.
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với Dự án; đặc biệt là đối với công tác xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống thông tin đất đai; hệ thống theo dõi, đánh giá và sử dụng đất đai.
8. Nội dung: Dự án gồm 03 hợp phần:
- Hợp phần 1: Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai.
- Hợp phần 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và triển khai MPLIS.
- Hợp phần 3: Quản lý Dự án.
9. Kết quả của Dự án:
- MPLIS được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và vận hành đồng bộ, tập trung trên cả nước, bảo đảm thực hiện cung cấp dịch vụ đất đai cho tất cả các bên liên quan theo nhu cầu, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản hiệu quả, minh bạch. Phần mềm MPLIS được triển khai từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã cùng với việc đào tạo đội ngũ cán bộ vận hành, bảo trì hệ thống.
- Cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại; Văn phòng đăng ký đất đai được kết nối với MPLIS, thực hiện quản lý, cập nhật và cung cấp dịch vụ quản lý đất đai cho tất cả các bên liên quan theo nhu cầu.
- Toàn bộ cơ sở dữ liệu địa chính đã xây dựng từ Dự án VLAP và bằng các nguồn vốn khác được tích hợp và đưa vào vận hành, khai thác. Dự án sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho 03 đơn vị cấp huyện gồm: Đông Hưng, Hưng Hà, Thái Thụy; 05 đơn vị cấp huyện còn lại gồm: Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Tiên Hải, Vũ Thư và thành phố Thái Bình sẽ được bổ sung thêm dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất, thống kê, kiểm kê để tích hợp vào MPLIS.
10. Tổng nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn và cơ chế tài chính:
- Tổng vốn của Dự án 2.940.570 USD, tương đương 64.477.878.390 đồng (chuyển đổi theo tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, do Ngân hàng nhà nước công bố ngày 30/5/2016; 1 USD = 21.927 VNĐ), trong đó:
+ Vốn vay của Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA): 2.370.480 USD, tương đương 51.977.514.960 đồng.
+ Vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh: 570.090 USD, tương đương 12.500.363.430 đồng.
- Cơ chế tài chính:
+ Vốn vay WB: Chính phủ hỗ trợ cấp phát một phần và cho vay lại một phần từ nguồn vốn vay của IDA - Ngân hàng thế giới. Đối với vốn IDA, thời hạn vay 25 năm, trong đó có 5 năm ân hạn, đồng tiền cho vay lại bằng USD, lãi suất 1,25%/năm, phí dịch vụ 0,75%/năm trong thời gian vay vốn, theo cơ chế trả nợ nhanh được WB áp dụng, lịch trả nợ gốc được xem xét, lựa chọn theo quy định. Tỷ lệ cho vay lại áp dụng đối với tỉnh Thái Bình là 20%.
+ Vốn đối ứng: Ngân sách tỉnh.
11. Tổ chức thực hiện:
- Cơ quan chủ quản Dự án tại tỉnh Thái Bình là Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, chủ Dự án tại tỉnh Thái Bình là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình.
- Cơ quan chủ quản Dự án cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều phối thực hiện Dự án trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã chịu trách nhiệm giúp việc thực hiện Dự án thuận lợi tại địa bàn huyện, xã. Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo Dự án cấp tỉnh để chỉ đạo việc triển khai Dự án trên địa bàn tỉnh.
- Thành lập Ban Quản lý Dự án cấp tỉnh thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường giúp chủ đầu tư thực hiện nội dung của Dự án. Tại mỗi huyện tham gia Dự án thành lập Nhóm thực hiện Dự án cấp huyện.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Thủ trưởng các ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Nghị quyết 04/NQ-HĐND năm 2017 về phê duyệt phương án sử dụng và trả nợ vốn vay Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (VILG) tại tỉnh Thái Bình
- 2 Quyết định 2805/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Chỉ đạo của tỉnh Thái Bình để thực hiện Dự án “Tăng cường công tác quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”
- 3 Quyết định 2170/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Dự án "Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” vay vốn Ngân hàng Thế giới tỉnh Sơn La
- 4 Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg thực hiện Nghị quyết 112/2015/NQ-QH13 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 5 Quyết định 1236/QĐ-BTNMT năm 2016 phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai, vay vốn Ngân hàng Thế giới do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Luật đất đai 2013
- 1 Chỉ thị 17/2002/CT-UB về một số biện pháp cấp bách tăng cường quản lý đất đai; ngăn chặn, xử lý việc mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp trái pháp luật do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg thực hiện Nghị quyết 112/2015/NQ-QH13 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 3 Quyết định 2170/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Dự án "Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” vay vốn Ngân hàng Thế giới tỉnh Sơn La
- 4 Quyết định 2805/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Chỉ đạo của tỉnh Thái Bình để thực hiện Dự án “Tăng cường công tác quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”
- 5 Nghị quyết 04/NQ-HĐND năm 2017 về phê duyệt phương án sử dụng và trả nợ vốn vay Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (VILG) tại tỉnh Thái Bình
- 6 Quyết định 417/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện năm 2021 dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai thực hiện tại tỉnh Ninh Bình
- 7 Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2021 về đính chính Quyết định 22/2021/QĐ-UBND “Ban hành Quy định về phân cấp thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu"
- 8 Quyết định 22/2021/QĐ-UBND quy định về phân cấp thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư công trình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu